Thông tin tuyên truyền
Chủ Nhật, Ngày 25/12/2022, 19:00
Bình Dương: Nhập dữ liệu hộ tịch đạt 100% chỉ tiêu
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/12/2022 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sáng 25-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ ngành. Hội nghị được trực tuyến đến các điểm cầu cấp tỉnh, huyện, xã trên toàn quốc.

Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Bình Dương.

Hoàn thành 21/25 dịch vụ công thiết yếu

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chuyển đổi số giúp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý điều hành. Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng và xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

img4020-16719338174261160165793.jpg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác triển khai Đề án 06 là rất nặng nề. Trong đó, vừa phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; phát triển Chính phủ số, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Cùng với kết nối, khai thác, dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Do đó cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia vào quá trình này.

Theo Thủ tướng, năm 2023, dự báo tình hình khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Thủ tướng đặt vấn đề, việc chuyển đổi số quốc gia nói chung, công tác chuyển đổi số của các Bộ, ngành, địa phương nói riêng đóng góp như thế nào trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới. Xa hơn là vai trò của chuyển đổi số trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

IMG_0003.JPG

 Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Theo báo cáo của Bộ Công an, sau gần 01 năm triển khai Đề án 06, đã có 21/25 dịch vụ công thiết yếu hoàn thành. Về phát triển công dân số, đến ngày 22/12/2022, hệ thống đã thu nhận hơn 18,7 triệu hồ sơ đăng ký, phê duyệt trên 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân. Công tác cấp CCCD gắp chíp điện tử tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay đã cấp trên 76,5 triệu thẻ cho công dân. Hiện tại, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 12 đơn vị Bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 31 địa phương. Tiếp nhận tổng 819.323.398 yêu cầu tra cứu, xác thực, đồng bộ thông tin.

Đối với công tác chuyển đối số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, có 9/12 chỉ tiêu hoàn thành trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2022. Ước tính sơ bộ năm 2022, tỷ trọng kinh tế số đạt 14,26% GDP (năm 2021 ước tính 9,6%). Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đến hết năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng gần 6.200 doanh nghiệp so với tháng 12/2021. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các nền tảng số Việt Nam đã có 671.469 doanh nghiệp tiếp cận, tham gia; 73.058 doanh nghiệp đã sử dụng nền tảng số SMEdx. 37/63 địa phương đã ban hành Đề án, Kế hoạch phát triển đô thị thông minh và bước đầu cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp. 48/63 địa phương đã triển khai Trung tâm giám sát, điều hành thông minh cấp tỉnh. Tất cả các tỉnh, thành phố cả nước đã triển khai 68.933 Tổ Công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm, khu phố, ấp với hơn 320.000 thành viên tham gia…

Bình Dương đứng thứ 3 toàn quốc về cấp CCCD

Báo cáo tại hội nghị, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong năm 2022, Bình Dương đã triển khai nhiều Kế hoạch để "đẩy nhanh, tăng tốc" hoàn thành đạt, vượt các nhiệm vụ đề ra như: Triển khai cao điểm 45 ngày đêm thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06; nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đối với hồ sơ lưu từ ngày 01/6/2017 trở về trước); mô hình điểm dịch vụ công trực tuyến tại các điểm cơ sở trên địa bàn tỉnh; "cao điểm 10 ngày đêm" thực hiện xác thực cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể, làm sạch dữ liệu dân cư, thu nhận hơn 1,8 triệu hồ sơ cấp CCCD, cấp phát được hơn 1,53 triệu CCCD, đạt hơn 80% tổng số người dân đủ 14 tuổi trở lên đủ điều kiện cấp CCCD, đứng thứ 3 toàn quốc. Thu nhận hồ sơ định danh điện tử đạt 85,1%, tỷ lệ người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt tỷ lệ cao nhất trong 07 tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh. Triển khai được 23/25 dịch vụ công thiết yếu.

IMG_0007.JPG

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả triển khai Đề án 06 tại hội nghị

Tổ chức triển khai nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 23/11, đến nay, đã nhập gần 940.000 dữ liệu lên cơ sở dữ liệu hộ tịch, đạt 100% chỉ tiêu giao, vượt tiến độ đề ra trước 18 ngày, giảm chi phí thuê máy, tiết kiệm được hơn 45% ngân sách Nhà nước.

Tỉnh cũng triển khai thí điểm các mô hình theo Đề án 06 như: Mô hình dịch vụ công trực tuyến tại các địa điểm công cộng đông dân cư; mô hình khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD gắn chíp; mô hình triển khai tiếp nhận thông báo lưu trú cho các cơ sở cho thuê lưu trú; mô hình cấp chữ ký số và thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục.

23112022_KD_1_4.jpg

Các Tổ công tác nhập liệu của TX. Tân Uyên (gồm Công an, Tư pháp, đoàn viên, hội viên, giáo viên, lực lượng dân quân, dân phòng, bảo vệ dân phố…) thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch​​

Về mô hình thực hiện xác thực cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội, chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội: Đảm bảo trước 31/12/2022 dữ liệu người có công, bảo trợ xã hội được đối sách, xác thực, làm sạch, sẵn sàng cho việc đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp tài khoản an sinh xã hội cho các đối tượng và thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng này từ đầu năm 2023.

Bình Dương đề xuất, kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các Bộ, ngành nhanh chóng trao đổi, phối hợp và có hướng dẫn chung để địa phương có căn cứ pháp lý, chủ động triển khai đạt hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách khi đầu tư thực hiện. Nâng cấp đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tốc độ cao hơn (hiện tại thường xuyên bị chậm, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý hồ sơ gây mất thời gian thực hiện các thao tác trên hệ thống). Hoàn thiện ứng dụng VNEID, khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng của người dân để phù hợp hơn, dễ sử dụng hơn, thân thiện hơn tạo điều kiện để người dân cùng thực hiện chuyển đổi số, góp phần thực hiện tốt Đề án 06. Cần mở chức năng theo dõi việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử của người dân cho Công an tỉnh. Sớm chia sẻ cho Bình Dương bản đồ số của tỉnh để phục vụ cho thực hiện Đề án 06 đạt hiệu quả và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. ​

Lượt người xem:  Views:   605
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền