Tham dự
có lãnh đạo Công an tỉnh, các Phòng chuyên môn và hơn 500 lãnh đạo đại diện
cho các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, lắp đặt, thiết kế, thi công về PCCC.
Hơn 500 doanh nghiệp tham dự hội nghị
Phát
biểu khai mạc hội nghị, Đại tá Nguyễn Thanh Điệp – Phó Giám đốc Công an tỉnh đã
quán triệt mục đích của hội nghị và thông tin về tình hình cháy, nổ trên địa
bàn tỉnh Bình Dương. Theo số liệu thống kê
từ năm 2021 đến nay, Cảnh
sát PCCC tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận
khoảng 459 tin báo về cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ (70 tin báo cứu nạn, cứu hộ (CNCH)
và 389 tin báo về cháy, nổ) từ cơ sở, người dân; trong đó,
có 35 vụ cháy lớn (chiếm 9%),
204 vụ cháy trung bình (chiếm 52,44%), 250 vụ cháy được lực lượng PCCC&CNCH chuyên ngành, cơ sở, lực lượng dân phòng sử dụng các
phương tiện chữa cháy tại chỗ xử lý kịp thời, hiệu quả (chiếm 64,26%).
Nguyên
nhân gây cháy, nổ chủ yếu là do chập điện, sơ suất của người dân...
Đại tá Nguyễn Thanh Điệp - Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị
Đại
tá Nguyễn Thanh Điệp – Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh, Hội nghị nhằm nâng cao năng lực cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ về
PCCC trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận về thiết kế, thi công, lắp đặt
hệ thống PCCC. Góp phần vào công tác hướng dẫn, tư vấn của các đơn vị tư vấn
thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống PCCC cho chủ đầu tư được thực hiện nhanh
chóng, đầy đủ theo quy định; phát huy hiệu quả, tác dụng của phương tiện, hệ thống
PCCC tại chỗ từ khâu thiết kế, thi công, lắp đặt, nghiệm thu PCCC, góp phần
đáng kể trong việc hạn chế thấp nhất cháy, nổ xảy ra gây thiệt hại về người và
tài sản; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về PCCC của lực
lượng Cảnh sát PCCC &CHCN.

Thượng tá Đặng Như Định - Trưởng khoa Nghiệp vụ 1, Trường Đại học PCCC hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thiết kế, thi công, lắp đặt
hệ thống PCCC
Tại hội nghị, Cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh đã
triển khai hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thiết kế, thi công, lắp đặt
hệ thống PCCC, bao gồm: Hệ thống báo cháy tự động; Hệ thống cấp nước chữa cháy
ngoài nhà; Hệ thống chữa cháy trong nhà; Hệ thống chữa cháy tự động (nước, khí,
foam…). Theo đó, lưu ý khi thiết kế, lắp
đặt Hệ thống báo cháy tự động cần xem xét kiến trúc, quy mô, công năng
và các hệ ngoại vi liên động; lựa chọn và bố trí các đầu báo cháy; phần vùng
báo cháy, phân vùng chức năng; bố trí nút ấn báo cháy; bố trí chuông, đèn, còi
báo cháy…

Hội nghị cũng đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến các
quy định về thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.