Thông tin tuyên truyền
Thứ 7, Ngày 28/03/2015, 12:25
Nông thôn mới Bình Dương trên đường phát triển
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/03/2015
 
TTĐT - Năm 2014, nhờ sự quyết tâm, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền cùng sự đồng thuận của người dân trong toàn tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo cơ sở để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình trong thời gian tới.

  

Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới
  
Trong năm, Ban chỉ đạo (BCĐ) các cấp đã tổ chức sơ kết 03 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, tổ chức kiểm tra và làm việc với 04 huyện thị, đồng thời hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện trong xây dựng NTM, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện chương trình.
  
Công tác tuyên truyền vận động được tích cực hưởng ứng: các báo - đài Bình Dương đã đưa tin chuyên trang, chuyên mục, các phóng sự,... thu hút hàng nghìn lượt cán bộ và nhân dân tham gia. Thực hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới”, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với thực hiện 02 Cuộc vận động lớn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Ngày vì Người nghèo”.
  
Các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tùy theo từng lĩnh vực được phân công đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều hoạt động để tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn xây dựng NTM. BCĐ các cấp đã và đang triển khai công tác tuyên tuyền với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức hội thi tìm hiểu NTM; hội diễn văn nghệ quần chúng thông qua các tiểu phẩm kịch ngắn, bài ca về xây dựng NTM...
  
Trong năm 2014 đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho 529 học viên là thành viên của BCĐ các cấp, Ban Quản lý cấp xã, Ban Phát triển ấp; Tổ chức 19 lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn tại các xã xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
   
Công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được chú trọng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gồm 02 Trung tâm giới thiệu việc làm, 03 trường Trung cấp nghề và 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp có đăng ký dạy nghề. Trong năm 2014, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã mở được 94 lớp với 2.540 học viên với các nghề chủ yếu như: trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng, chăm sóc sinh vật cảnh; trồng nấm; nấu ăn, may gia dụng, thiết kế tạo mẫu tóc...
  
  
  
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng
  
Tiếp tục công tác xã hội hóa xây dựng NTM, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới như chỉnh trang nhà ở, sân vườn, trồng cây xanh, giữ gìn môi trường giữ gìn truyền thống, bản sắc của địa phương. Kết quả nguồn vốn thực hiện trong năm 2014 là 1.956,404 tỷ đồng.
  
Kết quả khả quan
  
Đến nay, số xã đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM trên toàn tỉnh là 49/49 xã, đạt tỷ lệ 100%. Số xã đã phê duyệt đề án xây dựng NTM là 49/49 xã, đạt tỷ lệ 100%.
   
Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, trong đó kinh tế trang trại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 1.068 trang trại với tổng diện tích là 10.698,66 ha (518 trang trại chăn nuôi, 542 trang trại trồng trọt, 08 trang trại tổng hợp); có 24HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng nguồn vốn 4,5 tỷ đồng; có 254 tổ hợp tác; có 46 loại ngành nghề nông thôn; 32 làng nghề; 09 nghề truyền thống; 55 làng nghề truyền thống, với 10 nghề mới phát triển.
  
  
    
Mô hình kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao (Trong ảnh: Trang trại chăn nuôi bò sữa của chị Phạm Thị Nở ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng. Long Tân là một trong 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2014).
  
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, cụ thể: Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 85,5%; tỷ lệ dân nông thôn sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,91%; 100% số ấp ở các xã nông thôn đều sử dụng được điện thoại di động, điện thoại cố định không dây và truy cập Internet bằng nhiều hình thức. Tổng số chợ trên địa bàn nông thôn là 34 chợ, trong đó có 14 chợ xây dựng theo phương thức xã hội hóa (do doanh nghiệp đầu tư), nâng tỷ lệ khu vực nông thôn có chợ trên địa bàn tỉnh đạt 51,7%. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới cho rau màu, cây ăn quả đạt 100%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 31 triệu đồng/ người/ năm.
  
Giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường ở nông thôn phát triển.Đến nay toàn tỉnh có 54,83% trường đạt chuẩn Quốc gia. Các huyện, thị đều duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đảm bảo 100% trẻ em đến độ tuổi đi học được đến trường.Cơ sở vật chất ngành Y tế được đầu tư nâng cấp và mở rộng đều ở các tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, trong đó 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ phục vụ; hầu hết khu phố, ấp đều có cán bộ y tế,…Số xã có thiết chế văn hóa, thể thao cấp cơ sở đạt tỷ lệ 20%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến nay đạt 97%.
        
Ngày 25/11/2014, UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận 07 xã đạt chuẩn NTM năm 2014.
  
Bình Dương phấn đấu trong năm 2015 có 19 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn lên 30 xã, đạt 100% so với tổng số xã đạt NTM giai đoạn 2011-2015. Các xã còn lại phấn đấu đạt thêm từ 1-3 tiêu chí/xã/năm.
   
      
  Phương Chi
Lượt người xem:  Views:   2883
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền