Ai có thể mắc bệnh TCM?
Bệnh TCM thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi
Những dấu hiệu của bệnh TCM?
Biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi phỏng (bóng) nước.
Phỏng (bóng) nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má. Ban đầu là những chấm đỏ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sốt, tiến triển thành phỏng (bóng) nước và vỡ ra thành vết loét.
Phỏng (bóng) nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn, tay, chân…
Bệnh TCM lây truyền như thế nào?
Khả năng lây bệnh cao nhất trong một tuần đầy của bệnh
Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người: qua tiêp xúc với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng (bóng) nước bị vỡ; qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm vi – rút; qua đường tiêu hoá do ăn uống phải thực phẩm nhiễm mầm bệnh.
Nên làm gì khi trẻ mắc bệnh TCM?
Cần phát hiện sớm những biểu hiện đầu tiên của bệnh và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Vệ sinh răng miệng và thân thể, không cạy (móc) vỡ các nốt phòng (bóng) nước để tránh làm nhiễm trùng và lây lan bệnh.
Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn thức ăn lỏng và mềm.
Phòng bệnh TCM cho trẻ như thế nào?
Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Không để trẻ mút tay.
Khi trẻ bị bệnh phải cho nghĩ học để cách ly, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Vệ sinh môi trường, khử trùng lớp học và các dụng cụ, đồ chơi của trẻ.
Hoàng Phạm
(Nguồn: Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Bình Dương)