Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 24/12/2020, 19:00
Thẩm định việc khai thác xuống sâu khu vực mỏ đá Thường Tân - Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên) và huyện Phú Giáo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/12/2020 | Mai Xuân

TTĐT - Sáng 24-12, tại Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh, ông Ngô Quang sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác xuống sâu khu vực mỏ đá Thường Tân - Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên) và khu vực mỏ đá huyện Phú Giáo đã chủ trì họp nghe đơn vị tư vấn báo cáo kết quả các đề án nghiên cứu việc khai thác xuống sâu của các mỏ đá.

Tham dự có các thành viên Hội đồng và chuyên gia phản biện; đại diện các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

Tại cuộc họp, Trung tâm nghiên cứu Cơ - Điện - Mỏ thuộc Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã báo cáo 02 đề án: Điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác xuống sâu đến cote-150m khu mỏ đá Tân Mỹ - Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác xuống sâu đến cote - 100m khu vực mỏ đá huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo, huyện Bắc Tân Uyên hiện có 02 cụm mỏ khai thác đá xây dựng đang hoạt động với tổng số 18 mỏ, trong đó cụm Tân Mỹ có 04 mỏ và cụm Thường Tân có 14 mỏ. Hai cụm mỏ này đã được cấp phép khai thác 201,969 triệu m3/491,37ha, công suất khai thác là 10,228 triệu m3/năm. 

Tại huyện Phú Giáo, khai thác đá tập trung ở các xã An Bình, Phước Vĩnh và Tam Lập. Có 05 giấy phép khai thác đá với trữ lượng/diện tích  26,282 triệu m3/107,36 ha, công suất cấp phép 2 triệu m3/năm. Tuy nhiên chỉ có 03 giấy phép đang khai thác, còn lại 02 giấy phép chưa triển khai hoạt động khai thác.

 

GS.TS Bùi Xuân Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Cơ - Điện - Mỏ, Chủ nhiệm các Đề án giải trình các vấn đề Hội đồng thẩm định quan tâm

GS.TS Bùi Xuân Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Cơ - Điện - Mỏ, Chủ nhiệm các Đề án cho biết, báo cáo đề án là căn cứ cho việc đưa các mỏ đá xây dựng khu vực Tân Mỹ - Thường Tân (huyện Bắc Tân Uyên) xuống cote -150m và khu vực huyện Phú Giáo xuống cote - 100m vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Các đề án đã thực hiện các nhiệm vụ chính được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt, gồm: Điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản xuống sâu của các mỏ và khu vực mỏ đá Tân Mỹ - Thường Tân; nghiên cứu đánh giá ổn định bờ mỏ và đáy mỏ khi khai thác xuống sâu, ảnh hưởng của nổ mìn, nguy cơ xảy ra động đất kích thích khi tích nước các mỏ và khu vực mỏ đá Tân Mỹ - Thường Tân, đánh giá những yếu tố tác động đến kinh tế - xã hội, môi trường trong và sau khai thác; đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa; đề xuất phương án và mô hình sử dụng mặt bằng sau khi kết thúc khai thác phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của các mỏ và khu vực mỏ đá Tân Mỹ - Thường Tân.

 

Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Quang Hiếu - Phó trưởng Bộ môn Khai thác lộ thiên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện điều tra việc ảnh hưởng của nổ mìn tại các mỏ đá

Việc triển khai các nhiệm vụ trên, có thể kết luận, hầu hết các đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác xuống sâu tới sự ổn định của bờ mỏ và khả năng xảy ra động đất kích thích khi tích nước tại các moong kết thúc khai thác tại các mỏ đá khu vực Tân Mỹ - Thường Tân và các mỏ tại huyện Phú Giáo là có cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo tin cậy.

Qua nghiên cứu 02 đề án do đơn vị tư vấn thực hiện, các chuyên gia phản biện đánh giá, các báo cáo đề án có nội dung phong phú và chi tiết, phương pháp nghiên cứu vừa thực tế vừa hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động tiêu cực xảy ra trong và sau khi kết thúc khai thác; đề xuất được phương án sử dụng mặt bằng sau khi kết thúc khai thác hợp lý.

Kết quả bỏ phiếu, các thành viên Hội đồng đã tán thành việc thông qua 02 đề án trên. Đồng thời đề nghị, đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng, chuyên gia phản biện, cơ quan, đơn vị, địa phương để bổ sung hoàn chỉnh các đề án; đánh giá khách quan việc khai thác xuống sâu của các mỏ đá ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường khu vực, hiện trạng giao thông... Hội đồng thẩm định sẽ xem xét cụ thể trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Lượt người xem:  Views:   2611
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện