Theo đó, đội ngũ tuyên truyền đạt: 100% phóng viên phụ trách mạng giáo dục tại các cơ quan báo chí; 95% cán bộ chuyên trách trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; 95% cán bộ chủ chốt của đài phát thanh, truyền hình các cấp và điểm sinh hoạt cộng đồng; 100% cán bộ của trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục cùng cán bộ của thư viện, bảo tàng, … Đặc biệt, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tham gia tổ chức tuyên truyền để đảm bảo sử dụng nguồn lực của nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.
Đối tượng được tuyên truyền đến năm 2020: 100% học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục; 90% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; 70% lao động nông thôn và lao động tự do.
Phương thức tuyên truyền: biên tập, in ấn, đa dạng hóa nội dung, hình thức tài liệu tuyên truyền phù hợp các đối tượng; kết hợp truyền thông qua các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, mạng viễn thông và internet, khuyến khích các hình thức tuyên truyền sáng tạo tích cực, hiệu quả trong nhà trường và các cơ quan tại địa phương.
Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 và Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/05/2013.
Nội dung tuyên truyền hướng đến quan điểm, mục tiêu, vai trò và lợi ích của xây dựng xã hội học tập, mô hình học tập suốt đời. Đồng thời tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, đơn vị có nhiều thành tích trong công tác xây dựng xã hội học tập.
|
Hiếu Hạnh