Tin tức sự kiện
 

​TTĐT - ​Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021 thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2021.

 
 

TTĐT - Sáng 20-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bình Dương đã dự Lễ khánh thành nhà máy rộng 32ha, tổng vốn đầu tư 250 triệu đô la Mỹ của Công ty Hayat Kimya (Thổ Nhĩ Kỳ) tại Khu công nghiệp Becamex - Bình Phước (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).

 
 

TTĐT - ​Chiều 19-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Bình Dương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2021 và quý I năm 2022; nhiệm vụ trọng tâm thực hiện từ nay đến cuối năm 2022.

 
 

TTĐT - ​Sáng 19-3, tại Lễ khởi công Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (KCN VSIP) III, UBND tỉnh Bình Dương đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) xây dựng nhà máy sản xuất trên diện tích 44ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

 
 

TTĐT - ​Sáng 19-3, tại TP.Thủ Dầu Một, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC tổ chức Lễ khánh thành khu 2 nhà ở xã hội (NOXH) Định Hòa và động thổ các dự án NOXH Becamex. 

 
 

​TTĐT - Sáng 19-3, tại phường Hội Nghĩa, TX.Tân Uyên, VSIP Group tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) III. Đây là dự án thứ ba mang thương hiệu VSIP tại Bình Dương và là dự án thứ 11 của VSIP Group tại Việt Nam.

 
 

TTĐT - ​Sáng 18-3, tại TP. Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, chúc mừng Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường nhân Ngày Thánh lễ Bổn mạng Giuse 19/3.

 
 

TTĐT - Chiều 17-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp Ngài Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam đến thăm và làm việc tại Bình Dương.

Cùng tiếp có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 17-3, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị thống kê toàn quốc với chủ đề "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực hiệu quả". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo hội nghị.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh Bình Dương xây dựng dự thảo đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2025.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Khảo sát hiện trạng một số khu dân cư tự phát trên địa bàn tỉnhKhảo sát hiện trạng một số khu dân cư tự phát trên địa bàn tỉnh

TTĐT - ​Sáng 05-4, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban ngành đã đi khảo sát hiện trạng một số khu dân cư tự phát trên địa bàn 03 thành phố: Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An.

kskdc1.jpg

kskdc2.jpg

kskdc3.jpg

Tại TP.Tân Uyên, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đi khảo sát hạ tầng kỹ thuật, hệ thống điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, cảnh quan, môi trường… tại khu nhà ở tự phát trên đường ĐX.06 khu phố Tân Hóa, phường Tân Vĩnh Hiệp

kskdc17.jpg

kskdc4.jpg

Lãnh đạo tỉnh cũng đi khảo sát và chỉ ra hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan môi trường tại các khu dân cư tự phát​ tại khu nhà ở tự phát trên đường ĐX.05, khu phố Tân An, phường Tân Vĩnh Hiệp, TP.Tân Uyên​

kskdc9.jpg

Đoàn cũng đã đến khảo sát thực tế tại khu nhà ở khu phố 1B, đường An Phú 13, phường An Phú, TP.Thuận An và khu nhà ở trên đường Tân Hiệp, khu phố Tân Hiệp, phường Tân Bình, TP.Dĩ An. Ảnh: Lãnh đạo tỉnh khảo sát thực tế tại khu nhà ở khu phố 1B, đường An Phú 13, phường An Phú, TP.Thuận An​

kskdc10.jpg

kskdc16.jpg

Khu nhà ở khu phố 1B, đường An Phú 13, phường An Phú, TP.Thuận An có mặt đường bê tông rộng 4,2m, vỉa hè rộng 0,5-1m, đã có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải và nước mưa...

kskdc11.jpg

 ...Tuy nhiên do địa hình thấp, cống thoát nước nhỏ và người dân xả rác vào các cống thoát nước nên khả năng thoát nước không đảm bảo, thường xuyên ngập nước vào mùa mưa​​


kskdc22.jpg

Hiện trạng Khu dân cư tại khu phố Tân Hiệp, phường Tân Bình, TP.Dĩ An​​

kskdc5.jpg

kskdc18.jpg

Hiện nay tại các khu dân cư tự phát đã có nhiều hộ dân sinh sống, nhưng hạ tầng kỹ thuật điện, thoát nước, chiếu sáng tại một số khu dân cư chưa được đầu tư đồng bộ​

kskdc6.jpg

kskdc20.jpg

Đường hẻm nhỏ, dây điện chằng chịt không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy​

kskdc12.jpg

kskdc14.jpg

kskdc15.jpg

Cảnh quan, môi trường tại một số khu dân cư tự phát chưa đảm bảo, còn khá nhếch nhác​

kskdc23.jpg

kskdc24.jpg

Hình ảnh các khu dân cư tự phát nhìn từ trên cao

kskdc19.jpg 

kskdc7.jpg

Tại buổi khảo sát, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đã thăm hỏi, trò chuyện, trao đổi với người dân đang sinh sống tại các khu dân cư

kskdc8.jpg

Trao đổi với các sở, ngành, địa phương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, qua khảo sát và nắm tình hình, lãnh đạo tỉnh, các sở ban ngành có góc nhìn thực tế và toàn diện hơn về thực trạng các khu dân cư trên địa bàn. Từ đó tỉnh sẽ hoàn thiện việc xây dựng Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030, hướng tới nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh


4/5/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtkhảo sát, khu dân cư, tự phát354-khao-sat-hien-trang-mot-so-khu-dan-cu-tu-phat-tren-dia-ban-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
2
Giáo dục và Đào tạo có bước phát triển mạnh mẽ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TWGiáo dục và Đào tạo có bước phát triển mạnh mẽ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

TTĐT - ​Sáng 14-12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trên cả nước. 

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở GDĐT và các sở ngành tỉnh.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29, GDĐT nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong đó, hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.

Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; duy trì vững chắc, từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.​​

z4973058804948_6fadcde35dd0c417508a96a95eaa11cc.jpg

​Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Bộ GDĐT đã ban hành và tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai một chương trình nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa; chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Chất lượng giáo dục nghề nghiệp có chuyển biến tốt hơn, công tác đào tạo nghề cho công nhân và lao động nông thôn được quan tâm. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29, vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về GDĐT còn hạn chế; cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục chưa được tham gia nhiều trong việc thẩm định, phân bổ kinh phí và tuyển dụng viên chức…

Tại hội nghị, một số địa phương và cơ sở giáo dục cũng đã trình bày các tham luận và đề xuất các ý kiến, kiến nghị để có những giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trong giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thực hiện nhiệm vụ Bộ Chính trị giao, Bộ GDĐT nhận thức rõ việc chủ trì tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 vừa là vinh dự, vừa là thách thức và cũng là nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành. Đây cũng là cơ hội quý giá giúp ngành GDĐT nói riêng và toàn xã hội nói chung nhìn lại, tổng thể kết quả đã đạt được trong 10 năm qua và xác định những nhiệm vụ, giải pháp cần tiếp tục thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT trong giai đoạn tới. Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến của các địa phương, nghiên cứu đưa vào hoàn thiện dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29.​

12/14/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtGiáo dục và Đào tạo, Nghị quyết số 29-NQ/TW60-giao-duc-va-dao-tao-co-buoc-phat-trien-manh-me-sau-10-nam-thuc-hien-nghi-quyet-so-29-nq-tTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương và Bắc Giang trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, phát triển đô thịBình Dương và Bắc Giang trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, phát triển đô thị

TTĐT - ​Sáng 25-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác của UBND tỉnh Bắc Giang do ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực.

​Cùng tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi làm việc, đại diện UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, diện tích tự nhiên 3.895,9 km2, dân số trên 2 triệu người với 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 209 đơn vị hành chính cấp xã.

Tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh đạt 12,04%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,4% so với cùng kỳ; sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đảm tăng 3,54%. Lượng khách du lịch đến Bắc Giang 9 tháng đầu năm đạt 1,5 triệu lượt; tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm đạt 10.612,9 tỷ đồng; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 đứng thứ 02/63 tỉnh, thành phố; thu hút đầu tưvốn FDI  đứng thứ 4 cả nước.

Để có kinh nghiệm trong công tác phát triển đô thị và khắc phục một số khó khăn, tồn tại ở Bắc Giang, Đoàn công tác đã đến tham quan học tập kinh nghiệm tại tỉnh Bình Dương về những cách làm hay trong công tác phát triển đô thị, tập trung vào công tác quy hoạch và quản lý đầu tư theo quy hoạch và các chương trình phát triển đô thị tại địa phương theo hướng đô thị xanh - thông minh.

BG.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Bên cạnh đó, Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang cũng tham quan Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bình Dương và lắng nghe chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng, vận hành IOC để quản lý các khu công nghiệp, giải pháp phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia về lĩnh vực ICT trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, vì tính chất đặc thù là tỉnh có nhiều người lao động nhập cư đến sinh sống và làm việc, do đó, Bắc Giang cũng mong muốn trao đổi về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới; xây dựng chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như các chính sách thu hút và quản lý lao động ngoài tỉnh.

BG 4.jpg

Đoàn công tác tham quan Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) Bình Dương​

Hoan nghênh Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang đến trao đổi kinh nghiệm tại Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, với diện tích 12.798 hecta (trong đó có 28 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) và 12 cụm công nghiệp, với diện tích 815hecta. Tỉnh đã quy hoạch, xây dựng và phát triển Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ với tổng diện tích trên 4.196 hecta bao gồm các khu công nghiệp công nghệ cao, khu thương mại, dịch vụ và các khu đô thị mới, trong đó có 1.000 hecta được quy hoạch xây dựng và phát triển Thành phố mới Bình Dương. Các khu công nghiệp của tỉnh đều được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thuận lợi cho thu hút đầu tư. 

Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, sau TP. Hồ Chí Minh. Lũy kế đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh có 4.161 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40 tỷ đô la Mỹ. Với chiến lược đúng đắn và những bước phát triển kiên định, vững chắc, tỉnh Bình Dương 3 lần liên tiếp đạt Top 7 Cộng đồng Thông minh thế giới. 

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính các cấp cũng được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, chuyển đổi số, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

BG 3.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tại buổi làm việc

Tỉnh Bình Dương đã tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương, đặc biệt trong đó có Dự án Khu công nghiệp Khoa học công nghệ Bình Dương với tầm nhìn trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và các trục đường chính mang tính liên kết nhằm tạo động lực phát triển đô thị, nâng cao khả năng kết nối giao thông trong vùng.

BG 2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho đoàn công tác tỉnh Bắc Giang

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Bình Dương đã làm rõ các vấn đề mà Đoàn công tác tỉnh Bắc Giang quan tâm. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho rằng, những chia sẻ, phân tích của cơ quan chuyên môn hai tỉnh tại buổi làm việc sẽ là những kinh nghiệm hay, quý báu giúp hai tỉnh xây dựng, bổ sung thêm những nội dung trọng tâm, giải pháp cần triển khai trong thời gian tới để đưa kinh tế - xã hội hai địa phương ngày càng phát triển.

BG 1.jpg

Ông Mai Sơn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo tỉnh Bình Dương

Qua trao đổi, ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Bình Dương t​rong phát triển công nghiệp, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh... Đoàn sẽ ghi nhận và nghiên cứu để vận dụng phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

9/25/2023 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Bắc Giang, trao đổi, kinh nghiệm, chuyển đổi số, phát triển, đô thị718-binh-duong-va-bac-giang-trao-doi-kinh-nghiem-ve-chuyen-doi-so-phat-trien-do-thTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệpChủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

TTĐT - ​Sáng 25-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Tại Phiên họp, lãnh đạo các sở ngành đã báo cáo tiến độ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác khoáng sản, chấp thuận chủ trương đầu tư; xác định hướng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành đoạn qua khu nhà ở nông thôn xã An Long, huyện Phú Giáo…

phienhop11bcd2.jpg

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương báo cáo tiến độ giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã chỉ đạo cụ thể tháo gỡ vướng mắc của từng dự án. Chủ tịch UBND t​ỉnh yêu cầu các sở ngành, địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

phienhop11bcd1.jpg

Ông Nguyễn Hồng Nguyên - Phó Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên báo cáo tiến độ giải quyết khó khăn dự án trên địa bàn

Từ đầu năm đến nay, diễn biến bất lợi, khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến đến các động lực tăng trưởng của tỉnh. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành triển khai kịp thời các chính sách của Trung ương và của tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất; nắm bắt, tiếp nhận thông tin để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ tham mưu tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường… Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản thường xuyên lắng nghe nhiều chiều, chủ động tháo gỡ những khó khăn thuộc thẩm quyền. Các ngành, các cấp chủ động rà soát, phân loại tình hình hoạt động của từng nhóm doanh nghiệp, từng doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ tích cực với tinh thần sẻ chia, cầu thị, xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh. 

10/25/2023 12:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtChủ tịch UBND tỉnh, họp, giải quyết khó khăn, vướng mắc, doanh nghiệp972-chu-tich-ubnd-tinh-chu-tri-hop-giai-quyet-kho-khan-vuong-mac-cho-doanh-nghieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.333333
3
Sôi động Giải vô địch Taekwondo tỉnh Bình Dương năm 2023 - Cúp Ngôi Sao ViệtSôi động Giải vô địch Taekwondo tỉnh Bình Dương năm 2023 - Cúp Ngôi Sao Việt

TTĐT - ​Sáng 23-6, tại Nhà thi đấu đa năng, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Giải vô địch Taekwondo​ tỉnh Bình Dương năm 2023.​

Đến dự có ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Giải.

z4456096443191_82c54a1c43353eefcc112ec31922961e.jpg

Ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Quỳnh – Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo tỉnh Bình Dương

Giải vô địch Taekwondo tỉnh Bình Dương năm 2023 diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2023, thu hút 122 vận động viên (77 nam, 45 nữ) đến từ 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các vận động viên tranh tài ở 04 bộ huy chương quyền, 20 bộ huy chương đối kháng gồm: Cá nhân nam, cá nhân nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ, đồng đội nam-nữ.

z4456096455515_1b92f14312b4eed80f547c82647cf226.jpg 

Ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ông Nguyễn Văn Quỳnh – Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo tỉnh Bình Dương tặng hoa tri ân lãnh đạo Tập đoàn Ngôi Sao Việt - nhà tài trợ chính cho Giải

 z4456096447377_fffdb3318664a7e7f96532937e961a71.jpg

Đại biểu tặng cờ lưu niệm cho các đoàn về tham dự giải

Giải vô địch Taekwondo tỉnh Bình Dương năm nay là điều kiện tốt để các địa phương tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn Taekwondo của tỉnh Bình Dương. Đồng thời để đánh giá năng lực trình độ chuyên môn Taekwondo của các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó giúp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tuyển chọn, bổ sung các vận động viên vào đội tuyển của tỉnh để tham dự các giải thể thao khu vực và toàn quốc trong thời gian tới.

 z4456096460225_8e9e2789487a8ed2f9ba0d37d8044140.jpg

Đại biểu chụp hình lưu niệm với lực lượng trọng tài và Ban tổ chức Giải​

6/23/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtSôi động Giải vô địch Taekwondo, Bình Dương, năm 2023, Cúp Ngôi Sao Việt285-soi-dong-giai-vo-dich-taekwondo-tinh-binh-duong-nam-2023-cup-ngoi-sao-vieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcBình Dương: Họp mặt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 138 năm Quốc tế Lao động 01/5 và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Dương trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.

le30.4.jpeg

Toàn cảnh buổi họp mặt

Ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để có được niềm vui chung, nhất là niềm vui của ngày đại thắng 30/4/1975, đã có biết bao nỗi đau riêng của các gia đình có người thân đã ngã xuống, sẵn sàng hy sinh máu xương và tuổi thanh xuân để tô thắm ngọn cờ vinh quang của Tổ quốc.

Nhìn lại chặng đường 49 năm sau Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và tiếp nối truyền thống vẻ vang sau hơn 27 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé, tỉnh Bình Dương đã và đang vươn mình phát triển hết sức mạnh mẽ, trở thành địa phương phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như trên phạm vi cả nước, tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét của Bình Dương trong quá trình xây dựng và phát triển.

le30.4 1.jpeg

Chương trình văn nghệ tại buổi họp mặt

Đặc biệt, với truyền thống nghĩa tình, nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bình Dương đã tích cực tham gia chương trình hỗ trợ xây dựng 200 căn nhà đại đoàn kết với số tiền 10 tỷ đồng do Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động thông qua các chương trình hướng về Điện Biên. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, tặng quà và tri ân các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn. Những việc làm đầy ý nghĩa đó đã tạo được sự lan tỏa tích cực trong xã hội về tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm, sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bình Dương đối với đồng bào trong cả nước.

le30.4 2.jpeg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn và tin tưởng rằng, truyền thống đoàn kết gắn bó, cộng đồng trách nhiệm; tính năng động, sáng tạo; dám nghĩ, biết làm và dám chịu trách nhiệm vốn là ưu điểm lớn của người Bình Dương sẽ tiếp tục được kế thừa, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng tỉnh nhà trở thành đô thị thông minh, văn minh, giàu đẹp và hiện đại, thực sự là nơi đáng sống.

le30.4 3.jpeg

le30.4 4.jpeg

le30.4 5.jpeg

Lãnh đạo tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên

Trong chương trình họp mặt, Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu Đảng cho 05 đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh Sông Bé và tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ. Đây là sự ghi nhận và tôn vinh của Đảng đối với những cống hiến hết sức bền bỉ và rất quan trọng của các đồng chí cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, kiến thiết và phát triển của tỉnh Sông Bé trước đây và tỉnh Bình Dương ngày nay. 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Họp mặt, kỷ niệm, 49 năm,Giải phóng, miền Nam, thống nhất, đất nước899-binh-duong-hop-mat-ky-niem-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2022: Quyết định các nội dung tác động đến kinh tế-xã hội và đời sống nhân dânKỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2022: Quyết định các nội dung tác động đến kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân

TTĐT - ​Kỳ họp thứ 08 – HĐND tỉnh khoá X (kỳ họp thường lệ cuối năm 2022) sẽ chính thức khai mạc vào sáng 08/12/2022. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết định các nội dung quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và liên quan mật thiết đến đời sống của người dân. 

​​Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (Cổng TTĐT) đã có buổi phỏng vấn bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịc​h HĐND tỉnh về nội dung chương trình kỳ họp.

Cổng TTĐT: Xin bà cho biết những nội dung quan trọng tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2022 của HĐND tỉnh?

 Nguyễn Trường Nhật Phượng: Kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh có khá nhiều nội dung quan trọng liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. 

Kỳ họp sẽ đánh giá, thảo luận về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Trong đó, chú trọng thảo luận đưa ra các giải pháp nhằm phục hồi phát triển KT-XH, giải quyết tốt việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống nhân dân. 

Thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, tại Kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, xem xét thông qua các Nghị quyết thuộc các lĩnh vực như: Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2023 - 2025; dự toán ngân sách, Kế hoạch đầu tư công năm 2023; Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030; Phê duyệt biên chế công chức, người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù năm 2023... 

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh sẽ xem xét ban hành một số chế độ, chính sách đặc thù như: Chính sách hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế cho một số đối tượng; hỗ trợ học phí năm học 2022-2023; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thôn; hỗ trợ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ cán bộ Hội Chữ thập đỏ, Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương…

Thường trực HĐND tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm theo dõi của cử tri và nhân dân, qua đó giám sát và đóng góp thêm cho hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và hoạt động của HĐND nói riêng trong thời gian tới.

Cổng TTĐT: Năm 2022 là năm phục hồi tất cả các hoạt động KT-XH sau đại dịch Covid-19. Thường trực HĐND tỉnh đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2022, thưa bà? 

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Năm 2022, tình hình chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường; nhiều diễn biến chưa từng có trong tiền lệ, vượt khỏi khả năng dự báo. 

Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2022, UBND tỉnh đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH theo đúng tinh thần chỉ đạo, định hướng của Trung ương và Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương… Nhờ đó, tình hình KT-XH đạt được nhiều kết quả khả quan, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. 

Kết quả có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Trong đó có những điểm sáng như: Tăng trưởng kinh tế có sự chuyển biến rõ nét qua từng tháng, từng quý; Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,01%; GRDP bình quân đầu người đạt 166 triệu đồng; hoàn thành dự toán thu ngân sách trước 2 tháng và ước tổng thu ngân sách năm 2022 đạt 103%. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài tăng gấp 2 lần về số dự án, tăng 1,6 lần về số vốn đăng ký so với kế hoạch đề ra; tiếp tục duy trì thặng dư thương mại gần 10 tỷ đô la Mỹ. Các công trình trọng điểm, nhất là hạ tầng giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được tổ chức đa dạng, phong phú, đúng đường lối, mang lại nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, trao đổi văn hóa cho địa phương.

Ngành Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, sinh thái và hiệu quả.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ tiếp tục được quan tâm thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ. Công tác đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm; các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động trong dịp lễ, Tết được triển khai thực hiện chu đáo. Công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục hướng mạnh về cơ sở; sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường.  

Những kết quả đạt được trong năm 2022 là hết sức cơ bản và có ý nghĩa to lớn, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc, là tiền đề quan trọng cho việc phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tiếp theo. 

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số khó khăn, hạn chế. Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại từ quý III, quý IV năm 2022, dự kiến sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong quý I năm 2023 và thời gian tiếp theo. Tiến độ công tác quy hoạch tuy đã được đẩy nhanh nhưng việc triển khai lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vẫn còn chậm. Khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc, nhất là ngành dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ… đã ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống người lao động. Các ngành, địa phương đều gặp khó khăn về biên chế nên gặp áp lực lớn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Tình hình khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các dự án bất động sản tiềm ẩn nguy cơ mất ninh trật tự, an toàn xã hội; tội phạm về trật tự xã hội tuy giảm nhưng án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm sử dụng công nghệ cao có chiều hướng gia tăng; tai nạn giao thông, cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Thường trực HĐND tỉnh nhận thấy rằng, những kết quả tích cực đạt được trong năm 2022 là kết quả cộng hưởng của sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, tinh thần trách nhiệm và đồng hành của HĐND tỉnh; sự năng động, hiệu quả trong điều hành quản lý Nhà nước của UBND tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp… Đó là thành quả nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở kết quả phát triển KT-XH trong năm 2022, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục xem xét, quyết định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2023, cùng nhiều vấn đề quan trọng của địa phương, nhằm đảm bảo phát triển toàn diện KT-XH tỉnh nhà, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân trong tỉnh. 

Cổng TTĐT: UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 trình HĐND tỉnh xem xét quyết nghị tại Kỳ họp. Xin bà cho biết, vấn đề nào được HĐND đặc biệt quan tâm lưu ý trong thực hiện nhiệm vụ năm 2023?

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Năm 2023 có nghĩa rất quan trọng để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025, do đó, việc xem xét quyết định Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH, QP-AN năm 2023 là nhiệm vụ trọng tâm của Kỳ họp này.

Về cơ bản, Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với 11 nhóm giải pháp mà UBND tỉnh đã đề ra với mục tiêu tổng quát là tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Trong đó, Thường trực HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm đến những nhiệm vụ: Cần thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phục hồi và phát triển KT-XH , thúc đẩy tăng trưởng trên nền tảng chuyển đổi số, kinh tế số, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm và các dịch bệnh mới phát sinh. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. 

Tập trung mọi nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị - dịch vụ làm tiền đề xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. 

Tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện thắng lợi kế hoạch đầu tư công hàng năm. Khẩn trương hoàn tất các thủ tục pháp lý, bố trí đủ vốn cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu, chi ngân sách. 

Quan tâm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn một cách thực chất, nhất là trong tình hình nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc ngừng hoạt động, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, đời sống người lao động, an ninh công nhân, an ninh đô thị…

Tiếp tục phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng dụng khoa học - công nghệ, cải cách hành chính và thủ tục hành chính trực tuyến, nâng cao tính minh bạch và năng lực cạnh tranh. Tiến hành rà soát, đầu tư và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa trong toàn tỉnh.

Tăng cường QP-AN, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

Cổng TTĐT tỉnh: Xin  chia sẻ về những kết quả nổi bật trong hoạt động của HĐND tỉnh năm 2022?

 Nguyễn Trường Nhật Phượng: Năm 2022 là năm thứ hai của nhiệm kỳ, nên các hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh đã đi vào ổn định và phát huy hiệu quả. Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đã nỗ lực thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đã đạt được những kết quả tích cực. 

Công tác tổ chức các kỳ họp được thực hiện theo đúng quy định, tiếp tục được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện; vận dụng linh hoạt hình thức Phiếu lấy ý kiến biểu quyết của đại biểu HĐND tỉnh để kịp thời ban hành nghị quyết mang tính cấp bách theo yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Các phiên họp Thường trực HĐND tỉnh được tổ chức có chất lượng để xem xét, kịp thời cho ý kiến các nội dung thuộc thẩm quyền, bảo đảm đồng hành cùng UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. 

Hoạt động giám sát chuyên đề được thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm, sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Nổi bật là giám sát về tình hình, kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri…

Công tác thẩm tra đối với các nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh ngày càng chú trọng về chất lượng, có tính phản biện, giúp HĐND tỉnh có thêm thông tin, căn cứ trong thực hiện chức năng quyết định. 

Bên cạnh đó, Thường trực HĐND tỉnh còn tổ chức thành công Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam bộ, qua đó, nhiều kinh nghiệm, cách làm hay trong hoạt động của cơ quan dân cử đã được chia sẻ và trao đổi.

Đặc biệt, một điểm nổi bật trong năm 2022 là việc nghiên cứu đổi mới sáng tạo mô hình hoạt động của HĐND. Cụ thể là việc tổ chức Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc, đối thoại với trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2022 với chủ đề "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trong trạng thái bình thường mới". Hay việc tổ chức thực hiện Chương trình Đối thoại với cử tri trên sóng truyền hình trực tiếp của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV), với chương trình đầu tiên chủ đề: "Thiết chế văn hóa: Góc nhìn từ thực tiễn". Đây là cách để Thường trực HĐND tỉnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động dân cử của mình, qua đó sẽ thu hút nhiều đối tượng cử tri hơn được tham dự tiếp xúc, đối thoại với chính quyền. Đồng thời chính quyền sẽ có thêm một kênh thông tin để tiếp thu, ghi nhận, lắng nghe tiếng nói của cử tri và nhân dân. Mong rằng chương trình sẽ được cử tri quan tâm theo dõi và ủng hộ.

Cổng TTĐT: Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp như thế nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng: Để chuẩn bị cho Kỳ họp, gần 02 tháng trước, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị liên tịch với UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở ngành chuyên môn để thống nhất về nội dung chương trình và thời gian tổ chức Kỳ họp. 

Sau hội nghị liên tịch, các cơ quan đã khẩn trương chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đảm bảo quy trình, thủ tục để chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban HĐND tỉnh thẩm tra và gửi tài liệu đến các đại biểu HĐND tỉnh. 

Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị Kỳ họp đã cơ bản hoàn tất. Tài liệu Kỳ họp đã được gửi đầy đủ đến đại biểu trên môi trường mạng. Các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp. Thường trực HĐND tỉnh đã họp, rà soát các nội dung trình Kỳ họp theo luật định.Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh cũng đã tiến hành họp Tổ để thảo luận nội dung Kỳ họp. Các ý kiến, kiến nghị cử tri trước Kỳ họp đã được tổng hợp chuyển đến UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu quan xem xét giải quyết, trả lời.

Nhìn chung, nội dung chương trình Kỳ họp được chuẩn bị rất khẩn trương, đảm bảo đúng tiến độ và có chất lượng. Nhất là việc chuẩn bị nội dung các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp, trong quá trình soạn thảo các sở, ngành chuyên môn của UBND tỉnh có sự trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các Ban của HĐND tỉnh nên cơ bản đạt được sự đồng thuận, thống nhất trong ý kiến thẩm tra của các Ban HĐND và ý kiến thảo luận tại các phiên họp Tổ trước Kỳ họp.

Có thể nói công tác chuẩn bị nội dung, chương trình của Kỳ họp cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng cho Kỳ họp diễn ra trong 02 ngày, 08 và 09/12/2022. Phiên khai mạc và bế mạc Kỳ họp sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng BTV để cử tri và nhân dân theo dõi.

12/7/2022 8:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài phỏng vấnXem chi tiếtkỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá X, kỳ họp, HĐND tỉnh, cuối năm 2022, quyết định, nội dung, tác động, kinh tế xã hội, đời sống, nhân dân301-ky-hop-hdnd-tinh-cuoi-nam-2022-quyet-dinh-cac-noi-dung-tac-dong-den-kinh-te-xa-hoi-va-doi-song-nhan-daTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.75
2
Khởi công dự án bất động sản cao cấp tại Thành phố mới Bình DươngKhởi công dự án bất động sản cao cấp tại Thành phố mới Bình Dương

TTĐT - Sáng 28-02, tại Thành phố mới Bình Dương (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), Tập đoàn Capitaland (Singapore) đã tổ chức Lễ khởi công dự án Sycamore.

Tham dự có ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Kho Ngee Seng Roy - Tổng Lãnh sự Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

 

Phối cảnh dự án Sycamore

Dự án Sycamore được triển khai trên diện tích 18,9hecta, nằm ngay cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương (đường Hùng Vương), có tổng vốn đầu tư 18.330 tỷ đồng, với quy mô gồm 7 phân khu, cung cấp khoảng 3.500 căn nhà phố, biệt thự và căn hộ.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ


Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao dự án bất động sản đầu tư vào Thành phố mới Bình Dương. Đây là dự án phù hợp với chủ trương của tỉnh nhằm tạo ra những giá trị bất động sản phù hợp cho nhiều đối tượng, tạo thành nơi đáng sống cho các cư dân. Dự án vị trí đặc biệt trong Thành phố mới Bình Dương, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đô thị tỉnh Bình Dương cũng như mối quan hệ ngoại giao, tạo tiền đề cho sự đầu tư, hợp tác trong tương lai giữa tỉnh Bình Dương và đối tác Singapore.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại buổi lễ

Tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư sớm hoàn thành dự án nhằm phục vụ cho phát triển đô thị; đồng thời, ưu tiên nền tảng đô thị hiện đại góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh hướng đến phát triển đô thị thông minh và bền vững.


Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư thực hiện nghi thức khởi công dự án

2/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiếtbất động sản, khởi công, thành phố mới, Bình Dương581-khoi-cong-du-an-bat-dong-san-cao-cap-tai-thanh-pho-moi-binh-duonTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
3
1
Bình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máyBình Dương: Gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và người lao động khi thực hiện di dời nhà máy

TTĐT - Chiều 24-4, tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh (TP.Thuận An), Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp ở các địa phương phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố và gần 300 đại biểu đại diện cho người lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở , Ban Giám đốc các doanh nghiệp trên địa bàn Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Thủ Dầu Một.

Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời

Tại hội nghị, đại diện người lao động băn khoăn về chủ trương của tỉnh khi phải di dời nhà máy lên phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến đời sống người lao động như thay đổi chỗ ở, môi trường học tập của con cái, khó khăn trong việc đi lại… đồng thời cũng đặt những câu hỏi liên quan đến chế độ, chính sách dành cho người lao động và doanh nghiệp. Anh Đoàn Đình Khanh - đại diện cho công nhân Công ty TNHH Esquel Garment Manufacturing Việt Nam (TP.Tân Uyên) quan tâm đến chế độ, chính sách hỗ trợ trong thời gian ngừng việc để di chuyển nhà máy; chỗ ở, điều kiện học hành của con em công nhân. Người lao động mong muốn chính quyền quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, phòng trọ, tiện ích dịch vụ như trường học, giảm học phí cho con công nhân khi chuyển về nơi mới.

 

Công nhân lao động chia sẻ băn khoăn, lo lắng khi thực hiện việc di dời nhà máy

Đại diện Công ty Sơn mài Đồng Tâm (TP.Thủ Dầu Một) cho rằng, địa điểm di dời phải phù hợp với đặc trưng ngành nghề của các công ty trong lĩnh vực sơn mài truyền thống. Khi di dời doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hợp đồng với các đối tác và người lao động. Do đó mong muốn tỉnh có chế độ, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sơn mài và người lao động địa phương.

Công nhân cũng mong muốn tỉnh thông tin cụ thể về các chính sách, danh sách doanh nghiệp cần di dời, địa điểm di dời đến để người lao động nắm bắt được thông tin. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan tâm đến lộ trình di dời, các tiêu chí di dời cũng như các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, các chính sách hỗ trợ khi di dời. Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi công năng đất, cho thuê lại mặt bằng đang sử dụng. Các doanh nghiệp bày tỏ, hiện nay doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi nên vẫn còn rất khó khăn, khó có đủ tài chính để thực hiện việc di dời và thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho người lao động…

 

Đại diện Công đoàn cơ sở đặt câu hỏi liên quan đến việc di dời nhà máy

Chị Lê Thị Thủy - Quản lý kinh doanh Công ty May mặc Quốc tế Viet HSing (phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An) cho biết, thời hạn thuê đất là 50 năm, nhưng mới thuê và sử dụng 25 năm. Trong khi đó, những năm qua, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột chính trị trên thế giới. Hiện doanh nghiệp không đủ sức để di dời. Nếu phải di dời, doanh nghiệp mong muốn được hoán đổi đất và có sẵn nhà xưởng để lắp ráp máy móc sản xuất ngay.

Trước những băn khoăn của người lao động và doanh nghiệp, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về Kế hoạch xây dựng tiêu chí, chính sách hỗ trợ và triển khai thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng, di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam vào khu, cụm công nghiệp phía Bắc. Trong năm 2024, tỉnh sẽ xây dựng tiêu chí xác định các doanh nghiệp chuyển đổi công năng, di dời; xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ di dời; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về tiêu chí xác định và chính sách hỗ trợ di dời; triển khai thực hiện thí điểm di dời các doanh nghiệp (dự kiến di dời 05-07 doanh nghiệp); tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chuyển đổi công năng và di dời.

 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin về chủ trương di dời của tỉnh

Đối với việc xây dựng các nhóm chính sách hỗ trợ di dời, đề xuất sẽ có các nhóm chính sách hỗ trợ người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đối với người lao động: Hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng sản xuất; chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải nghỉ việc do di dời; hỗ trợ đào tạo nghề đối với công nhân tại địa điểm mới; chính sách về Bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi người lao động; chính sách đặc thù hỗ trợ về nhà ở xã hội đối với người lao động bị ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ về khuyến công; hỗ trợ về xúc tiến thương mại; chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp (KCN); phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới. Đặc biệt, đề xuất chính sách mới hỗ trợ doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng cho các doanh nghiệp như: Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng mặt bằng, nhà xưởng, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tỉnh; chính sách cho nợ, giãn thời gian nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chính sách hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới; chính sách hỗ trợ phí, lệ phí thực hiện các thủ tục hành chính.

Định hướng các khu, cụm công nghiệp phục vụ di dời: Bố trí 5% quỹ đất các KCN trong toàn tỉnh; KCN Cây Trường 2 và các KCN còn lại theo quy hoạch của tỉnh; 07 cụm công nghiệp hiện hữu; 12 cụm công nghiệp ở huyện Dầu Tiếng; 07 cụm công nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên và 09 cụm công nghiệp ở huyện Phú Giáo.

Tạo mọi điều kiện ổn định sản xuất, đời sống người lao động

Thông tin về phương án để tạo điều kiện cho người lao động di dời, bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, tỉnh cũng đã xây dựng các phương án xây dựng nhà ở xã hội, thiết chế văn hóa - xã hội như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, giải trí để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người lao động khi di dời đến địa điểm mới.

Ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chia sẻ với những khó khăn, tâm tư của người lao động và doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương của tỉnh. Ông khẳng định, việc di dời, chuyển đổi công năng của các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phía Nam lên phía Bắc là định hướng lớn của tỉnh để xây dựng Bình Dương theo hướng phát triển bền vững, đô thị thông minh; đồng thời nhằm tái thiết lại các đô thị của tỉnh. Do đó, quan điểm của tỉnh là nghiên cứu xây dựng các giải pháp, công cụ khuyến khích doanh nghiệp di dời, chuyển đổi công năng; thực hiện từng bước theo lộ trình và hỗ trợ là chính; hạn chế tối đa việc cưỡng chế di dời.

"Tỉnh đánh giá, khi di dời doanh nghiệp, việc di dời máy móc thiết bị thì đơn giản, nhưng di dời người lao động không hề đơn giản. Tỉnh phải tính toán tất cả các điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tỉnh cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ của người lao động như ngừng việc, nghỉ việc; đồng thời cân nhắc thêm các chính sách đặc thù để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động khi di dời." – ông Tuyên cho biết thêm.

 

Bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời các vấn đề liên quan đến xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân

Liên quan đến việc quy hoạch các trường học tại các khu, cụm công nghiệp phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân, bà Trương Hải Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Sở đang tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2024-2030, trong đó có quy hoạch cụ thể các trường học ở khu vực phía Bắc của tỉnh để đáp ứng nhu cầu học tập của con công nhân. Ngành cũng dự báo, đến năm 2030, cơ sở vật chất của tỉnh sẽ tăng thêm 140 trường. Sở sẽ phối hợp với các đơn vị bàn bạc, đề xuất phương án tốt nhất cho nhu cầu học tập của con công nhân khi thực hiện di dời nhà máy. Đối với chính sách liên quan đến học phí, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ mầm non trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cụ thể chế độ hỗ trợ.

 

Ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An chia sẻ thông tin với doanh nghiệp và người lao động về chủ trương của địa phương khi thực hiện di dời nhà máy

TP.Dĩ An là địa phương có số lượng lớn doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, do đó, có nhiều người lao động, doanh nghiệp tại đây quan tâm đến các chế độ, chính sách khi di dời. Thông tin về vấn đề này, ông Phạm Văn Bảy – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An cảm ơn người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thời gian qua luôn xem Dĩ An là quê hương thứ hai của mình. Do đó, Dĩ An luôn xem người lao động là công dân của thành phố, phải được thụ hưởng những thành quả từ sự phát triển của thành phố; đặc biệt quan tâm nhiều hơn, ưu ái nhiều hơn đến đời sống công nhân lao động. Ông mong muốn các địa phương phía Bắc hãy đón các doanh nghiệp và người lao động từ phía Nam di dời lên bằng "cả tấm lòng", chăm lo, quan tâm đến cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của công nhân. "Dĩ An sẽ hết sức trách nhiệm, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất, chất lượng nhất chủ trương của tỉnh theo lộ trình, thời gian di dời, chuyển đổi để đảm bảo tốt nhất cho các doanh nghiệp, người lao động phấn khởi, an tâm, an lòng để di dời hoặc chuyển đổi công năng." – Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An khẳng định.

 

Bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu kết luận hội nghị

Qua ý kiến của các công nhân, doanh nghiệp và các sở ngành, địa phương, bà Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khẳng định, tỉnh Bình Dương luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp và người lao động lên hàng đầu khi di dời nhà máy. Sau hội nghị này, tổ chức Công đoàn vẫn tiếp tục nhận các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động, sau đó sẽ báo cáo, kiến nghị lên UBND tỉnh để xây dựng chế độ, chính sách cho phù hợp.

4/24/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, lắng nghe, doanh nghiệp, người lao động, di dời, nhà máy931-binh-duong-gap-go-lang-nghe-y-kien-cua-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-khi-thuc-hien-di-doi-nha-maTrue121000
5.00
121,000
7.00
0
False
3
1
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023

TTĐT - Sáng 29-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Cục Thống kê tỉnh tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023.

Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh, năm 2023, tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tăng 5,97% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng (năm 2022, đạt 166 triệu đồng). Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/12/2023, thu hút vốn đầu tư trong nước được 85.498 tỷ đồng, giảm 13,2% so với cùng kỳ; trong đó, có 6.744 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, tăng 8,2% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 59.723 tỷ đồng, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 48,2% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2023 đạt 155.259 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 303.853 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2022.


Ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh

Hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm nhu cầu ở các thị trường quốc tế, nhất là những đối tác lớn. Ước tính xuất siêu của tỉnh đạt 8,8 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 30,9 tỷ đô la Mỹ, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 3,13% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 73.258 tỷ đồng, đạt 98,2% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng chi ngân sách năm 2023 ước thực hiện 36.026 tỷ đồng, tăng 20,1% so với dự toán, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Thông tin về xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Ngô Văn Mít - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho biết, theo kết quả khảo sát tại 429 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, có 65,34% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2024 ổn định và tốt hơn; 34,66% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn hơn; có 26,37% doanh nghiệp có đơn đặt hàng cao hơn quý IV/2023; có 37,31% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 36,32% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm; có 67,95% doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng và giữ ổn định quy mô lao động; có 32,05% số doanh nghiệp dự báo giảm quy mô lao động.

Tại buổi họp báo, đại diện các sở, ngành, phóng viên các cơ quan báo chí đã thảo luận những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

12/29/2023 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHọp báo, công bố, kinh tế-xã hội858-hop-bao-cong-bo-so-lieu-thong-ke-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duong-nam-202True
0.60
0
1.00
0
False
0.5
2
Bình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt NamBình Dương: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Công viên Nguyễn Du (TP. Thủ Dầu Một), Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP. Thủ Dầu Một tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Tham dự có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành và TP.Thủ Dầu Một.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với mục tiêu không chỉ tôn vinh những người viết sách, làm sách mà sâu sắc hơn là tôn vinh bạn đọc, phát huy văn hóa đọc.

Bốn thông điệp của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay: Sách hay cần bạn đọc; sách quý tặng bạn; mua sách hay - tặng sách thật; sách hay: Mắt đọc - tai nghe.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024 diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 01/5/2024 với các gian hàng trưng bày, triển lãm sách hay, sách đẹp; giới thiệu sách; bán sách giá ưu đãi. Đặc biệt, với nhiều chương trình giảm giá của các gian hàng như: Miễn phí 1.000 quyển sách tự chọn; hơn 5 tấn sách cũ đồng giá 59.000 đồng/kg; sách mới đồng giá chỉ từ 9.000 đồng, 19.000 đồng, 29.000 đồng; sách mới giảm giá từ 20% đến 50%…

 

Đơn vị tổ chức tặng hoa tri ân các đơn vị đồng hành cùng sự kiện

Song song  đó, các chương trình phục vụ cho phát triển văn hóa đọc như: Hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng; tổ chức sinh hoạt cho các bạn thiếu nhi, các câu lạc bộ của những người cùng một sở thích, cùng niềm đam mê sưu tập sách.

Ngoài ra, còn có các hoạt động bên lề như: Vẽ tranh, tô tượng, làm tò he, viết chữ thư pháp, trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ hàng đêm.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cảm ơn sự phối hợp của UBND TP. Thủ Dầu Một, cùng với các đơn vị phát hành sách trong và ngoài tỉnh đã tích cực tham gia hưởng ứng và đồng hành cùng địa phương tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024. Ông hy vọng sự kiện năm nay sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng, nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự chung tay ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương để Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trở nên thường xuyên trong năm để văn hóa đọc lan tỏa, trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam.

 

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu khai mạc

Các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương xin giới thiệu một số hoạt động diễn ra tại Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III, năm 2024:



Các gian hàng trưng bày sách




Các đại biểu tham quan và mua sắm tại các gian hàng sách


Đông đảo người dân đến tham quan và mua sách


 Các em học sinh tham quan và mua sách



Các đoàn viên thanh niên tham quan và mua sách


Người dân đưa trẻ em tham quan và mua các sản phẩm tại triển lãm




Khách tham quan đã chọn lựa cho mình rất nhiều sách ​


Các em nhỏ thích thú với trò tô tượng​


Khách tham quan thích thú với chữ thư pháp do ông đồ viết tặng


Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay có cả những trò chơi dân gian phục vụ người dân 

4/25/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết73-binh-duong-khai-mac-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
5
Khai mạc Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023Khai mạc Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023

TTĐT - ​Tối 20-4, tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng, P.Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, UBND tỉnh đã tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ II, năm 2023.​

​Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh. 

Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, Bình Dương tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm sách từ ngày 20/4 đến hết ngày 24/4/2023 tại khu vực Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức sự kiện này với sự tham gia của nhiều đơn vị phát hành sách trong và ngoài tỉnh.

ngaysach 2.jpg

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc triển lãm

03 đơn vị tham gia trưng bày, triển lãm sách là Công ty Cổ phần Sách AlPha Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh; Nhà Sách Phương Nam chi nhánh tỉnh Bình Dương và Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương – FABICO. Trong đó, Nhà sách FABICO tham gia chương trình khuyến mãi từ 10% đến 50% các mặt hàng sách quốc văn, sách ngoại văn, văn phòng phẩm, dụng cụ học sinh, đồ chơi, lưu niệm. Nhà sách Phương Nam giảm từ 10 – 50% sách quốc văn, giảm từ 10 – 30% sách ngoại văn và giảm 10 - 20% mặt hàng đồ chơi, khẩu trang…

ngaysach 1.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa tri ân các đơn vị tham gia triển lãm

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Lê Văn Khánh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cấp, ngành tiếp tục tổ chức các chương trình, hoạt động về sách dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để giúp cho người dân có thêm cơ hội tiếp cận với sách. Cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; ghi nhận, tôn vinh người đọc, tổ chức, cá nhân có đóng góp cho phong trào đọc sách và xây dựng văn hóa đọc; đăng phát tin, bài, phóng sự phản ánh về phong trào đọc sách và các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 trên địa bàn tỉnh.

ngaysach.jpg

Ông Lê Văn Khánh – Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi lễ​

Trong ngày đầu khai mạc, Triển lãm đã thu hút đông đảo đoàn viên thanh viên, học sinh, sinh viên và nhân dân đến tham quan, đọc và mua sách tại các gian hàng trưng bày.

Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách trong đời sống xã hội; tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập; tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

ngaysach 3.jpg

ngaysach 4.jpg

ngaysach 5.JPG

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sách

Tại tỉnh Bình Dương, thực hiện kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các trường học, thư viện, đơn vịphát hành sách triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 từ ngày 15/4 đến ngày 01/05/2023, với thông điệp "Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo" và "Sách cho tôi, cho bạn". Tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền cổ động trực quan; tổ chức đoàn xe diễu hành cổ động trên một số tuyến đường trọng điểm; xe sách lưu động phục vụ tại các trường học; Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách chủ đề "Sách với người cao tuổi"; Ngày hội đọc sách trong hệ thống thư viện, trường học; Triển lãm sách, ảnh "Công an Bình Dương học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy"…

Một số hình ảnh tại Lễ khai mạc Triển lãm: 

ngaysach 6.jpg

ngaysach 7.jpg

ngaysach 8.JPG

ngaysach 10.JPG

ngaysach 11.JPG

ngaysach 12.jpg

Đông đảo bạn đọc đến tham quan và trải nghiệm đọc sách tại triển lãm​

ngaysach 13.jpg

ngaysach 14.jpg

ngaysach 15.jpg

ngaysach 16.jpg

ngaysach 9.jpg

Nhiều gian hàng giảm giá đa dạng các mặt hàng

4/20/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐông đảo, bạn đọc, tham quan, triển lãm, Tuần lễ Sách, Chợ đêm, Phố đi bộ, Bạch Đằng663-khai-mac-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-ii-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
4.5
2
Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình DươngThư kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​T​hực hiện Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương có thư kêu gọi ủng hộ “Vì người nghèo” của tỉnh. Cổng Thông tin đi​ện tử tỉnh xin đăng toàn văn thư kêu gọi.​

​​Thưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức, cơ quan và các doanh nghiệp!

Trong những năm qua, phát huy truyền thống đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc, rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tỉnh đã quan tâm ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" để giúp đỡ hộ nghèo xây nhà ở, khám chữa bệnh. Đây là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, cùng với Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Dương có 4.093 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,23%, trong đó có 1.892 hộ nghèo không có khả năng lao động, 70 hộ nghèo dân tộc thiểu số và số hộ cận nghèo là 2.960 hộ, chiếm tỷ lệ 0,89%. Những hộ này rất cần được quan tâm và giúp đỡ của cộng đồng, xã hội, trong đó nhiều hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhiều người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo cần được khám, chữa bệnh, trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội rất thiếu thốn, nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn được nhà nước trợ cấp hàng tháng không thể vươn lên thoát nghèo, cần tình thương và sự chung tay giúp đỡ của nhiều người,...

Với tinh thần "Tương thân, tương ái", "Lá lành đùm lá rách", trong thời gian qua các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã tích cực ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo". Từ nguồn Quỹ này, Ban Vận động "Ngày vì người nghèo" các cấp đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà Đại đoàn kết, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao học bổng, xe đạp cho con em hộ nghèo đi học, hỗ trợ nuôi bò sinh kế... đã thiết thực giúp người nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương chân thành ghi nhận những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong tỉnh ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" nhiều năm qua.

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-MTTW-BVĐ, ngày 21/7/2022 của Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" Trung ương về tổ chức các hoạt động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2022 và phát động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" của Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương kêu gọi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam, tích cực hưỏng ứng các hoạt động nhằm giúp đỡ người nghèo thông qua việc đóng góp, ủng hộ kinh phí, vật chất xây dựng Quỹ "Vì người nghèo", tạo thêm nguồn lực để tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều của tỉnh.

Mọi sự đóng góp xin gửi về:

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Thường trực Ban Vận động "Ngày vì người nghèo" tỉnh Bình Dương - Tầng 12B, Tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (ĐT: 0274.3659121).

Tên tài khoản: Ban Vận động Ngày vì người nghèo

Số tài khoản: 3751.0.9019781.00000 tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Dương

Hoặc tài khoản tại Ngân hàng TMCP Vietcombank Bình Dương (phòng giao dịch Tân Uyên),

Tên tài khoản: Ban Vận động Ngày vì người nghèo tỉnh Bình Dương

Số tài khoản: 1013296358.

Xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp, giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức, cơ quan, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" tỉnh Bình Dương.

10/21/2022 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtthư kêu gọi, ủng hỗ, Quỹ Vì người nghèo, tỉnh Bình Dương91-thu-keu-goi-ung-ho-quy-vi-nguoi-ngheo-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
81% kiến nghị cử tri đã được giải quyết81% kiến nghị cử tri đã được giải quyết

TTĐT - Chiều 19-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh khóa IX. ​

Ông Hồ Quang Điệp – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát.

Tham dự có ông Nguyễn Thanh Trúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, đối với 161 kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 15, đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết xong 131/161 kiến nghị, đạt 81,4% (trong đó, có 18 kiến nghị đã phân công cấp huyện giải quyết), còn lại 30 kiến nghị (chiếm 18,6%) đang nghiên cứu, xử lý theo kế hoạch, lộ trình trong thời gian tới.

Đối với kiến nghị của cử tri tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 và các Kỳ họp thứ 4, thứ 5, thứ 7, thứ 8, thứ 10, thứ 12 - HĐND tỉnh khóa IX, đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo giải quyết 32/40 kiến nghị, đạt 80%; còn lại 08 kiến nghị sẽ tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.

IMG_2946.JPG

Đại biểu trình bày ý kiến tại buổi giám sát

Theo đánh giá của HĐND tỉnh, việc giải quyết các kiến nghị của cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 15 - HĐND tỉnh tiếp tục được UBND tỉnh và các ngành quan tâm thực hiện; tỷ lệ nội dung kiến nghị đã được tiếp thu, xem xét giải quyết và trả lời đạt 100%, trong đó, tỷ lệ nội dung được tiếp thu, giải quyết xong đạt 81,4%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ giải quyết của Kỳ họp thứ 12 (90,2%) nhưng vẫn là tích cực, đáng ghi nhận trong tình hình tỉnh phải thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa phòng, chống dịch Covid-19... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo, phân công cụ thể các sở, ngành tiếp tục giải quyết trong năm 2020 đối với các kiến nghị còn tồn đọng, chưa được giải quyết trong thời gian trước.

Hầu hết các kiến nghị đã được giải quyết có kết quả, nội dung trả lời đầy đủ, rõ ràng, có xác định thời gian, tiến độ thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của cử tri trên địa bàn. Các ngành và địa phương có sự phối hợp trong việc tiếp thu, giải quyết, xử lý những vướng mắc, bất cập liên quan đến công tác quản lý của cơ quan, đơn vị mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong trả lời kiến nghị thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường, an toàn thực phẩm, y tế…

hqd phat bieu 112020.JPG

Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, ông Hồ Quang Điệp cho rằng, việc giải quyết ý kiến, kiến nghị đạt kết quả tốt về cả tỷ lệ và chất lượng, cho thấy nỗ lực của UBND tỉnh trong tình hình khó khăn hiện nay. Điều đáng ghi nhận, UBND tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời và giải pháp khá cụ thể đối từng vụ việc, đồng thời các sở, ngành cũng đã cử cán bộ trực tiếp theo đoàn tiếp xúc cử tri để ghi nhận và giải đáp thắc mắc cho người dân. Nhìn chung, công tác giải quyết kiến nghị cử tri cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chú trọng chất lượng giải quyết, cách thức trả lời.

Thời gian tới, đề nghị UBND tỉnh khắc phục những tồn tại, hạn chế; tập trung khắc phục, xử lý sớm các kiến nghị chưa được giải quyết; chỉ đạo các địa phương, sở ngành phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề…​​

11/19/2020 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2020-11/giam sat hdnd.mp3Xem chi tiết81% kiến nghị, cử tri,  giải quyết549-81-kien-nghi-cu-tri-da-duoc-giai-quyeTrue121000
3,477.00
121,000
0.00
0
False
Bình Dương bổ nhiệm 02 Phó Giám đốc Sở Tài chínhBình Dương bổ nhiệm 02 Phó Giám đốc Sở Tài chính

TTĐT - Sáng 27 - 4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì trao các quyết định nghỉ hưu, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định điều động bà Lê Thị Thanh Thúy - Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch TP.Dĩ An và ông Nguyễn Ngọc Huấn - Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch TP.Thuận An đến nhận công tác tại Sở Tài chính và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài chính; trao Quyết định bổ nhiệm lại đối với các bà: Hà Thanh - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, Nguyễn Kim Loan - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; trao Quyết định nghỉ hưu theo chế độ kể từ ngày 02/5/2020 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Võ Thạnh Lợi - Quyền Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương.

 

Ông Nguyễn Hoàng Thao (giữa ) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Trần Thanh Liêm (thứ 3 từ phải qua) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định và tặng hoa cho các đồng chí nghỉ hưu, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Trần Thanh Liêm ghi nhận những đóng góp của ông Võ Thạnh Lợi đối với sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời mong muốn ông tiếp tục đóng góp cho địa phương theo điều kiện bản thân. Đối với các đồng chí được bổ nhiệm lại, ông Trần Thanh Liêm mong các đồng chí tiếp tục phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa để xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển; các đồng chí được bổ nhiệm sớm tiếp cận với công việc, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công, giữ vững đoàn kết, thống nhất nội bộ.

4/27/2020 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtbổ nhiệm, Sở Tài chính, Phó Giám đốc492-binh-duong-bo-nhiem-02-pho-giam-doc-so-tai-chinTrue121000
0.30
121,000
1.00
0
False
1.380953
21
Hội thảo “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương”Hội thảo “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương”

TTĐT - ​Ngày 22-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội thảo "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh". 

Ông Lê Hữu Phước - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Tham dự có ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và các huyện, thị, thành phố; cùng trên 50 nhà khoa học, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại một số tỉnh, thành thuộc miền Đông Nam bộ.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe báo cáo đề dẫn và 04 báo cáo chuyên đề được tổng hợp từ 89 bài tham luận, nghiên cứu về tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" và Chương trình hành động số 88 của Tỉnh ủy Bình Dương. Trong đó nổi bật là các báo cáo có chủ đề, nội dung như: Tổng quan về kết quả xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn tỉnh Bình Dương đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; tổng quan về xây dựng văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong người Bình Dương phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn và hội nhập quốc tế của tỉnh; xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; đổi mới phương thức lãnh đạo cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với văn hóa; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...

Sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Chương trình hành động số 88 của Tỉnh ủy Bình Dương, việc xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội, góp phần bồi dưỡng, giáo dục, định hình nhân cách, bản lĩnh, tài năng trí tuệ con người Bình Dương, thiết thực đóng góp vào tiến trình đô thị hóa và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương. Hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy các hoạt động đối ngoại của tỉnh. Quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa và sự phát triển của các loại hình truyền thông đa phương tiện là cơ hội để người dân tiếp cận thông tin, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng cũng đang đặt ra những thách thức trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa ứng xử với môi trường, tham gia giao thông, giao tiếp ứng xử nơi công cộng đang đặt ra những yêu cầu về nhận thức và hành động của toàn xã hội... Theo đó, hội thảo là một trong những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chương trình hành động số 88 của Tỉnh ủy Bình Dương về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương". Đồng thời là tiền đề, động lực quan trọng để tỉnh Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng người Bình Dương với những chuẩn mực đạo đức, lối sống, tác phong phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn và hội nhập quốc tế.

11/22/2019 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếthội thảo, văn hóa con người191-hoi-thao-xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-dap-ung-yeu-cau-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc-tren-dia-ban-tinh-binh-duongFalse121000
0.20
121,000
0.80
0
False
3
1
Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023

​TTĐT - Sáng 14-12, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC (WTC Expo) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 (Smart Build Vietnam 2023).

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh.

 


Đại biểu tham dự buổi lễ

Triển lãm diễn ra từ ngày 14 đến 16/12/2023 với quy mô 80 gian hàng, thu hút sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp về các lĩnh vực: Thi công xây dựng (công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng…), máy móc thiết bị cơ giới, vật liệu xây dựng (kính, nhôm, xi măng, sắt thép, gạch, ngói, sơn, hóa chất và vật liệu xây dựng khác…), trang trí nội – ngoại thất, bất động sản công nghiệp – đô thị.

Nhiều hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra tại Triển lãm, bao gồm chuỗi hội thảo chuyên ngành xây dựng – bất động sản sẽ diễn ra liên tục với các chủ đề: Xây dựng trong thời đại 4.0, vật liệu xây dựng thông minh – bền vững, công nghệ B.I.M, phát triển thị trường nhà ở, thiết bị nhà ở thông minh…

 

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, hiện nay, xây dựng thông minh và sử dụng vật liệu thông minh đã trở thành xu hướng phát triển và là chuẩn mực đánh giá chất lượng công trình tại các thành phố lớn trên thế giới. Triển vọng tăng trưởng ngành Xây dựng chủ yếu tập trung tại thị trường của các nước đang phát triển. Với tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định, Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản.


Đại biểu thực hiện nghị thức khai mạc Triển lãm

Bình Dương đã có nhiều đóng góp mạnh mẽ tạo động lực phát tiển kinh tế - xã hội cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển mô hình Thành phố thông minh trong tương lai, đồng thời góp phần thể hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, với mong muốn thiết lập một nền tảng kết nối các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản, Triển lãm là dịp để doanh nghiệp và các chuyên gia cùng nhau nghiên cứu, thảo luận về những kiến thức chuyên ngành và cập nhật xu hướng xây dựng trong thời đại mới, chia sẻ thông tin thị trường. Đồng thời là cơ hội để giới thiệu các giải pháp công nghệ xây dựng hàng đầu, cũng như những sản phẩm vật liệu xây dựng tiên tiến, xanh – sạch – thân thiện với môi trường đến các nhà đầu tư tiềm năng.

Năm nay, Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 còn vinh dự được đồng hành tài trợ bởi các thương hiệu uy tín và đơn vị tiêu biểu ở Việt Nam lẫn quốc tế. Cụ thể, các nhà tài trợ Kim cương: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BCONS, Tập đoàn Lê Phong, Công ty Cổ phần Gạch ngói Đồng Nai – TUILDONAI, Công ty Kính nổi Viglacera, Cheil Electric; các nhà tài trợ Vàng: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB); đồng tài trợ: Công ty Cổ phần Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương – Biconsi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á.

 

 


Đại biểu tham quan các gian hàng Triển lãm

Dưới đây là một số hình ảnh Cổng Thông tin điện tử ghi nhận tại lễ khai mạc Triển lãm:





Các sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ ngành xây dựng như gạch không nung, gạch tái chế từ chất thải được giới thiệu tại Triển lãm




Các sản phẩm thông minh như khóa điện tử, cửa chống tiếng ồn đang là xu thế phát triển trong tương lai



Cá loại kính 3D, kính tiết kiệm năng lượng phục vụ cho các công trình được giới thiệu tại Triển lãm



Công nghệ sơn hiện đại có tính năng bền, đẹp được xác định sẽ thay thế các loại sơn PU trong tương lai



Triển lãm có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực xây dựng

12/14/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếPhóng sựXem chi tiết789-khai-mac-trien-lam-xay-dung-thong-minh-viet-nam-202True121000
20.00
121,000
6.00
0
False
Đưa vào hoạt động Công viên Thủ Dầu MộtĐưa vào hoạt động Công viên Thủ Dầu Một

TTĐT - ​Sáng 30-4, UBND TP.Thủ Dầu Một tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 14/9/2021 của HĐND tỉnh về Công viên Thủ Dầu Một và triển khai các hoạt động chào mừng, hưởng ứng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của TP.Thủ Dầu Một.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, TP. Thủ Dầu Một.

