Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 22/11/2019, 22:00
Bình Dương phát huy thế mạnh “tiềm ẩn” cùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/11/2019 | Mai Xuân

TTĐT - ​Bình Dương đang là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) nhờ cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông kết nối vùng thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, chính quyền tỉnh luôn đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả lợi thế của Bình Dương.

Đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI

Sau khi được tái lập vào năm 1997, lãnh đạo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ luôn nhận thức và hành động theo quan điểm nhất quán là để phát triển cần phải đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó chú trọng khơi dậy các yếu tố then chốt đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển về vị trí địa lý, tài nguyên và nhân lực. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã chủ động đề ra những giải pháp đột phá nhằm thu hút đầu tư, tạo ra nguồn lực để phát triển. Với việc duy trì và thực hiện có hiệu quả chủ trương "trải chiếu hoa mời gọi đầu tư" và "trải thảm đỏ mời gọi nhân tài" đã góp phần khai thông những bế tắc; tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi để đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với tỉnh Bình Dương. Những thành quả bước đầu về thu hút đầu tư, hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung, thu hút nguồn lực lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước xây dựng các thiết chế văn hóa - xã hội… đã hình thành những nền tảng quan trọng, cả về kinh tế lẫn chính trị, làm động lực phát triển sau này của tỉnh Bình Dương. 

Tính đến nay, Bình Dương đã thu hút được 3.732 dự án đầu tư FDI từ 64 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 35 tỷ đô la Mỹ, trở thành địa phương đứng thứ 3 cả nước về thu hút FDI . Trong đó, Nhật Bản được đánh giá là nhà đầu tư nước ngoài "khó tính" lại trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất vào Bình Dương, với 304 dự án và tổng số vốn đăng ký 5 tỷ 650 triệu đô la Mỹ, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bình Dương.  


Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư FDI

Ông Atsushi Kitabayashi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Omron Việt Nam đánh giá: "Bình Dương có môi trường đầu tư rất tốt, chính quyền tỉnh luôn quan tâm đồng hành cùng các doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình phát triển. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản đến tìm kiếm cơ hội và đầu tư tại Bình Dương." 

Chia sẻ về những kết quả đạt được, ông Trần Thanh Liêm - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, với sự chung tay góp sức đầy quyết tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần quan trọng cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt được những bước chuyển cơ bản; bảo đảm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo. Các doanh nghiệp, các nhà dầu tư đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Bình Dương thông qua việc chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại hơn. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đã mang lại nguồn lực vô cùng to lớn, tạo tiền đề cho tỉnh Bình Dương phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; làm nền tảng cho việc triển khai các giải pháp cụ thể về phát triển công nghiệp gắn với xây dựng đô thị thông minh.

Phát huy thế mạnh "tiềm ẩn" đáp ứng xu thế công nghiệp 4.0

Tỉnh Bình Dương luôn đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh nói chung; đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng. Tỉnh sẽ tập trung các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, cấp nước, điện, xử lý môi trường,… tiến hành quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư. Triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Bá Luận - Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Bình Dương cho biết, trước yêu cầu phát triển, tỉnh đã có kế hoạch đầu tư thêm các tuyến đường bộ: Quốc lộ; đường vành đai; cầu vượt; đường, cầu kết nối với các tỉnh như Đồng Nai, Tây Ninh… nhiều dự án đã lên kế hoạch bố trí vốn đầu tư, một số dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Ngành GTVT tiếp tục tham mưu tỉnh đầu tư nâng cấp các công trình giao thông nội tỉnh, giao thông đô thị, đặc biệt là các công trình giao thông đối ngoại quan trọng của tỉnh kết nối với các đầu mối giao thông quốc gia, các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, tỉnh có định hướng lâu dài là phát triển đường thủy và đường sắt. Bình Dương đã mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các cảng trên sông Sài Gòn, Đồng Nai và nâng cấp quy mô các cảng hiện tại. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng thu hút đầu tư vào các tuyến đường kết nối quốc lộ và đường tỉnh tới các cảng.

Hiện nay, Bình Dương đang triển khai các khu công nghiệp mới theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) III có diện tích 1.000ha được nghiên cứu thiết kế theo hướng khu công nghiệp thông minh về cơ sở hạ tầng, nguồn năng lượng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Ông Huỳnh Quang Hải - Thường trực HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc VSIP cho biết, trong giai đoạn mới, các khu công nghiệp (KCN) của VSIP đang được nghiên cứu, thiết kế theo mô hình thông minh hơn về cơ sở hạ tầng, kể cả nguồn năng lượng sẽ ổn định hơn. "Chúng tôi đang kết hợp với đối tác từ Singapore, Nhật Bản áp dụng công nghệ về vận hành, quản trị, cung cấp điện, xử lý nước thải, cung cấp nước sạch cho đến thu gom rác thải. Tất cả quy trình trên được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời kết hợp với các công ty, đối tác về logistics, chuỗi cung ứng để doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi vận chuyển hàng hóa" – ông Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, nắm bắt xu thế phát triển mới, Bình Dương đã bứt phá xây dựng thành phố thông minh hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế, dịch chuyển sang dịch vụ chất lượng cao hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số. Tập trung phát triển nguồn nhân lực tri thức, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và khởi nghiệp, kết nối hạ tầng công nghiệp logictics, ICT, cơ sở dữ liệu đồng bộ, tạo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với nền tảng hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp và viện - trường; đồng thời đầu tư vào lĩnh vực xã hội làm đòn bẩy kinh tế. Song song đó, Bình Dương đang đầu tư xây dựng Khu công nghiệp KHCN nhằm thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực mũi nhọn có giá trị gia tăng cao đến đầu tư.


Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC cho biết, Becamex IDC được UBND tỉnh giao nghiên cứu xây dựng KCN KHCN. Định hướng phát triển mô hình hoạt động của dự án là xây dựng nền tảng sân chơi đổi mới sáng tạo, trong đó KCN này sẽ đóng vai trò xây dựng nền tảng hạt nhân tạo ra sự đổi mới sáng tạo dựa trên tri thức của khu vực và hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. KCN cũng hỗ trợ các công ty nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao trong khu vực; đồng thời thiết lập một hệ thống hỗ trợ để nuôi dưỡng các công ty công nghệ và thu hút các công ty công nghệ nước ngoài.

Định hướng phát triển quy hoạch không gian KCN KHCN gồm có Khu đại học và viện trường (trung tâm đào tạo thu hút nguồn nhân lực kỹ thuật cao, nghiên cứu chuyển giao công nghệ); KCN (thu hút các tập đoàn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành sản xuất mũi nhọn có giá trị gia tăng cao); khu đô thị dịch vụ (tạo môi trường sinh sống lý tưởng cho các chuyên gia, kỹ sư, nhà khoa học…); khu văn hóa và thể thao cộng đồng (tạo lập các thiết chế văn hóa tinh thần, thể chất cho lối sống năng động, hiện đại); khu công viên kinh doanh (cung ứng không gian văn phòng, cơ sở nghiên cứu các phòng thí nghiệm, thiết kế, sản xuất các sản phẩm mẫu... cho các doanh nghiệp công nghệ).

Thực tiễn đã cho thấy, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên bước đột phá trong thu hút đầu tư, hình thành tiền đề quan trọng để đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng khẳng định vị thế và ngày càng kết nối sâu rộng với thế giới. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao đời sống của người dân về mọi mặt; đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội cần có những bước đi "chiến lược" trong giai đoạn hiện nay. "Chiến lược" đột phá đó luôn không xa rời mối quan hệ hỗ tương, hài hòa giữa phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo cho các thế hệ mai sau có một cuộc sống an toàn và hạnh phúc với một môi trường sống thật sự tiện lợi, văn minh và hiện đại. 

Lượt người xem:  Views:   782
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền