Tin tức sự kiện
Thứ 3, Ngày 21/12/2021, 21:00
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/12/2021 | Mai Xuân

TTĐT - Chiều 21-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) của Việt Nam. Ông Lê Thành Quân – Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Diễn đàn. Diễn đàn được kết nối trực tuyến đến 300 điểm cầu trong và ngoài nước.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Bá Trước – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, KCN trên địa bàn tỉnh.

KCN, KKT đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, đến nay, Việt Nam có 395 KCN (bao gồm 350 KCN nằm ngoài các KKT, 37 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu) được thành lập với tổng diện tích hơn 123.000ha. Trong đó, 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 87.100ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào hoạt động đạt 70,9%. 18 KKT ven biển đã được thành lập với tổng diện tích 857.600ha. Diện tích cho thuê các dự án trong KKT đạt trên 33/99,2  nghìn ha. Các KCN, KKT đã thu hút 10.996 dự án thu hút đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 230,2 tỷ đô la Mỹ, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 69%; 10.211 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 2,54 triệu tỷ đồng, vốn thực hiện đạt khoảng 46,5%. Một số dự án lớn như dự án của Tập đoàn Samsung (khoảng 17 tỷ đô la Mỹ); dự án của LG (1,5 tỷ đô la Mỹ), Formossa (12 tỷ đô la Mỹ), Vingroup, Sungroup, Trường Hải, Hòa Phát…

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KKT đạt 138 tỷ đô la Mỹ (chiếm tỷ trọng 55% kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 137.000 tỷ đồng. Tạo việc làm cho 4 triệu lao động, chiếm 6,8% lực lượng lao động của cả nước, trong đó tính riêng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tỷ lệ 22%.

Ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam phát triển về số lượng và quy mô KCN, KKT đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành. Hình thành hệ thống KCN nòng cốt, các KKT trọng điểm với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Phát triển các loại hình KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN chuyên ngành, KCN công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị. Phát triển các KCN có quy mô vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến (lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thủy, sản), các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày). Tiến tới cân bằng trong phát triển KCN, KKT để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội. Hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Thúc đẩy phát triển KCN, KKT theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN, KKT thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường; sử dụng ít tài nguyên (đất đai, nước...), năng lượng, lao động. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, KKT; khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng, phát triển KCN, KKT.

Cần thêm nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KCN,KKT

Thảo luận tại Diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục thu hút đầu tư mạnh vào các KCN, KKT hậu Covid-19, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp và các giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển. Thực hiện hiệu quả các chính sách tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp như miễn, giảm thuế, phí, các khoản phải nộp, giảm lãi suất cho vay; tiếp tục chính sách giãn, hoãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp; thực hiện chính sách cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp trong những ngành nghề bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 và những nhóm ngành trọng tâm ưu tiên phát triển để tạo đà phục hồi cho kinh tế. Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nguồn vốn ưu đãi khác; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ tái cấu trúc lao động; hỗ trợ thu hút, đào tạo lại lao động cho doanh nghiệp; tái cấu trúc doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp; hỗ trợ quản trị rủi ro...

 

Việt Nam sẽ có nhiều chính sách hấp dẫn đầu tư vào các KCN, KKT mới. Ảnh: Một góc KCN Bàu Bàng tại Bình Dương

Tại Diễn đàn, các đại biểu, doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận, giải đáp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào KCN, KKT; cơ hội và định hướng thu hút đầu tư vào KCN, KKT trong giai đoạn tới.

Theo ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các công ty đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất sang nhiều địa phương của Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư là khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, cam kết của các chủ KCN, KKT trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cơ sở hạ tầng giao thông cũng đóng vai trò quan trọng đối với thu hút đầu tư, các địa phương có hạ tầng giao thông kết nối cảng biển, cảng sông, nhà ga, cảng hàng không sẽ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Kết luận Diễn đàn, ông Lê Thành Quân - Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Diễn đàn đã thành công tốt đẹp. Ghi nhận các đề xuất kiến nghị xây dựng chính sách phát triển các KCN, KKT trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu các chính sách, mô hình KKT mới với chính sách hấp dẫn hơn để tạo bước đột phá trong phát triển các KCN, KKT, hướng tới Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Bình Dương hiện có 31 KCN với tổng diện tích 12.721ha, trong đó có 29 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 11.021ha, tỷ lệ lấp kín đạt trên 70%. Hiện các KCN đã thu hút 2.965 dự án, bao gồm 2.309 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 24,3 tỷ đô la Mỹ và 656 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 76.608 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Bình Dương chọn lựa vào các KCN tập trung.


Lượt người xem:  Views:   1492
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện