Tin tức sự kiện
 

​TTĐT - Đó là ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại buổi thăm và làm việc với chủ đầu tư Khu công nghiệp Đồng An 2 (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một) vào chiều 14-8.

 
 

TTĐT - ​Chiều 11-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với các sở, ngành nghe báo cáo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư các công trình trọng điểm.

 
 

TTĐT - Theo thông tin từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương, Chương trình Triển lãm giao thương Đông Nam bộ quy mô lớn sẽ diễn ra tại Bình Dương vào ngày 25/8/2023, tạo cơ hội hợp tác phát triển cho các doanh nhân trẻ trong khu vực và cả nước.

 
 

TTĐT - ​Sáng 11-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm ​việc với Đoàn Trung tâm Thương mại Thế giới Thẩm Dương, Trung tâm Thương mại Thế giới Trùng Khánh và đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc do ông Scott Wang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trung ​tâm Thương mại Thế giới (WTCA) làm Trưởng đoàn đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 11-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam do TS. Cao Đức Phát - Phó trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng lý luận Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn.

 
 

TTĐT - ​Sáng 11-8, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh, Sở Văn h​​óa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng bàn các nhóm tuổi Cụm miền Đông Nam bộ mở rộng năm 2023. ​

 
 

TTĐT - ​​Sáng 11-8, tại Trun​g tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.

 
 

TTĐT - ​Chiều 10-8, tại UBND phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, Đại biểu HĐND tỉnh và TP. Thủ Dầu Một đã có buổi tiếp xúc cử tri phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 của HĐND hai cấp.  

 
 

TTĐT - ​Nằm trong chuỗi hoạt động của Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2023, ngày 10-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra các Phiên thảo luận chuyên đề về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cơ hội đầu tư tại Bình Dương và xu thế phát triển của WTCA.

 
 

TTĐT - Tối 10-8, tại TP.Thủ Dầu Một đã diễn ra Chương trình “Gala Dinner” Diễn đàn Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA) châu Á – Thái Bình Dương 2023.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Linh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khácLinh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác

TTĐT - ​Chiều 05-12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề "Phục hồi và phát triển bền vững" tiếp tục tọa đàm 2 chuyên đề về "Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế" và "Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế".

Tại phiên này, các đại biểu đã tập trung đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch Covid-19; làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch Covid-19 với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của Covid -19; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch Covid -19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Phát biểu tại phiên bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, các tổ chức quốc tế, được kết nối với 57 điểm cầu các địa phương và tại Mỹ, Pháp, Thuỵ Sỹ và Thái Lan. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực như: Chính sách tài khoá, tiền tệ, lao động việc làm, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp... Theo Chủ tịch Quốc hội, các ý kiến sẽ được tập hợp đầy đủ để gửi đến cơ quan hữu quan, các vị đại biểu Quốc hội, nhà quản lý hoạch định chính sách nghiên cứu, tham khảo.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn

​Chủ tịch Quốc hội cho biết, tác động của dịch bệnh là bất ngờ, chưa có tiền lệ và chưa biết khi nào chấm dứt khi biến thể mới lại xuất hiện, dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, 2 năm qua, kinh tế nước ta ước thiệt hại trực tiếp khoảng 37 tỷ đô la Mỹ. Vì vậy, trong bối cảnh đặc biệt, cần có các giải pháp đột phá, tập trung tăng tổng cung và cầu, ưu tiên nhiều hơn cho tổng cung, phối hợp linh hoạt chính sách tài khoá và tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, quy mô đủ lớn, diện bao phủ rộng hơn, liều lượng hợp lý, thời điểm phù hợp, lộ trình khoảng 02 năm 2022-2023 với các mục tiêu cụ thể, dễ dàng trong tổ chức thực hiện, bảo đảm tính khả thi, nhanh chóng và kịp thời, vừa đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi kinh tế, giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô cho giai đoạn phát triển mới. Trong đó, bảo đảm tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế, tập trung tăng tổng cung và tổng cầu; giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; linh hoạt và chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; có quy mô đủ lớn, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, đủ liều lượng để giải quyết được vấn đề cấp bách để nền kinh tế có khả năng hấp thụ được ngay; bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế bởi đây là yêu cầu bắt buộc để bảo đảm an toàn của nền kinh tế; đánh giá kỹ tác động của chính sách, độ trễ của chính sách; có thể chấp nhận một số thay đổi ngắn hạn như tăng bội chi, nợ công, giảm thêm một số lệ phí và thuế để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp… Đồng thời, chú trọng mối quan hệ hữu cơ giữa ngân sách nhà nước, ngân hàng và nhu cầu của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp và người dân tạo ra của cải vật chất, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo ra dòng tiền. Do vậy, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp là nuôi dưỡng nguồn thu cho Nhà nước và phát triển hệ thống ngân hàng.

12/5/2021 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếttài khóa, chính sách, tiền tệ, linh hoạt588-linh-hoat-va-chat-che-trong-dieu-hanh-chinh-sach-tai-khoa-chinh-sach-tien-te-va-cac-chinh-sach-vi-mo-khaTrue121000
0.40
121,000
2.00
0
False
0.5
1
Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và tham quan Thư viện Cù Lao RùaNewBí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và tham quan Thư viện Cù Lao Rùa

​TTĐT - Sáng 03-5, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đi thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng tại TP.Tân Uyên.

Lãnh đạo tỉnh đã đến thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đính sinh năm 1941, ngụ tại xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên, có chồng và con trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã ân cần hỏi thăm sức khỏe và tình hình đời sống gia đình của Mẹ. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy chúc Mẹ luôn sống vui, sống khỏe cùng con, cháu, tiếp tục là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo. Bí thư cũng đề nghị TP.Tân Uyên quan tâm, thực hiện tốt hơn nữa các chính sách đối với gia đình cách mạng, chăm sóc tốt các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên địa bàn.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm hỏi sức khoẻ Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Đính

Tiếp đó, lãnh đạo tỉnh đã đến tham quan Thư viện Cù Lao Rùa tại ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên. Nhà báo Mai Sông Bé - nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Nai, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai cho biết, khi nghỉ hưu, ông đã thực hiện công trình thư viện tư nhân mang tên “Thư viện Cù Lao Rùa” dành cho những người yêu sách, báo với khoảng 10.000 đầu sách. Thư viện của ông là thư viện tư nhân thứ hai trong tỉnh Bình Dương, sau thư viện tư nhân mang tên Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ. Thư viện Cù Lao Rùa đã trở thành điểm đến quen thuộc cho nhiều độc giả gần xa. Tính đến tháng 12/2023, Thư viện đã cho hơn 9.400 lượt khách mượn hơn 12.600 đầu sách.

 

Nhà báo Mai Sông Bé - nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Nai, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai giới thiệu các đầu sách và nhân vật nổi tiếng được đúc thành tượng trưng bày ở Thư viện Cù Lao Rùa

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tham quan đường bản đồ

Ông cũng thực hiện ý tưởng đường bản đồ dài khoảng 500m, với 40 bản đồ làm bằng chất liệu gốm sứ, đặt trên khung sắt cách mặt đất khoảng 1m tại ấp Thạnh Hiệp. Tất cả bản đồ này đều được trích ra từ quyển sách “Hoàng Sa-Trường Sa, luận cứ và sự kiện” của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc. Ông chia sẻ, việc làm tuyến đường bản đồ gốm sứ này nhằm giáo dục cho người dân địa phương, thế hệ trẻ hiểu thêm về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng sách cho Thư viện Cù Lao Rùa

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao những đóng góp và cống hiến của Nhà báo Mai Sông Bé trong việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo miễn phí cho cộng đồng, từng bước góp phần xây dựng văn hóa đọc, nhất là đối với thanh thiếu niên, nhi đồng ở địa phương. Đồng thời mong muốn Nhà báo Mai Sông Bé tiếp tục phát triển Thư viện Cù Lao Rùa trở thành địa chỉ quen thuộc phục vụ đam mê đọc sách của cộng đồng, góp phần gây dựng văn hóa đọc, truyền bá tri thức, tình yêu sách, ý nghĩa của việc học tập suốt đời.

 

Thư viện Cù Lao Rùa hiện có hơn 10.000 đầu sách phục vụ độc giả đọc miễn phí

5/3/2024 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtmẹ việt nam, thư viện, cù lao rùa, bí thư tỉnh uỷ344-bi-thu-tinh-uy-tham-tang-qua-me-viet-nam-anh-hung-va-tham-quan-thu-vien-cu-lao-ruTrue121000
6.00
121,000
1.00
0
False
Liên kết, hợp tác để tăng sức cạnh tranh và cùng nhau phát triển bền vữngLiên kết, hợp tác để tăng sức cạnh tranh và cùng nhau phát triển bền vững

TTĐT - ​Chiều 26-9, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 đã diễn ra các Phiên toàn thể thảo luận về giải pháp đảm bảo tăng trưởng bền vững hướng tới vai trò toàn cầu của Việt Nam và Ấn Độ.

​Tăng trưởng dựa trên phát triển bền vững

Phiên toàn thể với chủ đề "Đảm bảo tăng trưởng dựa trên phát triển bền vững" có sự tham gia thảo luận của ông Clade Begle – Chủ tịch SymbioSwiss, Thụy Sỹ; ông Vishnu Narayan – Giám đốc Ceyenar Chemical, Ấn Độ; ông Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch Halcom, Việt Nam và ông Vinod Sekhar – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Petra, Malaysia. Các đại biểu và chuyên gia đã tập trung thảo luận về xu hướng phát triển bền vững mà hiện nay đa số các quốc gia đều hướng đến. 

Theo các đại biểu, phát triển bền vững phải bao gồm 3 yếu tố cơ bản: Tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đó cần có lộ trình cụ thể, mỗi quốc gia có cách lựa chọn và mức độ ưu tiên khác nhau.

 

Các diễn giả thảo luận tại Phiên toàn thể "Đảm bảo tăng trưởng dựa trên phát triển bền vững"

Ông Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch Halcom, Việt Nam cho rằng, tại Việt Nam, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường và xã hội lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trong đảm bảo các vấn đề xã hội, vấn đề khó nhất nhưng nhất định phải thực hiện là không để gia tăng khoảng cách giàu nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau. Về môi trường, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu như nước biển dâng, thiên tai…, Việt Nam là nước rất dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề mang tính toàn cầu này. Mặc dù hiện nay lượng phát thải khí nhà kính của Việt Nam chỉ khoảng 0,8%, khá thấp so với nhiều nước trên thế giới nhưng Việt Nam đang nỗ lực chung tay cùng thế giới chống biến đổi khí hậu, cam kết mạnh mẽ giảm lượng khí phát thải nhà kính xuống còn 0% vào năm 2050. 


Đại biểu đặt câu hỏi trao đổi cùng các diễn giả

Để giải "bài toán" đặt ra cho các nước đang phát triển như Việt Nam và Ấn Độ là một mặt phải phát triển nhanh nhưng mặt khác phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí về môi trường và xã hội, theo các đại biểu, cần sự chung tay của cả thế giới, các nước phát triển phải song hành cùng các nước đang phát triển thực hiện các giải pháp và đảm bảo hài hoà lợi ích đôi bên. 

Cũng theo ông Nguyễn Quang Huân, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư tại Việt Nam được tận dụng lợi ích về thị trường, giá năng lượng, giá nhân công rẻ... thì cần chuyển giao công nghệ, cung cấp chuỗi thiết kế, phân phối sản phẩm để hoạt động sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao, tăng năng suất lao động. Ngược lại, các nước đang phát triển phải chủ động tự liên kết, hợp tác với nhau (như Việt Nam, Ấn Độ…) để gia tăng sức cạnh tranh, cùng nhau phát triển bền vững.

Tăng cường liên kết, hợp tác

Phiên toàn thể cuối cùng của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Ấn Độ Horasis 2022 tập trung thảo luận về vai trò và vị thế của Việt Nam và Ấn Độ trong xu thế phát triển hiện nay của toàn cầu, với sự tham dự của các diễn giả: Ông Kris Gopalakrishman - Chủ tịch Axilor Ventures (Ấn Độ), ông Murat Seitnepesov - Chủ tịch Tập đoàn Integral (Thụy Sỹ), ông Rajive Kaul - Chủ tịch Tập đoàn Nicco Ấn Độ, ông Huỳnh Quang Hải - Phó Chủ tịch VSIP Group.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành tỉnh.


Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự Phiên toàn thể "Hướng tới vai trò toàn cầu"

Thảo luận tại Phiên toàn thể, ông Rajive Kaul - Chủ tịch Tập đoàn Nicco Ấn Độ đánh giá, Việt Nam và Ấn Độ có những điểm tương đồng với nhiều dư địa phát triển, có hệ thống giáo dục tốt, dân số trẻ. Cả hai nước đều đang đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế, đổi mới, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, đã và đang đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong thời gian vừa qua, đều đang có nhu cầu mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài để duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế. Đây là cơ hội để hai nước đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hợp tác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cải cách, đổi mới, cùng nhau phát triển.

Theo các diễn giả, bằng sự liên kết và hợp tác, hai quốc gia có thể tăng cường vai trò của mình trên trường quốc tế. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, trong xu hướng hiện nay hai bên cần tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng nền tảng số để kết nối, minh bạch thông tin, phát triển chuỗi cung ứng, logistics và giao thông vận tải để phát triển.

Ông Huỳnh Quang Hải - Phó Chủ tịch điều hành VSIP Group đánh giá cao hoạt động của các doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, tuy nhiên quy mô đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng. Tại Bình Dương, Ấn Độ hiện chỉ có 10 dự án và tổng vốn đầu tư hơn 116 triệu đô la Mỹ với các lĩnh vực chủ yếu là dụng cụ y tế, công nghiệp chế biến, chế tạo, thanh trùng nông sản thực phẩm… Theo ông, Ấn Độ và Việt Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác thông qua sự kết nối của các hiệp hội, doanh nghiệp nổi bật. Tại Bình Dương, các doanh nghiệp có thể kết nối đầu tư thông qua những thương hiệu như Becamex, VSIP…

Khép lại phiên làm việc, các đại biểu và diễn giả tin tưởng, với sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, với nhu cầu hợp tác để cùng phát triển của hai quốc gia trong bối cảnh của tiến trình hội nhập đầy năng động, cũng như với tiềm năng phát triển của hai nước, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sẽ có nhiều động lực mới để phát triển vững chắc hơn nữa trong tương lai. Qua đó góp phần tăng cường vai trò, vị thế của hai nước trên trường quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu. 

9/26/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtliên kết, hợp tác, tăng sức cạnh tranh, cùng nhau, phát triển, bền vững306-lien-ket-hop-tac-de-tang-suc-canh-tranh-va-cung-nhau-phat-trien-ben-vunTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bộ Quốc phòng tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương và dân quân tự vệBộ Quốc phòng tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương và dân quân tự vệ

TTĐT - ​Chiều 30-6, tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Bình Dương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết và tham quan mô hình điểm về công tác quốc phòng địa phương (QPĐP), dân quân tự vệ (DQTV). 

​Tham dự hội nghị có Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Văn Gấu - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Trường Thắng - Tư lệnh Quân khu 7; Trung tướng Trần Hoài Trung - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 cùng lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố. 

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh.

boqp.jpg

boqp 1.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật DQTV, nhất là trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát mạnh năm 2020-2021, DQTV đã phát huy tốt vai trò "chống dịch giúp dân". Các đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng 11 loại mô hình, với 292 đơn vị điểm DQTV cơ bản đúng kế hoạch. Đến nay, có trên 41% trụ sở Ban CHQS cấp xã được xây dựng khang trang, có nơi ăn, nghỉ của DQTT…

Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tham luận về những mô hình điểm được Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Riêng tỉnh Bình Dương, có hai mô hình điểm: Đại đội Dân quân thường trực tỉnh và Trung đội Dân quân thường trực hoạt động trong khu công nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đánh giá cao vai trò của DQTV trong chiến tranh, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dự báo thời gian tới có nhiều yếu tố tác động đến công tác quân sự - quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quân sự - quốc phòng; thực hiện tốt quan điểm của Đảng "Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, đảm bảo quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Mỗi bước phát triển kinh tế là một bước tăng cường củng cố quốc phòng". 

Đồng thời, tập trung xây dựng cấp ủy, tổ chức Đảng và hệ thống chính trị của địa phương trong sạch, vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn, xây dựng "thế trận lòng dân" vững mạnh, tăng cường, củng cố tiềm lực chính trị; quán triệt, triển khai thực hiện tốt chủ trương xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động động của Chi bộ Quân sự cấp xã theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới. 

boqp 2.jpg

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị

Ông cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án liên quan đến quốc phòng và phối hợp giải quyết kịp thời, dứt điểm hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện. Các địa phương xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện phương châm "Tỉnh giữ tỉnh, huyện giữ huyện, xã giữ xã"; chỉ đạo cơ quan QSĐP phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị Công an và cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn nắm chắc tình hình, tham mưu, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ.

Dịp này, Bộ Quốc phòng đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình điểm về DQTV góp phần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

boqp 3.jpg

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng mô hình điểm về DQTV góp phần vào sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trước đó, trong ngày 29 và sáng 30/6, Bộ Quốc phòng tổ chức tham quan mô hình điểm về công tác QPĐP, DQTV ở tỉnh Bình Phước và Bình Dương. 

boqp 4.jpg

boqp 5.jpg

boqp 6.jpg

Đoàn tham quan Ban CHQS xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng

Tại Bình Dương, Đoàn đã kiểm tra Trung đội DQTT Khu công nghiệp Mỹ Phước (TX.Bến Cát) với 2 nội dung gồm phối hợp Công an, lực lượng bảo vệ chuyên trách của khu công nghiệp cơ động giải quyết tình huống về an ninh trật tự trong khu công nghiệp và tham quan nơi làm việc của Trung đội; tham quan nơi làm việc của Ban CHQS xã Thanh An (huyện Dầu Tiếng) và kiểm tra nội dung lực lượng Dân quân thường trực cơ động phối hợp các lự​​c lượng phòng cháy, chữa cháy tại Trường THCS Thanh An. Đồng thời, tại Bộ CHQS tỉnh, Đoàn đã kiểm tra Đại đội DQTT của tỉnh thực hiện Bài võ thể dục 35 thế liên quyền, đội hình múa súng, đội hình lá chắn A2 và đội hình võ chiến đấu đối kháng của Câu lạc bộ Võ thuật tỉnh Bình Dương.

6/30/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBộ Quốc phòng, tổng kết, tham quan, mô hình, điểm, công tác, quốc phòng, địa phương, dân quân, tự vệ561-bo-quoc-phong-tong-ket-va-tham-quan-mo-hinh-diem-ve-cong-tac-quoc-phong-dia-phuong-va-dan-quan-tu-vTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
2
Bình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt NamBình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Công viên Nguyễn Du (TP. Thủ Dầu Một), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP. Thủ Dầu Một tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành và TP.Thủ Dầu Một.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với mục tiêu không chỉ tôn vinh những người viết sách, làm sách mà sâu sắc hơn là tôn vinh bạn đọc, phát huy văn hóa đọc.

Bốn thông điệp của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay: Sách hay cần bạn đọc; sách quý tặng bạn; mua sách hay - tặng sách thật; sách hay: Mắt đọc - tai nghe.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 01/5/2024 với các gian hàng trưng bày, triển lãm sách hay, sách đẹp; giới thiệu sách; bán sách giá ưu đãi. Đặc biệt, với nhiều chương trình giảm giá của các gian hàng như: Miễn phí 1.000 quyển sách tự chọn; hơn 5 tấn sách cũ đồng giá 59.000 đồng/kg; sách mới đồng giá chỉ từ 9.000 đồng, 19.000 đồng, 29.000 đồng; sách mới giảm giá từ 20% đến 50%…

 

Đơn vị tổ chức tặng hoa tri ân các đơn vị đồng hành cùng sự kiện

Song song  đó, các chương trình phục vụ cho phát triển văn hóa đọc như: Hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng; tổ chức sinh hoạt cho các bạn thiếu nhi, các câu lạc bộ của những người cùng một sở thích, cùng niềm đam mê sưu tập sách.

Ngoài ra, còn có các hoạt động bên lề như: Vẽ tranh, tô tượng, làm tò he, viết chữ thư pháp, trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ hàng đêm.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cảm ơn sự phối hợp của UBND TP. Thủ Dầu Một, cùng với các đơn vị phát hành sách trong và ngoài tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng và đồng hành cùng địa phương tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024. Ông hy vọng sự kiện năm nay sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự chung tay ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trở nên thường xuyên trong năm để văn hóa đọc lan tỏa, trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam.

 

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc

Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương xin giới thiệu một số hoạt động diễn ra tại Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024:



Các gian hàng trưng bày sách




Các đại biểu tham quan và mua sắm tại các gian hàng sách


Đông đảo người dân đến tham quan và mua sách


 Các em học sinh tham quan và mua sách



Các đoàn viên thanh niên tham quan và mua sách


Người dân đưa trẻ em tham quan và mua các sản phẩm tại triển lãm




Khách tham quan đã chọn lựa cho mình rất nhiều sách ​


Các em nhỏ thích thú với trò tô tượng​


Khách tham quan thích thú với chữ thư pháp do ông đồ viết tặng


Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay có cả những trò chơi dân gian phục vụ người dân 

4/25/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết73-binh-duong-khai-mac-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
5
Tuyển dụng 1.230 viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khácTuyển dụng 1.230 viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác

TTĐT - ​Sở Nội vụ thông báo xét tuyển viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác năm 2022.​

Theo đó, người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức; có đơn đăng ký dự tuyển, lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Nhu cầu tuyển dụng: Sự nghiệp y tế 804 chỉ tiêu; sự nghiệp khác 426 chỉ tiêu.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu); sơ yếu lý lịch (theo mẫu); bản sao giấy khai sinh; bản sao Hộ khẩu thường trú; bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (nộp bản sao có chứng thực và người dự tuyển phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ); giấy xác nhận quá trình công tác (theo mẫu), áp dụng đối với các vị trí việc làm có yêu cầu kinh nghiệm công tác; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 01 bộ hồ sơ vào 01 vị trí việc làm.

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2; vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Điểm phỏng vấn được tính dựa trên thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn của một thí sinh tối đa là 30 phút; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; có số điểm phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định người trúng tuyển.​

Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

Địa điểm thông báo, phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công, tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Từ ngày 22/07/2022 đến hết ngày 22/08/2022. Buổi sáng: từ 08h30 đến 10h30; buổi chiều: từ 14h00 đến 16h00.

Hội đồng xét tuyển dụng sẽ thông báo cụ thể danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia Vòng 2, thời gian, địa điểm tổ chức phỏng vấn trên website Sở Nội vụ.

Thông báo 

Tuyển viên chức y tế 

Tuyển viên chức sự nghiệp khác 

7/27/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtTuyển dụng, 1.230 viên chức, sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác892-tuyen-dung-1-230-vien-chuc-su-nghiep-y-te-va-su-nghiep-khaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.916667
12
Bình Dương: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt NamBình Dương: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

TTĐT - ​​Nhân dịp hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024, Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Lê Tuấn Anh (ảnh) – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động tổ chức kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 trên địa bàn tỉnh. 

Cổng TTĐT: Xin ông vui lòng cho biết ý nghĩa của việc ra đời Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam?

Ông Lê Tuấn Anh: Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách luôn đóng vai trò quan trọng. Thông qua sách, tri thức, tình cảm của con người được bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Nhằm khuyến khích, phát động phong trào đọc sách trên phạm vi toàn quốc, ngày 04/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

GDSTTTT.jpg

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa văn hóa sâu sắc bởi đây là thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt tác phẩm đầu tiên nổi tiếng mang tên "Đường Kách mệnh" vào năm 1927. Tác phẩm này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX, trở thành ngọn đuốc sáng dẫn đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, mở ra một trang sử mới cho đất nước. Tác phẩm "Đường Kách mệnh" có giá trị lớn không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế nồng nhiệt đón nhận. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân trên thế giới khám phá niềm đam mê đọc sách. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam vào ngày 21/4 cũng chính là hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), đồng thời thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại.

Việc ra đời Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong mỗi gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Bên cạnh đó, tôn vinh người đọc cùng những người tham gia sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là dịp đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam.

Cổng TTĐT: Thưa ông, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức tại Bình Dương mang lại hiệu quả gì trong thời gian qua?

Ông Lê Tuấn Anh: Qua 03 năm triển khai thực hiện, Bình Dương đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam khá thành công, nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng và sự phối hợp đầy trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương cùng các doanh nghiệp liên quan.

ngaysach 15.jpg

Ngày Sách và Văn hóc đọc Việt Nam năm 2023 được tổ chức tại Bình Dương đã thu hút hàng ngàn người đến tham quan, mua sách

Các hoạt động tổ chức hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 4 hàng năm. Năm nay, trọng tâm được tổ chức từ ngày 15/4 đến ngày 01/5/2024 với các thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay – Mua sách thật", "Sách hay: Mắt đọc – Tai nghe". Thông qua các chuỗi hoạt động như: họp mặt, giao lưu tác giả, tọa đàm về sách; tổ chức các gian hàng triển lãm, trưng bày sách hay, sách đẹp, giới thiệu sách, bán sách giá ưu đãi; vẽ tranh theo sách, kể chuyện theo sách, cảm nhận về tác phẩm; thu gom sách, ủng hộ sách, hỗ trợ cho các trường học vùng khó khăn; hướng dẫn kỹ năng chọn, đọc sách phù hợp theo đối tượng bạn đọc; chuyển tải sách đến với người dân vùng nông thôn… cho thấy Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thực sự trở thành nét đẹp văn hóa mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Không chỉ tôn vinh sách, giá trị của tri thức, khẳng định vị thế quan trọng của sách trong xã hội, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam và các hoạt động liên quan đến sách còn thúc đẩy niềm yêu thích đọc sách trong toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ; phát huy sự đóng góp, hỗ trợ sách của các đơn vị; biểu dương và nhân rộng các điển hình có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là hoạt động văn hóa rất thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, của người dân về ý nghĩa của việc đọc sách đối với phát triển tư duy, nhưng trên hết là hoàn thiện nhân cách con người.

Cổng TTĐT: Xin ông cho biết Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh được tổ chức như thế nào?

Cũng như những năm trước đây, năm 2024, với vai trò chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III trên cơ sở góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan ngay từ đầu năm.

Theo đó, bên cạnh công tác tuyên truyền cổ động trực quan, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, tôn vinh giá trị của sách, giới thiệu các cá nhân điển hình tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, lưu giữ và quảng bá những cuốn sách hay nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa của việc đọc sách đối với phát triển văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Ngày Sách Việt Nam (21/4). Đồng thời, tuyên truyền tạo sự kết nối để Hội sách online chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III diễn ra từ ngày 17/4/2024 đến hết ngày 31/5/2024, tại sàn Book365.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông với địa chỉ truy cập https://book365.vn thành công tốt đẹp. Bên cạnh đó, các công ty phát hành sách trên địa bàn tỉnh treo băng rôn hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngoài ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế đã triển khai hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III rất tích cực và phù hợp.

Đặc biệt, tối ngày 25/4/2024, tại Công viên Nguyễn Du (TP.Thủ Dầu Một) sẽ diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa như Triển lãm sách hay, bán sách với giá ưu đãi… phục vụ văn hóa đọc sách của người dân trên địa bàn tỉnh.    

Trân trọng cảm ơn ông! 

                                 

4/25/2024 11:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài phỏng vấnXem chi tiết919-binh-duong-nhieu-hoat-dong-y-nghia-nhan-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-naFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: 1.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được “Tiếp sức đến trường”Bình Dương: 1.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được “Tiếp sức đến trường”

​TTĐT - Chiều 29-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trao học bổng Chương trình "Tiếp sức đến trường" đợt 1 năm học 2022-2023 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Xuân Liết - Vụ trưởng Vụ địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bình Dương nói riêng. Nhiều trẻ em lâm vào cảnh mồ côi, mất người thân, nhiều gia đình khó khăn không đủ điều kiện cho con tiếp tục đến trường. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn hơn 5.800 học sinh các cấp học gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để tiếp tục đi học.

Cùng với các hoạt động thiết thực chăm lo cho trẻ em của cả hệ thống chính trị, Bình Dương đã phát động Chương trình "Tiếp sức đến trường" với quyết tâm "Không để bất kỳ học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn phải nghỉ học". Chương trình đã lan tỏa, thu hút sự quan tâm ủng hộ của 40 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, trường học và nhiều cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền mặt hơn 1,5 tỷ đồng và quà tặng gồm 1.400 bộ sách giáo khoa mới; 3.250 quyển tập trắng… Tiêu biểu như Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Bình Dương tặng 500 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân 498 triệu đồng; Hội Khuyến học tỉnh 200 triệu đồng;…


Ông Nguyễn Xuân Liết - Vụ trưởng Vụ địa phương III, Ban Tổ chức Trung ương trao học bổng cho học sinh


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao học bổng cho học sinh


Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao học bổng cho học sinh


Lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp trao tặng học bổng cho học sinh

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao 1.000 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và 1.000 phần quà gồm bánh, sữa, nước uống; đồng thời, trao 100 bộ đồng phục học sinh; 200 ba lô; 3.250 quyển tập trắng và 1.400 bộ sách giáo khoa cho các đơn vị, trường học để trao tặng cho các học sinh tại các trường trên địa bàn vào đầu năm học mới.



Lãnh đạo tỉnh tri ân các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã ủng hộ Chương trình "Tiếp sức đến trường"

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp đã và đang đồng hành cùng tỉnh Bình Dương trong quyết tâm "Không để học sinh khó khăn nào trên địa bàn tỉnh Bình Dương không được đến trường". Ông nhấn mạnh, sự chia sẻ và giúp đỡ của các đơn vị tài trợ là nguồn khích lệ rất lớn giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường. Đồng thời mong muốn trong thời gian tới tỉnh sẽ luôn nhận được sự đồng hành của quý cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để tiếp thêm động lực cho các em học sinh vượt qua khó khăn, tiếp tục học tập tốt, trở thành người có ích cho xã hội.

Ngay sau buổi trao học bổng của Chương trình "Tiếp sức đến trường", ngành Giáo dục sẽ tiếp tục phân bổ, trao tặng tất cả số tiền mặt và quà tặng ngành đã tiếp nhận đến các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Lễ hội khai trường năm học mới vào ngày 05/9 sắp tới. 

Đợt 2 của Chương trình sẽ được tổ chức vào tháng 01/2023.


Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao học bổng cho học sinh và thăm hỏi các em học sinh


Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng và động viên các em học sinh tiếp tục cố gắng vượt qua khó khăn, chăm ngoan, học giỏi​

8/29/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, 1000 học sinh, có, hoàn cảnh, khó khăn, được tiếp sức đến trường272-binh-duong-1-000-hoc-sinh-co-hoan-canh-kho-khan-duoc-tiep-suc-den-truongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
4
Bình Dương thực hiện tốt công tác dân tộcBình Dương thực hiện tốt công tác dân tộc
 
TTĐT - Nhận thức được tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong những năm qua, Bình Dương luôn quan tâm thực hiện các chính sách chăm lo đời sống người dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được nâng cao đáng kể.
 
 
Tình hình DTTS trên địa bàn tỉnh
  
Đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 20 DTTS với 4.499 hộ, 17.133 người sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Hoa với 11.160 người, dân tộc Khơme 2.885 người, ít nhất là dân tộc Mạ với 01 người. Đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) hầu hết sống đan xen với người Kinh trên khắp địa bàn tỉnh, riêng hai ĐBDTTS sống tương đối tập trung là người Chăm tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng và người Hoa sống tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và huyện Dầu Tiếng.
     
  
Người Chăm tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng (Ảnh: T.Lý)
    
 
Đa số ĐBDTTS sống bằng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, một số hộ là cán bộ, công chức, giáo viên. Thống kê cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 838 hộ DTTS thuộc hộ khá giàu, 950 hộ trung bình, 56 hộ cận nghèo, 71 hộ nghèo và 30 hộ cần trợ cấp thường xuyên. Bình quân mỗi hộ DTTS sử dụng 306,50m2 đất ở và 2,32 ha đất sản xuất.
 
Trình độ văn hóa của ĐBDTTS được nâng cao. Toàn tỉnh có 293 người DTTS có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, 321 người có trình độ cao đẳng và 583 người có trình độ đại học.
     
    
Con em ĐBDTTS trên địa bàn huyện Phú Giáo học nghề tại trường dạy nghề Phú Giáo
    
Bên cạnh đó, ĐBDTTS tích cực tham gia hoạt động Hội, Đoàn thể, phát huy năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cộng đồng.
  
Tích cực chăm lo cho ĐBDTTS
  
Để hỗ trợ ĐBDTTS nắm bắt các quy định của Nhà nước, hằng năm, tỉnh tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thu hút hơn 8.000 người DTTS tham dự. Tổ chức các lớp tập huấn cách trồng, chăm sóc cây cao su, điều, tiêu, mì, chăn nuôi gia súc, gia cầm… nhằm giúp đồng bào tăng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống.
  
Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, tỉnh thực hiện nhiều chính sách cho vay tín chấp như: cho vay vốn sản xuất kinh doanh, vay vốn đầu tư công trình nước sạch nông thôn, vay vốn thay đổi phương tiện giao thông, vay học tập… với bình quân dư nợ hàng năm là 1,71 tỷ đồng.
  
Song song với việc hỗ trợ các điều kiện trực tiếp sản xuất cho đồng bào, tỉnh còn đầu tư các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất như: công trình thủy lợi Phước Hòa, huyện Dầu Tiếng, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện lưới, bưu chính viễn thông đến tận xã ấp, mở các lớp dạy nghề (cạo mủ cao su, nấu ăn, chăm sóc cây kiểng, cắt - uốn tóc…), hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ vật tư kỹ thuật để đồng bào phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững.
       
      
Gia đình ông Thạch Khê (dân tộc Chăm tại ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng) trồng cao su để phát triển kinh tế (Ảnh: C.Sơn)
    
Trong điều kiện kinh tế không ngừng phát triển, thu nhập gia tăng, đời sống được đảm bảo, việc học tập nâng cao dân trí của người DTTS luôn được quan tâm. Chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng cao; số học sinh, sinh viên người DTTS không ngừng tăng lên. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS: áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; các hộ nghèo và cận nghèo được cấp sổ Bảo hiểm Y tế; tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí…
  
Đặc biệt, Bình Dương luôn tạo điều kiện cho ĐBDTTS duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: tổ chức Lễ hội rước cộ Bà của dân tộc Hoa, vui Tết của dân tộc Sán Chỉ, lễ Ramadan của đồng bào người Chăm… Bên cạnh đó, ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh được tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Hoạt động tôn giáo trong ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh diễn ra ổn định, đồng bào tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
   
      
  
Duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp của các dân tộc (Trong ảnh: Lễ hội rước cộ Bà của dân tộc Hoa tại Thành phố Thủ Dầu Một)   
    
Mặc dù không ban hành riêng quy định về tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức là người DTTS, nhưng tỉnh đã áp dụng đúng, đầy đủ những quy định, chính sách của Chính phủ đối với người DTTS. Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực, công tác cán bộ trong các DTTS được nâng cao. Đến năm 2014, trong ĐBDTTS có 114 Đảng viên, 532 đoàn viên, 16 người tham gia HĐND các cấp, 06 người tham gia Uỷ ban MTTQ và 950 người hoạt động trong các Hội, Đoàn thể. Từ năm 2011 đến nay, đã có 86 sinh viên ĐBDTTS tốt nghiệp được tuyển dụng về công tác tại các đơn vị sự nghiệp của tỉnh.
     
 
 
Tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương về tình hình công tác dân tộc ở địa phương vào ngày 31-3, ông Giàng Giàng Seo Phử - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đánh giá cao nỗ lực của tỉnh trong công tác dân tộc thời gian qua.
    
Nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đây là cơ sở để Bình Dương tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách nhằm giúp ĐBDTTS phát triển kinh tế-xã hội toàn diện, bền vững hơn.
    
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020
Nhằm đạt mục tiêu của Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/02/2015, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 526/KH-UBND về “Triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
Theo đó, Bình Dương tiếp tục phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác cán bộ trong các DTTS. Thực hiện giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, sự bình đẳng nam, nữ, quyền của trẻ em và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về tự do tín ngưỡng, quy định về hoạt động tôn giáo.
Khuyến khích sử dụng tiếng nói, chữ viết của từng dân tộc trong cộng đồng, sinh hoạt gia đình; giữ gìn truyền thống tốt đẹp; khuyến khích và tạo điều kiện để ĐBDTTS sinh hoạt văn hóa tập trung tại các địa phương. Thu hút thanh niên DTTS vào lực lượng dân quân; vận động người uy tín trong ĐBDTTS hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến DTTS.
  
Phương Chi
      
4/7/2015 11:43 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết7997-Binh-Duong-thuc-hien-tot-cong-tac-dan-toc
2.5
1
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đại sứ ÚcChủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Đại sứ Úc

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với  Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng đón tiếp Ngài Andrew Goledzinowski đến thăm Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã trân trọng mời Ngài Đại sứ tham dự Lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ được tổ chức vào sáng 26/4 tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh thông tin với Ngài Đại sứ về quá trình tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Quá trình tìm kiếm có cựu binh Úc tham gia khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, xác định vị trí các hố chôn.

DSUc.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc tại Việt Nam

Cảm ơn lời mời của lãnh đạo tỉnh, Ngài Andrew Goledzinowskibày tỏ sự trân trọng và cho biết, nhiều cựu binh Úc đã theo dõi thông tin về cuộc tìm k​iếm hài cốt liệt sĩ ở ấp Chòi Dúng, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên trong những ngày qua và xúc động, mong chờ Lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.

DSUc 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Ngài Andrew Goledzinowski

Tại buổi tiếp, hai bên cũng đã trao đổi về những cơ hội hợp tác trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Ngài Đại sứ sẽ tiếp tục hỗ trợ Bình Dương kết nối, tìm hiểu, thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương của Úc. Đồng thời giới thiệu và kết nối các doanh nghiệp của Úc đầu tư vào Bình Dương những lĩnh vực mà tỉnh đang quan tâm như giáo dục, công nghệ cao, chuyển đổi số, tài chính ngân hàng, phát triển thành phố thông minh, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường…

DSUc 2.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtChủ tịch, UBND tỉnh, Võ Văn Minh, Đại sứ, Úc785-chu-tich-ubnd-tinh-vo-van-minh-tiep-dai-su-uTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.75
2
Khai mạc Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm mỹ thuật của Bình Dương và TP.Hồ Chí MinhKhai mạc Triển lãm trưng bày hơn 70 tác phẩm mỹ thuật của Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh

TTĐT - ​Sáng 09-12, tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm giao lưu mỹ thuật Bình Dương và TP.Hồ ​Chí Minh.

Đến dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguy​ễn Thị Kim Nguyên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. 

trienlambdhcm2.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Triển lãm

Triển lãm trưng bày 72 tác phẩm của 59 tác giả là hội viên, cộng tác viên của Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương và Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh. Các tác phẩm được thể hiện rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại như tranh sơn dầu, sơn mài, tranh kính, lụa, tượng tròn, phù điêu bằng nhiều chất liệu như đồng, đá, gỗ, gốm, tổng hợp. Qua đó, ca ngợi nét đẹp của quê hương, đất nước và con người. 

trienlambdhcm3.jpg

Các đại biểu trao giấy chứng nhận và hoa cho các tác giả có tác phẩm trưng bày tại Triển lãm

Triển lãm do Hội Văn học Nghệ thuật Bình Dương phối hợp cùng Trường Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương và Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh tổ chức nhân kỷ n​iệm 72 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ (10/12/1951-10/12/2023).

Triển lãm sẽ mở cửa phục vụ miễn phí từ ngày 09 đến ngày 17/12/2023.

trienlambdhcm1.jpg

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao việc tổ chức Họp mặt kỷ niệm kết hợp với Triển lãm giao lưu mỹ thuật giữa tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Bà đề nghị Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, nghiên cứu lan tỏa nhiều mô hình phối hợp, liên kết, hợp tác với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh… Từ đó, tạo tiền đề sáng tạo trong nghệ thuật và sân chơi giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho giới nghệ sĩ của tỉnh nhà, cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động liên kết vùng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

trienlambdhcm4.jpg

trienlambdhcm5.jpg

Các đại biểu tham quan Triển lãm

12/9/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtkhai mạc, triển lãm, trưng bày, tác phẩm mỹ thuật, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh95-khai-mac-trien-lam-trung-bay-hon-70-tac-pham-my-thuat-cua-binh-duong-va-tp-ho-chi-minTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương và tỉnh An Huy (Trung Quốc) sẽ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vựcBình Dương và tỉnh An Huy (Trung Quốc) sẽ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực

TTĐT - Chiều 26-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp Đoàn công tác HĐND tỉnh An Huy (Trung Quốc) do ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp Đoàn ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ban của HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.


Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương (bìa trái) tặng hoa chào đón Đoàn công tác HĐND tỉnh An Huy

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương đã thông báo sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. Tổng sản phẩn GRDP của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với cả nước và được ICF vinh danh Top 1 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Năm 2023, Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 6%; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 31,8 tỷ đô la Mỹ; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,1 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.


Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng (thứ 2 từ trái qua) - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương tại buổi làm việc

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Bình Dương, Trung Quốc có khoảng 1.700 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 10,4 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, Bình Dương cũng đã đưa vào hoạt động chuyến tàu liên vận quốc tế đưa hàng hóa đi thẳng từ Bình Dương qua Trung Quốc. Đây là tiềm năng và lợi thế để Bình Dương và các địa phương của Trung Quốc có thêm điều kiện giao thương, hợp tác kinh tế.

Đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh Bình Dương cũng đã thông tin một số kết quả nổi bật trong hoạt động của HĐND nhiệm kỳ 2021 - 2026, cũng như trao đổi thêm về cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính của HĐND hiện nay.


Ông Ngụy Hiểu Minh (giữa) – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy phát biểu tại buổi làm việc

Ông Ngụy Hiểu Minh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh An Huy chúc mừng sự phát triển vượt bậc của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Ông cho biết, mục đích chuyến thăm và làm việc với Bình Dương lần này của Đoàn là thực hiện những thoả thuận mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đạt được trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, nhằm thúc đẩy thực hiện chiến lược xây dựng chính sách Vành đai và con đường” và chiến lược ”Hai hành lang, một vành đai kinh tế” cấp địa phương, tận dụng tối đa ưu thế kinh tế của mình, bổ sung lẫn nhau cho hai bên, đẩy nhanh kết nối cơ sở hạ tầng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, phát triển xanh, thúc đẩy sự trao đổi và giao lưu người dân, mở rộng các điểm mới cho hợp tác song phương.

Thông báo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh An Huy, ông Nguỵ Hiểu Minh cho biết, An Huy nằm ở khu vực chiến lược Vành đai và con đường” – một trong những khu vực kinh tế phát triển nhất, mở cửa và năng động, sáng tạo nhất của Trung Quốc. Đặc biệt, các lĩnh vực khoa học, giáo dục phát triển mạnh mẽ, xếp thứ 7 Trung Quốc về khả năng sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Thông qua buổi làm việc, ông đề xuất một số hoạt động hợp tác giữa hai tỉnh Bình Dương và An Huy như: Xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp; thúc đẩy hợp tác ngành công nghiệp ô tô và đẩy mạnh hợp tác sâu rộng trong mọi lĩnh vực.

Đánh giá cao chuyến thăm lần này của Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng, việc hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh An Huy là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tỉnh Bình Dương có một số điểm tương đồng về phát triển kinh tế giống như tỉnh An Huy, do đó ông tin tưởng việc hợp tác hữu nghị giữa hai bên sẽ mang lại kết quả tích cực.


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh (bìa phải) phát biểu tại buổi làm việc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thống nhất với các nội dung đề xuất hợp tác của tỉnh An Huy, đồng thời cho biết, hiện nay, Bình Dương đang tập trung phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ,... Vì vậy, ông mong muốn tỉnh An Huy sẽ hỗ trợ Bình Dương phát triển các lĩnh vực trên, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành phối hợp với các đơn vị tỉnh An Huy xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác để hai địa phương thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ trong thời gian sớm nhất.



Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo HĐND tỉnh An Huy


Đại biểu chụp hình lưu niệm

4/26/2024 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtAn Huy, Trung Quốc, Bình Dương, hợp tác, toàn diện253-binh-duong-va-tinh-an-huy-trung-quoc-se-hop-tac-toan-dien-tren-cac-linh-vuTrue121000
7.00
121,000
1.00
0
False
0
1
Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcBình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 138 năm Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

le30.4.jpeg

Toàn cảnh buổi họp mặt

Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để có được niềm vui chung, nhất là niềm vui của ngày đại thắng 30/4/1975, đã có biết bao nỗi đau riêng của các gia đình có người thân đã ngã xuống, sẵn sàng hy sinh máu xương và tuổi thanh xuân để tô thắm ngọn cờ vinh quang của Tổ quốc.

Nhìn lại chặng đường 49 năm sau Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và tiếp nối truyền thống vẻ vang sau hơn 27 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương đã và đang vươn mình phát triển hết sức mạnh mẽ, trở thành địa phương phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như trên phạm vi cả nước, tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét của Bình Dương trong quá trình xây dựng và phát triển.

le30.4 1.jpeg

Chương trình văn nghệ tại buổi họp mặt

Đặc biệt, với truyền thống nghĩa tình, nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bình Dương đã tích cực tham gia chương trình hỗ trợ xây dựng 200 căn nhà đại đoàn kết với số tiền 10 tỷ đồng do Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động thông qua các chương trình hướng về Điện Biên. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tri ân các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn. Những việc làm đầy ý nghĩa đó đã tạo được sự lan tỏa tích cực trong xã hội về tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm, sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đối với đồng bào trong cả nước.

le30.4 2.jpeg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn và tin tưởng rằng, truyền thống đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm; tính năng động, sáng tạo; dám nghĩ, biết làm và dám chịu trách nhiệm vốn là ưu điểm lớn của người Bình Dương sẽ tiếp tục được kế thừa, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh nhà trở thành đô thị thông minh, văn minh, giàu đẹp và hiện đại, thực sự là nơi đáng sống.

le30.4 3.jpeg

le30.4 4.jpeg

le30.4 5.jpeg

Lãnh đạo tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

Trong chương trình họp mặt, Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu Đảng cho 05 đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Sông Bé và tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng đối với những cống hiến hết sức bền bỉ và rất quan trọng của các đồng chí cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiến thiết và phát triển của tỉnh Sông Bé trước đây và tỉnh Bình Dương ngày nay. 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Họp mặt, kỷ niệm, 49 năm,Giải phóng, miền Nam, thống nhất, đất nước899-binh-duong-hop-mat-ky-niem-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Công ty TNHH MTV CHINLI khánh thành nhà máy sản xuất đế giày tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2Công ty TNHH MTV CHINLI khánh thành nhà máy sản xuất đế giày tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2

TTĐT - Sáng 07-01, tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (TX.Bến Cát), Công ty TNHH MTV CHINLI Mỹ Phước đã tổ chức Lễ khánh thành  nhà máy sản xuất đế giày.


Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC cùng lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương đến dự.

Nhà máy sản xuất đế giày của Công ty TNHH MTV CHINLI Mỹ Phước có quy mô 5ha ở đường NA3, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2. Hiện nay công ty đang đáp ứng một phần nhu cầu đế giày cho ngành giày, da trong nước và khu vực. Công ty hiện là đối tác của các thương hiệu như:  Asics, Mizuno, Adidas, Skechers, Nike….  ​


Ông Trần Thanh Liêm (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng Công ty TNHH MTV CHINLI Mỹ Phước


Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cùng các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất đế giày của Công ty TNHH MTV CHINLI Mỹ Phước

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tin tưởng và hy vọng rằng với kinh nghiệm và bằng những nỗ lực cụ thể, Công ty TNHH MTV CHINLI Mỹ Phước sẽ đưa nhà máy sớm đi vào hoạt động hiệu quả trong thời gian tới; quan tâm bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, đồng thời chăm lo thật tốt cho đời sống của người lao động. Về phía tỉnh Bình Dương, với quan điểm luôn nỗ lực cải thiện môi trườ​ng đầu tư, hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tỉnh sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương nói chung và Công ty TNHH CHINLI Mỹ Phước nói riêng đạt được những thành quả kinh doanh tốt đẹp trong thời gian tới.​



Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm tham quan nhà máy

1/7/2019 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTin/CMSImageNew/2019-01/09.01.19 chinli.mp3Xem chi tiếtnhà máy đế giày, Công ty CHINLI Mỹ Phước538-cong-ty-tnhh-mtv-chinli-khanh-thanh-nha-may-san-xuat-de-giay-tai-khu-cong-nghiep-my-phuoc-True121000
1.00
121,000
1.00
242,000
False
2.8
5
Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên PhủBí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đi thăm, tặng quà các cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Cùng đi có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Đoàn đã đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1927 ở phường Phú Thọ và ông Bùi Hữu Giao, sinh năm 1934 ở phường Phú Hòa.

 

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Phụng

Tại các nơi đến, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã thăm hỏi sức khỏe và đời sống của gia đình các cựu chiến binh. Đồng thời bày tỏ sự tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng, các dân công hỏa tuyến đã không quản gian khó, hy sinh, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bí thư Tỉnh ủy chúc các cựu chiến binh cùng các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng quê hương Thủ Dầu Một nói riêng, Bình Dương nói chung ngày càng phát triển.

 

Lãnh đạo tỉnh tặng quà gia đình cựu chiến binh Bùi Hữu Giao

Các cựu chiến binh bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn quan tâm, chăm sóc các gia đình cách mạng; đồng thời chúc lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương thật nhiều sức khỏe, tiếp tục nỗ lực, đoàn kết để xây dựng Bình Dương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

4/22/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtcựu chiến binh, Điện Biên Phủ, Bí thư Tỉnh uỷ546-bi-thu-tinh-uy-tham-tang-qua-cuu-chien-binh-truc-tiep-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phTrue121000
3.00
121,000
1.00
0
False
5
1
Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX xem xét nhiều chính sách tác động trực tiếp đến đời sống dân sinhKỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX xem xét nhiều chính sách tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh

​TTĐT - Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX sẽ diễn ra từ ngày 08 đến 10/12/2020. Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm tập trung đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh năm 2020 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021; đồng thời xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác của địa phương.

​Để thông tin cụ thể về nội dung, chương trình kỳ họp, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (Cổng TTĐT) đã phỏng vấn ông Hồ Quang Điệp (ảnh) - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Cổng TTĐT: Xin ông cho biết các nội dung chủ yếu của Kỳ họp thứ 17 - HĐND tỉnh khóa IX?

Ông Hồ Quang Điệp: Kỳ họp thứ 17 là kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh, sẽ diễn ra trong 03 ngày từ ngày 08 - 10/12/2020 tại Trung tâm Hành chính tỉnh.

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh tập trung đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND về phát triển kinh tế - xã hội, thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; xem xét các báo cáo theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn. Đồng thời, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác của địa phương để phục vụ cho việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, thực hiện công tác nhân sự thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh.

Kỳ họp sẽ nghe Đoàn Đại biểu Quốc hội báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông báo tình hình MTTQ Việt Nam các cấp tham gia xây dựng chính quyền năm 2020; đồng thời xem xét 25 báo cáo, 07 báo cáo thẩm tra, 25 tờ trình, 26 dự thảo Nghị quyết (trong đó có 13 dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật, 13 dự thảo Nghị quyết cá biệt) và và 01 nội dung xin ý kiến.

Cổng TTĐT: Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh trên thế giới đã tác động toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Thường trực HĐND có ý kiến gì về kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thưa ông?

Ông Hồ Quang Điệp: Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, năm tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII… Tuy nhiên, tình hình quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, giám sát của HĐND, UBND tỉnh đã tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Kế thừa những thành tựu đạt được trong những năm qua; đồng thời phát huy tinh thần nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, mạnh mẽ đổi mới của các cấp, các ngành và sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020 phát triển tích cực, đạt được kết quả đáng khích lệ (đạt và vượt 17/31 chỉ tiêu kế hoạch đề ra).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,91% (kế hoạch tăng 8,6 - 8,8%) so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng trong bối cảnh chung nền kinh tế thế giới và cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19, mức tăng trưởng này là khả quan. Các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 65,97% - 22,69% - 3,23% - 8,11% (kế hoạch 66,6% - 23,1% - 2,5% - 7,8%). GRDP bình quân đầu người ước đạt 151 triệu đồng/năm (kế hoạch là 154,2 triệu đồng/năm).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản và các ngành dịch vụ đều tăng so với năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 443 triệu đô la Mỹ, tăng 8,5%; tiếp tục đạt thặng dư thương mại gần 6 tỷ đô la Mỹ. Thu hút vốn đầu tư trong nước tăng 22,2% so với cùng kỳ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vượt 29,2% kế hoạch năm.

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn các chính sách thu thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng tình hình thu ngân sách năm 2020 vẫn đạt kết quả tương đối khả quan. Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 59.700 tỷ đồng, đạt 96% dự toán HĐND tỉnh, tăng 1% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 26.063 tỷ đồng, đạt 98% dự toán HĐND tỉnh, tăng 5% so với cùng kỳ.

Song song phát triển kinh tế, tỉnh đã huy động 616 tỷ đồng từ nhiều nguồn thực hiện chu đáo công tác an sinh, phúc lợi xã hội, các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động. Chi gần 80 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ trước đại dịch Covid-19. Giải quyết việc làm ước đến cuối năm đạt 45.300 lao động, vượt kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 80%; tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế ước đạt 82%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều dưới 1%. Chất lượng dạy và học ở các cấp tăng hơn so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,7%; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia ước đạt 77,6% (vượt kế hoạch).

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại. Doanh nghiệp gặp khó khăn về nguyên liệu, lượng đơn hàng giảm 20-30% so với cùng kỳ; một số doanh nghiệp lại thiếu lao động phổ thông và chuyên gia. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác quản lý đô thị còn bất cập, tình trạng ngập nước đô thị, ngập nước ở nông thôn và ùn tắc giao thông chậm được khắc phục hiệu quả…

Trên cơ sở kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2020, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đưa ra giải pháp khắc phục các hạn chế, tồn tại trong năm 2020 và các vấn đề quan trọng của địa phương, nhằm đảm bảo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Cổng TTĐT: Xin ông cho biết, vấn đề nào được HĐND tỉnh đặc biệt lưu ý trong Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021?

Ông Hồ Quang Điệp: Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, HĐND tỉnh đặc biệt lưu ý UBND tập trung chỉ đạo công tác xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện 04 Chương trình đột phá, các kế hoạch của giai đoạn như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, Kế hoạch tài chính giai đoạn 2021 – 2025, quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đảm bảo chất lượng, tiến độ theo quy định, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các địa phương của tỉnh trong thời gian tới.

Chỉ đạo việc tiếp tục theo dõi sâu sát, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, các chính sách hỗ trợ, các gói kích cầu phát triển kinh tế, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất.

Tiếp tục chỉ đạo điều hành, tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, phấn đấu hoàn thành Kế hoạch đầu tư công năm 2021 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh dự báo còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2021, Chính phủ dự kiến giao chỉ tiêu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 của tỉnh giảm mạnh. HĐND tỉnh sẽ đề nghị UBND tỉnh tập trung điều hành thực hiện công tác thu, chi ngân sách hết sức chặt chẽ và linh hoạt, chú trọng khai thác các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, chống thất thu để tăng nguồn ngân sách thực hiện trong năm 2021.

Huy động tốt các nguồn lực để thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo; chú trọng tạo việc làm, phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề dựa trên nguyên tắc phối hợp 03 nhà (nhà nước – nhà trường và doanh nghiệp). Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, không chủ quan, lơ là; chuẩn bị tốt các nguồn lực, phương án, kịch bản ứng phó với các tình huống phòng, chống dịch có thể xảy ra. Quan tâm khắc phục những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực y tế; cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; tháo gỡ khó khăn, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế mà thời gian qua cử tri có nhiều phản ánh.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả quản lý nhà nước; đảm bảo giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông; giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh lưu ý UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt công tác xem xét, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhất là những nội dung bức xúc, kiến nghị nhiều lần nhưng chưa giải quyết, trả lời thấu đáo và chưa được sự đồng thuận của cử tri.

Cổng TTĐT: Tại kỳ họp này, những nội dung quan trọng nào được HĐND thảo luận xem xét để thông qua và ban hành Nghị quyết thực hiện, thưa ông?

Ông Hồ Quang Điệp: Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng của địa phương để phục vụ cho việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Trong đó có các quy định, chính sách như: Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công; mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội; mức hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng; chế độ hỗ trợ đối với những người tham gia trực tiếp công tác giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự... Đặc biệt là các quy định về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh như: Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bình Dương; chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương…

Về phí có các quy định: Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế…

Đây là những nội dung quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống dân sinh, được đông đảo cử tri quan tâm, HĐND tỉnh sẽ tập trung xem xét, thảo luận để thông qua và ban hành Nghị quyết thực hiện, phục vụ cho việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Cổng TTĐT: Xin ông cho biết những nội dung đại biểu HĐND tỉnh sẽ chất vấn tại kỳ họp này?

Ông Hồ Quang Điệp: Thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri, các vấn đề xã hội quan tâm, qua giám sát của các cơ quan HĐND tỉnh và căn cứ vào chương trình kỳ họp, phiếu chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh sẽ đề nghị HĐND tỉnh quyết định 03 nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn.

Nhóm vấn đề thứ nhất là quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh; việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm ở sông, suối; tình trạng ô nhiễm môi trường và nguy cơ cháy của các cơ sở thu mua phế liệu trong đô thị; việc phân loại rác thải sinh hoạt; việc xử lý các dự án sản xuất trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; công tác quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển nhà ở, đảm bảo sự phù hợp quy hoạch của các dự án phát triển nhà ở, giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Người trả lời chất vấn: Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhóm vấn đề thứ hai là công tác cải cách hành chính nhà nước: Cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước; việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Quyết định 711-QĐ/TU ngày 11/5/2018 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh.

Người trả lời chất vấn: Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.     

Nhóm vấn đề thứ ba là các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.           

Người trả lời chất vấn: Lãnh đạo UBND tỉnh.             

Cổng TTĐT: Công tác chuẩn bị kỳ họp đến nay như thế nào thưa ông?

Ông Hồ Quang Điệp: Kỳ họp thường lệ cuối năm 2020 có nhiều nội dung quan trọng nên thời gian qua, các sở, ngành đã khẩn trương tham mưu UBND tỉnh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đảm bảo quy trình, thủ tục để UBND tỉnh chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban HĐND thẩm tra phục vụ kỳ họp; các báo cáo của các cơ quan hữu quan cũng đã gửi đến Thường trực HĐND đảm bảo theo thời gian thống nhất.

Công tác hậu cần chuẩn bị Kỳ họp thứ 17 đảm bảo tiến độ đề ra; kỳ họp tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ kỳ họp. Như vậy nội dung và điều kiện tổ chức kỳ họp đã sẵn sàng cho phiên khai mạc kỳ họp vào lúc 08 giờ ngày 08/12/2020. Mong quý cử tri quan tâm theo dõi và tiếp tục có những đóng góp cho hoạt động của HĐND.

Qua đây, tôi cũng mong cộng đồng doanh nghiệp, quý cử tri tiếp tục cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội ổn định, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

12/7/2020 2:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài phỏng vấnXem chi tiếtkỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa IX, xem xét, chính sách, tác động, đời sống dân sinh438-ky-hop-thu-17-hdnd-tinh-khoa-ix-xem-xet-nhieu-chinh-sach-tac-dong-truc-tiep-den-doi-song-dan-sinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
6
Bình Dương ra mắt Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệpBình Dương ra mắt Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp

TTĐT - Sáng 11-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Lễ công bố thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Trung tâm).

Tham dự có lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.Hồ Chí Minh, Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc và 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hỗ trợ - Phát triển doanh nghiệp; Phòng Xúc tiến đầu tư; Phòng Xây dựng - Đấu thầu; Phòng Hành chính - Nhân sự.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, toàn tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Việc thành lập Trung tâm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại tỉnh Bình Dương... Qua đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh.

 

Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại buổi lễ

Trung tâm không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tăng trưởng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), khuyến khích khởi nghiệp… mà còn tham mưu, hỗ trợ Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương.

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cấp, các ngành tại Bình Dương tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp doanh nghiệp yên tâm phòng, chống dịch bệnh cùng với việc duy trì sản xuất, kinh doanh, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá cao việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Chí Trung - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Gia Định cho rằng, thời gian qua, nhất là đợt dịch bệnh Covid-19, tỉnh Bình Dương đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội; trong đó đã chú trọng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc UBND tỉnh thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu về tư vấn, hỗ trợ, đào tạo giúp doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ một cách nhanh chóng. Đồng thời tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư tại Bình Dương, từ đó góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh.

 

Lãnh đạo Trung tâm và Trung tâm Dịch vụ đối ngoại ký kết hợp tác

 

Lãnh đạo Trung tâm và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp ký kết hợp tác

 

Lãnh đạo Trung tâm và VNPT Bình Dương ký kết hợp tác

 

Lãnh đạo Trung tâm và các doanh nghiệp ký kết hợp tác

Dịp này, để cụ thể hóa những mục tiêu và nội dung hợp tác cùng với các biện pháp tổ chức thực hiện hướng tới mục tiêu nâng cao công tác tư vấn, hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, Trung tâm đã ký kết hợp tác với các đối tác gồm: Trung tâm Dịch vụ đối ngoại tỉnh (Sở Ngoại vụ); Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Phát triển công nghiệp (Sở Công Thương), VNPT Bình Dương và các doanh nghiệp.

 

Lãnh đạo VCCI,  Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm chụp ảnh lưu niệm cùng với các doanh nghiệp

11/11/2021 1:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtTrung tâm, hỗ trợ doanh nghiệp, ra mắt, Bình Dương977-binh-duong-ra-mat-trung-tam-ho-tro-doanh-nghieTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
Xem xét đặt tên các tuyến đường của TP. Thủ Dầu Một và TX. Tân UyênXem xét đặt tên các tuyến đường của TP. Thủ Dầu Một và TX. Tân Uyên

TTĐT - ​Chiều 31-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường, tên công trình công cộng trên địa bàn tỉnh để thông qua đề nghị đặt tên đường tại TX. Tân Uyên và TP. Thủ Dầu Một.

Cuộc họp đã xem xét đề nghị đặt tên 26 tuyến đường trong Khu Đô thị mới thuộc Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương ở TP. Thủ Dầu Một và 24 tuyến đường ở TX. Tân Uyên. 

Tenduong 1.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Tên đường được đặt theo tên danh nhân, nhân vật và địa danh lịch sử có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước và địa phương; nằm trong danh mục đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên có 02 tên đường dự kiến được đặt tại TX. Tân Uyên (Hồ Thiện Nhân và Dư Khánh) không nằm trong Danh mục và đang chờ Hội đồng xem xét thông qua.

Việc các địa phương đề nghị đặt tên các tuyến đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng quản lý tốt đơn vị hành chính trên địa bàn, thiết lập địa chỉ, làm cơ sở để cấp những giấy tờ hành chính theo yêu cầu của người dân.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận và góp ý một số nội dung về chọn tên đường phù hợp với quy mô đường và đặc điểm địa phương.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đề nghị các địa phương cần nghiêm túc thực hiện đúng quy trình xét duyệt; căn cứ các cơ sở chặt chẽ, chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giải trình rõ ràng cũng như báo cáo liên tục quá trình thực hiện để Hội đồng xem xét thông qua và trình UBND tỉnh quyết định.

 

5/31/2021 9:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtXem xét, đặt tên, tuyến đường, TP. Thủ Dầu Một, TX. Tân Uyên12310-Xem-xet-dat-ten-cac-tuyen-duong-cua-TP-Thu-Dau-Mot-va-TX-Tan-UyenFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
2.916667
6
Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2019 đạt và vượt kế hoạch 29/31 chỉ tiêuKinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2019 đạt và vượt kế hoạch 29/31 chỉ tiêu

TTĐT - ​Đó là thông tin nêu trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 được ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp thứ 12 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX. ​

GRDP tăng 9,5%

Theo báo cáo, năm 2019, Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương (GRDP) tăng 9,5%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 66,8% - 22,4% - 2,6% - 8,2%. GRDP bình quân đầu người đạt 146,9 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách ước đạt 57.300 tỷ đồng, đạt 105% dự toán HĐND tỉnh, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 20.535 tỷ đồng, đạt 100% dự toán HĐND tỉnh, tăng 12% so với cùng kỳ. 

Năm 2019, tình hình sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chuyển dịch nội bộ ngành theo hướng tích cực; công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng của ngành. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,86% so với cùng kỳ. Thương mại nội địa hoạt động ổn định, hàng hóa phong phú, chất lượng, giá cả ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 227.805 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu duy trì tăng trưởng; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng các sản phẩm chế tạo, chế biến, hàng nông sản. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27 tỷ 781 triệu đô la Mỹ, tăng 15,6%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 20 tỷ 795 triệu đô la Mỹ, tăng 10,6%; thặng dư thương mại của tỉnh năm 2019 đạt gần 07 tỷ đô la Mỹ.

Tính đến 27/11/2019, tỉnh đã thu hút 56.702 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 3,3%); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 42.269 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 357.680 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 03 tỷ 067 triệu đô la Mỹ (vượt 119% kế hoạch năm, tăng 49% cùng kỳ); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.753 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 34,23 tỷ đô la Mỹ.​

BaocaoKTXHHDND12.jpg

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Bình Dương năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 tại Kỳ họp thứ 12​ - HĐND tỉnh khóa IX

An sinh xã hội được quan tâm chăm lo

Các chính sách, chế độ cho các đối tượng người có công, đối tượng xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và công nhân lao động, nhất là các dịp lễ, kỷ niệm được thực hiện kịp thời, đầy đủ. Toàn tỉnh đã huy động 986 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để chăm lo cho các đối tượng; xây dựng, sửa chữa 30 căn nhà tình nghĩa và 120 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí hơn 9 tỷ đồng. Hiện tỉnh có 3.808 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 1,31%) và 2.790 hộ cận nghèo (chiếm 0,96%) theo tiêu chí đa chiều của tỉnh.

Song song đó, tỉnh đã quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội; rà soát, sắp xếp phù hợp hệ thống đào tạo nghề; tạo việc làm tăng thêm cho 45.400 người (đạt 100,8% kế hoạch). Hoàn thành tổng điều tra nhà ở và dân số năm 2019, tại thời điểm 01/04/2019, dân số của tỉnh là 2.411.796 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 5%/năm.


Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho gia đình chính sách nhân ngày Thương binh Liệt sĩ

Năm học 2018-2019, giáo dục đào tạo có nhiều đổi mới, chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp học được nâng lên; p​hát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả, 99,99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 95,95% học sinh tốt nghiệp THCS ; kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có 29 thí sinh đạt giải; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95,17%. Công tác xã hội hóa, nhất là xã hội hóa giáo dục mầm non (chiếm 67,8% số trường ngoài công lập) được triển khai tích cực, đồng bộ, thu hút các nguồn lực tham gia. Ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, vật tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến phục vụ khám và điều trị bệnh các tuyến; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. Đến nay, có 89% dân số tham gia Bảo hiểm y tế.

Hoạt động tuyên truyền, cổ vũ và tổ chức các hoạt động chào năm mới, các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và sự kiện chính trị của địa phương diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Hoạt động thông tin truyền thông, khoa học công nghệ tiếp tục được đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại và giao lưu văn hóa. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Tỉnh đã chủ động theo dõi, nắm tình hình, triển khai phương án xử lý hiệu quả, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật.

Phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020

Bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2019 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch điều chỉnh năm 2019, đến ngày 15/11/2019, giá trị giải ngân đạt 5.033 tỷ đồng, đạt 40,3% kế hoạch điều chỉnh năm 2019; một số công trình, dự án trọng điểm tuy có tập trung chỉ đạo song vẫn còn chậm và gặp nhiều vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, nhất là các công trình giao thông trọng điểm; triển khai thực hiện một số dự án khu công nghiệp mới và mở rộng còn kéo dài. Giá mủ cao su vẫn ở mức thấp, Dịch tả heo châu Phi xuất hiện ở nhiều hộ chăn nuôi, thời tiết diễn biến bất thường. Một số dự án khu nhà ở còn chậm triển khai. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tăng cao, thiếu vật tư y tế và thuốc điều tại một số cơ sở y tế; chưa quản lý, sử dụng có hiệu quả một số cơ sở y tế đã được đầu tư; tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội đạt thấp so với lực lượng lao động; khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao, chức năng học tập cộng đồng cơ sở chưa phát huy đồng bộ, hiệu quả; chưa tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,55% so với năm 2019; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị, ổn định tốc độ tăng trưởng và giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác; giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng 10,1%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với năm 2019; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 4%; khuyến khích nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; nhân rộng phát huy hiệu quả các mô hình canh tác nông nghiệp hiệu quả; rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, thiếu sót trong công tác quản lý đất đai, nhất là liên quan đến đất công, không để xảy ra tình trạng phân lô bán nền trái quy định; rà soát, thống kê, quản lý và lập kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị, khu dân cư tập trung.


Bình Dương đã tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Horasis 2019

Các ngành, các cấp tập trung triển khai kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2020-2022. Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 62.200 tỷ đồng (tăng 9% so với ước thực hiện năm 2019), tổng chi ngân sách cân đối địa phương 22.400 tỷ đồng (tăng 9% so với dự toán năm 2019). Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 132.416 tỷ đồng, chiếm 34,5% tổng sản phẩm của tỉnh và tăng 15,5% so với năm 2019; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,4 tỷ đô la Mỹ. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh; tạo việc làm cho 45.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; cung ứng đầy đủ, kịp thời trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc trong khám và điều trị bệnh các tuyến; đẩy nhanh tiến độ đầu tư bệnh viện đa khoa tỉnh 1.500 giường. Rà soát kế hoạch đầu tư mạng lưới các trường công lập đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; phấn đấu tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 74,4%. Trong năm 2020, tiếp tục sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Quyết định số 711-QĐ/TU ngày 11/5/2019 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 4651/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh, trọng tâm là chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính và thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp. 

 

12/9/2019 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết974-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-nam-2019-dat-va-vuot-ke-hoach-29-31-chi-tieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.142857
7
Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóaTháo gỡ "điểm nghẽn" trong công tác xã hội hóa

TTĐT - ​Sáng 23-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì buổi giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa (XHH) trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

 

Toàn cảnh buổi giám sát


Theo báo cáo tổng hợp của UBND tỉnh, trên lĩnh vực Giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, từ năm 2008 đến đầu năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 336 đơn vị trường ngoài công lập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung phổ thông (trung tâm giáo dục thường xuyên). Ngoài ra, có 03 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; 40 cơ sở đào tạo nghề.

Trên lĩnh vực Y tế,  giai đoạn 2008 - 2019, có 15 bệnh viện và 73 phòng khám đa khoa ngoài công lập. Hiện đã có 09 đơn vị thực hiện một phần cơ chế tự chủ về tài chính; 01 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 04 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao, hiện có 06 đơn vị biểu diễn nghệ thuật. Đặc biệt, lĩnh vực Thể dục - thể thao đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa đào tạo, huấn luyện, tổ chức thi đấu và đạt thành tích cao.

Lĩnh vực giám định tư pháp, đến nay có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập, 122 người giám định tư pháp.

 

Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH ở lĩnh vực Tư pháp


Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, có tổng cộng 21 cơ sở, đơn vị thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách XHH hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Tuy nhiên, công tác XHH trên tất cả các lĩnh vực cũng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; trong đó liên quan đến các quy định về quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển đổi công năng công trình; hưởng chính sách ưu đãi; đấu giá quyền sử dụng đất; sử dụng tài sản công và liên doanh liên kết…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã góp ý các nội dung liên quan đến tình hình thực hiện chính sách khuyến khích XHH. Đồng thời, các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc ở các lĩnh vực, cũng như quy định pháp luật liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nêu rõ, công tác XHH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời gian qua, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ đặc thù. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ông đề nghị, các sở, ngành, địa phương cần tiếp thu các ý kiến đóng góp của Đoàn giám sát; có báo cáo giải trình đúng và trúng với nội dung của các ý kiến đóng góp. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích XHH, để công tác XHH đạt kết quả tốt nhất trong thời gian tới.

 

Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát


Phát biểu kết luận buổi làm việc, bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, qua đợt giám sát, Đoàn đã nắm bắt được tình hình, kết quả thực thi chính sách khuyến khích XHH của các sở, ngành, địa phương. Từ đó, xác định các "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện XHH. Đồng thời, rà soát cơ chế khuyến khích XHH của tỉnh.

Với những "điểm nghẽn", bà đề nghị các đơn vị phải nêu lên được những đề xuất, kiến nghị cụ thể trong công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để cùng nhau giải quyết các khó khăn, vướng mắc. UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo cụ thể đối với các sở, ngành liên quan trong việc phối hợp giải quyết.

 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Giám sát phát biểu kết luận


HĐND tỉnh cũng sẽ có những kiến nghị cụ thể để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm khuyến khích các thàn​h phần kinh tế tham gia các lĩnh vực tỉnh ưu tiên XHH, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết733-thao-go-diem-nghen-trong-cong-tac-xa-hoi-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
1
Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tiếp tục đầu tư hệ thống khám, chữa bệnh chất lượng cao tại Bình DươngTập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tiếp tục đầu tư hệ thống khám, chữa bệnh chất lượng cao tại Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 17-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Thạc sĩ, Bác sĩ Dilshaad Ali Bin Abas Ali – Tổng Giám đốc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.​

​Tại buổi tiếp, ông Dilshaad Ali Bin Abas Ali cho biết, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đã hoạt động 26 năm, là hệ thống y khoa tư nhân đầu tiên với 15 bệnh viện, 06 phòng khám và luôn hướng đến việc giữ vững vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 04 bệnh viện đang hoạt động thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ là Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc, Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương và Bệnh viện Tư nhân Bình Dương. 

hoanmy.jpeg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tiếp Thạc sĩ, ​Bác sĩ Dilshaad Ali Bin Abas Ali – Tổng Giám đốc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ

Tập đoàn đang tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế để nâng cấp và mở rộng hệ thống các bệnh viện đang hoạt động tại Bình Dương nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mà vẫn đáp ứng chi phí điều trị phù hợp. Trước mắt, Tập đoàn sẽ tập trung đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị cũng như triển khai ký kết hợp tác, chuyển giao công nghệ với các tập đoàn y khoa lớn tại Hàn Quốc để thành lập chuyên khoa ung bướu ở Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, tạo tiền đề đưa Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc trở thành bệnh viện đa khoa.

hoanmy 1.jpeg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng Bằng khen cho Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vì đã có nhiều đóng góp trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Song song đó, Tập đoàn cũng sẽ có kế hoạch cụ thể để nâng cấp, mở rộng các cơ sở y khoa còn lại theo định hướng chuyên khoa, đa khoa nhằm xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm khám, chữa bệnh trong toàn khu vực miền Đông Nam bộ; đồng thời ưu tiên các giải pháp chuyển đổi số để cải thiện chất lượng dịch vụ, phục vụ người dân tốt hơn.

hoanmy 2.jpeg

 Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Thạc sĩ, Bác sĩ Dilshaad Ali Bin Abas Ali 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh hoan nghênh định hướng và kế hoạch phát triển hệ thống y khoa tại tỉnh Bình Dương của Tập đoàn. Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Tập đoàn sẽ nghiên cứu, đề xuất mở rộng thêm các cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động tại các địa bàn phù hợp trên địa bàn tỉnh; đồng thời tin tưởng với uy tín nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Tập toàn sẽ đầu tư chuyên sâu để mở rộng thêm các chuyên khoa về tim mạch, ung thư, chấn thương chỉnh hình… tại cá​​c bệnh viện.​

hoanmy 3.jpeg

Thạc sĩ, Bác sĩ Dilshaad Ali Bin Abas Ali – Tổng Giám đốc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh

7/17/2023 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTập đoàn, Y khoa, Hoàn Mỹ, tiếp tục, đầu tư, hệ thống, khám, chữa bệnh, chất lượng cao, Bình Dương743-tap-doan-y-khoa-hoan-my-tiep-tuc-dau-tu-he-thong-kham-chua-benh-chat-luong-cao-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.2
5
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
1.766667
15
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn TP.Dĩ AnĐẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn TP.Dĩ An

TTĐT - Chiều 20-4, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành đã đi khảo sát và làm việc với TP.Dĩ An về công tác bồi thường đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn thành phố.

Theo báo cáo của TP.Dĩ An, tổng số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án thống kê đến thời điểm hiện tại khoảng 515 trường hợp (trong đó, có 437 trường hợp thu hồi đất và khoảng 78 trường hợp chỉ có tài sản trên đất), tương ứng với 523 thửa đất. Đến nay, UBND TP.Dĩ An đã ban hành thông báo thu hồi đất 04 đợt, tổng cộng 537 thông báo/537 thửa đất, đạt tỷ lệ 100%.

   

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (thứ 2 từ phải qua) khảo sát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3

Đến ngày 17/4/2023, đã đo đạc, kiểm đếm thiết lập hồ sơ bồi thường 486/515 trường hợp (trong đó, có 408 trường hợp thu hồi đất và 78 trường hợp chỉ có tài sản trên đất), đạt tỷ lệ 94%. Dự kiến tổ chức kiểm đếm dứt điểm trong tháng 4/2023.

Ngày 03/4/2023, UBND TP.Dĩ An đã chuyển hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tham mưu trình Hội đồng thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đất để bồi thường thực hiện dự án.

   

Toàn cảnh buổi làm việc

Đối với công tác tái định cư, qua khảo sát sơ bộ, công trình có trên 300 trường hợp có nhà bị giải tỏa trắng hoặc phần diện tích đất còn lại không đủ xây dựng nhà ở… phải giải quyết chính sách bố trí nền tái định cư.

   

Lãnh đạo TP.Dĩ An báo cáo tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 3

Với tình hình trên, căn cứ số nền tái định cư hiện có trên địa bàn thành phố, Hội đồng bồi thường dự định bố trí nền tái định cư tại 06 khu tái định cư trên địa bàn TP.Dĩ An và tiếp tục rà soát để bố trí đủ các nền tái định cư dự án.

   

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu kết luận buổi làm việc

Qua khảo sát thực tế và báo cáo của UBND TP.Dĩ An, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh nhấn mạnh, đây dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Vùng Đông Nam bộ, do đó, các ngành, các cấp cần tập trung triển khai các bước để đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sắp tới, Hội đồng thẩm định giá, UBND sẽ họp thông qua phương án giá đất bồi thường dự án. Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, Dĩ An cần rà soát các nền tái định cư còn thiếu để có phương án bố trí cho đầy đủ, kịp thời bàn giao cho người dân ổn định cuộc sống.

4/20/2023 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết429-day-nhanh-tien-do-trien-khai-du-an-duong-vanh-dai-3-tp-ho-chi-minh-doan-qua-dia-ban-tp-di-aTrue121000
2.20
121,000
1.00
0
False
2.047621
21
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri xã Thạnh Hội, TP.Tân UyênNewĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên

TTĐT - Sáng 03-5, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiếp xúc cử tri xã Thạnh Hội, TP.Tân Uyên.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, TP.Tân Uyên, xã Thạnh Hội và cử tri.

 

Toàn cảnh buổi tiếp xúc cử tri xã Thạnh Hội

Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu Quốc hội đã thông báo nội dung, chương trình Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); cho ý kiến và thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với các dự thảo Nghị quyết: thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng…

 

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu Quốc hội trình bày nội dung chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Sau khi nghe báo cáo, cử tri đã kiến nghị một số nội dung như: Không sáp nhập đơn vị hành chính các xã của thành phố; xây dựng chế độ, chính sách hỏa táng; có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với các địa phương có đặc thù là cù lao...

 

Ông Cao Hữu Phước – Cử tri ấp Nhựt Thạnh, xã Thạnh Hội kiến nghị không sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Tân Uyên

 

Bà Nguyễn Thị Phụng - Cử tri xã Thạnh Hội kiến nghị xây dựng chế độ, chính sách hỗ trợ người dân thực hiện hỏa táng

Đại diện chính quyền TP.Tân Uyên và đại biểu Quốc hội đã trả lời các ý kiến của cử tri. Ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên cho biết, theo chủ trương của Trung ương, đến năm 2025 không sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Riêng thành phố Tân Uyên có 10 phường, 02 xã (Bạch Đằng và Thạnh Hội), chủ trương của thành phố không phát triển công nghiệp mà chỉ phát triển du lịch sinh thái đối với 02 xã của thành phố để giữ lại “lá phổi xanh” của thành phố. Thành phố sẽ tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng 02 xã để người dân hưởng lợi như xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân...

 

Ông Đoàn Hồng Tươi – Chủ tịch UBND thành phố trả lời kiến nghị cử tri

Đồng tình với kiến nghị xây dựng chế độ, chính sách khi thực hiện hỏa táng, Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên thông tin, thành phố đang kiến nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét thông qua chính sách hỗ trợ.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri xã Thạnh Hội

Thông tin thêm với bà con cử tri, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư nguồn lực cho TP.Tân Uyên phát triển, nhất là đầu tư về giáo dục - đào tạo, y tế, chăm lo cuộc sống của người dân... Năm 2024 là năm cuối thực hiện các giải pháp để đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra, do đó đề nghị TP.Tân Uyên tiếp tục quan tâm phát triển xã Thạnh Hội theo hướng du lịch sinh thái; nghiên cứu đề xuất chế độ chính sách hỗ trợ hỏa táng để thực hiện đời sống văn minh, bảo vệ môi trường; tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng các xã; rà soát lại các dự án để đầu tư cho phù hợp, đảm bảo hệ sinh thái của các xã, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

5/3/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtĐoàn Đại biểu Quốc hội, tiếp xúc, cử tri, thạnh hội, tân uyên681-doan-dai-bieu-quoc-hoi-tinh-tiep-xuc-cu-tri-xa-thanh-hoi-tp-tan-uyeTrue121000
5.00
121,000
1.00
0
False
Giới thiệu tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"Giới thiệu tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"

​TTĐT - Sáng 28-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. 

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp ở cấp tỉnh và trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, xã.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe TS.Vũ Trung Kiên - Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Khu vực II giới thiệu nội dung sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách gồm 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cấu trúc thành 03 phần chính.

IMG_9603 toàn cảnh hội nghị.JPG 

TS.Vũ Trung Kiên - Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Khu vực II báo cáo các nội dung cuốn sách

Phần thứ nhất, in toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Phần thứ hai chọn lọc những ý kiến, đánh giá tâm huyết của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý và các tầng lớp nhân dân ở mọi vùng, miền của Tổ quốc về bài viết của đồng chí Tổng Bí thư. Phần thứ ba gồm các bài trao đổi, phỏng vấn, đánh giá của các học giả, nhà nghiên cứu, các đồng chí, bạn bè quốc tế, các chính đảng… về bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

IMG_9602.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu cấp tỉnh

Cuốn sách là tài liệu nghiên cứu có giá trị, giúp cán bộ, đảng viên, các nhà lãnh đạo, quản lý và nhân dân hiểu sâu sắc hơn nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, giúp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất cao về tư tưởng và hành động để phấn đấu hiện thực hóa khát vọng đưa đất nước phát triển ngày càng phồn vinh và hạnh phúc, vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội.

IMG_9610  phát biểu tổng kết hội nghị triển khai.JPG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Thao đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở phải hiện thực hóa, đưa những nội dung chủ đề trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào nội dung sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ. Trong đó, ngành Tuyên giáo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có vai trò cung cấp thông tin cho báo cáo viên cũng như định hướng để đợt sinh hoạt chính trị này đi vào đời sống từng cán bộ, đảng viên, nhân dân và xã hội, từ đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta.​

6/28/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtGiới thiệu tác phẩm,  lý luận và thực tiễn, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam611-gioi-thieu-tac-pham-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-namTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đồng hành tổ chức tốt kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2023 Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đồng hành tổ chức tốt kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2023

TTĐT - ​​Sáng 26-3, Trường Đại học quốc tế Miền Đông (EIU) phối hợp cùng Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2023, có hơn 1.000 thí sinh tham dự đợt 1. EIU là điểm thi số 72.

TS. Nguyễn Thanh Trọng – Phó Hiệu trưởng EIU, Trưởng Cụm thi cho biết, Kỳ thi ĐGNL Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh là một trong những kỳ thi quan trọng đối với các em học sinh lớp 12, xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL ĐHQG cũng là một trong bốn phương thức xét tuyển sinh của EIU trong năm 2023. Vì vậy, trong suốt khoảng thời gian qua Hội đồng trường và Ban giám hiệu EIU đã chỉ đạo các đơn vị chuyên trách của Nhà trường tập trung nguồn nhân lực thực hiện đầy đủ mọi công tác phục vụ kỳ thi như: Chuẩn bị cơ sở vật chất để tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho các thí sinh, tổ chức tập huấn cho các cán bộ có nhiệm vụ trong kỳ thi; các công tác an ninh - trật tự, bố trí nhân sự để hướng dẫn và phân luồng giao thông trước, trong và sau kỳ thi đều được đảm bảo. Nhà trường cũng đặc biệt sắp xếp và bố trí khu vực tiếp đón phụ huynh trong lúc chờ con em làm bài thi.

z4212219432893_6bb09fbe640d94b7d57e5ea8992cb895.jpg

Thí sinh hào hứng trước giờ thi ở điểm thi số 72 tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Trước đó, tại buổi làm việc với EIU diễn ra vào 10/02/2023 xoay quanh công tác phối hợp tổ chức kỳ thi, TS. Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Việc kỳ thi DGNL 2023 được tổ chức tại Bình Dương nói chung và EIU nói riêng sẽ giúp phụ huynh, học sinh tại Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đăk Nông và các tỉnh lân cận tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất để đạt kết quả cao".

Năm 2023, EIU tuyển sinh 1.160 chỉ tiêu ở 08 ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao gồm: Quản trị kinh doanh; Kinh tế; Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật phần mềm; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Điều dưỡng. Đặc biệt Nhà trường cũng dành những suất học bổng cho thí sinh xét tuyển và trúng tuyển vào trường bằng kết quả kỳ thi ĐGNL Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: Thí sinh có kết quả 800/1.200 điểm trở lên có cơ hội nhận được học bổng 10 triệu đồng; thí sinh có kết quả từ 850/1.200 điểm trở lên có cơ hội nhận được học bổng 20 triệu đồng hoặc học bổng toàn phần gồm 100% học phí 4 năm học và học phí 1.000 giờ tiếng Anh với giảng viên bản ngữ tại Trường.​

3/27/2023 10:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Quốc tế Miền Đông, kỳ thi Đánh giá năng lực, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2023 423-truong-dai-hoc-quoc-te-mien-dong-dong-hanh-to-chuc-tot-ky-thi-danh-gia-nang-luc-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minh-nam-2023True121000
0.00
121,000
0.00
False
Kế hoạch thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024Kế hoạch thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024

TTĐT - ​Tỉnh ủy Bình Dương ban hành K​​ế hoạch số 148/KH-TU thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024.​

Dự kiến thực hiện trong quý III năm 2024.

Đối tượng dự thi là người có một quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên; có đơn đăng ký dự tuyển; lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhu cầu thi tuyển công chức theo chỉ tiêu cần tuyển dụng của khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Số lượng, vị trí việc làm các chức danh cần tuyển dụng do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp và thông báo theo quy định.

Kỳ thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi.

Vòng 1, thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với hình thức thi trắc nghiệm trên giấy. Trường hợp người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ thì không phải thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung vòng 1.

Nội dung thi gồm 03 phần. Phần I thi kiến thức chung, thời gian thi 60 phút với 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực.

Phần II thi Ngoại ngữ, thời gian thi 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.

Phần III thi Tin học, thời gian thi 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với hình thức thi viết, thang điểm 100 điểm, thời gian thi 180 phút. Nội dung thi kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; dự thi đủ phần thi phỏng vấn và viết, có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Kế hoạch

4/22/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết68-ke-hoach-thi-tuyen-cong-chuc-khoi-dang-mttq-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.266667
135
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tiếp Tổng Lãnh sự CubaPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tiếp Tổng Lãnh sự Cuba

TTĐT - ​Sáng 29-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã tiếp bà Ariadne Feo Labrada - Tổng Lãnh sự Cuba tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao và trao đổi về quan hệ song phương.

 

Tại buổi tiếp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đã khái quát những kết quả nổi bật về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương 8 tháng đầu năm 2022. Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Toàn tỉnh hiện có 4.063 dự án đầu tư FDI từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 39 tỷ 592 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Bình Dương cũng tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đồng thời, tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, trong đó có Dự án Khu công nghiệp Khoa học công nghệ.

Thời gian qua, Bình Dương cùng các đối tác Cuba cũng đã bước đầu tạo lập và đạt được một số kết quả hợp tác nhất định trong lĩnh vực thương mại, y tế, nông nghiệp, xây dựng… Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao mong muốn bà Ariadne Feo Labrada tiếp tục quan tâm, làm cầu nối để các đối tác Cuba tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Bình Dương; trao đổi, học tập những xu hướng tiên tiến và mở rộng hợp tác giữa Bình Dương với các địa phương ở Cuba.

Cuba 2.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tiếp bà Ariadne Feo Labrada - Tổng Lãnh sự Cuba

Bà Ariadne Feo Labrada đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội cũng như định hướng phát triển của Bình Dương. Bà chia sẻ, Cuba luôn mong muốn hợp tác nhiều hơn nữa với các nước thân hữu, trong đó có Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Trên tinh thần mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư tại Cuba, bà mong muốn trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức Đoàn tham quan các khu công nghiệp tại Cuba, đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trên lĩnh vực phát triển công nghiệp, thương mại, hợp tác y tế phục vụ sức khoẻ nhân dân hai nước. 

CUBA.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao tặng quà lưu niệm cho bà Ariadne Feo Labrada - Tổng Lãnh sự Cuba

8/29/2022 6:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtPhó Bí thư, Thường trực, Tỉnh ủy, Nguyễn Hoàng Thao, tiếp, Tổng Lãnh sự, Cuba328-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-nguyen-hoang-thao-tiep-tong-lanh-su-cubTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc (KOCHAM) Bình Dương thăm và chúc Tết lãnh đạo tỉnh Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc (KOCHAM) Bình Dương thăm và chúc Tết lãnh đạo tỉnh

TTĐT - ​Sáng 25-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Chi hội doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Bình Dương (KOCHAM Bình Dương) do ông Kim Won Sik – Chủ tịch KOCHAM Bình Dương đến thăm và chúc Tết lãnh đạo tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Tại buổi tiếp, ông Kim Won Sik đã gửi lời chúc đến Đảng bộ, chính quyền và  nhân dân Bình Dương đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Ông chúc mừng những thành tựu mà Bình Dương đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong năm qua mặc dù tỉnh chịu sự ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, cảm ơn chính quyền tỉnh luôn quan tâm và đồng hành cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc vượt qua khó khăn; tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và khôi phục sản xuất. Ông hy vọng trong thời gian tới, dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt và tỉnh sẽ luôn quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư, mở rộng sản xuất.

KochamchucTet 3.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cảm ơn KOCHAM đã nỗ lực cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc gắn bó và phát triển tại Bình Dương thời gian qua. Ông đánh giá cao hiệu quả đầu tư và những đóng góp của KOCHAM, của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, KOCHAM và các doanh nghiệp Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện xã hội. Trong đợt cao điểm của dịch bệnh Covid-19, KOCHAM đã huy động nguồn lực để hỗ trợ sinh phẩm, trang thiết bị y tế cũng như chăm lo ổn định cuộc sống cho công nhân lao động.

KochamchucTet 4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Kim Won Sik - Chủ tịch KOCHAM Bình Dương​

Trong thời gian tới, ông mong muốn KOCHAM tiếp tục làm cầu nối gắn kết tỉnh với các doanh nghiệp Hàn Quốc và khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

KochamchucTet 1.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

1/25/2022 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtChi hội, doanh nghiệp, đầu tư, Hàn Quốc, KOCHAM, Bình Dương, thăm, chúc Tết, lãnh đạo tỉnh 10-chi-hoi-doanh-nghiep-dau-tu-han-quoc-kocham-binh-duong-tham-va-chuc-tet-lanh-dao-tinhTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.25
2
1 - 30Next