Thông tin tuyên truyền
Chủ Nhật, Ngày 25/09/2022, 23:00
Khơi dậy tiềm năng và động lực phát triển trong tương lai
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/09/2022 | Đoan Trang

TTĐT - ​Nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022, chiều 25-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương đã diễn ra Phiên đối thoại được chủ trì bởi ông Fred Burke - Cố vấn cấp cao Baker & McKenzie Việt Nam thảo luận xoay quanh động lực phát triển của Việt Nam trong tương lai. 

​Tham dự Phiên đối thoại có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Kinh tế số - Động lực phát triển trong tương lai

Các đại biểu nhận định, kinh tế số đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Việc áp dụng mô hình kinh tế số đem lại kết quả ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội của nhiều đất nước, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn khi áp dụng mô hình kinh tế này. Mô hình kinh tế số sẽ đem lại ý nghĩa thiết thực trong vấn đề nâng cao năng suất lao động đối với các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, giảm chi phí trong giao dịch kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đem lại sự quản lý chặt chẽ, khoa học và đưa Việt Nam tiếp cận với những kinh nghiệm và nền khoa học trên thế giới. Quan trọng hơn cả, việc áp dụng mô hình kinh tế sẽ giúp Việt Nam ngày càng phát triển về mọi mặt, giúp đời sống người dân ấm no và đưa Việt Nam ngang tầm với các nước ở trong khu vực, từng bước gia nhập hàng ngũ các nước phát triển trên thế giới.

Phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn không phải vấn đề đơn giản, cần phải thực hiện từ nhận thức cho tới hành động. Để mô hình kinh tế tuần hoàn thực sự mang lại hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư, nghiên cứu bài bản của mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ; đồng thời phải làm điểm và nhân rộng những mô hình để có thể phát triển kinh tế tuần hoàn một cách nhanh chóng và trở thành động lực phát triển kinh tế trong tương lai.

dongluc.jpg

Toàn cảnh phiên đối thoại

Theo các chuyên gia, để nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo thì phải cải cách và tái cấu trúc dựa trên 03 trụ cột, đó là cải cách thể chế, hoàn thiện hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, những vấn đề cơ bản đặt ra là: Ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế; tái cấu trúc/cải cách cơ cấu hệ thống tài chính, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công; hội nhập quốc tế, chuyển đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) gắn với dịch chuyển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; đổi mới sáng tạo, chiến lược tận dụng Cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Khơi dậy tiềm năng hợp tác thương mại và đầu tư

Một trong các động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam là nguồn vốn FDI vẫn đang tăng mạnh, đây cũng là yếu tố thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế với nền kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam cùng với Ấn Độ và Phillipines là các quốc gia đứng đầu thế giới cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng - tác động từ việc nhiều công ty, tập đoàn quốc tế lớn đa dạng hóa chiến lược sản xuất, chuyển dịch chuỗi cung ứng.

Tính đến nay, Ấn Độ đứng thứ 25/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với hơn 300 dự án, tổng vốn đăng ký gần 1 tỷ đô la Mỹ; tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khai khoáng…

dongluc 4.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tại phiên đối thoại

Các đại biểu cho rằng, những kết quả đạt được thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà Việt Nam-Ấn Độ có được. Hậu Covid-19 là giai đoạn "vàng" để Ấn Độ và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư, kết nối chuỗi cung ứng nguyên liệu, sản xuất ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dược phẩm và y tế. Việt Nam-Ấn Độ có nhiều cơ hội để hợp tác toàn diện cả về thương mại và đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghiệp hỗ trợ, thương mại điện tử, bán lẻ và nông sản.

Ấn Độ đang vươn lên với mức tăng trưởng dự kiến khoảng 9% trong giai đoạn 2021-2022. Dự báo cho năm tới sẽ giao động trong khoảng 8%-8,5% và trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này kéo theo một số cải cách táo bạo đã được thực hiện trong các lĩnh vực như nông nghiệp, sản xuất, giáo dục, lao động để nâng cao trải nghiệm và tiềm năng kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã đặt ra tầm nhìn về việc đạt được vị thế của một quốc gia đang phát triển với nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Sự tương đồng trong chính sách và tinh thần tự cường của hai dân tộc chính là cơ sở vững chắc để Việt Nam-Ấn Độ khơi dậy tiềm năng hợp tác về thương mại và đầu tư.

dongluc1.jpg

Các đại biểu tham dự phiên đối thoại

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn là điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh hiện có 4.069 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 39,6 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, Ấn Độ hiện đứng thứ 23 với 10 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 116 triệu đô la Mỹ.

Đón đầu xu thế, Bình Dương đang phát triển theo định hướng ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0. 

dongluc2.JPG

Các đại biểu trao đổi, thảo luận sau phiên đối thoại

Song song đó, thực hiện đa dạng hóa thu hút đầu tư nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng, chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia mà Bình Dương mong muốn được mở rộng hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, y tế và đặc biệt là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. 

Đánh giá cao tiềm năng thu hút đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài của Bình Dương, các chuyên gia kiến nghị tỉnh cần bám sát và thúc đẩy mạnh mẽ hơn chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số; thu hút đầu tư có chọn lọc và bổ sung, bồi dưỡng, nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bên cạnh đó là xây dựng, nâng cấp hạ tầng chú trọng vào giao thông và băng thông rộng.​

Lượt người xem:  Views:   427
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền