Thông tin tuyên truyền
Thứ 4, Ngày 13/01/2021, 15:00
Đột phá trong xây dựng Chính quyền điện tử
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/01/2021 | Mai Xuân

TTĐT - Hướng tới một chính quyền hoạt động linh hoạt, hiệu quả và có tính chuyên nghiệp cao, tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung nhiều nguồn lực cho việc triển khai xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) và cải cách hành chính. Đây là “chìa khoá” góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và từng bước nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, hướng tới xây dựng đô thị thông minh Bình Dương.

Những kết quả đáng khích lệ

Năm 2016, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kiến trúc CQĐT tỉnh tại Quyết định số 3004/QĐ- UBND ngày 25/10/2018.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phát triển CQĐT, đến nay, Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng CQĐT. Cụ thể, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT tại cơ quan hành chính các cấp được đầu tư khá đầy đủ. Tỉnh đã xây dựng được 2 Trung tâm dữ liệu cho CQĐT và hạ tầng truyền dẫn của mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) phủ đến cấp xã từ năm 2015. 100% cơ quan tỉnh, huyện, xã đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống mạng nội bộ. Các trang thiết bị đảm bảo an toàn thông tin được đầu tư theo hướng chuyên dụng, hiện đại. Hệ thống thư điện tử công vụ hoạt động với hơn 6.900 hộp thư đã cấp; 94% cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư công vụ cho công việc… Phần mềm quản lý văn bản được triển khai, sử dụng rộng rãi trong các cơ quan nhà nước liên thông từ cấp tỉnh tới cấp xã từ năm 2015 và đã kết nối với Trục liên thông văn bản điện tử của Chính phủ.

Phần mềm một cửa điện tử được triển khai từ giai đoạn 2009 đến nay và liên tục được nâng cấp các tính năng để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Hiện tại, phần mềm này đã được triển khai hoàn chỉnh thống nhất ở tất cả 20 sở ngành, 09 UBND cấp huyện và 91 UBND cấp xã; cung cấp các tiện ích thực hiện các nghiệp vụ xử lý hồ sơ, phản hồi trạng thái qua tin nhắn, các ứng dụng OTP (Zalo…), hỗ trợ tra cứu thông tin hồ sơ phục vụ cho người dân và doanh nghiệp… Ngoài ra, các ứng dụng chuyên ngành như tài nguyên môi trường (ViLIS), thuế đã được thực hiện liên thông giúp cán bộ tiến hành thụ lý hồ sơ một cách nhanh nhất.

Hạ tầng thiết bị ở bộ phận một cửa các cấp được đầu tư hoàn chỉnh, hiện đại để phục vụ người dân và doanh nghiệp như: Máy tính, hệ thống bốc số tự động, Kiosk tra cứu, hệ thống camera giám sát, wifi công cộng và trang thiết bị cần thiết khác. Đặc biệt, phần mềm một cửa đã được liên thông tích hợp với Cổng dịch vụ công của tỉnh, Cổng dịch vụ công Quốc gia theo lộ trình chung của Quốc gia, của tỉnh; giúp các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã có thể xử lý các hồ sơ nộp trực tuyến.

 

Người dân tra cứu thông tin tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Dương

Để phục vụ người dân tốt hơn, Cổng dịch vụ công của tỉnh (https://dichvucong.binhduong.gov.vn) được xây dựng từ rất sớm và liên tục được nâng cấp đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Chính phủ. Quan điểm cung cấp kênh thông tin lấy người dân làm trung tâm theo định hướng tối giản hóa, giúp người dân dễ dàng tìm kiếm, dễ sử dụng các chức năng phục vụ quá trình tương tác với cơ quan nhà nước. Theo thống kê, lũy kế đến tháng 7/2020, Cổng dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp 1.088 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số 1.964 thủ tục hành chính.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, Bình Dương trong nhiều năm liên tiếp được Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đánh giá nằm trong Top đầu về ứng dụng CNTT. Đặc biệt, năm 2019, Bình Dương xếp hạng 4 trong 63 tỉnh, thành phố về mức độ ứng dụng CNTT. Trong các tiêu chí xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT,  Cổng thông tin điện tử Bình Dương (http://binhduong.gov.vn) - kênh thông tin chính thức của chính quyền tỉnh Bình Dương trên Internet, luôn được Bộ TTTT đánh giá cao do đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Năm 2016, Cổng Thông tin điện tử Bình Dương xếp hạng 44 thì năm 2017 vươn lên vị trí hạng nhất; năm 2018 xếp hạng 5 và đến năm 2019 giành lại hạng nhất. Người dân và doanh nghiệp luôn tin tưởng và đặt kỳ vọng rất lớn vào Cổng thông tin điện tử Bình Dương trong việc góp phần xây dựng chính quyền công khai, minh bạch tiến tới CQĐT, chính quyền số trong tương lai.

"Phòng họp không giấy"

Tháng 9/2019, Bình Dương triển khai thí điểm hệ thống Phòng họp không giấy VNPT - e-Cabinet đã góp phần giảm bớt thời gian, giảm giấy tờ các phiên họp HĐND, UBND tỉnh và cho thấy sự cải cách, đổi mới phương thức làm việc của chính quyền tỉnh trên cơ sở ứng dụng CNTT.

Ông Lai Xuân Thành - Giám đốc Sở TTTT cho rằng, các tính năng của hệ thống Phòng họp không giấy (e-Cabinet) và ứng dụng "Giao việc tức thời - Nhắc việc thông minh" có rất nhiều tiện ích. Theo đó, trước mỗi phiên họp, toàn bộ tài liệu số của cuộc họp được chuẩn bị và chuyển đến các đại biểu để nghiên cứu trước. Trong mỗi phiên họp, các đại biểu có thể truy cập kho tài liệu số chuẩn bị trước phiên họp kết hợp với các công cụ tiện lợi như ghi chú, đánh dấu trực tiếp trên tài liệu và sử dụng các tiện ích như đăng ký phát biểu, biểu quyết... Sau các phiên họp, các ý kiến, kết quả biểu quyết, chỉ đạo kết luận trong cuộc họp được tổng hợp và thông tin đến các đơn vị và cá nhân liên quan trong thời gian ngắn nhất trên môi trường mạng.

 

Phòng họp không giấy VNPT - e-Cabinet được áp dụng tại các phiên họp UBND tỉnh

Có thể nói, ứng dụng "Giao việc tức thời - Nhắc việc thông minh" như là một "thư ký riêng" cho lãnh đạo các cấp, tạo nên quy trình làm việc bài bản. Ứng dụng này có một số tính năng nổi bật như trao đổi, giao việc tức thời, cung cấp môi trường bảo mật để lãnh đạo trao đổi và giao việc cho cá nhân, đơn vị phụ trách; nhắc nhở công việc; quản lý công việc; trợ lý ảo (hỗ trợ báo cáo công việc hàng ngày, tương tác với người dùng để tìm kiếm thông tin)… Toàn bộ quy trình được thực hiện thông qua hệ thống văn bản điện tử, không sử dụng bất cứ văn bản giấy nào. Trong phiên họp, lãnh đạo và các thành viên trao đổi, tương tác nội dung, thực hiện biểu quyết và kết luận cuộc họp được cập nhật trên hệ thống. Đây là những điểm ưu việt nhằm hướng tới mục tiêu "liêm chính, kiến tạo, hành động" mà Bình Dương quyết tâm xây dựng một bộ máy phi giấy tờ, ít họp hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí.

Ông Võ Văn Lượng - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, sau một thời gian triển khai thí điểm không sử dụng tài liệu giấy trong các phiên họp của UBND tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, giúp bảo đảm công việc thông suốt, hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt bảo đảm kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc ở từng khâu, từng cá nhân tham gia xử lý; tạo môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, giảm thời gian, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc. Việc vận hành tích cực, có hiệu quả hệ thống này sẽ giúp cho UBND tỉnh sớm đạt mục tiêu giảm ít nhất 30% thời gian, đồng thời giảm tối đa sử dụng tài liệu giấy trong các phiên họp UBND tỉnh.

Góp phần ngăn ngừa Covid-19

Ngày 12/02/2020, tại Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: "Làm tốt Chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa Covid-19 khi hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp".

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong khi người dân, doanh nghiệp được khuyến nghị đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động, chuyển hầu hết các cuộc họp sang hình thức trực tuyến đã và đang được tỉnh Bình Dương đẩy mạnh thực hiện.

Với tinh thần bảo đảm hoạt động thông suốt, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra, đồng thời hạn chế tập trung đông người, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu tháng 3, UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì các cuộc họp điều hành trực tuyến xử lý công việc liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế-xã hội, phòng, chống dịch bệnh. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Điển hình như Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tổ chức các cuộc họp giao ban trực tuyến với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của Sở, với 39 điểm cầu được kết nối. Để thực hiện kết nối cuộc họp trực tuyến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, Sở TTTT đã ứng dụng giải pháp "Cisco Webex Meetings" cài đặt trên điện thoại di động (Smartphone), máy tính, máy tính bảng để tham gia cuộc họp. Với việc ứng dụng giải pháp này, tại các điểm cầu, công chức, viên chức các phòng có thể tham gia họp giao ban bằng các thiết bị có sẵn mà không yêu cầu tập trung đông người tại phòng họp.

 

Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các cuộc họp của tỉnh được kết nối trực tuyến đến cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh

Ông Lai Xuân Thành - Giám đốc Sở TTTT cho biết, các cuộc họp giao ban trực tuyến là giải pháp rất hiệu quả, không chỉ giảm thiểu tập trung đông người mà lãnh đạo vẫn có thể nắm bắt tình hình, triển khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đồng thời góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19. UBND tỉnh đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc họp trực tuyến và tác nghiệp online trong nội bộ ngành, đơn vị mình nhằm hạn chế việc tập trung đông người, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở cũng đã triển khai nâng cấp năng lực của hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh, đưa vào vận hành nhiều phòng họp trực tuyến phục vụ cho các cuộc họp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với các cơ quan, đơn vị bảo đảm số lượng người tham dự và thực hiện khoảng cách an toàn trong phòng, chống dịch.

"Không cứ mùa dịch, chúng ta cần tiếp tục khuyến khích, tăng cường các cuộc họp trực tuyến, ứng dụng CNTT trong xử lý công việc ngay cả sau khi dịch bệnh được kiểm soát" - ông Lai Xuân Thành nhấn mạnh.

Có thể nói, triển khai CQĐT là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia. Bên cạnh đó, cũng góp phần tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Lượt người xem:  Views:   1683
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền