Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 24/06/2021, 22:00
Bình Dương đứng đầu khu vực phía Nam về Chỉ số cải cách hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
24/06/2021 | Đoan Trang

TTĐT - ​Chiều 24-6, tại Hà Nội, ông Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2020 và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2020. 

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên ​Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Đạt nhiều chuyển biến rõ nét

Năm 2020, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, đổi mới và sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ CCHC nhằm kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức và những ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra, góp phần thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, tăng cường giải quyết hồ sơ, xử lý công việc trên môi trường điện tử; đẩy mạnh giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) trực tuyến, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, nhất là những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19. Các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, sáng tạo để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ CCHC được giao, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn tại địa phương, giúp kết quả CCHC trong năm 2020 có nhiều chuyển biến rõ nét.

ChisoCCHC.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Theo kết quả công bố của Bộ Nội vụ, đứng đầu về Chỉ số CCHC của các Bộ, cơ quan ngang Bộ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (95,88%); tiếp theo là Bộ Tài chính (94,84%) và Bộ Tư pháp (94,02%). Giá trị trung bình Chỉ số CCHC của 17 Bộ, cơ quan ngang Bộ đạt được là 87,56%, tăng 1,93% so với năm 2019. Chỉ số CCHC năm 2020 đạt giá trị trung bình cao nhất trong 09 năm triển khai xác định Chỉ số CCHC. Năm 2020, tiếp tục không có Bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 80%. 

Đối với kết quả Chỉ số CCHC của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về Chỉ số CCHC (91,04%), kế tiếp là TP.Hải Phòng (90,51%), tỉnh Thừa Thiên Huế (88,47%). Đánh giá chung, Chỉ số CCHC năm 2020 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả đạt giá trị trung bình là 83,72%, cao hơn 2,57% so với giá trị trung bình năm 2019 và đạt giá trị cao nhất trong 05 năm gần đây.

Bình Dương tăng 13 bậc so với năm 2019 

Theo kết quả đánh giá, Bình Dương xếp hạng thứ 4 trong cả nước, đứng đầu khu vực phía Nam, đạt 86,93%. So với năm 2019, Bình Dương tăng 13 bậc. Trong đó, về điểm thẩm định, Bình Dương đạt 55,48; Chỉ số SIPAS 8,82; khảo sát lãnh đạo, quản lý 20,27; tác động đến phát triển kinh tế-xã hội 2,36.

Xuyên suốt tiến trình CCHC, Bình Dương luôn lấy cải cách TTHC là khâu đột phá, trong đó tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Qua đó, góp phần trực tiếp nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn.

​Từ năm 2017 đến nay, Bình Dương được đánh giá là tỉnh có kết quả Chỉ số SIPAS tăng bền vững qua các năm (năm 2017: 79,58%; năm 2018: 85,03%; năm 2019: 88,05%), cho thấy ý kiến của người dân, tổ chức đã được tỉnh quan tâm lắng nghe và liên tục có những giải pháp quyết liệt để cải thiện. Đến nay, Bình Dương đã đạt được kết quả Chỉ số SIPAS theo mục tiêu của Chính phủ và tỉnh và sẽ không ngừng cải thiện để đạt những mục tiêu cao hơn trong thời gian tới.

tracuuthongtin_Key_03022016164722.jpg.png

Người dân tra cứu thông tin qua Kiosk tại Trung tâm Hành chính công tỉnh

Với phương châm cho giai đoạn tiếp theo "lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là nền tảng, động lực cho sự thay đổi và phát triển", đồng thời, thực hiện đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025, Bình Dương sẽ lựa chọn thực hiện những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn để có những giải pháp, sáng kiến đổi mới thực chất. Trong đó, tập trung đẩy mạnh số hóa quy trình, kết quả giải quyết TTHC nhằm tạo lập cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung cho các cấp chính quyền; ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng thống nhất, đồng bộ và có tính hệ thống liên quan về TTHC của tỉnh, đẩy mạnh thực hiện TTHC trực tuyến; áp dụng nhiều phương pháp đo lường sự hài lòng qua nhiều hình thức khác nhau và tập trung các lĩnh vực có mức độ hài lòng chưa cao… để phù hợp với bối cảnh hiện nay và hướng đến Thành phố thông minh Bình Dương trên cơ sở nền tảng phát triển bền vững dựa trên mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

CCHC 2020.jpg

Người dân thực hiện TTHC thuộc lĩnh vực BHXH tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC​

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những giải pháp mới, đột phá và phù hợp để cải thiện, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công phục vụ người dân, tổ chức; thực hiện Chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030 toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và chiều sâu, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động bộ máy hành chính nhà nước.

Song song đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư bình đẳng, thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về hoạt động kinh doanh; đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian đi lại và chi phí xã hội… 

Đồng thời, triển khai "nhiệm vụ kép", vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh trên cơ sở phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả; vừa phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế  - xã hội năm 2021; tạo tiền đề và sức bật cho giai đoạn phát triển mới của đất nước.​​

Lượt người xem:  Views:   1922
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền