Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 29/03/2024, 18:00
Bình Dương: Chủ động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/03/2024 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sáng 29-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết 03 năm thực hiện Kế hoạch 198/KH-BCĐ389 ngày 23/12/2020 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.​

​​Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, tinh vi

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Bình Dương có nhiều kho hàng cho thuê trong và ngoài khu công nghiệp, có trên 50.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng với hàng trăm ngàn hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với đầy đủ các loại hình hoạt động. Cùng với đó, thương mại điện tử (TMĐT) phát triển bùng nổ đã và đang tạo ra thách thức cho các lực lượng chức năng nói chung và lực lượng Quản lý thị trường nói riêng trong công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Đặc biệt, thời gian gần đây, mạng xã hội Tiktok bùng nổ mạnh mẽ. Người dân từ khắp mọi nơi vẫn hằng ngày livestream bán hàng. Chưa kể, đây là mạng xã hội xuyên biên giới, cho nên các hành vi vi phạm đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trên thực tế, vẫn còn tâm lý "ngại" xử lý đối với các vụ vi phạm TMĐT ngay tại lực lượng cơ sở, bởi mất thời gian và dễ bị khiếu kiện vì người bán có thể xóa bỏ, thay đổi nội dung, chứng cứ một cách nhanh chóng.

IMG_tchn0222.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Tỷ trọng TMĐT đạt bình quân khoảng 8% trong tổng số tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023; chiếm khoảng 24.308 tỷ đồng, tương đương 8,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh. Tính đến tháng 12/2023, đã có 532 doanh nghiệp với 2.930 sản phẩm đăng ký tham gia tham gia sàn TMĐT của tỉnh.

Ngoài các doanh nghiệp lớn, có hệ thống website công khai, có đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, có địa điểm kho hàng cụ thể, hàng hóa đạt chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, vẫn còn một số cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên sử dụng các nền tảng công nghệ và các sàn TMĐT để thực hiện hoạt động chào hàng, giới thiệu, mua bán hàng hóa, tiềm ẩn nguy cơ là hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Đáng chú ý, đặc trưng riêng của TMĐT có bên thứ ba là các công ty chuyển phát, khác hẳn với thương mại truyền thống là "tiền trao cháo múc" nên theo quy định, xe chuyển phát đã kẹp chì không được mở niêm phong. Thế nên dù có xác định được phương tiện chở hàng cấm, hàng lậu, hàng giả cũng khó xử lý ngay.

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành như Sở Thông tin và Truyền thông, Công an, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động TMĐT.

Từ ngày 01/11/2020 đến 30/12/2023, Cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị tiến hành kiểm tra, phát hiện xử lý 13 vụ, tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách 371.500.000 đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu: không thông báo website TMĐT bán hàng với cơ quan quản lý Nhà nước; cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website TMĐT; sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website TMĐT bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Ông Trần Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương cho biết: "Các hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường TMĐT có tính ẩn danh rất cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện; dễ tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội, đối phó với cơ quan chức năng, không phân biệt ranh giới, khu vực. Vi phạm trên môi trường mạng xã hội dễ thực hiện và khó phát hiện xử lý hơn (đối tượng không có kho hàng/cửa hàng, hàng hóa phân tán nhiều nơi, chỉ tiếp nhận đặt hàng online). Các gian hàng, các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo lập và đóng lại trong thời gian ngắn. Thông tin sản phẩm đăng tải trên mạng là hàng thật, nhưng khi khách hàng nhận được sản phẩm có thể là hàng giả. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua hàng rẻ trên mạng.  Lợi nhuận từ hàng gian, hàng giả rất lớn. Vì vậy, người làm hàng giả bất chấp đạo đức nghề nghiệp, sản xuất hàng giả để thu lợi bất chính".

Chủ động đấu tranh các hành vi vi phạm trên nền tảng công nghệ số

Tại hội nghị, các sở, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận về tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT. Đồng thời, có các kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phối kết hợp với các cơ quan chức năng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động TMĐT; phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn, tìm ra quy luật hoạt động của các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả trong hoạt động TMĐT…

IMG_ongtvh0234.jpg

IMG_tchn0243.jpg

IMG_dbpb0241.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị​

Theo Đại tá Trần Văn Chính - Phó Giám đốc Công an tỉnh, bên cạnh những kết quả tích cực, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể, tỷ lệ các vụ việc phát hiện và xử lý về hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn thấp. Kết quả phát hiện và xử lý vi phạm chưa tương xứng với diễn biến thực tế tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các vi phạm trong hoạt động kinh doanh có ứng dụng nền tảng số, TMĐT. Tỷ lệ các vụ việc phát hiện và xử lý về hàng giả, hàng nhập lậu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng hình thức TMĐT còn thấp…

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, theo Đại tá Trần Văn Chính, các ngành chức năng cần tiếp tục chủ động nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, buôn bán hàng giả để kịp thời tham mưu lãnh đạo biện pháp xử lý. Thường xuyên thực hiện quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và các ngành như Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường…chủ động  xây dựng kế hoạch, phối hợp đấu tranh hiệu quả với các đối tượng buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại trên các tuyến và địa bàn trọng điểm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác phối hợp, nhất là công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên tuyến Quốc lộ 13, tuyến đường sắt Bắc - Nam phục vụ cho công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...

Cục Hải quan tỉnh dự báo trong thời gian tới, nhu cầu của người dân mua hàng trên không gian mạng gia tăng. Các đối tượng kinh doanh lợi dụng môi trường TMĐT để buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng, hàng hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng... sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Trần Hiệu – Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương nhấn mạnh: "Trong thời gian tới ngành Hải quan cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh. Hiện nay, các phương thức giao dịch chủ yếu là hàng thật, tiền thật; tuy nhiên xu hướng TMĐT thời gian tới đối diện với hàng thật, tiền ảo, tiền số; hàng ảo, tiền thật và cuối cùng là hàng ảo và tiền cũng ảo. Lúc đó khái niệm hàng hóa đi qua biên giới không còn như hiện nay nữa. Vấn đề đặt ra là giải pháp để quản lý cho phù hợp.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án về quản lý hoạt động TMĐT hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó các nhóm các giải pháp. Thứ nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lý. Thứ hai làm sao thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng TMĐT phải nhanh chóng, tiện nghi, đảm bảo quản lý chặt chẽ và đủ cơ sở pháp lý để hướng đến quản lý các loại hàng hóa thay đổi rất nhanh trong thời gian tới như 4 phương thức đã báo cáo. Giải pháp thứ ba là phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên nghành, quản lý đối với hàng hóa TMĐT. Giải pháp thứ tư là xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, TMĐT hoàn toàn thực hiện trên môi trường mạng. Đòi hỏi các cơ quan nhà nước muốn quản lý được phải có một hệ thống đầy đủ các ứng dụng mới nhất như blockchain, IOT, cơ sở dữ liệu, big data, AI,…".

Ông Hiệu cho biết thêm: "Đối với Bình Dương, hiện nay chúng ta đã có kho hàng không kéo dài, có chuyển phát nhanh và sắp tới sẽ phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ ga Quốc tế Sóng Thần đi Trung Quốc. Bình Dương cũng là địa điểm được nhiều công ty logistic lớn xem xét xây dựng những trung tâm tiếp nhận, phân loại và phân phối đi các tỉnh. Trong thời gian tới, vấn đề quản lý hàng hóa TMĐT tại địa bàn Bình Dương sẽ tăng lên cả về khối lượng, lẫn tính chất phức tạp. Nhận diện tình hình như vậy, Hải quan Bình Dương đang từng bước chuẩn bị nguồn lực và  kỹ năng. Trước mắt phối hợp với các cơ quan liên quan chặt chẽ hơn nữa để thực hiện quản lý đối với hàng hóa TMĐT".

 IMG_ongNVD7952.jpg

Ông Nguyễn Văn Dành  - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nêu rõ, theo xu thế phát triển hiện nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại nói chung và buôn lậu, gian lận TMĐT nói riêng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhất là trong hoạt động TMĐT cũng ngày càng tinh vi, khó khăn hơn, nếu không có giải pháp cụ thể sẽ khó quản lý, kiểm soát được. Vì vậy, ông yêu cầu các đơn vị, địa phương kiện toàn lại Ban Chỉ đạo, đảm bảo xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thông tin, phối hợp xử lý kịp thời.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, các ngành cần chủ động tham mưu, kiến nghị giải pháp khắc phục các kẽ hở, tập trung công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đảm bảo chặt chẽ, công khai, đúng quy định pháp luật, không bao che. ​

Lượt người xem:  Views:   431
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền