Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 20/04/2022, 17:00
Bình Dương cần tạo lập hệ sinh thái công nghiệp công nghệ cao
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/04/2022 | Phương Chi - Yến Nhi

TTĐT - ​​Tại Phiên toàn thể của Hội thảo: "Tiếp nối truyền thống, tỉnh Bình Dương chặng đường ¼ thế kỷ: Thành tựu và triển vọng" diễn ra vào sáng 20-4, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học đã trình bày những tham luận mang tính nhận định, đánh giá tổng quan, toàn diện về những bước tiến phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương trong chặng đường 25 năm qua. Đồng thời đưa ra những phân tích cụ thể, đề xuất các giải pháp mang tính định hướng chiến lược để đưa Bình Dương tiếp tục tăng tốc, tạo nên những bứt phá ngoạn mục trong chặng đường tiếp theo…

​​Những chiến lược đột phá

Trong tham luận "Tỉnh Bình Dương: Nhìn từ động lực liên kết phát triển vùng", TS.Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã nêu bật được sự chuyển mình mạnh mẽ của Bình Dương sau 25 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé. Theo đó, Bình Dương đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội rất ấn tượng, hình thành cơ cấu kinh tế của một tỉnh công nghiệp, tất cả địa bàn nông thôn đạt tiêu chí nông thôn mới, GRDP/người thuộc địa phương cao nhất nước, là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, Bình Dương vẫn là "điểm đến" hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. Trong nhiều nhân tố tạo nên sự thành công của Bình Dương trong 25 năm qua, TS.Trần Du Lịch cho rằng có 3 nhân tố chính mang tính quyết định: Cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách thủ tục hành chính một cách thực chất, với khẩu hiệu "trải thảm đỏ thu hút đầu tư"; đột phá trong mô hình phát triển các khu công nghiệp tập trung dựa vào lợi thế vị trí, địa hình và thổ nhưỡng thuận lợi; đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng các khu đô thị mới thông qua sử dụng công cụ của chính quyền địa phương để dẫn dắt đầu tư - đó là mô hình Tổng công ty Becamex.

Đi sâu vào phân tích những thuận lợi và khó khăn của tỉnh, TS.Trần Du Lịch cũng chỉ ra 3 thách thức lớn đặt ra cho tỉnh hiện nay. Cụ thể, cơ chế quản lý nhà nước trên địa bàn còn nhiều bất cập, chưa phát huy sự năng động; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc huy động nguồn lực cho sự phát triển. Đây cũng là tình hình chung của các địa phương có điều kiện phát triển nhanh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quốc hội, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, nhưng trên thực tế vẫn đang là trở lực đối với những địa phương có điều kiện phát triển nhanh, có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.

Hạ tầng giao thông kết nối vùng, nhất là giao thông kết nối với cụm cảng biển số 4 (gồm 5 cảng: TP. Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Bình Dương; Long An) và cửa ngõ hàng không quốc tế, Bình Dương vẫn chưa thể nối kết thuận lợi về giao thông với TP. Hồ Chí Minh để khai thác lợi thế trong giao lưu hàng hóa và phát triển đô thị. Mạng lưới giao thông vùng đến nay phần lớn vẫn nằm trong quy hoạch (đường bộ, đường sắt). Khu vực thương mại-dịch vụ tăng trưởng chậm; các khu đô thị mới không thu hút được dân cư; lao động nhập cư tạo ra áp lực lớn về mặt xã hội. Nếu xét về tỷ trọng giá trị công nghiệp trong cơ cấu GRDP thì Bình Dương là tỉnh công nghiệp, nhưng xét về tổng thể của quá trình công nghiệp hóa phát triển theo hướng hiện đại, thì sự phát triển nhanh của Bình Dương đang mất cân đối giữa 2 khu vực chính: Công nghiệp và dịch vụ. Đây cũng là vấn đề về chất lượng tăng trưởng.

Để tạo nên động lực mới và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, TS.Trần Du Lịch đề xuất Bình Dương cần chuyển sang tư duy phát triển kinh tế vùng với 4 mối liên kết. Trước hết là bố trí lực lượng sản xuất thông qua quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Kế tiếp là phối hợp xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng. Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường lao động chung của vùng và giải pháp cuối cùng là bảo vệ môi trường chung trên phạm vi toàn vùng (nhất là lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn).  

bde7b59cb4387a662329.jpg

PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng trình bày tham luận tại Phiên toàn thể​​

Đánh giá về sự phát triển của Bình Dương trong 25 năm qua, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, ngay sau khi tách tỉnh, có hai thay đổi quan trọng tạo ra bước đột phá đúng nghĩa, nhằm vào hai tuyến "trục" quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam là thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế. Điểm nhấn trước tiên là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) - Khu công nghiệp kiểu mới, sáng kiến phát triển quan trọng có được từ sự hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam-Singapore được vận hành thực tế và sớm được xác nhận là một hình mẫu thành công. Hai là "xin" cơ chế mới cho phát triển, tóm gọn trong công thức: "chỉ xin (Trung ương cho) cơ chế, không xin tiền". Dường như cho đến nay, vẫn chưa có địa phương nào làm quyết liệt và triệt để như Bình Dương hướng tới tự chủ nhiều hơn trong điều hành và quản lý quá trình chuyển đổi, nhằm tăng tính tự chịu trách nhiệm và chủ động đổi mới, sáng tạo.

Đột phá chiến lược lần hai của Bình Dương diễn ra sau đó khoảng 10 năm, trên hai tuyến: Triển khai VSIP II theo logic mở; xây dựng Thành phố mới Bình Dương là tổ hợp Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ hiện đại.

Gần đây, Bình Dương ráo riết chuyển sang đột phá lần 3 với hai nội dung mới và khác. Một là xây dựng đô thị thông minh. Hai là triển khai VSIP II với định hướng tạo lập hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao. Cả hai nội dung này đều mang tính đột phá, được tích cực đẩy mạnh theo phong cách Bình Dương "lặng lẽ làm thật" chứ không quảng cáo ồn ào. Việc xây dựng thành phố thông minh được Bình Dương "tự" triển khai trên thực tế từ mấy năm trước. Tuy thời gian chưa nhiều, song với cách làm triệt để tận dụng "lợi thế đi sau" đã giúp Bình Dương tiến vượt lên và đạt được kết quả vượt trội, xét cả theo tiêu chuẩn đua tranh thế giới ở đẳng cấp cao nhất. Việc nỗ lực phát triển đô thị thông minh sớm sẽ giúp Bình Dương giải quyết hiệu quả hàng loạt vấn đề mang tính thời đại có độ thách thức rất cao: giao thông, y tế, giáo dục, logistics... tất cả đều phải là "thông minh", tức là trên nền tảng công nghệ cao, môi trường sinh thái tốt và kết nối toàn cầu.

Việc khởi công​​ VSIP III cũng là một cách tuyên bố về quyết tâm xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp mới - hệ sinh thái công nghiệp công nghệ cao, khác hẳn về chất so với "hệ sinh thái công nghiệp đời cũ" đã từng được phát triển tại Bình Dương với các thế hệ VSIP I và II, như Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ động thổ.


Bình Dương vừa khởi công xây dựng ​​Khu công nghiệp VSIP III 

Chính quyền kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành

Tham luận "Bình Dương 25 năm chính quyền kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành" đã phân tích, mổ xẻ, những thời cơ thách thức của Bình Dương trong giai đoạn mới. Theo ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC, đằng sau những thành quả phát triển kinh tế nhanh chóng, luôn tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ, những thách thức đó cần phải được nhận ra sớm và đưa ra những giải pháp kịp thời trong ngắn hạn và dài hạn. Bình Dương đã định vị và nhận thức rõ những thách thức lớn mà tỉnh đang phải đối mặt về bẫy thu nhập trung bình. Khoảng cách giữa công nghiệp và thương mại - dịch vụ đang có một sự phát triển thiếu cân bằng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, khi công nghiệp vẫn chiếm 66,8%, thương mại - dịch vụ vẫn chỉ chiếm 22,4%. Để có thể thu hẹp khoảng cách giữa công nghiệp và thương mại - dịch vụ ở Bình Dương đòi hỏi một chiến lược đầu tư bài bản trên quy mô lớn, trong một khoảng thời gian đủ dài.

Hạ tầng giao thông quá tải là một thách thức khác đối với Bình Dương, do quá trình phát triển công nghiệp nóng, mặc dù hạ tầng giao thông đã được đầu tư bài bản và chất lượng qua nhiều năm, nhưng hiện nay giao thông đường bộ kết nối vùng ở Bình Dương đã có dấu hiệu quá tải, đặc biệt là các tuyến đường giao thông kết nối vùng phía Nam, kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế. Sự tắc nghẽn của giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ chân các nhà đầu tư cũ, cũng như thu hút các nhà đầu tư mới, đồng thời gián tiếp triệt tiêu lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý của tỉnh, đây là thách thức cấp bách cần phải được giải quyết trong tương lai gần, cần cải tạo các tuyến đường huyết mạch, cũng như phát triển các loại hình giao thông mới như đường thủy, đường sắt để giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ.

fae6293a509e9ec0c78f.jpg

Ông Phạm Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tổng công ty Becamex IDC trình bày tham luận "Bình Dương 25 năm chính quyền kiến tạo, doanh nghiệp đồng  hành"

Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của mọi chiến lược. Để vượt qua những thách thức đã nêu ở trên, Bình Dương cần có một chiến lược tổng thể để phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số này. Song song với việc xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, tập trung vào những ngành khoa học chủ điểm thì cần phải có những chính sách đãi ngộ nhân tài tương xứng, đưa những người có năng lực, kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực, qua đó trực tiếp thực thi các chiến lược phát triển được đề ra.

Ông Phạm Ngọc Thuận cho rằng, qua 25 năm phát triển, từ những bài học thực tế và những thách thức nêu trên, Bình Dương đã dần hình thành một triết lý phát triển riêng, triết lý đó đã trở thành kim chỉ nam cho những chiến lược tiếp theo của tỉnh và mục tiêu lớn nhất của toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân của tỉnh đó là làm thế nào đưa Bình Dương vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, trở thành một vùng đất có thu nhập cao trong giai đoạn 2021 – 2035. Để một địa phương có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình, không chỉ là bài toán phát triển về kinh tế, đó là một bài kiểm tra về năng lực quản trị của địa phương. Việc giải quyết "bẫy thu nhập trung bình" chỉ có thể thực hiện được khi đáp ứng một số điều kiện nhất định: Xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả; xây dựng một xã hội nhân văn và bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; xây dựng một chính quyền địa phương năng động và kiến tạo.

Từ triết lý phát triển và nền tảng tích lũy, để trở thành một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, có 6 vấn đề đặt ra cho Bình Dương: Phát huy chiến lược phát triển theo hệ sinh thái; xây dựng các công trình tạo lực kiểu mới để tạo sự cộng hưởng bổ sung giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế của tỉnh; động lực phát triển kinh tế mới thay thế việc phát triển dựa trên thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, qua đó giúp Bình Dương trực tiếp giải quyết bài toán năng suất lao động; tránh việc đô thị hóa ồ ạt và quay lại vết xe đổ của các thành phố phát triển trước; phát triển hài hòa, bền vững không phải trả giá cho môi trường và sinh thái; tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sâu rộng hơn để tận dụng được nguồn lực đa phương, tránh sự phụ thuộc vào những thị trường đơn lẻ; mọi tầng lớp xã hội đều được thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển.

Từ những vấn đề đặt ra đó, Bình Dương xây dựng chiến lược 6 trụ cột đã được đưa vào khung định hướng chiến lược quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để giải quyết từng khía cạnh, là kế hoạch và mục tiêu quy hoạch lớn nhất giúp tỉnh bứt phá trong thời kỳ mới: Tránh bẫy phát triển gián đoạn thông qua phát triển có tính kế thừa; tránh bẫy năng suất thông qua phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo; tránh bẫy đô thị hóa thông qua phát triển tích hợp Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương với mô hình 5 lớp là đề án thành phần trong Đề án Thành phố thông minh Bình Dương được thúc đẩy mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 - 2026; tránh bẫy môi trường sinh thái thông qua phát triển bền vững; tránh bẫy phụ thuộc thông qua phát triển mở; tránh bẫy bất bình đẳng thông qua phát triển đồng đều.

Lượt người xem:  Views:   1118
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện