Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, sáng 15-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể tổ chức Hội thi "Tìm hiểu Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình" lần thứ IV, năm 2023.

 
 

TTĐT - ​​​Sáng 15-11, tại TP. Thuận An, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương, khen thưởng lao động giỏi, lao động sáng tạo tỉnh Bình Dương năm 2023. 

 
 

TTĐT - ​​​Sáng 15-11, tại TP.Thủ Dầu Một, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

 
 

TTĐT - Sáng 15-11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Hội nghị được trực tuyến đến điểm cầu 63, tỉnh, thành phố.

 
 

​TTĐT - Ngày 15-11, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức Hội thảo "Điều chỉnh chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

 
 

TTĐT - ​Sáng 14-11, tại T​rung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác tỉnh Đồng Tháp do ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn.

 
 

TT​ĐT -Chiều 13-11, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với thị xã Bến Cát về phát triển kinh tế-xã hội 10 tháng đầu năm 2023.

 
 

TTĐT - ​Chiều 13-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Trường Đại học Phenikaa do TS. Lê Anh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phenikaa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa làm Trưởng đoàn. 

 
 

TTĐT - Sáng 12-11, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu phố 8, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một.

 
 

TTĐT - Sáng 12-11, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một đã đi khảo sát tuyến đường xã hội hóa trên địa phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương: Phấn đấu đến tháng 3/2026 hoàn thành dự án đường Vành đai 3 Bình Dương: Phấn đấu đến tháng 3/2026 hoàn thành dự án đường Vành đai 3

TTĐT - ​Chiều 12-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các nhà thầu thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương, ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 26,6 km. Trong đó, nút giao Tân Vạn dài 2,4 km; đoạn Bình Chuẩn - sông Sài Gòn dài 8,9 km; đoạn trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3 km. Dự án được chia thành 02 dự án thành phần: Dự án thành phần 5 (xây lắp) và Dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).

duantrongdiem1235.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khảo sát thực tế và trao đổi với các đơn vị thi công dự án đường Vành đai 3

Dự án thành phần 5 (xây lắp) được chia thành 04 gói thầu (XL1, XL2, XL3, XL4). Đến nay gói thầu XL2 thi công đạt khối lượng 15% so với khối lượng hợp đồng; gói thầu XL4 thi công đạt khoảng 20% so với khối lượng hợp đồng. Đối với gói thầu XL3 (đoạn Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn), sau khi có kết quả trúng thầu, các đơn vị đã tổ chức động thổ ngày 07/01/2024; hiện các nhà thầu đang phối hợp chính quyền địa phương và các hộ dân tiếp nhận mặt bằng đạt 47,48%. Gói thầu XL1 hiện đang chấm bước tài chính, lựa chọn nhà thầu xây lắp, bảo hiểm, tư vấn giám sát, dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn các nhà thầu trong tháng 3/2024.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đến nay đã thu hồi tính theo diện tích xây dựng 113,7/129 hecta (đạt tỷ lệ 88%). Dự án có khoảng 459 trường hợp đủ điều kiện tái định cư, được bố trí tại 09 khu tái định cư có sẵn tại TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An và TP.Dĩ An. Bên cạnh đó, có tổng số 15 vị trí công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời; các ngành chức năng đang phối hợp với địa phương triển khai phương án di dời.

duantrongdiem1232.jpg

Đại diện các nhà thầu thi công dự án đường Vành đai 3 phát biểu tại buổi làm việc​

Tại buổi làm việc, đại diện các nhà thầu thi công đã trình bày một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án về công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng… Theo đó, kiến nghị tỉnh chỉ đạo UBND TP.Thuận An, TP.Dĩ An và các đơn vị liên quan thực hiện hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (hệ thống điện, thoát nước…); phối hợp với các địa phương đảm bảo nguồn cát đắp nền đường để phục vụ thi công dự án.

Lãnh đạo tỉnh cũng đã nghe các sở ngành, địa phương báo cáo tình hình triển khai một số công trình giao thông trọng điểm khác: Đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; đường Vành đai 4…

duantrongdiem1233.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị nhà thầu thi công và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai dự án. Bí thư nhấn mạnh, thời gian tới phải tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực, quyết liệt vượt qua khó khăn đảm bảo đạt và vượt tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 

Về nhiệm vụ cụ thể, Bí thư yêu cầu các địa phương tập trung công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân để cuộc sống của người dân tại nơi ở mới bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Song song đó di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. 

UBND tỉnh điều hành đảm bảo nguồn vốn (Trung ương và địa phương) thực hiện dự án. Các sở ngành phối hợp với các địa phương có phương án cung cấp đầy đủ, kịp thời vật liệu xây dựng phục vụ thi công.

Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương phải tăng cường điều hành, phối hợp, kiểm tra đôn đốc tiến độ thi công. Đề ra các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện, gắn kết quả triển khai với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo chậm nhất tháng 3/2026 phải hoàn thành toàn dự án đường Vành đai 3, trước tiến độ Thủ tướng Chính phủ giao (tháng 6/2026). Bí thư tin tưởng với sự điều hành của UBND tỉnh cùng quyết tâm của các sở ngành, địa phương và các đơn vị thi công, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh sẽ hoàn thành vượt tiến độ đề ra và đảm bảo chất lượng công trình.

duantrongdiem1234.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận buổi làm việc

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy. UBND TP.Thuận An, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phải phối hợp chặt chẽ quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3. Về​ nguồn vật liệu xây dựng, UBND tỉnh sẽ làm việc với các địa phương để đảm bảo nguồn cát xây dựng; giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu việc nạo vét đường thủy nội địa kết hợp thu hồi khối lượng sản phẩm để làm vật liệu san lấp, tôn tạo mặt bằng cho các công trình. 

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh sẽ khen thưởng động viên, khuyến khích kịp thời các nhà thầu hoàn thành tốt kế hoạch. Đề nghị các nhà thầu tiếp tục ​phát huy kết quả đạt được, phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ quyết tâm hoàn thành vượt tiến độ thi công các công trình trọng điểm. 

3/12/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, hoàn thành, dự án, đường Vành đai 3, tháng 3/2026394-binh-duong-phan-dau-den-thang-3-2026-hoan-thanh-du-an-duong-vanh-dai-3True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
2
Bình Dương và Hòa Bình trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chínhBình Dương và Hòa Bình trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính

TTĐT - ​Sáng 22-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách h​ành chính (CCHC) tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Hòa Bình do ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Hòa Bình làm Trưởng đoàn đến trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế - xã hội và CCHC.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2023 chỉ số CCHC của tỉnh Hòa Bình xếp thứ 35/63 tỉnh, thành phố, giảm 12 bậc so với năm 2022. Để nâng cao chỉ số CCHC trong thời gian tới, tỉnh đã có kế hoạch học tập kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố đạt kết quả tốt trong công tác CCHC, trong đó có tỉnh Bình Dương.

tiephb3.jpg

Ông Nguyễn Văn Chương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình mong muốn tỉnh Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; phát triển các ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp; giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, chia sẻ thêm những kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công tác quy hoạch, giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tại địa phương...

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, với phương châm "trải chiếu hoa mời gọi đầu tư", tỉnh đã tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để thu hút đầu tư, trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại. Hiện Bình Dương đứng thứ 3 cả nước chỉ sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội về thu hút đầu tư nước ngoài với 4.300 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 40,4 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước, tỉnh huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, thực hiện nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và ổn định, liên tục sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

tiephb2.jpg

Ông Trương Công Huy - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương báo cáo tại buổi làm việc

Tỉnh Bình Dương đã thành lập Ban Chỉ đạo CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh tỉnh. Việc thành lập Ban Chỉ đạo chung sẽ đảm bảo việc​ theo dõi, chỉ đạo được thống nhất, toàn diện, giảm thời gian họp của từng chuyên đề giúp giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc chung được nhanh chóng, tập trung.

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được tỉnh quan tâm tập trung chỉ đạo quyết liệt, các TTHC đã được thường xuyên kiểm tra, rà soát gắn với thực hiện chuyển đổi số; dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần được các cơ quan, địa phương tập trung triển khai. 100% TTHC sau khi Chủ tịch UBND tỉnh công bố đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC và công bố, công khai quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ hành chính cho tổ chức, cá nhân được duy trì nề nếp.

Các mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện và mô hình Tình nguyện viên hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến cho cá nhân, tổ chức khi đến thực hiện TTHC… tiếp tục phát huy hiệu quả, được người dân, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ. Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ 160.000 đồng/người/ngày đối với tình nguyện viên hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC.

tiephb4.jpg

Thành viên Đoàn công tác trao đổi tại buổi làm việc

Với tinh thần cởi mở và thẳng thắn, tại buổi làm việc, hai tỉnh đã cùng nhau trao đổi về các giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC; chuyển đổi số, kinh nghiệm về giải ngân vốn đầu tư công; giải pháp thu hút đầu tư...

tiephb5.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Bình Dương phát biểu tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà đã chia sẻ cụ thể thêm một số nội dung Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình quan tâm. Ông mong rằng, qua những chia sẻ, trao đổi tại buổi làm việc, tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng được giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và CCHC phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Trước đó, Đoàn đã tham quan Trung tâm Hành chính công tỉnh và Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) tỉnh.

tiephb6.jpg

tiephb7.jpg

Lãnh đạo hai tỉnh tặng quà lưu niệm tại buổi làm việc

tiephb8.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

5/22/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Hòa Bình, trao đổi kinh nghiệm, phát triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính771-binh-duong-va-hoa-binh-trao-doi-kinh-nghiem-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cai-cach-hanh-chinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương sẵn sàng động thổ dự án đường Vành đai 3Bình Dương sẵn sàng động thổ dự án đường Vành đai 3

TTĐT - Ngày 29/6/2023, Bình Dương sẽ động thổ dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện tại, công tác bàn giao mặt bằng đoạn nút giao Bình Chuẩn và cầu Bình Gởi cơ bản đã hoàn thành sẵn sàng cho lễ động thổ dự án. 

Đẩy nhanh công tác bàn giao mặt bằng

Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 76,3 km đi qua 04 địa phương: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An được chia thành 08 dự án thành phần vận hành độc lập với tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài khoảng 26,6km, điểm đầu tuyến là nút giao Tân Vạn, điểm cuối tuyến tại cầu Bình Gởi; quy mô đầu tư 08 làn xe; tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng, trong đó, dự án thành phần 5 (xây lắp) là 5.752 tỷ đồng, dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) là 13.528 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ năm 2022, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.

Ngay sau khi có chủ trương đầu tư dự án, Bình Dương đã tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn tỉnh. Diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một khoảng 12,6 héc ta với kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.659 tỷ đồng; diện tích bị ảnh hưởng bởi dự án trên địa bàn TP.Thuận An khoảng 51 héc ta với kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.992 tỷ đồng; diện tích bị ảnh hưởng trên địa bàn TP.Dĩ An khoảng 22,2 héc ta với kinh phí khoảng 6.412 tỷ đồng. Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án khoảng 1.496 trường hợp, trong đó có 518 trường hợp tái định cư. Cụ thể, TP.Thủ Dầu Một có khoảng 213 trường hợp bị ảnh hưởng (8 trường hợp tái địa cư); TP.Thuận An khoảng 775 trường hợp bị ảnh hưởng (khoảng 205 trường hợp tái định cư); TP.Dĩ An khoảng 508 trường hợp bị ảnh hưởng (khoảng 305 trường hợp tái định cư).

 

Người dân TP.Thuận An nhận tiền bồi thường dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn nút giao Bình Chuẩn

Tính đến ngày 27/6/2023, chủ đầu tư đã giải ngân số tiền bồi thường 1.757,364 tỷ đồng/288 hồ sơ/18,3ha. Trong đó, TP. Thủ Dầu Một là 800,766 tỷ/207 hồ sơ/12,25ha; TP. Thuận An 268,154 tỷ/38 hồ sơ/2,65ha;TP. Dĩ An 688,443 tỷ đồng/43 hồ sơ/3,4ha..

Tại buổi nhận tiền bồi thường, đa số người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đều đồng thuận với giá đền bù và cam kết sẽ bàn giao mặt bằng sớm để cơ quan chức năng khởi công dự án.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, đến nay, công tác bàn giao mặt bằng để chuẩn bị động thổ 02 gói thầu trước ngày 30/6/2023 gồm nút giao Bình Chuẩn (đoạn từ Km43+680 đến Km45+000) có diện tích mặt bằng thi công khoảng 31 héc ta và cầu Bình Gởi (đoạn từ Km51+280 đến Km52+580) đạt khoảng 70%.

Sẵn sàng động thổ dự án

Ngày 28/6/2023, trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Bình Dương, ông Trần Hùng Việt – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh là công trình kết nối vùng quan trọng nên lãnh đạo tỉnh Bình Dương chỉ đạo quyết liệt. Cơ quan chức năng của tỉnh cũng rất nỗ lực để vừa giải phóng mặt bằng, vừa thúc đẩy các thủ tục phê duyệt thiết kế, mời thầu… để đẩy nhanh dự án. Trong quá trình chuẩn bị thực hiện, Ban đã tham mưu phân chia các gói thầu phù hợp thực tế và khả năng bàn giao mặt bằng để kịp khởi công công trình như dự kiến trước ngày 30/6/2023. Với khối lượng thi công lớn, tập thể Ban cùng các đơn vị tư vấn đã tập trung triển khai giai đoạn 1, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức đấu thầu đối với 02 gói thầu (nút giao Bình Chuẩn - cầu Bình Gởi). Đến nay, về cơ bản đã tổ chức xong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo quy định. Vì vậy, nút giao Bình Chuẩn đã đủ cơ sở pháp lý động thổ vào ngày 29/6/2023. Ban tiếp tục rà soát để hoàn thiện công tác chấm thầu đối với gói thầu cầu Bình Gởi, phấn đấu động thổ trong đầu tháng 7/2023.

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh, nút giao Bình Chuẩn trên đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh (giao với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, thuộc TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương) có tổng vốn đầu tư dự kiến 571 tỷ đồng. Đây là nút giao thông quan trọng, có nhiều xe tải, xe container qua lại. Ngoài cầu vượt, nút giao Bình Chuẩn sẽ được đầu tư cả hầm chui và đường song hành để tránh ùn tắc và tai nạn giao thông. 

 

Phối cảnh nút giao Bình Chuẩn (giao giữa đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh và đường Mỹ Phước - Tân Vạn) qua địa bàn TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương sẽ được làm cả cầu vượt, hầm chui và đường song hành

Cầu Bình Gởi trên đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh vượt sông Sài Gòn (nối TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh) có tổng vốn đầu tư dự kiến 665 tỷ đồng. Cầu Bình Gởi do tỉnh Bình Dương xây dựng, nhưng có khoảng 700m mặt bằng thuộc địa phận TP.Hồ Chí Minh.

Chia sẻ với Cổng Thông tin điện tử Bình Dương, ông Trần Hùng Việt cho biết, đối với 02 gói thầu còn lại là nút giao Tân Vạn và đoạn tuyến từ nút giao Bình Chuẩn đến cầu Bình Gởi - đây là 02 gói thầu với khối lượng công việc và giá trị lớn, công tác khảo sát địa chất dọc tuyến bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng thời gian qua, do đó các đơn vị tư vấn vẫn đang tiếp tục hoàn thiện khảo sát, hồ sơ thiết kế kỹ thuật lập dự toán, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2023. Phấn đấu khởi công tiếp 02 gói thầu này trong cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2023, để đạt mục tiêu đề ra là các gói thầu được triển khai thi công đồng loạt trước năm 2023 và phù hợp với tình hình giải phóng mặt bằng toàn tuyến.

“Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, kết nối TP.Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các địa phương khác trong Vùng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” – ông Trần Hùng Việt nhấn mạnh.

6/28/2023 9:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnBài viếtXem chi tiếtvành đai 3, Bình Dương, động thổ213-binh-duong-san-sang-dong-tho-du-an-duong-vanh-dai-True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.6
10
Đặc sắc các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ tại buổi biểu diễn múa BOLLYWOODĐặc sắc các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ tại buổi biểu diễn múa BOLLYWOOD

TTĐT - Tối 14-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức buổi biểu diễn múa BOLLYWOOD (Ấn Độ).

Tham dự có ông R.O Sunil Babu - Lãnh sự Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh; bà Trần Thị Kim Vân – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Khoa Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; bà Hà Thanh – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh cùng đông đảo khán giả.

 

Đại biểu tham dự buổi biểu diễn

Buổi biểu diễn múa BOLLYWOOD Ấn Độ tại Bình Dương là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ (1972-2022). Đồng thời đây là sự kiện khởi động cho chuỗi các hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Ấn Độ do tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức vào tháng 9 năm nay. Qua đó, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, từng bước đưa các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới khi tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát


 

Một số tiết mục do Đoàn múa Bollywood Shipra Goyal biểu diễn

Buổi biểu diễn múa BOLLYWOOD Ấn Độ là một trong những hoạt động văn hóa nằm trong khuôn khổ của “Lễ hội Namaste Việt Nam 2022”. Chương trình với nhiều tiết mục văn hóa nghệ thuật rất đặc sắc và thú vị, mang đậm bản sắc văn hóa của Ấn Độ. Đây là cơ hội quý báu để cán bộ, công chức, viên chức và người dân sinh sống, học tập và làm việc tại Bình Dương được tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của một quốc gia vốn có nền văn hóa, văn minh lâu đời của khu vực châu Á và trên thế giới.

 

Ông Nguyễn Khoa Hải – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại buổi biểu diễn

Phát biểu tại buổi biểu diễn, ông Nguyễn Khoa Hải cho biết, thông qua sự kiện này, Bình Dương tin tưởng sự kết nối, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ nói chung cũng như các địa phương của Việt Nam và Ấn Độ nói riêng, trong đó có Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển và nâng tầm về quy mô. Qua đó, góp phần tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhau, làm giàu bản sắc cho nền văn hóa, âm nhạc của mỗi quốc gia, dân tộc. Ông hy vọng, Bình Dương sẽ tiếp tục là “điểm đến” an toàn, thân thiện và trở thành trung tâm của nhiều sự kiện văn hóa Ấn Độ trong thời gian tới. Bình Dương hiện đang bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo, để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ sinh thái kiểu mới, thúc đẩy phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo và đặc biệt hướng tới phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cũng không ngừng được nâng cao, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương vừa đáp ứng nhu cầu của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại trong tương lai gần.

 

Ban tổ chức tặng hoa cho Đoàn múa Bollywood Shipra Goyal

 

 

 

Các tiết mục biểu diễn mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ

 

 

 

Đoàn múa Bollywood Shipra Goyal giao lưu với khán giả

8/14/2022 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBOLLYWOOD, biểu diễn, Ấn Độ939-dac-sac-cac-tiet-muc-mang-dam-ban-sac-van-hoa-an-do-tai-buoi-bieu-dien-mua-bollywooTrue121000
2.00
121,000
1.00
0
False
Điều phối xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm phát triển năng độngĐiều phối xây dựng vùng Đông Nam bộ trở thành trung tâm phát triển năng động

TTĐT - Sáng 1​8-7, tạ​i TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ. Ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam bộ chủ trì hội nghị.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương; lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành Đông Nam bộ; các chuyên gia, nhà khoa học.​

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt tay lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham dự hội nghị

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Nhiều thách thức đặt ra

Theo báo cáo tại hội nghị, Đông Nam bộ có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và năng động, với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước (281.100 doanh nghiệp), chiếm 41% số doanh nghiệp cả nước; thu hút 5,4 triệu lao động, chiếm 36,6% tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp. Đây còn là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, với khoảng 23.000 doanh nghiệp FDI từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư, chiếm 41,1 % tổng vốn FDI cả nước, lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo với trên 5.300 dự án, chiếm khoảng 60% tổng vốn FDI của vùng.

Chỉ riêng trong năm 2022, Đông Nam bộ có hơn 60.000 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký gần 646.000 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 có hơn 31.500 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký hơn 287.000 tỷ đồng.

 

Toàn cảnh hội nghị

Mặc dù đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nhưng theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát triển vùng Đông Nam bộ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ, chênh lệch về phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa được rút ngắn; liên kết trong vùng vẫn còn hạn chế, chưa thực chất và hiệu quả. Xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả, nguồn lực bị phân tán; lợi ích kinh tế của từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính, thậm chí còn cạnh tranh nhau, làm triệt tiêu lợi thế chung của toàn vùng. Các vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, ngập úng ​cục bộ tại TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương trong vùng chưa được giải quyết.

Chính vì vậy, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ việc cần đổi mới cách thức hoạt động, điều phối và phương thức liên kết giữa các địa phương trong vùng nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng, đồng thời phát huy hiệu quả hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn vùng Đông Nam bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quan điểm phát triển vùng Đông Nam bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác.

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham luận tại hội nghị

Phát triển vùng theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao. Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển, kết hợp hài hoà với ngoại lực để phát triển nhanh, bền vững, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Xây dựng Đông Nam bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Nâng cao sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng" trong xây dựng và phát triển vùng. 

Tổ chức không gian phát triển vùng gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn. Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. 

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao đổi với đại biểu bên lề hội nghị

Tăng cường đổi mới liên kết vùng trên cơ sở xây dựng cơ chế liên kết và điều phối vùng hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng Đông Nam bộ với các vùng khác; tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Phát triển nhanh, bền vững, hài hoà giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng. 

Tổ chức không gian phát triển vùng phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm. Chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Phát triển kinh tế - xã hội vùng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Giải quyết các vấn đề lớn của vùng

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, chuyên gia đã trình bày nhiều tham luận liên quan các vấn đề như: Giải pháp phối hợp và thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng Đông Nam bộ đồng bộ, hiện đại; giải pháp điều phối, xây dựng và phát triển các đô thị lớn trong vùng trở thành các thành phố hiện đại mang tầm cỡ khu vực; giải pháp hình thành và đẩy mạnh phát triển trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai; giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường, ngập úng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn; lập quy hoạch TP.Hồ Chí Minh với vai trò trung tâm vùng gắn với định hướng kết nối đô thị, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết nội vùng và liên vùng; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù Đông Nam bộ nhằm phát triển hạ tầng giao thông, đô thị xanh, trung tâm tài chính…

 

TS.Trần Du Lịch  - Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất cơ chế, chính sách cho vùng Đông Nam bộ

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tham luận sâu sắc, khách quan, trách nhiệm, tâm huyết của các Bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng tổng hợp, tiếp thu để hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động của Hội đồng trong 6 tháng cuối năm 2023 và các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.

Thủ tướng nhấn mạnh, Hội đồng cần hoạt động hiệu quả, thực chất, không hình thức, không hành chính, phải tạo ra của cải vật chất; tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược, đồng thời tập trung xử lý 03 vấn đề lớn trong những năm tới của vùng: Ách tắc giao thông, vấn đề môi trường, vấn đề nhà ở.

Về điều phối, các thành viên Hội đồng cần tích cực đóng góp ý kiến, phát huy vai trò điều phối của Hội đồng vùng trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch quốc gia. Các địa phương sớm hoàn thiện Quy hoạch tỉnh. Thủ tướng nêu rõ, quy hoạch phải có tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn; phải chỉ ra và phát huy được các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, hạn chế, hóa giải các khó khăn, tồn tại, thách thức.

Hội đồng cần chủ động nghiên cứu, đề xuất về thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng, để đề xuất các chính sách đột phá, phù hợp với vị trí, vai trò quan trọng của vùng. Cơ chế đột phá, đặc thù cần đi liền chính sách ưu tiên, trên tinh thần nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Bên cạnh đó, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố không thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng. Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng điều phối vùng nhằm phát hiện kịp thời các vướng mắc có tính chất liên tỉnh, thành phố. Đặc biệt là các địa phương phải đoàn kết, đồng lòng phối hợp với nhau để giải quyết các vấn đề mang tính liên tỉnh, thành phố, không thực hiện manh mún, cạnh tranh và hạn chế lẫn nhau.

Về điều phối trong lĩnh vực đô thị, logistics, dịch vụ chất lượng cao (trung tâm tài chính, trung tâm logistics vùng), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng nêu rõ, đây là nhiệm vụ đặc trưng nhằm phát huy các tiềm năng, thế mạnh của vùng, khác biệt so với các vùng khác. Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để có nguồn vốn bố trí riêng cho các lĩnh vực liên kết, có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hoạt động liên kết. Thủ tướng lưu ý, đầu tư công cần đúng, trúng, có trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư tư. Huy động đa dạng các nguồn vốn như vay các quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu…

Với khí thế mới, cách tổ chức mới, Thủ tướng tin tưởng rằng, bằng sự quyết tâm, đoàn kết, chung sức đồng lòng và nỗ lực cao của các Bộ, ngành, các địa phương; sự góp sức của các chuyên gia, nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các đối tác liên quan; phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng", Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ sẽ hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, đưa vùng phát triển thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

7/18/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếXem chi tiếtvùng đông nam bộ, điều phối, trung tâm425-dieu-phoi-xay-dung-vung-dong-nam-bo-tro-thanh-trung-tam-phat-trien-nang-donTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Khảo sát các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực an toàn giao thôngKhảo sát các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực an toàn giao thông

TTĐT - ​Sáng 17-04, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì buổi khảo sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023" trên địa bàn tỉnh.

Kiến nghị bổ sung các quy định xử phạt

Tại buổi khảo sát, Công an tỉnh đã trình bày những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm  trật tự, an toàn giao thông và đề xuất kiến nghị hướng tháo gỡ.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Nga – Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh, Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) quy định trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt VPHC có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. Tuy nhiên, qua thực tế, nhiều trường hợp người vi phạm cung cấp địa chỉ thường trú, tạm trú không rõ ràng. Đồng thời, mỗi ngày, số lượng quyết định xử phạt VPHC do lực lượng CSGT ban hành rất nhiều nên việc thực hiện gửi quyết định, niêm yết gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí gửi quyết định xử phạt.

z5126050747728_682197dd77639aaa9f21b9ae779c6a3d.jpg

Công an tỉnh kiến nghị bổ sung các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông

Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC. Trong khi mỗi ngày có rất nhiều quyết định xử phạt trong lĩnh vực giao thông, biên chế lại ít nên rất khó khăn trong việc xác minh điều kiện, khả năng thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế và triển khai thực hiện cưỡng chế.

Đối với trường hợp sử dụng GPLX tích hợp ôtô và môtô, hiện người dân vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc trong việc làm thủ tục tách GPLX khi GPLX bị tước quyền sử dụng do vi phạm giao thông (GPLX bị tước một trong 2 loại: ôtô và môtô).

IMG_kscd8415.jpg

Toàn cảnh buổi khảo sát

Hiện nay, lực lượng CSGT đã triển khai thực hiện xử phạt VPHC trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, các quyết định xử phạt có thông tin về số điện thoại của người vi phạm, sau khi được người có thẩm quyền phê duyệt hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS cho người bị xử phạt. Người bị xử phạt có thể truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia để xem được mức tiền phạt để lựa chọn hình thức nộp phạt. Do đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng sau khi ban hành quyết định xử phạt hành chính có thể gửi thông tin nội dung xử phạt cho người vi phạm qua tin nhắn SMS để người vi phạm truy cập, xem thông tin số tiền bị xử phạt nhằm giảm bớt thủ tục gửi quyết định xử phạt bằng văn bản giấy cho người vi phạm.

Đề xuất Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải có kết nối, chia sẻ dữ liệu ngăn chặn đăng kiểm đối với các trường hợp xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh. Việc ngăn chặn đăng kiểm có thể thực hiện trên phần mềm xử lý vi phạm giao thông của Cục CSGT và khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt thì lực lượng CSGT có thể trực tiếp giải tỏa ngăn chặn đăng kiểm trên phần mềm xử lý vi phạm giao thông mà không cần phải gửi thông báo ngăn chặn, giải tỏa đăng kiểm gửi đến Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam như hiện nay.

 IMG_kscd8420.jpg

Đại tá Ngô Xuân Phú – Phó Giám đốc Công an tỉnh trình bày các kiến nghị, đề xuất tại buổi khảo sát

Đại tá Ngô Xuân Phú – Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết thêm, để kéo giảm tai nạn giao thông cần kết hợp nhiều giải pháp, trong đó có tuyên truyền, có tuần tra phát hiện và có nâng cấp hạ tầng giao thông, trong đó việc xử phạt VPHC là bắt buộc để thể hiện tính răn đe, chấn chỉnh những hoạt động vi phạm mang tính chất ý thức chủ quan. Tuy nhiên, hiện nay, số phương tiện tạm giữ số lượng này tăng đột biến. Có những thời điểm cao điểm dẫn đến tình trạng bãi giữ xe quá tải. Do đó hướng tháo gỡ tạm thời là hợp đồng trách nhiệm với doanh nghiệp tạm giữ phương tiện.

"Có đến khoảng 40-50% trường hợp vi phạm không đến nộp phạt và không đến nhận lại phương tiện tịch thu theo thời gian thông báo. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì sau 1 năm mới đưa vào lộ trình tịch thu, xử lý, thời gian này kéo dài dẫn đến tình trạng bãi giữ xe tăng cao hơn. Kiến nghị trong quá trình góp ý chỉnh sửa luật nên có hướng rút gọn quy trình này, để xử lý tình trạng nêu trên" - ông Phú kiến nghị.

Theo phản ánh của người dân về tình trạng tuyến đường Mỹ Phước-Tân Vạn có 3 làn dành cho xe ô tô, làn giữa tốc độ tối đa cho phép 80 km, 2 làn bên cạnh 60 km, quá trình lưu thông khi phải tránh xe nào đó, người tham gia giao thông phải vượt qua làn 60 thì vi phạm tốc độ, rất khó cho CSGT trong việc xử lý. Ông Phú cho rằng, trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải cần nghiên cứu thêm về điều kiện hạ tầng, tiêu chuẩn đường để tính toán tốc độ.

Gỡ vướng các gói thầu bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa

Về lĩnh vực giao thông vận tải, ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, hệ thống đường bộ khu vực phía Bắc của tỉnh đã được đầu tư xây dựng trên 20 năm với kết cấu mặt đường cán đá láng nhựa, không có hệ thống thoát nước kiên cố (chủ yếu là thoát nước mặt tự nhiên). Đến nay, thời hạn khai thác kết cấu mặt đường đã vượt quá thời hạn tính toán thiết kế công trình, song song đó, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, nhiều tuyến đường không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thoát nước mặt đường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ, làm gia tăng nghiêm trọng tình trạng xuống cấp mặt đường, gây mất an toàn giao thông. Trong khi đó, kinh phí bố trí cho công tác quản lý bảo trì còn khó khăn, không thể thực hiện đồng bộ các giải pháp cải tạo, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông theo thực tiễn, nhu cầu của xã hội.

IMG_kscd8421.jpg

Ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về lĩnh vực giao thông vận tải

Hiện nay, công tác bảo trì các tuyến đường (bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa định kỳ, đột xuất,…) được thực hiện từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, được phân bổ trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm của đơn vị; công tác lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo Luật Đấu thầu và Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm được phép chỉ định thầu rút gọn khi có giá gói thầu trong hạn mức từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, các gói thầu trên 100 triệu đồng phải tổ chức đấu thầu rộng rãi. Do vậy, làm kéo dài thời gian công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện duy tu, sửa chữa công trình (thời gian lựa chọn nhà thầu tư vấn tối thiểu 60 ngày, nhà thầu thi công tối thiểu 45 ngày), không kịp thời đảm bảo giao thông đối với các tình huống mang tính cấp bách.

Theo Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định "Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các luật có liên quan khác không có quy định nào cấm sử dụng chi thường xuyên để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng; mua sắm tài sản; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc" và đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết nội dung này. Nếu được Chính phủ tháo gỡ khó khăn này, công tác lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu liên quan đến việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng, nâng cấp, mở rộng đối với dự án đã đầu tư xây dựng được thực hiện như quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình.

Do đó, Sở Giao thông vận tải kiến nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh xem xét, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ, ngành hữu quan sớm thực hiện đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 3307/TB-TTKQH của Tổng Thư ký Quốc hội. Bộ Tài chính ban hành Thông tư thay thế, điều chỉnh Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, theo hướng bỏ nội dung duy tu, sửa chữa ngoài phạm vi áp dụng của công tác chi mua sắm thường xuyên. Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, tạo điều kiện bố trí kinh phí theo đề xuất hàng năm của đơn vị để công tác duy tu, sửa chữa các hư hỏng trên tuyến được đồng bộ, triệt để hơn.

Ngoài ra, lãnh đạo Công ty vận tải Phương Trinh cho rằng, Bình Dương là tỉnh trong Top đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho vận tải hành khách công cộng còn hạn chế, do đó đề xuất tỉnh cần đầu tư ngân sách lĩnh vực này, đồng thời quan tâm phát triển hơn nữa đến lĩnh vực xe điện, xe sử dụng năng lượng xanh.

Tại buổi khảo sát, đại diện Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh đã giải trình cụ thể những nội dung các thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội đặt ra: Chính sách dành cho xe buýt, Đề án chuyên đề phát triển giao thông vận tải; tính kết nối phương tiện giao thông công cộng với các phương tiện khác; quy chuẩn các công trình giao thông; tiêu chí camera giám sát, điều hành giao thông, an ninh trật tự đạt chuẩn; thanh lý tài sản phương tiện vi phạm giao thông…

IMG_kscd8429.jpg

Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân -Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận buổi khảo sát

Kết luận buổi khảo sát, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân đánh giá, các sở ngành đã nêu lên được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nổi cộm là 04 nội dung quan trọng: Giao thông công cộng; phân cấp thực hiện quản lý duy tu công trình giao thông; giao thông thông minh, xử lý phương tiện vi phạm. Bà ghi nhận các kiến nghị, đề xuất và yêu cầu các đơn vị hoàn chỉnh nội dung báo cáo để trình Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh xem xét và cho ý kiến tại cuộc họp giám sát chuyên đề sắp tới.​

4/17/2024 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài thời sự, kýXem chi tiếtKhảo sát các khó khăn, vướng mắc, an toàn giao thông448-khao-sat-cac-kho-khan-vuong-mac-trong-linh-vuc-an-toan-giao-thonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Ra mắt trường liên cấp B.SCHOOL tại TP.Dĩ AnRa mắt trường liên cấp B.SCHOOL tại TP.Dĩ An

TTĐT - Sáng 25-5, tại TP.Dĩ An, Tập đoàn Bcons tổ chức Lễ ra mắt trường liên cấp B.SCHOOL.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo sở ngành, TP.Dĩ An và các đối tác của Tập đoàn Bcons.

Trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở B.SCHOOL nằm ở Khu đô thị Bcons City (phường Đông Hòa, TP.Dĩ An). Trường có quy mô hơn 30 phòng học và phòng chức năng cùng với thư viện, hội trường đa năng, nhà ăn đầy đủ tiện nghi. Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, Trường quy tụ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, mong muốn mang đến môi trường học tập, giáo dục tốt nhất cho học sinh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng lẵng hoa chúc mừng Tập đoàn Bcons

Bên cạnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, B.SCHOOL tích hợp các môn như lập trình Robotics, tiết học tiếng Anh khoa học, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động kỹ năng mềm, tiết học thư viện, các hoạt động thể chất… giúp học sinh phát huy năng khiếu, kỹ năng hội nhập thế giới và sự sáng tạo. Phương châm B.SCHOOL hướng đến là cung cấp chất lượng giáo dục hiện đại, lộ trình học tập liền mạch với mức học phí hợp lý. Cụ thể, học sinh sẽ được chuyển tiếp qua từng bậc học thuộc hệ thống đào tạo B.SCHOOL mà không cần đổi sang trường mới.

 

Trường liên cấp B.SHOOL được xây dựng ngay tại Khu đô thị Bcons City

Để đánh dấu sự ra đời của B.SCHOOL, trong năm học 2024-2025, Trường áp dụng chính sách ưu đãi 70% học phí dành cho người mua căn hộ Bcons, 50% học phí đối với cư dân TP.Dĩ An trong 2 năm đầu tiên và 100% học phí cho cán bộ nhân viên có thâm niên của Bcons.

 

Ra mắt Ban Giám hiệu trường liên cấp B.SCHOOL

Bên cạnh đó, Trường cung cấp các dịch vụ miễn phí như: Giữ trẻ ngoài giờ, cơ sở vật chất, dịch vụ xe đưa đón theo tuyến cố định, phí kiểm tra tiếng Anh đầu vào. Qua đó, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng cư dân Bcons nói riêng và TP.Dĩ An nói chung.

 

Hệ thống phòng học hiện đại mang đến chất lượng giáo dục vượt trội

Ông Lê Như Thạch - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bcons cho biết: “Chúng tôi hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống trường B.SCHOOL từ bậc Mầm non, Tiểu học, THCS cho đến bậc Đại học. Đến năm 2030, sẽ có hơn 15 trường liên cấp B.SHOOL được xây dựng tại Bình Dương. Trong tháng 9/2024, Tập đoàn Bcons sẽ tiếp tục khởi công xây dựng trường THPT B.CHOOL tại TP.Dĩ An, góp phần đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố, tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam bộ trong thời gian tới.

 

Tập đoàn Bcons ký kết hợp tác với Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Dịp này, Tập đoàn Bcons đã ký kết hợp tác với Công đoàn Giáo dục Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi dành cho cán bộ, nhà giáo, người lao động toàn ngành Giáo dục và Đào tạo.

Được biết, năm học 2023-2024, TP.Dĩ An tăng khoảng 2.160 học sinh. Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, TP.Dĩ An đã tu sửa cơ sở vật chất, trường lớp 16 công trình với tổng số tiền gần 2,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tình trạng tăng số lượng học sinh cơ học như trên, rất cần các nhà đầu tư như Tập đoàn Bcons chung tay hỗ trợ xã hội hóa giáo dục để giảm tải cho các trường công lập trên địa bàn thành phố.

 

 

Phụ huynh và học sinh tham quan Thư viện của B.CHOOL

5/25/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtB.SCHOOL, ra mắt, liên cấp142-ra-mat-truong-lien-cap-b-school-tai-tp-di-aTrue121000
7.00
121,000
1.00
0
False
0
1
Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Quân đoàn 4Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Quân đoàn 4

TTĐT - ​Chiều 02-02, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Quân đoàn 4. 

​Tại các nơi đến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của tỉnh trong năm qua. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà đánh giá cao và ghi nhận sự phối hợp hiệu quả của các đơn vị cho sự phát triển chung của Bình Dương.

quankhu 7.jpg

quankhu7 1.jpg

Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đến thăm Bộ Tư lệnh Quân khu 7

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng những thành tích nổi bật mà các đơn vị đạt được thời gian qua. Đồng thời chúc toàn thể cán bộ, chiến sĩ đón một mù​a Xuân ấm áp và vui tươi; chúc các đơn vị tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt nhiều thành tích mới.

quankhu7 2.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng quà Tết cho Bộ Tư lệnh Quân khu 7

Lãnh đạo Quân khu 7, Quân đoàn 4 đã thông tin kết quả của các đơn vị trong năm 2023 và những kế hoạch triển khai trong năm 2024, trong đó có công tác chăm lo Tết Nguyên đán cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó.

quandoan4.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đến thăm và tặng quà Tết cho Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Quân đoàn 4 gửi lời chúc đến lãnh đạo tỉnh cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đón một mùa Xuân mới an vui, hạnh phúc.

2/2/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, thăm, chúc Tết, Bộ Tư lệnh, Quân khu 7, Quân đoàn 4963-lanh-dao-tinh-tham-chuc-tet-bo-tu-lenh-quan-khu-7-va-quan-doan-True121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023

TTĐT - Sáng 29-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Cục Thống kê tỉnh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023.

Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tăng 5,97% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng (năm 2022, đạt 166 triệu đồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/12/2023, thu hút vốn đầu tư trong nước được 85.498 tỷ đồng, giảm 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, có 6.744 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, tăng 8,2% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 59.723 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 48,2% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2023 đạt 155.259 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.


Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh

Hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn. Ước tính xuất siêu của tỉnh đạt 8,8 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 30,9 tỷ đô la Mỹ, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,13% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 73.258 tỷ đồng, đạt 98,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách năm 2023 ước thực hiện 36.026 tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thông tin về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho biết, theo kết quả khảo sát tại 429 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có 65,34% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2024 ổn định và tốt hơn; 34,66% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn; có 26,37% doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý IV/2023; có 37,31% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 36,32% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm; có 67,95% doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng và giữ ổn định quy mô lao động; có 32,05% số doanh nghiệp dự báo giảm quy mô lao động.

Tại buổi họp báo, đại diện các sở, ngành, phóng viên các cơ quan báo chí đã thảo luận những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

12/29/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHọp báo, công bố, kinh tế-xã hội858-hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-nam-202True
0.60
0
1.00
0
False
0.5
2
Thi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIIThi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

​Cuộc thi diễn ra từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 17/3/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi. Tuần thứ nhất: Từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 03/3/2024. Tuần thứ hai: Từ ngày 04/3/2024 đến hết ngày 10/3/2024. Tuần thứ ba: Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 17/3/2024.

Nội dung thi: NQ số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; NQ số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; NQ số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyên viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các NQ, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XIII của Đảng. Thông qua cuộc thi nhằm tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của NQ trong các tầng lớp nhân dân; góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh nội dung các NQ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng: 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng: 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả của các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Kế hoạch​    

3/1/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết476-thi-truc-tuyen-tim-hieu-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.8
5
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng lãnh sự SingaporeBí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tiếp Tổng lãnh sự Singapore

TTĐT - ​​Sáng 13-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Kho Ngee Seng Ray – Tổng Lãnh sự Singapore tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao.

Cùng tiếp có ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Bình Dương và các đối tác Singapore thời gian qua. Bình Dương đã thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư lớn và ứng dụng khoa học công nghệ cao từ Singapore, đặc biệt là dự án Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Dưới sự quan tâm của hai Chính phủ Việt Nam và Singapore, sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Chia sẻ thêm với Ngài Kho Ngee Seng Ray, Bí thư cho biết, trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, Singapore đứng vị trí thứ 3 với 271 dự án và tổng vốn đầu tư là 4 tỷ 848 triệu đô la Mỹ. Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác Singapore, tập trung thu hút các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, logistics, các dự án xây dựng và phát triển đô thị…; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các nhà đầu tư Singapore; đẩy mạnh phát triển trong nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thành phố thông minh và các lĩnh vực là thế mạnh của các đối tác.

Singapore 2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho Ngài Kho Ngee ​Seng Ray – Tổng Lãnh sự Singapore tại TP. Hồ Chí Minh​

Về công tác phòng, chống dịch Covid-19, hiện nay tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và đang tiếp tục tiêm vắc xin mũi tăng cường cho người dân, công nhân lao động. Nhờ tỷ lệ tiêm phủ vắc xin cao nên đến nay kinh tế của tỉnh đã cơ bản phục hồi; các khu công nghiệp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, tỉnh vẫn không chủ quan, lơ là và đang tập trung kiện toàn hệ thống y tế cơ sở, duy trì các trạm y tế, phòng khám trong các khu công nghiệp để phát hiện, quản lý, điều trị các ca F0.

Singapore 1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho Ngài Kho Ngee Seng Ray

Đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Singapore với Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, Ngài Kho Ngee Seng Ray cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhất là tỉnh Bình Dương với nhiều lĩnh vực quan trọng như: Xây dựng thành phố thông minh, công nghệ 4.0, năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, chống biến đổi khí hậu… Ngài Tổng lãnh sự cho biết sẽ tiếp tục tăng cường kết nối tỉnh Bình Dương với các đối tác, doanh nghiệp Singapore đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh đang quan tâm. Đồng thời, đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh, nhất là việc nhanh chóng xây dựng bệnh viện dã chiến để điều trị cho các bệnh nhân cũng như việc bao phủ vắc xin kịp thời với tỷ lệ cao. Ngài mong muốn trong thời gian tới, Việt Nam và Singapore sẽ thống nhất việc áp dụng hộ chiếu vắc xin để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hai nước đi lại, du lịch và hợp tác đầu tư. 

Singapore 3.jpg

Ngài Kho Ngee Seng Ray tặng quà lưu niệm cho Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi

12/13/2021 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBí thư, Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Lợi, Tổng lãnh sự, Singapore99-bi-thu-tinh-uy-nguyen-van-loi-tiep-tong-lanh-su-singaporTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
2
Danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xeDanh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe

TTĐT - Sở Y tế thông báo danh sách 27 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên địa bàn tỉnh cập nhật từ ngày 18/10/2023.​

​Danh sách cụ thể: ​

STTTên cơ sởĐịa chỉThời gian hoạt động
1.                 Bệnh viện đa khoa Medic Bình DươngSố 14A Nguyễn An Ninh, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu MộtGiờ hành chính
2.                 Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2Khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận AnGiờ hành chính
3.                 Phòng khám đa khoa Thánh TâmSố 02 Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận AnThứ 7 - CN
4.                 Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Bình DươngLô 178, khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao, thành phố Thuận AnGiờ hành chính
5.                 Trung tâm Y tế huyện Dầu TiếngKhu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu TiếngGiờ hành chính
6.                 Phòng khám đa khoa Thuận ThảoSố 412, Quốc lộ 13, khu phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến CátGiờ hành chính
7.                 Phòng khám đa khoa Quốc tế 368 Sài GònSố 102, tổ 3, khu phố Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân UyênGiờ hành chính
8.                 Phòng khám đa khoa Phúc An KhangSố 5/678, Đại lộ Bình Dương, khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thành phố Thuận AnGiờ hành chính
9.                 Phòng khám Đa khoa Nhân Nghĩa99 Đại lộ Bình Dương, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát.Giờ hành chính
10.             Phòng khám đa khoa Vũ CaoSố 158, đường Nguyễn Trãi, khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, thành phố Dĩ AnGiờ hành chính
11.             Bệnh viện Quân Y 4 – Quân đoàn 4137 ĐT 743 KP. Thống Nhất 2, Phường Dĩ An, thành phố Dĩ An Giờ hành chính
12.             Bệnh viện đa khoa cao su Dầu TiếngKhu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu TiếngGiờ hành chính
13.             Phòng khám đa khoa Quân dân Y tỉnh Bình DươngĐường Phú Lợi, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một.Giờ hành chính
14.             Trung tâm Y tế huyện Phú GiáoKhu phố 3, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú GiáoGiờ hành chính
15.             Phòng khám đa khoa Nhân HòaSố 1733 Đại lộ Bình Dương, khu phố 2, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu MộtGiờ hành chính
16.             Phòng khám đa khoa Phúc An Sài Gòn – CN 3Ô số 1, Lô PC-B41-2H, KDC Phú Chánh B, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu MộtGiờ hành chính
17.             Trung tâm Y tế thành phố Thuận AnĐường Nguyễn Văn Tiết, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận AnGiờ hành chính
18.             Phòng khám đa khoa An Phước Sài GònThửa đất số 342 và 343, tờ bản đồ số 33, khu phố Khánh Lộc, phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên.Thứ 2, Thứ 5 và Thứ 6.
19.             Trung tâm Y tế huyện Bàu BàngĐường D7-N9, KCN&ĐT Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu BàngGiờ hành chính
20.             Trung tâm Y tế thị xã Bến CátKhu phố 5, phường Mỹ Phước, thị xã Bến CátGiờ hành chính
21.             Trung tâm Y tế thành phố Tân UyênKhu phố 7, phường Uyên Hưng, thành phố Tân UyênGiờ hành chính
22.             Trung tâm Giám định Y khoaSố 211, đường Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu MộtGiờ hành chính
23.             Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu MộtSố 03 Văn Công Khai, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu MộtGiờ hành chính
24.             Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo Dĩ An Số 26/14 Khu phố Bình Đường, phường An Bình, thành phố Dĩ An

Thứ 2 đến Chủ nhật

(từ 07 giờ 00 đến 20 giờ 00)

25.             Phòng khám đa khoa thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình DươngĐường Lê Hồng Phong, khu phố 3, phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một Giờ hành chính
26.             Trung tâm Y tế thành phố Dĩ AnSố 500, đường ĐT 743, khu phố Đông Tác, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ AnGiờ hành chính và Thứ 7
27.             Phòng khám đa khoa Medic Miền Đông thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Medic Miền Đông (công bố ngày 13/9/2023)Thửa đất số 185, 39 tờ bản đồ số 231, C4-1, đường Thủ Khoa Huân, khu phố Bình Phước A, phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

​Thứ 2 đến Chủ nhật

(từ 06 giờ 00 đến 20 giờ 00)

Văn bản 

10/20/2023 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtDanh sách các cơ sở, khám sức khỏe lái xe536-danh-sach-cac-co-so-du-dieu-kien-kham-suc-khoe-lai-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
3
Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư phápTiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

TTĐT - ​​Sáng 17-5, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Bình Dương, dự hội nghị có lãnh đạo Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan.

Luật Giám định tư pháp được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Để bảo đảm phát huy những thành tựu, kết quả của giám định tư pháp, ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). 

Thời gian qua, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh ngày càng quan tâm hơn đến công tác giám định tư pháp, từng bước nhận diện và triển khai, thực hiện rõ nét hơn các nhiệm vụ được giao về giám định tư pháp, nhất là sau khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nhiều chỉ đạo về giám định tư pháp, đồng thời kiểm tra công tác này tại một số Bộ, ngành và địa phương.

IMG_hntt0384.jpg

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Đến nay, cả nước có 580 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, văn hóa, giao thông vận tải, kế hoạch và đầu tư, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bí mật Nhà nước, tư pháp, Bảo hiểm xã hội...

Đội ngũ giám định viên tư pháp ở các lĩnh vực trong toàn quốc là 7.135 người; có 2.621 người giám định tư pháp theo vụ việc.

Từ năm 2018 đến ngày 30/6/2023, hệ thống tổ chức, người giám định tư pháp ở các lĩnh vực đã thực hiện 1.039.615 vụ việc. Chất lượng công tác giám định chuyển biến mạnh ở cả 02 cấp, thể hiện ở việc các chuyên ngành giám định ngày càng được triển khai chuyên sâu hơn.

Các kết luận giám định góp phần quan trọng để giải quyết nhanh chóng các vụ án, vụ việc chính xác, khách quan, đúng pháp luật, góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng. 

Tại hội nghị, đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương đã tham luận và trao đổi về thực trạng hoạt động giám định tư pháp trong công an nhân dân, lĩnh vực tài chính; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hoạt động pháp y, tài nguyên và môi trường…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh: Để Luật Giám định tư pháp tiếp tục được triển khai hiệu quả trong thực tiễn, cần thiết phải tổng kết thực hiện luật nhằm đánh giá kết quả, nhận diện và xác định rõ hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc, từ đó kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật Giám định tư pháp phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng về giám định tư pháp; tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác quản lý giám định tư pháp; đầu tư thỏa đáng về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giám định tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp và triển khai hiệu quả chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với công tác giám định tư pháp.​

5/17/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết đổi mới, nâng cao hiệu quả ,hoạt động giám định tư pháp906-tiep-tuc-doi-moi-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-giam-dinh-tu-phaFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại SEA Games 32Bình Dương: Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích tại SEA Games 32

TTĐT - ​Chiều 30-5, tại Nhà Thi đấu tỉnh Bình Dương (TP.Thủ Dầu Một) đã diễn ra Lễ tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) đạt thành tích tại SEA Games 32 và các diễn viên, ca sĩ đạt thành tích tại Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" năm 2023.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đại diện doanh nghiệp. 

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, lĩnh vực văn hóa, thể thao tỉnh Bình Dương ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật tại các giải thể thao, hội thi, hội diễn văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia hàng năm.

VIET0525.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Riêng lĩnh vực thể thao, Bình Dương đạt 29 Huy chương Vàng (HCV), 22 Huy chương Bạc (HCB), 56 Huy chương Đồng (HCĐ) và xếp hạng 8 trên 65 tỉnh, thành, ngành tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022. Đặc biệt tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia, thể thao Bình Dương đã đóng góp 01 HCV, 02 HCB và 6 HCĐ vào bảng thành tích hạng Nhất toàn đoàn của Đoàn Thể thao Việt Nam.​

SG32 1.jpg 

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa phải) – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà (bìa trái) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho VĐV Lại Lý Huynh đạt HCV môn Cờ tướng tại SEA Games 32

Trong lĩnh vực văn hóa, Bình Dương đã xuất sắc đạt 03 HCV tiết mục, 03 HCB tiết mục và HCV toàn đoàn tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2022 tại Đắk Lắk; đạt 02 HCV tiết mục, 02 HCB tiết mục và HCV giải chương trình tại Hội diễn "Tiếng hát Công nhân và Người lao động toàn quốc" năm 2022 tại Bắc Ninh. Năm 2023, tham gia Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" tại Hải Phòng, Bình Dương đạt 03 HCV, 02 HCB tại 03 nội dung dự thi, được đánh giá là một trong hai đơn vị có chương trình biểu diễn xuất sắc nhất trong tổng số 46 tỉnh, thành tham gia.

sg32 2.jpg

VNSG3244.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho HLV và VĐV có thành tích xuất sắc trong huấn luyện và thi đấu tại SEAGames 32

Những thành quả này có được là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu đầy nghị lực của từng cá nhân VĐV, ca sĩ, diễn viên trong tập luyện và tham gia hoạt động; sự đóng góp lớn lao của các HLV, đạo diễn, những người đã âm thầm kiên trì, bền bỉ cống hiến vì sự phát triển văn hóa, thể thao tỉnh nhà. Kết quả này cũng minh chứng cho sự đầu tư đúng đắn, hợp lý và bài bản của tỉnh, của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thời gian qua.

SUCKHUNG.jpg

Trao thưởng cho tập thể viên chức, diễn viên, ca sĩ đạt HCV, HCB tại Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc “Biển và Hải đảo Việt Nam”

SEAGAME.jpg

Trao Giấy khen cho HLV có nhiều đóng góp hiệu quả, góp phần vào thành tích chung của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32 và Đoàn Bình Dương tham dự đạt thành tích tại Hội thi Tuyên truyền lưu động toàn quốc "Biển và Hải đảo Việt Nam" năm 2023​​

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà đã ghi nhận, biểu dương sự cống hiến của các viên chức, HLV, VĐV, diễn viên và ca sĩ cũng như những đổi mới của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh thời gian qua.

VNSG3243.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại buổi lễ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn và tin tưởng rằng, thời gian tới, các HLV, VĐV, ca sĩ và diễn viên sẽ không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện phấn đấu để mang về nhiều thành tích cao quý hơn nữa tại các giải thể thao, hội thi, hội diễn ở cấp độ cao hơn. 

TRANGDEP.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng các VĐV, HLV, diễn viên, ca sĩ​

5/30/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, tuyên dương, khen thưởng, huấn luyện viên, vận động viên, thành tích, SEA Games, 32868-binh-duong-tuyen-duong-khen-thuong-huan-luyen-vien-van-dong-vien-dat-thanh-tich-tai-sea-games-3True
0.00
0
0.00
False
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri

TTĐT - ​UBND tỉnh báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri phục vụ hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh.

Trong kỳ giám sát, UBND tỉnh đã ghi nhận 336 kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp của HĐND tỉnh khóa X và các kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại kỳ giám sát trước đang trong quá trình xem xét để tiếp tục giải quyết trong năm 2024. Nội dung kiến nghị liên quan đến hầu hết các lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Đến nay, 236/336 kiến nghị trong kỳ giám sát đã được UBND tỉnh tiếp thu giải quyết và trả lời cho cử tri, đạt 70,24%.

Bên cạnh những kiến nghị đã được giải quyết, một số kiến nghị cụ thể của cử tri đang được sở, ngành ghi nhận, tiếp thu, đề ra các giải pháp, lộ trình để giải quyết.

Thời gian tới, UBND tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo tại Thông báo số 275-TB/VPTU ngày 04/3/2023 của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh liên quan đến nội dung nâng cao chất lượng chuẩn bị các kỳ họp HĐND tỉnh, giải quyết kiến nghị của cử tri và phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND tỉnh.

Các sở, ban, ngành, địa phương khắc phục những hạn chế, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, nâng cao chất lượng giải quyết; đảm bảo nội dung trả lời kiến nghị cử tri chính xác, đầy đủ, đúng trọng tâm; báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đúng thời hạn theo yêu cầu.

Khẩn trương rà soát giải quyết các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch, biện pháp giải quyết các kiến nghị cử tri gửi đến nhiều lần, nhiều năm; chú trọng giải quyết các kiến nghị tại các kỳ giám sát của Thường trực HĐND tỉnh.

Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường đối thoại với cử tri nhằm tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối giữa cử tri với chính quyền địa phương cùng trao đổi và phản hồi các ý kiến, nguyện vọng và các vấn đề mà cử tri quan tâm để giải quyết kiến nghị đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Xem nội dung chi tiết trả lời kiến nghị cử tri tại mục: Trả lời kiến nghị cử tri.

Báo cáo​

5/20/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtkết quả, giải quyết kiến nghị cử tri299-ket-qua-giai-quyet-kien-nghi-cua-cu-triFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Thông qua Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, bổ sung khu vực phát triển đô thị Bến Cát Thông qua Kế hoạch sử dụng đất năm 2024, bổ sung khu vực phát triển đô thị Bến Cát

TTĐT - ​Chiều 05-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh tổ chức Phiên họp lần thứ 55 thông qua Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của 09 huyện, thị xã, thành phố và các nội dung về quy hoạch, chủ trương đầu t​ư các dự án. Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp. 

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành.

Thông qua Kế hoạch sử dụng đất của 09 huyện, thị xã, thành phố

Phiên họp đã xem xét cho ý kiến đối với các Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của 09 huyện, thị xã, thành phố. 

Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các huyện, thị xã, thành phố gồm kế hoạch thu hồi đất và kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó kế hoạch thu hồi đất gồm các chỉ tiêu: Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024; kế hoạch thu hồi các loại đất; diện tích thu hồi đất năm 2024; danh mục công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục công trình, dự án thu hồi đất loại bỏ năm 2024.

Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 gồm: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất và danh mục công trình, dự án chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024.

Vị trí các khu thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024, Báo cáo thuyết minh tổng hợp và phải đảm bảo phù hợp với Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030.

phienhop55.jpg

UBND tỉnh thông qua Kế hoạch sử dụng đất của 09 huyện, thị xã, thành phố

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, tổng diện tích sử dụng đất năm 2024 tại 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh là 5.691 hecta. Trong đó có 5.612 hecta đất nông nghiệp cần thu hồi và đất phi nông nghiệp cần thu hồi là hơn 79 hecta. Có khoảng 405 công trình thực hiện theo hình thức thu hồi đất với tổng diện tích 5.691 hecta.

Về chuyển mục đích sử dụng đất, năm 2024, có khoảng 10.149 hecta đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp. Trong đó chủ yếu tại TP.Tân Uyên, TX.Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm như đường Vành đai 4, cảng An Tây, các khu đô thị mới… Tổng số 508 dự án chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 4.029 hecta và chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân khoảng 1.199 hecta.

Qua xem xét, các đại biểu cho rằng nội dung các kế hoạch sử dụng đất đã cơ bản đầy đủ và phù hợp, do đó thống nhất thông qua các Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của 09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. 

Bổ sung 09 khu vực phát triển đô thị Bến Cát

Một nội dung quan trọng khác cũng được xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp là Tờ trình của Sở Xây dựng về việc xem xét, bổ sung Danh mục khu vực phát triển đô thị vào chương trình phát triển đô thị Bến Cát. 

phienhop553.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây dựng trình bày Tờ trình về việc bổ sung Danh mục khu vực phát triển đô thị vào chương trình phát triển đô thị Bến Cát

Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, để đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai thu hút đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị trên địa bàn TX.Bến Cát, Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh bổ sung danh mục 09 khu vực phát triển đô thị (theo Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung TX.Bến Cát đến năm 2040) vào Quyết định số 1553/QĐ-UBND ngày 15/6/2017 của UBND tỉnh. 

Cụ thể, 03 khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 gồm: An Điền, An Tây (khu đô thị Cảng - Logistic - Dịch vụ); Hòa Lợi (khu hỗn hợp cao tầng); Tân Định, Hòa Lợi (khu đô thị, thương mại, dịch vụ). Bên cạnh đó, khu vực phát triển đô thị mới gồm: Mỹ Phước (khu ở hỗn hợp cao tầng), Chánh Phú Hòa (khu ở phát triển theo đầu mối giao thông)và Phú An, An Điền (khu ở hỗn hợp cao tầng); khu cải tạo đô thị gồm: Mỹ Phước (khu ở hỗn hợp thấp tầng) và Tân Định (khu ở hỗn hợp cao tầng).

Các nội dung khác vẫn thực hiện theo Chương trình phát triển đô thị Bến Cát được phê duyệt tại Quyết định số 1553/QĐ-UBND của UBND tỉnh. TX.Bến Cát tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo về đầu tư và phát triển đô thị theo quy định.

Góp ý cho nội dung này, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch, đề xuất các khu vực phát triển đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị, logistics kết nối với các tuyến đường giao thông trọng điểm (trong đó có đường Vành đai 4) làm cơ sở thực hiện phương án thu hồi đất dọc 02 bên tuyến đường để tạo động lực và không gian phát triển, phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối vùng, khu vực. 

Qua rà soát, trong số 09 khu vực phát triển đô thị dự kiến bổ sung vào Chương trình phát triển đô thị Bến Cát, có 03 khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4. Điều này phù hợp với chủ trương của tỉnh, đồng thời cũng phù hợp với phương án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. 

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập cho học sinh bậc tiểu học, Phiên họp đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Trường Tiểu học An Sơn tại xã An Điền, TX.Bến Cát với tổng mức đầu tư hơn127 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện từ năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027.

phienhop552.jpg

Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Út trình bày nội dung triển khai Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

Cũng tại Phiên họp, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành đã thảo luận cho ý kiến các nội dung: Dự thảo kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 06/12/2022 về ban hành giá nước sạch sinh hoạt nông thôn năm 2023 trên địa bàn tỉnh; công văn triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công, mua sắm hàng hóa dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức đơn vị; đề xuất xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; ủy quyền giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông; dự thảo Quyết định của UBND tỉnh về việc bãi bỏ Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND về quy chế xét, cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Bình Dương.

phienhop554.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thống nhất với các nội dung được trình bày tại Phiên họp. Đối với Kế hoạch sử dụng đất của 09 huyện, thị xã, thành phố, UBND cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng Kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt. Đồng thời tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất.

Đối với các nội dung còn lại, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành tiếp thu các ý kiến đóng góp, sớm hoàn chỉnh các nội dung trình UBND tỉnh ban hành.

2/5/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtthông qua, kế hoạch sử dụng đất, năm 2024, bổ sung, khu vực, phát triển đô thị, Bến Cát518-thong-qua-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2024-bo-sung-khu-vuc-phat-trien-do-thi-ben-catTrue
0.00
0
0.00
False
3.277778
9
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật BảnPhó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản

TTĐT - ​Sáng 20-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Ngài Umeda Kunio -  Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến chào xã giao.

​Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã chào mừng Ngài Umeda Kunio và phu nhân đã đến thăm và làm việc tại Bình Dương. Đồng thời, giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua cũng như thành tựu gặt hái được trong năm 2019. Ông nhấn mạnh, trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên địa bàn tỉnh, Nhật Bản hiện đang đứng đầu về số vốn đầu tư và hỗ trợ Bình Dương các dự án vốn vay phát triển hạ tầng. Bên cạnh việc hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp Nhật Bản đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách chăm lo đời sống cho người lao động và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Ông cảm ơn Ngài Umeda Kunio thời gian qua luôn quan tâm, đồng hành cùng sự phát truển của tỉnh cũng như đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.

DaisuNB 2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp Ngài Umeda Kunio -  Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Ngài Umeda Kunio đánh giá cao tiềm năng và bước phát triển lớn mạnh của Bình Dương; sự quyết tâm, nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng đến Bình Dương sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, Bình Dương đang triển khai một số dự án về hạ tầng giao thông như tuyến xe buýt nhanh BRT từ Thành phố mới đi Suối Tiên, dự án đang hoàn thiện các thủ tục để phía Nhật Bản giải ngân trong thời gian sớm nhất. Đối với việc kéo dài tuyến Metro số 1 của thành phố Hồ Chí Minh, phía Nhật Bản rất quan tâm đến dự án này. Do đó, mong muốn tỉnh Bình Dương có giải pháp để triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Bên cạnh mối quan hệ về kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản nói chung và Bình Dương nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ, điển hình như Giải bóng đá U13 giữa Việt Nam và Nhật Bản vừa được khai mạc tại Bình Dương. Đồng thời Ngài Umeda Kunio mong muốn, Bình Dương sẽ trở thành nơi hợp tác phát triển bóng đá với các câu lạc bộ của Nhật Bản trong thời gian tới. Mặt khác, hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác trên lĩnh vực giáo dục như dạy tiếng Nhật và đưa du học sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản.

DaisuNB 1.jpg

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho Ngài Umeda Kunio 

Ông Mai Hùng Dũng đã cảm ơn và đánh giá cao các dự án, chương trình hợp tác của Nhật Bản với Bình Dương. Qua đó, mong muốn Ngài Umeda Kunio tiếp tục có những đóng góp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiện thực hóa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian tới.

12/20/2019 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTin/CMSImageNew/2019-12/tin 2- Tinh BDg tiep dai su Nhat Ban.mp3Xem chi tiếtĐại sứ, đặc mệnh, toàn quyền, Nhật Bản 147-pho-chu-tich-thuong-truc-ubnd-tinh-mai-hung-dung-tiep-dai-su-dac-menh-toan-quyen-nhat-baTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.35
10
Xây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minhXây dựng Bến Cát xứng danh thành phố hiện đại, văn minh

TTĐT - Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bến Cát được định hướng trở thành trung tâm đô thị công nghiệp – dịch vụ – đầu mối giao thông của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Phát huy những tiềm năng, thế mạnh, Bến Cát đã có bước chuyển mình, đột phá thành công với diện mạo đô thị năng động, mang dáng dấp của một thành phố văn minh, hiện đại.

Chuyển mình lên thành phố

Cách đây 10 năm, ngày 01/4/2014, thị xã Bến Cát chính thức được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQCP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 hecta diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu, với 08 đơn vị hành chính: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa, phường Chánh Phú Hòa, phường Tân Định, phường Hòa Lợi, xã An Điền, xã An Tây và xã Phú An.

Qua 10 năm phát triển, Bến Cát đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế phát triển một cách toàn diện, có trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, gắn với phát triển đô thị. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị có bước chuyển biến mới. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục tiếp tục đi vào chiều sâu, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ nét về vật chất lẫn tinh thần, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp (70,1%) – thương mại dịch vụ (29,7%) – nông nghiệp (0,2%). Tổng giá trị sản xuất đạt trên 285.000 tỷ đồng, có 27/34 chỉ tiêu đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra; 04/34 chỉ tiêu đạt từ 69% - 90%. Tổng thu ngân sách địa phương đạt trên 1.114 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND thị xã giao, trong đó thu ngân sách địa phương được hưởng trên 818 tỷ đồng.

 

Tượng đài Bến Cát

Xác định phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng, thời gian qua, thị xã Bến Cát đã huy động đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau để kịp thời đáp ứng tốc độ phát triển, hướng đến đô thị hiện đại, văn minh. Giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Bến Cát đã đầu tư hoàn thành 98/138 công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, thị xã còn duy tu sửa chữa, đầu tư nâng cấp 306 tuyến đường, hệ thống chiếu sáng được đầu tư cho 499 tuyến. Song song đó, thị xã Bến Cát cũng quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị xã. với một số công trình tiêu biểu, điểm nhấn như: Tượng đài Bến Cát, Trung tâm Văn hóa Thanh niên Công nhân, Nhà truyền thống và Thư viện, Nhà Thiếu nhi thị xã, các công viên cây xanh, công trình công viên dọc sông Thị Tính; khai thông, uốn nắn dòng chảy đoạn hạ lưu rạch Cầu Quan đến sông Thị Tính; mở rộng đường 30-4 từ Kho bạc đến Cầu Quan; Trung tâm điều hành IOC, Cầu Đò 2…

 

Công nghiệp là đòn bẩy để Bến Cát phát triển vượt bậc. Ảnh: Một góc Khu công nghiệp Mỹ Phước 3

Từ chủ trương đưa công nghiệp về các huyện phía Bắc của tỉnh, kinh tế Bến Cát đã vươn vai phát triển vượt bậc. Bến Cát đã xây dựng các khu công nghiệp làm yếu tố đột phá để phát triển. Đến nay, trên địa bàn thị xã có các khu công nghiệp: Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp… Các khu công nghiệp này đã giúp thị xã Bến Cát thu hút gần 1.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 10 tỷ đô la Mỹ. Tác động của các khu công nghiệp này đã giúp địa phương chuyển dịch nhanh từ thuần nông sang công nghiệp, thúc đẩy phát triển về đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã tăng nhanh và ổn định trong những năm qua. Riêng trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã Bến Cát đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Sự phát triển công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách cho thị xã, giải quyết được việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trong và ngoài địa phương Sự phát triển công nghiệp đã giúp đời sống nhân dân thay đổi diệu kỳ, từ thu nhập không đáng kể nhưng đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã Bến Cát rất cao, đạt hơn 135 triệu đồng/người/năm.

 

Công nghiệp đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã phát triển. Ảnh: Siêu thị Go của nhà đầu tư Thái Lan sẽ sớm được xây dựng ngay trung tâm thị xã Bến Cát

Công nghiệp cũng đã tác động mạnh để thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là những ngành, lĩnh vực có tính đột phá và giá trị gia tăng cao như: Tài chính - tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, logistics,… góp phần nâng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thị xã đạt 84.650 tỷ đồng, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác giáo dục tập trung các phương pháp đổi mới dạy và học. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có tổng cộng 82 trường và 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 trường Trung cấp, 01 trường Đại học; trong đó có 26 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo tốt nhu cầu dạy và học của người dân trên địa bàn.

Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn thị xã có 01 Trung tâm y tế quy mô 137 giường, 01 Bệnh viện đa khoa quy mô 500 giường, 11 Phòng khám đa khoa tư nhân, 08 Trạm y tế và 03 Phòng khám đa khoa khu vực, với tổng 818 giường bệnh. Trong năm 2023, ngành Y tế thị xã đã tổ chức khám, chữa bệnh cho trên 727.000 lượt người, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khám, chữa bệnh hiện đại.

Các công trình văn hóa được quan tâm nâng cấp, xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của người dân. Từng bước nâng cao chất lượng sống, vui chơi giải trí cho người dân trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho thị xã Bến Cát thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn, sớm trở thành trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại - dịch vụ phía Bắc vùng TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Trọng Ân – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã chia sẻ, qua đánh giá Đề án thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dươngcho thấy, đối với các tiêu chí: Dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp… các xã đã đủ các tiêu chuẩn nâng lên phường và thị xã Bến Cát đủ tiêu chuẩn nâng lên thành phố. Đây là kết quả minh chứng cho sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng bộ, sự phấn đấu không ngừng của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã.

Người dân hưởng lợi

Thành phố Bến Cát được thành lập theo Nghị quyết số 1012/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2024, với diện tích tự nhiên 234,35 km2, dân số 364.578 người và 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường (An Điền, An Tây, Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa) và 01 xã (Phú An).

Việc thành lập thành phố Bến Cát sẽ tạo sức hút lớn hơn nữa đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ; thúc đẩy đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông trong vùng nội thị kết nối với ngoại thị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận; góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nhờ đó giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm, thu hút lực lượng lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giữ nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương phục vụ phát triển kinh tế ngay tại quê nhà. Đồng thời, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để tăng mức đầu tư cho công trình phúc lợi xã hội, đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân.

Các hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng quy hoạch, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến, kiến trúc hiện đại như: Hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường điện ngầm, hệ thống thu gom nước mưa, cống mương thoát nước, hệ thống cáp điện, đường ống cấp nước, cáp thông tin đi trong hào kỹ thuật,... sẽ tạo ra diện mạo đô thị khang trang, sạch đẹp.

Ông Bùi Minh Thạnh – Bí thư Thị ủy Bến Cát cho biết, việc thành lập thành phố Bến Cát có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của thị xã Bến Cát nói riêng và của của tỉnh Bình Dương nói chung. Đồng thời, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi thị xã được nâng lên thành phố. Việc thành lập thành phố là tiền đề để Bến Cát hoàn thiện Quy hoạch chung đến năm 2040, Chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Là điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn thành phố trong thời gian tới như: Thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, viễn thông; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại; nâng cấp, mở rộng, xây mới các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, trường học,… nhằm giải quyết nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân, là tác nhân thúc đẩy nâng cao trình độ dân trí của người dân. Các công trình kiến trúc mới được xây dựng, cải tạo, đặc biệt là các khu vực sinh thái, công viên cây xanh sẽ góp phần nâng cao mỹ quan đô thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái đô thị.

 

Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thị xã Bến Cát

"Trên cơ sở Quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040 của UBND tỉnh, thị xã Bến Cát đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đồng loạt, đồng bộ Quy hoạch phân khu cho 08 phường, xã, giúp cho các công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Bến Cát được hoàn thành vào cuối năm 2022. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản, hướng đến xây dựng không gian phát triển và nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp nhân dân, công nhân lao động. Định hướng đến năm 2030, Bến Cát trở thành đô thị công nghiệp - dịch vụ. Đến năm 2040, Bến Cát là trung tâm đô thị - dịch vụ - công nghiệp, đầu mối giao thông phát triển theo 2 hướng chính, đó là phát triển hành lang thương mại - dịch vụ dọc Quốc lộ 13 theo hướng Bắc - Nam và phát triển các khu đô thị thương mại - dịch vụ dọc theo đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, tuyến vận tải theo hướng Đông Tây." – Ông Bùi Minh Thạnh cho biết thêm.

Chia sẻ niềm vui khi Bến Cát lên thành phố, bà Trần Thị Nga - người dân xã An Điền cho biết: "Mấy năm gần đây, xã An Điền nói riêng và TX. Bến Cát nói chung đã có sự phát triển mạnh mẽ, nổi bật là hạ tầng giao thông - đô thị. Đường sá được nâng cấp láng nhựa rộng thênh thang, đi lại dễ dàng, mọi người ai nấy đều rất phấn khởi... Chúng tôi mong muốn trong tương lai gần, Bến Cát sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa và bền vững hơn nữa. Không chỉ phát triển kinh tế mà chính quyền cần phải chú trọng nâng cao đời sống tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh cho nhân dân... để Bến Cát luôn là nơi "đất lành chim đậu", nơi đáng sống của mọi người. Cứ nghĩ sau vài hôm nữa khi thức dậy mình đã là người thành phố lại thấy vui. Hy vọng thành phố sẽ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở vật chất để bộ mặt địa phương phát triển xứng tầm."

 

Xã An Điền đã hội đủ các điều kiện lên phường. Ảnh: Các tuyến đường trên địa bàn xã An Điền đã được bê tông hóa

Còn ông Lê Văn Bá - người dân xã An Tây chia sẻ: "Còn gì vui hơn khi trở thành công dân thành phố, bởi từ thị xã lên thành phố không chỉ đơn thuần là nâng cấp đơn vị hành chính mà còn phải hội tụ được nhiều điều kiện, chính sách để phát triển. Lên thành phố, thời gian tới, Bến Cát sẽ có nhiều điều kiện hơn để phát triển. Và không ai khác, chính người dân nơi đây sẽ được thụ hưởng những thành quả của sự phát triển đó. Tuy nhiên, điều chúng tôi mong muốn là chính quyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thay đổi các loại giấy tờ cho phù hợp với yêu cầu mới, tình hình mới, đồng thời có nhiều chính sách tạo điều kiện cho người dân an tâm làm ăn, sinh sống."

Chia sẻ niềm vui với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Bến Cát khi chuẩn bị lên thành phố, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Bến Cát. Trong đó, Bí thư lưu ý, Bến Cát phải tập trung xây dựng đô thị thật sự là nơi đáng sống. Chăm lo tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đối tượng hộ nghèo, khó khăn không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi lên thành phố, đời sống người dân Bến Cát phải được nâng lên rõ rệt và chính người dân được hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố.

4/23/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBến Cát, xứng danh, thành phố, hiện đại, văn minh236-xay-dung-ben-cat-xung-danh-thanh-pho-hien-dai-van-minTrue121000
5.00
121,000
0.00
0
False
1.766667
15
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh năm 2023Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh năm 2023

TTĐT - ​​Hội đồng tuyển dụng viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023 thông báo triệu tập các thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn (Vòng 2) kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023.

Theo đó, thời gian phỏng vấn từ ngày 05/01/2024 đến ngày 07/01/2024. Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút.  Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút.

Các thí sinh kiểm tra thời gian phỏng vấn theo danh sách và có mặt trước giờ phỏng vấn 15 phút.

Địa điểm phỏng vấn: Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Địa chỉ: 529 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Thí sinh xuất trình Thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy Chứng minh nhân dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.

Thí sinh chỉ được mang bút theo quy định. Hội đồng sẽ phát giấy nháp để thí sinh chuẩn bị nội dung trả lời. Thí sinh không được mang theo điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu thiết bị chứa đựng thông tin khác vào phòng thi.

Thông báo ​

12/30/2023 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết871-trieu-tap-thi-sinh-du-dieu-kien-tieu-chuan-tham-du-phong-van-ky-xet-tuyen-vien-chuc-nganh-y-te-tinh-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.9
5
Bình Dương: Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024Bình Dương: Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

TTĐT - ​Sáng 15-5, tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B, TP. Dĩ An đã diễn ra Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024.

Tham dự Lễ phát động có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024 nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024). Đặc biệt là giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, cảnh quan môi trường sống cho nhân dân, nhất là đối với các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá - đô thị hóa cao như tỉnh Bình Dương.

 

Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024


Theo kế hoạch, đợt phát động năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng khoảng 1.500 cây xanh, hoa kiểng với nhiều chủng, loại khác nhau.

Riêng tại Lễ phát động, sẽ trồng khoảng 1.000 cây xanh, hoa kiểng các loại như: Giáng hương, bàng Đài Loan, dầu, sao, chiêu liêu, nhạc ngựa, tường vy, hoa giấy, chuông vàng…

 

Nghi thức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024


Phát biểu tại buổi lễ, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, thực hiện Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần triển khai "Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng phát động và cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng tại hội nghị COP 26, trong năm 2023, toàn tỉnh đã trồng được trên 83.000 cây xanh các loại, tương đương khoảng 199 hecta. Trong đó, khu vực đô thị trồng được trên 69.000 cây, khu vực nông thôn trồng được trên 14.000 cây, hầu hết các khu công nghiệp, khu đô thị đều đảm bảo tỷ lệ diện tích cây xanh.

Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024 ngoài việc để tưởng nhớ Bác, còn là bắt đầu của các chuỗi hoạt động "Vì một Bình Dương xanh" và "Ngày thứ Bảy văn minh". Ông đề nghị, cả hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan môi trường sống, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong từng cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Các địa phương cần rà soát quỹ đất nhằm nâng cao tỷ lệ cây xanh bao phủ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần đóng góp một phần nguồn lực của mình vào các hoạt động trồng cây nhằm hướng tới một tương lai bền vững.

Ngay sau Lễ phát động, các đại biểu đã tham gia trồng cây xanh tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B, TP. Dĩ An​.

 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia trồng cây

 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên cây giáng hương do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trồng

 

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tham gia trồng cây

 

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham gia trồng cây

 

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tham gia trồng cây

 

Người dân địa phương tham gia trồng cây

 

Các lực lượng đoàn viên, dân quân tự vệ tham gia trồng cây

 

Các em học sinh tham gia trồng cây


5/15/2024 3:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiết39-binh-duong-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.25
2
Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệpChủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

TTĐT - ​Sáng 25-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Tại Phiên họp, lãnh đạo các sở ngành đã báo cáo tiến độ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác khoáng sản, chấp thuận chủ trương đầu tư; xác định hướng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua khu nhà ở nông thôn xã An Long, huyện Phú Giáo…

phienhop11bcd2.jpg

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương báo cáo tiến độ giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã chỉ đạo cụ thể tháo gỡ vướng mắc của từng dự án. Chủ tịch UBND t​ỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

phienhop11bcd1.jpg

Ông Nguyễn Hồng Nguyên - Phó Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên báo cáo tiến độ giải quyết khó khăn dự án trên địa bàn

Từ đầu năm đến nay, diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến đến các động lực tăng trưởng của tỉnh. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành triển khai kịp thời các chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; nắm bắt, tiếp nhận thông tin để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ tham mưu tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường… Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản thường xuyên lắng nghe nhiều chiều, chủ động tháo gỡ những khó khăn thuộc thẩm quyền. Các ngành, các cấp chủ động rà soát, phân loại tình hình hoạt động của từng nhóm doanh nghiệp, từng doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ tích cực với tinh thần sẻ chia, cầu thị, xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh. 

10/25/2023 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh, họp, giải quyết khó khăn, vướng mắc, doanh nghiệp972-chu-tich-ubnd-tinh-chu-tri-hop-giai-quyet-kho-khan-vuong-mac-cho-doanh-nghieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.333333
3
Tỉnh Bình Dương và Yamaguchi (Nhật Bản) tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vựcTỉnh Bình Dương và Yamaguchi (Nhật Bản) tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên mọi lĩnh vực

TTĐT - ​Chiều 14-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - ​​Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) do ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi làm Trưởng đoàn.

Cùng tiếp có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành và một số doanh nghiệp, trường đại học của tỉnh.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh bày tỏ vinh dự khi được đón tiếp Thống đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đến thăm, làm việc tại tỉnh Bình Dương. Chuyến công tác của Đoàn lần này càng đặc biệt hơn khi hai nước Việt Nam – Nhật Bản đang hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023 (21/9/1973-21/9/2023). 


Toàn cảnh buổi tiếp

Ông Võ Văn Minh đã thông tin với Đoàn một số kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương thời gian qua. Bình Dương luôn giữ vững vị thế là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Mặc dù phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch bệnh và nhiều khó khăn từ tình hình chính trị, kinh tế quốc tế nhưng tỉnh Bình Dương đã kịp thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để ổn định đời sống cho người dân, phục hồi và phát triển kinh tế mạnh mẽ. Kết quả, 10 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,29% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 36 tỷ đô la Mỹ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 26 tỷ đô la Mỹ; duy trì thặng dư thương mại gần 10 tỷ đô la Mỹ.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại buổi tiếp

Bình Dương cũng là điểm đến hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Lũy kế đến ngày 31/10/2022, toàn tỉnh có 4.076 dự án đầu tư của các doanh nghiệp đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 39,6 tỷ đô la Mỹ. Trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư 339 dự án, tổng số vốn gần 6 tỷ đô la Mỹ. 

Trên cơ sở của mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản; những thỏa thuận đã được ký kết giữa hai tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi, hai địa phương đã tiến hành đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hữu nghị, thúc đẩy xúc tiến thương mại và hợp tác đầu tư, mở rộng các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao… Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, Bình Dương đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự hợp tác, phối hợp của chính quyền tỉnh Yamaguchi trong kết nối Bình Dương với các đối tác Nhật Bản, góp phần tăng cường và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi, cũng như giữa tỉnh Bình Dương với các đối tác Nhật Bản khác trong thời gian qua. 


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (phải) tặng quà lưu niệm cho ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi


Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tặng quà lưu niệm cho ông Futatsugu Kenji - Phó Chủ tịch Hội đồng tỉnh Yamaguchi

Đáp lời lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Muraoka Tsugumasa - Thống đốc tỉnh Yamaguchi bày tỏ phấn khởi trước những hoạt động cụ thể hóa những nội dung đã ký kết giữa hai bên trong thời gian qua. Đặc biệt ngay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ổn định, đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm, làm việc với chính quyền và Hội đồng tỉnh Yamaguchi. Ông cho biết, Yamaguchi có thế mạnh về phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo và các ngành sản xuất phụ tùng xe ô tô. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và chủ trương kêu gọi thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản của tỉnh Bình Dương nói riêng. 




Lãnh đạo tỉnh Yamaguchi tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương

Tại buổi làm việc, lãnh đạo hai địa phương đã trao đổi việc phối hợp tổ chức chương trình lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản vào năm 2023. Đồng thời thống nhất tiếp tục duy trì các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; nghiên cứu về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; phát triển chương trình hợp tác đào tạo công chức; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực điều dưỡng, đào tạo tiếng Nhật, trao đổi sinh viên giữa các trường đại học của hai địa phương và nâng tầm các hoạt động hợp tác khác giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi.​


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ngày 25/12/2014, tỉnh Bình Dương và tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản) đã ký Bản thỏa thuận về việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo xúc tiến đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương. Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Từ tháng 02/2014, Đại học Quốc tế Miền Đông đã ký kết các Biên bản ghi nhớ với các trường Đại học của tỉnh Yamaguchi về các chương trình học tập, trao đổi tham quan. Ngoài ra còn phối hợp tổ chức Ngày hội tỉnh Yamaguchi, quảng bá hình ảnh tỉnh Yamaguchi và lễ hội văn hóa ẩm thực Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương và quảng bá hình ảnh Bình Dương tại tỉnh Yamaguchi nhằm tạo cơ hội cho người dân hai tỉnh tiếp cận, trải nghiệm văn hóa lẫn nhau góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp hữu nghị giữa hai tỉnhnói riêng, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung. 


11/14/2022 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếttỉnh Bình Dương, tỉnh Yamaguchi Nhật Bản, tiếp tục, đẩy mạnh, hợp tác, trên mọi lĩnh vực607-tinh-binh-duong-va-yamaguchi-nhat-ban-tiep-tuc-day-manh-hop-tac-tren-moi-linh-vuTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bàn giải pháp phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vữngBàn giải pháp phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững

TTĐT - Sáng 15-11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Hội nghị được trực tuyến đến điểm cầu 63, tỉnh, thành phố.

Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo Bộ, ngành; các Hiệp hội, doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế trong điều kiện bình thường mới. Du lịch đã từng bước khôi phục trở lại, năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, tăng 2,75 lần so với cùng kỳ. Khách du lịch nội địa đạt 101,3 triệu lượt, vượt chỉ tiêu phục vụ 60 triệu lượt đặt ra từ đầu năm. Số lượng doanh nghiệp lữ hành đăng ký mới và quay trở lại lĩnh vực du lịch tăng nhanh. Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam tăng trưởng khoảng 50% - 75%, mức tăng cao thứ 4 thế giới. Theo xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2021, Việt Nam xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, Việt Nam là 01 trong 03 nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số xếp hạng này cao nhất.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Trong 10 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 9,97 triệu lượt, vượt kế hoạch năm 2023; khách nội địa đạt 98,7 triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 582.000 tỷ đồng. Du lịch là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế, kết quả phục hồi du lịch có tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện 03 động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn những tồn tại, khó khăn. Cụ thể, tỷ lệ phục hồi lượng khách du lịch quốc tế còn thấp so với năm 2019 và so với năng lực cung của ngành; các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam chưa đảm bảo yêu cầu về tần suất, độ phủ tới các thị trường trọng điểm, chưa tổ chức được các hoạt động xúc tiến du lịch quy mô và tầm vóc quốc gia. Nguồn lực quảng bá, xúc tiến du lịch chưa phát huy được hiệu quả. Chưa có chính sách thị thực, hỗ trợ kết nối hàng không đặc thù nhằm kích cầu du lịch trong bối cảnh mới sau dịch Covid-19. Sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, giá trị gia tăng thấp, chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn đối với một số thị trường khách du lịch trong bối cảnh mới. Nguồn nhân lực du lịch thiếu do trong thời gian dịch bệnh đã chuyển ngành, đặc biệt thiếu hụt lao động có chuyên môn và kinh nghiệm…

Trong bối cảnh trên, ngành Du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu, năm 2023, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt từ 12 triệu lượt đến 13 triệu lượt (so với mục tiêu đón 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trước đó); khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng. Đến năm 2025, ngành du lịch phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch, đóng góp trực tiếp từ 6 - 8% trong GDP.

Thảo luận các giải pháp để ngành Du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới, theo các chuyên gia, ngành Du lịch cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm và định hướng lớn. Cụ thể, thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch; đẩy mạnh phối hợp liên vùng, liên địa phương, hình thành chuỗi giá trị, sản phẩm du lịch và xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện; tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phục hồi, phát triển du lịch; đẩy nhanh cơ cấu lại thị trường, tập trung triển khai quyết liệt các hoạt động xúc tiến du lịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi thị trường khách du lịch quốc tế; phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch có thương hiệu, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực du lịch...

Đồng thời kiến nghị, đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam một số chế độ, chính sách liên quan đến xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại nước ngoài; giảm giá, ưu đãi về giá điện hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch; chính sách hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam; mở thêm đường bay đến các thị trường tiềm năng về du lịch...


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả đạt được trong phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua. Đồng thời yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các Bộ ngành có liên quan tiếp thu tối đa các ý kiến tại hội nghị, sớm hoàn thiện và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển ngành Du lịch toàn diện, nhanh và bền vững. Các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải tiến quy trình, thủ tục cấp thị thực điện tử; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào các khu, điểm du lịch theo quy hoạch và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối phù hợp, các sản phẩm du lịch đặc thù. Đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực du lịch của địa phương, các chương trình, đề án, dự án phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm và quảng bá, xúc tiến du lịch. Chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các hợp tác, liên kết liên địa phương, liên vùng thúc đẩy phát triển du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch xây dựng, phát triển các sản phẩm mới; đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính tạo thuận lợi thúc đẩy du lịch.

Các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch phát huy vai trò trong hỗ trợ doanh nghiệp thành viên, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo...

11/15/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtdu lịch, Việt Nam, phát triển bền vững47-ban-giai-phap-phat-trien-du-lich-viet-nam-nhanh-va-ben-vunTrue121000
0.20
121,000
1.00
0
False
Thăm, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến và công nhân lao động ở trọThăm, tặng quà lực lượng làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến và công nhân lao động ở trọ

TTĐT - Chiều 14-8, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đơn vị, đoàn thể liên quan tổ chức thăm, tặng quà cho lực lượng làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương (Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một) và công nhân, người lao động ở trọ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TX.Tân Uyên. ​

​​Đợt này, đoàn đã gửi tặng Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương 50 thùng khẩu trang y tế và 50 thùng mì nhằm hỗ trợ thêm cho các y, bác sĩ và lực lượng đang làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến.

148bv dachien.jpg

Đoàn đến thăm, tặng quà tại Bệnh viện dã chiến số 1 Bình Dương

Đoàn cũng đã đến thăm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của công nhân, người dân ở trọ tại phường Phú Chánh, TX.Tân Uyên và trao tặng 117 phần quà, mỗi phần gồm gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu. Sự hỗ trợ này đã giúp công nhân, người lao động ở trọ có thêm điều kiện sinh hoạt, yên tâm và chấp hành tốt những quy định về phòng, chống dịch để chung sức cùng địa phương sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

nguoi otro (1).jpg

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng quà cho một người ở trọ tại phường Phú Chánh, TX.Tân Uyên

Cũng trong ngày 14-8, Hội CTĐ tỉnh đã tổ chức phiên chợ nhân đạo "0 đồng" lần thứ 26 cho 300 công nhân, người lao động trong các khu nhà trọ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Tổng trị giá hàng hóa trao tặng, hỗ trợ mà Hội CTĐ phối hợp thực hiện trong ngày gần 700 triệu đồng.

 Cùng với các hoạt động hỗ trợ, Hội CTĐ tỉnh cũng đã tiếp nhận nguồn lực ủng hộ từ Hội CTĐ tỉnh Bình Phước và các đơn vị, cá nhân ủng hộ, với tổng trị giá hơn 730 triệu đồng. Hội CTĐ các huyện, thị, thành phố cũng đã tiếp nhận nguồn lực và tổ chức các hoạt động cứu trợ với tổng trị giá gần 2 tỷ đồng.​​​

8/14/2021 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếttặng quà lực lượng làm nhiệm vụ,  Bệnh viện dã chiến, công nhân lao động ở trọ25-tham-tang-qua-luc-luong-lam-nhiem-vu-tai-benh-vien-da-chien-va-cong-nhan-lao-dong-o-trTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyếnĐiện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến

TTĐT - ​​​Nhằm chung tay cùng cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của khách hàng sử dụng điện có nhu cầu về điện, Công ty Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến để được phục vụ kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch.

Theo đó, khách hàng có thể chọn các kênh giao dịch trực tuyến sau đây:

Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH): 19001006 và 19009000.

Website CSKH: http://cskh.evnspc.vn; http://pcbinhduong.evnspc.vn.

Email CSKH: cskh@evnspc.vn.

Ứng dụng CSKH trên điện thoại di động qua App Store (EVNSPC CSKH).

Ứng dụng CSKH trên Zalo qua trang (Page/Offical Account): Tổng Công ty  Điện lực miền Nam EVNSPC.

Chuyên mục DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương: https://www.binhduong.gov.vn.

Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn.​

6/4/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtĐiện lực Bình Dương, khuyến khích, khách hàng, kênh giao dịch trực tuyến12315-Dien-luc-Binh-Duong-khuyen-khich-khach-hang-su-dung-cac-kenh-giao-dich-truc-tuyenFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.75
26
Giai đoạn 2021-2030, Bình Dương dự kiến xây dựng hơn 170.000 căn nhà ở xã hộiGiai đoạn 2021-2030, Bình Dương dự kiến xây dựng hơn 170.000 căn nhà ở xã hội

TTĐT - Sáng 03-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp.

Theo dự thảo, Đề án tập trung vào 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách về NOXH gồm: Người có công với cách mạng, hộ nghèo và cận nghèo, người thu nhập thấp, người lao động, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, công chức, viên chức, học sinh - sinh viên…

Về cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng NOXH, Đề án đề xuất, chủ đầu tư dự án không sử dụng nguồn vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định; được miễn giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định; được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng; được UBND tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng NOXH; được miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở…

 

Giai đoạn 2021-2030, Đề án đề ra mục tiêu đầu tư khoảng 172.879 căn NOXH

Giai đoạn 2021-2030, Đề án đề ra mục tiêu đầu tư khoảng 172.879 căn NOXH, tổng diện tích đất khoảng 612,1 hecta, diện tích sàn xây dựng ước đạt khoảng 10.110.867m2, đáp ứng cho khoảng 678.307 người với tổng mức đầu tư khoảng 92.661 tỷ đồng, cao gấp 2 lần chỉ tiêu được Chính phủ giao. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, dự kiến sẽ bố trí khoảng 158 hecta diện tích đất đầu tư hoàn thành khoảng 42.256 căn NOXH, với diện tích sàn xây dựng đạt 2.702.572m2, đáp ứng cho khoảng 163.476 người, với tổng mức đầu tư khoảng 24.668 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030, dự kiến sẽ bố trí khoảng 454 hecta diện tích đất đầu tư hoàn thành khoảng 130.623 căn NOXH, với diện tích sàn xây dựng đạt 7.408.295m2, đáp ứng cho khoảng 514.831 người, với tổng mức đầu tư khoảng 67.993 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu trên, giải pháp về quỹ đất được Đề án ưu tiên hàng đầu. Trong đó, có 34 khu vực do các doanh nghiệp Nhà nước đang quản lý hoặc quỹ đất do Trung tâm phát triển quỹ đất đang quản lý; 17 khu vực có sẵn quỹ đất của các nhà đầu tư; 20% quỹ đất đã có sẵn từ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị quy hoạch dành cho phát triển NOXH; quỹ đất chuyển đổi công năng trên các địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và thị xã Bến Cát để phát triển NOXH; quỹ đất di dời các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch quỹ đất gần các cụm công nghiệp, khu công nghiệp; 27 khu vực phát triển đô thị trên các tuyến đường Vành đai 3, 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành.

Ngoài ra, Đề án cũng đề xuất các giải pháp về quy hoạch – kiến trúc; khoa học công nghệ trong phát triển NOXH; giải pháp về vốn.


Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh góp ý dự thảo Đề án


Bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh đề xuất ưu tiên xây dựng NOXH cho người lao động có thu nhập thấp

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung góp ý các giải pháp thực hiện Đề án, trong đó có ưu tiên dành quỹ đất để phát triển NOXH; chính sách dành cho các chủ đầu tư xây dựng NOXH…


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận cuộc họp

Qua ý kiến của các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cơ bản thống nhất với nội dung Đề án; đồng thời đề nghị đơn vị tham mưu bổ sung các ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án. Để triển khai hiệu quả Đề án, Bí thư yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước phải tham gia ngay vào thực hiện Đề án để chung tay cùng với tỉnh phát triển NOXH. Đánh giá tính khả thi của Đề án, Bí thư nhấn mạnh, quan điểm của tỉnh là quan tâm đến các đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập thấp với giá rẻ, phù hợp với thu nhập của các đối tượng; mở rộng thêm đối tượng, đối tượng ưu tiên; vận dụng tốt các chính sách của Trung ương và địa phương trong phát triển NOXH, nhất là về nguồn vốn; thống nhất việc mở rộng các khu vực xây dựng NOXH như Đề án đề xuất; nghiên cứu giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thực hiện dự án. Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng NOXH để tham gia vào việc phát triển NOXH. Bí thư cũng lưu ý, thiết kế mô hình NOXH cần phải đảm bảo các tiêu chí phục vụ tốt cuộc sống thiết yếu của người dân như khu vui chơi, giải trí, cây xanh khu vực xung quanh… 

8/3/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtnhà ở xã hội, Bình Dương, giai đoạn 2021-2030158-giai-doan-2021-2030-binh-duong-du-kien-xay-dung-hon-170-000-can-nha-o-xa-hoTrue121000
1.00
121,000
1.00
0
False
1.375
4
Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023

​TTĐT - Sáng 14-12, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC (WTC Expo) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 (Smart Build Vietnam 2023).

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh.

 


Đại biểu tham dự buổi lễ

Triển lãm diễn ra từ ngày 14 đến 16/12/2023 với quy mô 80 gian hàng, thu hút sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp về các lĩnh vực: Thi công xây dựng (công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng…), máy móc thiết bị cơ giới, vật liệu xây dựng (kính, nhôm, xi măng, sắt thép, gạch, ngói, sơn, hóa chất và vật liệu xây dựng khác…), trang trí nội – ngoại thất, bất động sản công nghiệp – đô thị.

Nhiều hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra tại Triển lãm, bao gồm chuỗi hội thảo chuyên ngành xây dựng – bất động sản sẽ diễn ra liên tục với các chủ đề: Xây dựng trong thời đại 4.0, vật liệu xây dựng thông minh – bền vững, công nghệ B.I.M, phát triển thị trường nhà ở, thiết bị nhà ở thông minh…

 

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, hiện nay, xây dựng thông minh và sử dụng vật liệu thông minh đã trở thành xu hướng phát triển và là chuẩn mực đánh giá chất lượng công trình tại các thành phố lớn trên thế giới. Triển vọng tăng trưởng ngành Xây dựng chủ yếu tập trung tại thị trường của các nước đang phát triển. Với tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định, Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản.


Đại biểu thực hiện nghị thức khai mạc Triển lãm

Bình Dương đã có nhiều đóng góp mạnh mẽ tạo động lực phát tiển kinh tế - xã hội cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển mô hình Thành phố thông minh trong tương lai, đồng thời góp phần thể hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, với mong muốn thiết lập một nền tảng kết nối các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản, Triển lãm là dịp để doanh nghiệp và các chuyên gia cùng nhau nghiên cứu, thảo luận về những kiến thức chuyên ngành và cập nhật xu hướng xây dựng trong thời đại mới, chia sẻ thông tin thị trường. Đồng thời là cơ hội để giới thiệu các giải pháp công nghệ xây dựng hàng đầu, cũng như những sản phẩm vật liệu xây dựng tiên tiến, xanh – sạch – thân thiện với môi trường đến các nhà đầu tư tiềm năng.

Năm nay, Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 còn vinh dự được đồng hành tài trợ bởi các thương hiệu uy tín và đơn vị tiêu biểu ở Việt Nam lẫn quốc tế. Cụ thể, các nhà tài trợ Kim cương: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BCONS, Tập đoàn Lê Phong, Công ty Cổ phần Gạch ngói Đồng Nai – TUILDONAI, Công ty Kính nổi Viglacera, Cheil Electric; các nhà tài trợ Vàng: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB); đồng tài trợ: Công ty Cổ phần Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương – Biconsi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á.

 

 


Đại biểu tham quan các gian hàng Triển lãm

Dưới đây là một số hình ảnh Cổng Thông tin điện tử ghi nhận tại lễ khai mạc Triển lãm:





Các sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ ngành xây dựng như gạch không nung, gạch tái chế từ chất thải được giới thiệu tại Triển lãm




Các sản phẩm thông minh như khóa điện tử, cửa chống tiếng ồn đang là xu thế phát triển trong tương lai



Cá loại kính 3D, kính tiết kiệm năng lượng phục vụ cho các công trình được giới thiệu tại Triển lãm



Công nghệ sơn hiện đại có tính năng bền, đẹp được xác định sẽ thay thế các loại sơn PU trong tương lai



Triển lãm có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực xây dựng

12/14/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếPhóng sựXem chi tiết789-khai-mac-trien-lam-xay-dung-thong-minh-viet-nam-202True121000
20.00
121,000
6.00
0
False
Các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên địa bàn tỉnh Bình DươngCác cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​​Sở Y tế thông báo danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, có 16 cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe lái xe trên đị​a bàn tỉnh. Cụ thể:

Stt​​Tên cơ sởĐịa chỉNgày công bốThời gian khám
1.      Bệnh viện đa khoa Medic Bình DươngSố 14A Nguyễn An Ninh, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một19/4/2021Giờ hành chính
2.             Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2Khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn, TP.Thuận An16/8/2019Giờ hành chính
3.             Phòng khám đa khoa Thánh TâmSố 02 Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, TP.Tân Uyên18/9/2019Thứ 7 - CN
4.             Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Bình DươngLô 178, khu phố Hòa Lân, phường Thuận Giao, TP. Thuận An27/4/2020Giờ hành chính
5.             Trung tâm Y tế huyện Dầu TiếngKhu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng27/3/2020Giờ hành chính
6.             Phòng khám đa khoa Thuận ThảoSố 412, Quốc lộ 13, khu phố 2, phường  Mỹ Phước, thị xã Bến Cát10/6/2020Giờ hành chính
7.             Phòng khám đa khoa Quốc tế 368 Sài GònSố 102, tổ 3, khu phố Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương02/3/2021Giờ hành chính
8.             Phòng khám đa khoa Phúc An KhangSố 5/678, Đại lộ Bình Dương, khu phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương25/01/2022Buổi sáng các ngày từ T2-T7
9.             Phòng khám Đa khoa Nhân Nghĩa99 đại lộ Bình Dương, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.22/8/2022Giờ hành chính
10.          Phòng khám đa khoa Vũ CaoSố 158, đường Nguyễn Trãi, khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương28/9/2022Giờ hành chính
11.          Bệnh viện Quân Y 4 – Quân đoàn 4137 DT 743 KP Thống Nhất 2, Phường Dĩ An, TP.Dĩ AnThuộc Cục Quân Y – Bộ Quốc phòngGiờ hành chính
12.          Bệnh viện đa khoa cao su Dầu TiếngKhu phố 5, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu TiếngThuộc Tổng công ty cao su Việt NamGiờ hành chính
13.          Phòng khám đa khoa Quân dân Y tỉnh Bình DươngĐường Phú Lợi, phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương22/3/2021Giờ hành chính
14.          Trung tâm Y tế huyện Phú GiáoKhu phố 3, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo10/7/2023Giờ hành chính
15.          Phòng khám đa khoa Nhân HòaSố 1733 Đại lộ Bình Dương, khu phố 2, phường Hiệp An, TP. Thủ Dầu Một09/02/2021Giờ hành chính
16.          Phòng khám đa khoa Phúc AnÔ số 1, Lô PC-B41-2H, KDC Phú Chánh B, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một16/12/2019Giờ hành chính​

7/17/2023 11:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtcơ sở, đủ điều kiện, khám sức khỏe lái xe, địa bàn Bình Dương403-cac-co-so-du-dieu-kien-kham-suc-khoe-lai-xe-tren-dia-ban-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.500001
47
Điều chỉnh, bổ sung nhu cầu thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024Điều chỉnh, bổ sung nhu cầu thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024

TTĐT - ​Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Thông báo về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024.

Theo đó, Liên đoàn Lao động tỉnh điều chỉnh số lượng tuyển dụng chuyên viên về công tác Công đoàn là 03 chuyên viên, yêu cầu: Tốt nghiệp đại học trở lên, ngành Khoa học xã hội, Luật, Kinh tế, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, kinh nghiệm 02 năm công tác Công đoàn; 02 chuyên viên về tài chính Công đoàn, yêu cầu: Tốt nghiệp học trở lên, ngành Kế toán, Tài chính, kinh nghiệm 02 năm công tác Công đoàn.

Huyện ủy Phú Giáo điều chỉnh điều chỉnh số lượng tuyển dụng chuyênviên Văn phòng Huyện ủy phụ trách tham mưu lĩnh vực kinh tế, văn hóa là 01 chuyên viên, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật, Hành chính, Kinh tế, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Xã hội học, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan Đảng; 01 chuyên viên Văn phòng Huyện ủy phụ trách tham mưu lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành Xây dựng Đảng, chính quyền Nhà nước, Hành chính, Luật; 01 Chuyên viên Huyện đoàn, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên, tuổi từ 27 tuổi trở xuống (sinh từ năm 1997 trở về sau), có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong công tác Đoàn - Hội - Đội các cấp.

Thành ủy Thủ Dầu Một bổ sung tuyển dụng 01 chuyên viên Văn phòng Thành ủy phụ trách công tác tổng hợp, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong hệ thống chính trị; 02 chuyên viên Ban Tổ chức Thành ủy phụ trách công tác nghiệp vụ xây dựng Đảng, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 01 năm công tác trong lĩnh vực xây dựng Đảng.

Thành ủy Bến Cát bổ sung tuyển dụng 01 chuyên viên Văn phòng Thành ủy, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên ngành Quản lý Nhà nước, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về lĩnh vực Văn phòng cấp ủy, lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; 01 chuyên viên Ban Tổ chức Thành ủy, yêu cầu: Tốt nghiệp Đại học trở lên ngành Quản lý Nhà nước, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về lĩnh vực công tác phát triển Đảng, đảng viên.

Đối với nhu cầu tuyển dụng bổ sung, thời gian nhận hồ sơ từ 26/4/2024 đến hết ngày 28/5/2024.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Thông báo số 486-TB/BTCTU, ngày 19/4/2024 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.​​​

Thông báo    

5/20/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết99-dieu-chinh-bo-sung-nhu-cau-thi-tuyen-cong-chuc-khoi-dang-mttq-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình DươngÔng Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 10-7, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Dự hội nghị có bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Mai Văn Chính - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương.

Tại hội nghị, ông Mai Văn Chính đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025, thôi giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025.


Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định của Bộ Chính trị cho ông Nguyễn Văn Lợ​i

Thay mặt Bộ Chính trị, bà Trương Thị Mai gửi lời chúc mừng đến ông Nguyễn Văn Lợi và mong muốn ông Nguyễn Văn Lợi tiếp tục phát huy năng lực, dành nhiều tâm huyết cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong những năm tới, cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn, lãnh đạo thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025. Bà mong rằng, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương vững vàng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết gương mẫu, cùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu xây dựng Bình Dương thành trung tâm công nghiệp hiện đại, là đô thị thông minh của vùng và cả nước. Trước mắt là nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế-xã hội cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, đảm bảo an toàn, sức khỏe, cuộc sống của nhân dân.


Bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại hội nghị

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Văn Lợi cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng, giao trọng trách cho ông  nhiệm vụ mới. Ông nhận thức sâu sắc nhiệm vụ được giao là vinh dự lớn vì được sự tin tưởng của Bộ Chính trị, của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, vinh dự vì Bình Dương là địa phương phát triển của cả nước. Song vinh dự càng lớn, trách nhiệm càng phải cao, lo lắng càng nhiều, để làm sao đáp lại sự kỳ vọng của Bộ Chính trị, của Trung ương; sự kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. Ông tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, thống nhất của Ban Thường vụ và tập thể Tỉnh ủy, để cùng chung vai, cộng sức, đồng lòng, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đoàn kết trên cơ sở dân chủ, thẳng thắn, "nghĩ thật – nói thật – làm thật – hiệu quả thật và thật sự vì người dân, doanh nghiệp". Đồng thời hứa với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ sẽ quyết tâm xây dựng một tập thể đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -  văn hoá, xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, để Bình Dương vì cả nước và cùng cả nước vững bước phát triển. 


Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương phát biểu nhận nhiệm vụ


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương 

Ông Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 23/8/1961, quê quán: Bình Chán​h, TP.Hồ Chí Minh; trình độ lý luận chính trị: Cử nhân; trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hành chính công.

Từ 11/1990 - 04/1992: Huyện ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Bí thư Huyện Đoàn Lộc Ninh.

Từ 05/1992 - 04/1994: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Sông Bé.

Từ 04/1994 - 12/1996: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn Sông Bé.

Từ 01/1997 - 12/2000: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước.

Từ 01/2001 - 01/2004: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Từ 01/2004 - 03/2008: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước.

Từ 04/2008 - 12/2014: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Phước. Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước khóa XIII.

Từ 12/2014 - 10/2015: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tỉnh Bình Phước khóa XIII.

Từ 10/2015 - 10/2020: Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII (từ 01/2016); Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước khóa XIV (từ 07/2016).

Từ 10/2020 - 09/7/2021: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII (tháng 01/2021); Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước khóa XIV.

Từ 6/2021: Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

​​Ngày 08/7/2021: Bộ Chính trị có Quyết định số 166-QĐ/BCT điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Lợi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025.​


7/10/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBí thư, Tỉnh ủy, Bộ Chính trị, quyết định477-ong-nguyen-van-loi-uy-vien-trung-uong-dang-giu-chuc-vu-bi-thu-tinh-uy-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.625001
16
1 - 30Next