Trước năm 2007, Công viên Thủ Dầu Một do UBND thị xã Thủ Dầu Một quản lý. Giai đoạn 2007-2018, với chủ trương xã hội hóa, UBND tỉnh đồng ý cho Tổng Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ quản lý khai thác với tên gọi Công viên văn hóa Thanh Lễ. Năm 2018, UBND tỉnh có văn bản chấp thuận bàn giao Công viên cho UBND thành phố tiếp tục quản lý.

IMG_6141.JPG

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút công bố, đưa vào sử dụng Công viên Thủ Dầu Một

Ngày 14/9/2021, HĐND tỉnh đã thống nhất ban hành Nghị quyết số 34/NQ-HĐND để đặt tên cho công trình này là Công viên Thủ Dầu Một. Sau một thời gian hoàn tất thủ tục, đến ngày 05/4/2022, UBND TP. Thủ Dầu Một đã chính thức tiếp nhận bàn giao Công viên Thủ Dầu Một từ Tổng Công ty Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ.

Việc bàn giao này phù hợp với chủ trương chung của tỉnh, của thành phố về việc xây dựng và phát triển TP. Thủ Dầu Một theo hướng văn minh, hiện đại, là đô thị xanh. Đồng thời phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, hướng đến việc phục vụ tối đa nhu cầu vui chơi giải trí, tập luyện thể dục thể thao của nhân dân trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thu Cúc - Chủ tịch UBND TP. Thủ Dầu Một cho biết, trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ cùng với các ngành, địa phương tận dụng những tiềm năng lợi thế sẵn có, huy động các nguồn lực, tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả Công viên Thủ Dầu Một.

60608d10b01671482807.jpg

UBND TP.Thủ Dầu Một trao quyết định cho Trung tâm Văn hóa Thông tin- Thể thao TP. Thủ Dầu Một quản lý, vận hành Công viên Thủ Dầu Một

UBND TP.Thủ Dầu Một đã giao cho Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một quản lý, vận hành khu công viên có diện tích 34ha, nhằm phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân trong và ngoài địa bàn thành phố.

IMG_6131.JPG

TP.Thủ Dầu Một tổ chức các gian hàng ẩm thực tại khu Công viên Thủ Dầu Một

Ngay sau lễ công bố, TP. Thủ Dầu Một tổ chức các hoạt động văn hóa sôi nổi như: Triển lãm thành tựu của TP. Thủ Dầu Một qua chặng đường 10 năm thành lập, Hội trại giao lưu kết hợp phát động Tháng Thanh niên công nhân, trao tặng quà cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố; Hội diễn nghệ thuật quần chúng TP. Thủ Dầu Một năm 2022 cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng nhằm thu hút, tạo điểm đến vui chơi cho người dân trong dịp lễ lớn của dân tộc.

40ac26d018d6d98880c7.jpg

Hội trại thanh niên TP. Thủ Dầu Một​ tại Công viên Thủ Dầu Một

Cũng trong sáng 30-4, tại Công viên Bạch Đằng (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), lãnh đạo tỉnh đã tham dự Lễ khai mạc Giải đua thuyền nằm trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương lần thứ 6 năm 2022.

IMG_6023.JPG

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, trao cờ lưu niệm cho các đội giải đua thuyền truyền thống trong khuôn khổ Đại hội Thể dục thể thao tỉnh  Bình Dương lần thứ 6 năm 20222. 

Giải đua thuyền thu hút 11 đội tham gia đường đua thẳng cự ly 500m và đường đua 3.000m. Hoạt động đua thuyền không chỉ đơn thuần là cuộc thi tài thể thao, mà còn là hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp mang bản sắc riêng và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy, sau một thời gian bị gián đoạn do yếu tố khách quan, môn đua thuyền đã được tái khởi động và duy trì trở thành hoạt động đua thuyền truyền thống hàng năm và được tổ chức trong dịp lễ 30/4, nhằm tạo không khí sôi nổi, tuyên truyền quảng bá về hình ảnh, con người Bình Dương, đồng thời động viên, cổ vũ phong trào tập luyện các môn thể thao truyền thống của dân tộc.

IMG_6028.JPG

Các đội tham gia tranh tài Giải đua thuyền​​

4/30/2022 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐưa vào hoạt động, Công viên Thủ Dầu Một623-dua-vao-hoat-dong-cong-vien-thu-dau-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
5
Tìm nguồn lực tự chủ đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuậtTìm nguồn lực tự chủ đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

TTĐT - ​Sáng 11-5, tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã diễn ra Hội thảo quốc gia "Nguồn lực đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh tự chủ". 

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo c​ác trường đại học, cao đẳng, các nhà nghiên cứu chuyên sâu​ về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên cả nước.

hoithaovhnt2.jpg

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các nhà nghiên cứu tham dự Hội thảo

Đây là hoạt động thường niên của Câu lạc bộ Khối đào tạo giáo viên nghệ thuật thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nhằm tạo diễn đàn để các nhà quản lý, nghiên cứu trau dồi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực các trường đang đào tạo, qua đó có những định hướng phát triển chất lượng hơn trong thời gian tới.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày tham luận và trao đổi các nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách cần hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học, cao đẳng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong bối cảnh tự chủ; vai trò của Nhà nước đối với nguồn lực cho giáo dục đại học, cao đẳng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; quyền tự chủ đại học và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; phát triển giáo dục đại học, cao đẳng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ngoài công lập; triển khai mô hình hợp tác đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, cao đẳng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

hoithaovhnt3.jpg

PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương phát biểu tại Hội thảo

PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết, các trường đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật đã và đang đối mặt với những khó khăn rất lớn trong vấn đề tự chủ về tài chính và nhân lực. Với tính chất đặc thù, đội ngũ giảng dạy tại các trường văn hóa nghệ thuật bao gồm các nghệ nhân, nghệ sĩ, cùng với phương pháp giảng dạy mang tính cầm tay chỉ việc, một thầy một trò; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy văn hóa nghệ thuật cần đầu tư tốn kém (nhạc cụ, âm thanh, ánh sáng, thiết bị ghi âm, ghi hình, phòng thu, phòng tập, sân khấu biểu diễn) và cũng chỉ đáp ứng việc giảng dạy cho số lượng không nhiều sinh viên chứ không thể đại trà, số lượng lớn như các ngành đào tạo khác. 

Theo các đại biểu, cần tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học phù hợp với những điều kiện thực tiễn và có hiệu quả nhất, bảo đảm chính sách, pháp luật về tự chủ phải đồng bộ và cụ thể với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng chi đặt hàng các trường ngành văn hóa nghệ thuật trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức.

Đặc biệt, sự đổi mới tư duy của các cơ sở đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật vẫn là yếu tố quyết định thành công khi tự chủ đại học. Các trường cần thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ năng thực hành cho cả người dạy và người học; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy người học làm trung tâm; liên thông đào tạo giữa các hệ đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật, các trường trong và ngoài nước; mở các ngành học mới theo nhu cầu của thực tiễn và theo hướng đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo…

5/11/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếthội thảo, nguồn lực, tự chủ, đào tạo, lĩnh vực, văn hoá nghệ thuật669-tim-nguon-luc-tu-chu-dao-tao-linh-vuc-van-hoa-nghe-thuaFalse
0.00
0
0.00
False
3.375
4
Quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụQuyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ

TTĐT - Ngày 11-8, tại Hà Nội, Chính phủ khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 họp Phiên đầu  tiên dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.​

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Phiên họp. Tham dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

IMG_9683.JPG

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ khóa XV nhận nhiệm vụ trong bối cảnh thế giới và trong nước có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt là tình hình dịch Covid-19 với biến chủng Delta đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới và ở Việt Nam, đe dọa sức khỏe, tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.

"Hôm nay, dưới sự có mặt của đồng chí Tổng Bí thư và đầy đủ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tại Trụ sở Chính phủ, bên cạnh Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chính phủ khóa XV họp phiên toàn thể đầu tiên, cũng là phiên họp lịch sử, với quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ. Phiên họp được tổ chức sau Đại hội XIII của Đảng và Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV thành công rất tốt đẹp, để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025", Thủ tướng khẳng định.

Hop 7.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính ​phát biểu khai mạc Phiên họp

Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối, chính sách; Quốc hội thể chế hóa; Chính phủ cụ thể hóa bằng Chương trình hành động với 409 đề án, dự án, nhiệm vụ để triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Phiên họp sẽ tập trung thảo luận, thống nhất những vấn đề then chốt, quan trọng nhất trên các lĩnh vực của đất nước trong 05 năm tới.

Phiên họp được tổ chức trong 01 ngày. Trong buổi sáng, Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 07 tháng đầu năm 2021, công tác phòng, chống dịch Covid-19 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm.​​​

8/11/2021 2:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtQuyết tâm xây dựng Chính phủ, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ417-quyet-tam-xay-dung-chinh-phu-doi-moi-liem-chinh-hanh-dong-hieu-qua-vi-nhan-dan-phuc-vTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.25
2
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnhQuyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh

TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tại buổi đi khảo sát và làm việc với các sở, ngành, địa phương về tiến độ triển khai thực hiện các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh ngày 01-8.

Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tiến độ triển khai chậm so với kế hoạch

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong (dài 4,9km), đến nay, đoạn qua địa bàn thành phố Thuận An đã bàn giao mặt bằng đạt khoảng 76% trên tổng diện tích, đoạn qua địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đã bàn giao mặt bằng đạt 96% trên tổng diện tích. Tổng số tiền đã chi 730,3 tỷ/tổng số tiền được duyệt là 826,19 tỷ (đạt khoảng 88%).

Đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị (dài 2,9km), đã thực hiện chi trả 453,41 tỷ/tổng số 613,33 tỷ (đạt 74%). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng đạt 17,8%.

Đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến cầu Ông Bố (dài 4,9km) đã thực hiện chi trả 641,08 tỷ/tổng số 1.301,25 tỷ (đạt 49,27%). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng đạt 1,6%.

Hiện UBND thành phố Thuận An đang hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để thực hiện dự án hạng mục bồi thường di dời lưới điện khoảng 95 tỷ đồng.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra tình hình thi công dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

Đối với Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), đã hoàn thiện công tác đấu thầu, tổ chức động thổ gói thầu nút giao Bình Chuẩn, dự kiến sẽ động thổ gói thầu cầu Bình Gửi trong tháng 8/2023. Đối với 02 gói thầu còn lại (nút giao Tân Vạn, xây dựng đoạn từ Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn) đang được khẩn trương thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định theo quy định, dự kiến động thổ trong tháng 9 – 10/2023. Đã thực hiện chi trả giải phóng mặt bằng với tổng số tiền 1.865,582 tỷ đồng/tổng số 2.548,258 tỷ đồng, đạt 73%. UBND các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An đang khẩn trương rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục chi trả tiền bồi thường và phối hợp với các đơn vị liên quan bàn giao mặt bằng để triển khai thi công dự án theo kế hoạch.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi kiểm tra tiến độ thi công nút giao Bình Chuẩn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh

Đường Vành đai 4 – TP.Hồ Chí Minh (giai đoạn 1), dự kiến cuối quý IV/2023 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, đầu năm 2024 sẽ khởi công dự án. 

Đối với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành, UBND tỉnh đã có Công văn số 3775/UBND-KT ngày 27/7/2023 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo đề xuất dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành áp dụng cơ chế chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan. Theo Nghị Quyết số 08/NQ-HĐND ngày 19/5/2023 của HĐND tỉnh, dự kiến thời gian hoàn thành dự án trước năm 2030. Phấn đấu thực hiện dự án từ năm 2023 – 2027, đưa vào khai thác cuối năm 2027.

Dự án Xây dựng đường từ Tân Thành đến cầu Tam Lập thuộc tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng do UBND huyện Bắc Tân Uyên làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 9,32km) cơ bản đã hoàn thành, chủ đầu tư đang triển khai các thủ tục để thực hiện nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng.

Dự án Xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú do UBND huyện Phú Giáo làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 12,15km) được khởi công vào tháng 12/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 43%), hiện công trình đang chậm tiến độ giải ngân; đã bàn giao mặt bằng khoảng 96,5% toàn công trình (mặt bằng đủ điều kiện thi công khoảng 92,3% do những đoạn vướng hệ thống điện trung, hạ thế, hệ thống cấp nước sạch chưa được di dời). Theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2024; phấn đấu hoàn thành cuối năm 2023.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành động viên đơn vị thi công

Dự án Xây dựng đường từ Ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng do UBND huyện Phú Giáo làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 17,79km) được khởi công vào tháng 10/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 76,5%, đạt tiến độ đề ra). Đến nay, đã bàn giao mặt bằng khoảng 92% toàn công trình (mặt bằng đủ điều kiện thi công khoảng 90% do những đoạn vướng hệ thống điện trung hạ thế, hệ thống cấp nước sạch chưa được di dời). Theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2024; phấn đấu hoàn thành cuối năm 2023.

Dự án Xây dựng đường từ Tân Long – Lai Uyên do UBND huyện Bàu Bàng làm chủ đầu tư (chiều dài khoảng 8,65km), công trình khởi công vào tháng 10/2021 (tiến độ đến nay đạt khoảng 90%) theo hợp đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2023.

Vướng mắc do giải phóng mặt bằng, lưới điện

Qua báo cáo của các đơn vị và kiểm tra thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá, các dự án trên đều triển khai chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Giải trình với Bí thư Tỉnh ủy về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án, ông Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 chậm tiến độ do gặp vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật lưới điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. UBND thành phố Thuận An đang khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về sử dụng chi phí của dự án để thực hiện di dời lưới điện; khẩn trương thực hiện hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng phần còn lại đối với đoạn từ nút giao Tự Do đến đoạn Lê Hồng Phong để bàn giao mặt bằng thi công, quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 8/2023. UBND thành phố Thuận An cũng đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục xin điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bồi thường để bổ sung các chi phí thực hiện di dời lưới điện.

 

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 còn vướng mắc việc di dời lưới điện

Đối với những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thuộc đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Trần Hùng Việt -  Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, Ban tiếp tục theo dõi, đôn đốc tiến độ chi trả bồi thường các trường hợp bị ảnh hưởng giải tỏa còn lại. Đồng thời, phối hợp với các Trung tâm Phát triển quỹ đất, địa phương giải quyết các vướng mắc, phát sinh liên quan đến công tác đền bù. Ông Trần Hùng Việt kiến nghị UBND các thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An khẩn trương hoàn thành các thủ tục chi trả tiền bồi thường nhằm đảm bảo sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thực hiện.

Giải trình với Bí thư Tỉnh ủy về khó khăn, vướng mắc trong thi công đoạn từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú thuộc dự án đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, ông Đoàn Văn Đồng – Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo cho biết, trong quá trình triển khai, một số khó khăn thường gặp liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật (điện, cấp nước, thoát nước) và các thủ tục bàn giao đất thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng các sở, ngành tham mưu hoàn thiện các thủ tục bàn giao đất thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ. Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cũng đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ di dời đường dây 110kV để trình Sở Công Thương thẩm định, làm cơ sở triển khai di dời, bàn giao mặt bằng thi công theo quy định, dự kiến trong quý IV/2023 sẽ hoàn thành công tác di dời điện.

 

Ông Đoàn Văn Đồng – Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo nêu khó khăn, vướng mắc trong thi công dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng

Đối với Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, theo báo cáo của UBND huyện Bắc Tân Uyên, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã hoàn thành công tác đo đạc, đang triển khai công tác kiểm kê, đã chi trả 405,2 tỷ đồng/326 hộ gia đình, đã nhận bàn giao mặt bằng khoảng 30.675 m2. Qua quá trình thực hiện, khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ làm chi phí giải phóng mặt bằng tăng khá lớn so với dự án được duyệt làm vượt tổng mức đầu tư. Dự kiến tổng mức đầu tư điều chỉnh là 3.099 tỷ đồng. Việc tăng chi phí giải phóng mặt bằng làm tăng tổng mức đầu tư, phải điều chỉnh nhóm dự án từ nhóm B lên nhóm A. HĐND tỉnh đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật (hệ thống lưới điện, tuyến ống thoát nước sạch, cáp quang...) còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình; hầu hết mặt bằng đã nhận chưa liền mạch, chiều dài các đoạn ngắn (theo hướng tim đường) hầu hết <30m nên rất khó để tổ chức thi công.

Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thi công        

Tại buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành cho biết, UBND tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình hình thi công các công trình trên. Trong quá trình làm việc, UBND tỉnh đã nhắc nhở chủ đầu tư và đơn vị thi công nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án giao thông trọng điểm đối với sự phát triển của tỉnh và của cả vùng Đông Nam bộ, do đó, Bí thư yêu cầu các địa phương và đơn vị thi công nhanh chóng triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công. Các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên đến hiện trường để nắm bắt tình hình thi công, kịp thời động viên các đơn vị thi công cố gắng, nỗ lực tập trung đẩy nhanh tiến độ. Đối với việc di dời lưới điện, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành phối hợp với địa phương đẩy nhanh việc đấu thầu để di dời lưới điện. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ vốn đầy đủ cho các công trình trọng điểm phục vụ cho việc phát triển bền vững của địa phương. Thực hiện công tác giải ngân vốn kịp thời cho các chủ đầu tư khi đủ điều kiện.

 

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận buổi làm việc

Bí thư đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức đoàn thường xuyên đi kiểm tra các công trình để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bí thư đề nghị, trong tháng 9/2023, phải khởi công hết các gói thầu thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương, phấn đấu tháng 10/2025 hoàn thành tuyến đường này để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Đến 30/9/2023, phải bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đồng thời, cuối năm 2023 phải di dời toàn bộ lưới điện trên đoạn đường nâng cấp, mở rộng này. Đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, tháng 10/2023 phải xong công tác giải phóng mặt bằng, cuối năm 2023 phải di dời xong toàn bộ lưới điện thuộc dự án. Đối với dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu đơn vị thi công phải hoàn thành vào cuối năm 2023 theo như chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy.

8/1/2023 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtcông trình, giao thông trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ117-quyet-liet-day-nhanh-tien-do-thi-cong-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-tren-dia-ban-tinTrue121000
1.00
121,000
8.00
0
False
1.5
3
Trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho cán bộTrao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho cán bộ

TTĐT- Sáng 29-7, tại Văn phòng Tỉnh ủy, ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nghỉ hưu cho một số cán bộ.

Theo đó, có 02 đồng chí được bổ nhiệm, 02 đồng chí được bổ nhiệm lại và 04 đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Cành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận những đóng góp của các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu trong suốt quá trình công tác vừa qua; đồng thời mong muốn các đồng chí sau khi nghỉ hưu tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của địa phương và tỉnh nhà. Các đồng chí được bổ nhiệm mới cần tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố khối đoàn kết của cơ quan. Các đồng chí được bổ nhiệm lại phát huy những thành tích đạt được trong quá trình công tác vừa qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ.  


Ông Phạm Văn Cành (bìa phải) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Thanh Liêm (bìa trái) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định và tặng hoa cho các cán bộ nghỉ hưu


Ông Phạm Văn Cành (bìa phải) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Thanh Liêm (bìa trái) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định và tặng hoa cho các cán bộ được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

Các đồng chí được bổ nhiệm mới:

1. Bà Lê Thị Mộng Diễm - Quyền Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh;

2. Ông Mai Bá Trước - Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;

Các đồng chí được bổ nhiệm lại:

1. Ông Phạm Văn Bông được bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Ông Võ Hùng Phong được bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương;

Các đồng chính chí nghỉ hưu:

1. Ông Phạm Văn Minh - nguyên Chủ tịch HĐND TP.Thủ Dầu Một;

2. Ông Nguyễn Văn Quới - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh;

3. Bà Trần Thị Liên - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh;

4. Ông Trương Chí Dũng - Giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương.


7/29/2016 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếttrao quyết định, cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nghỉ hưu9202-Trao-quyet-dinh-bo-nhiem-bo-nhiem-lai-va-nghi-huu-cho-can-boTrue121000
0.80
121,000
0.80
193,600
Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước Kỳ họp thứ baLịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước Kỳ họp thứ ba

TTĐT - ​Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh thông báo lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh trước Kỳ họp thứ ba - HĐND tỉnh khóa X.

Dự kiến tổ chức tiếp xúc cử tri từ ngày 15 - 19/11/2021. Trong đó, TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TX.Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp. Các địa phương: TP.Dĩ An, huyện Phú Giáo, TX.Bến Cát tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến.

Lịch tiếp xúc cử tri cụ thể tại các địa phương:

1. Thành phố Thủ Dầu Một

SốThời gianĐịa điểmĐB.HĐND tỉnh
1

ng 08h00,

 ngày 15/11/2021

(thứ Hai)​

Hội trường UBND  

phường Phú Tân

Ông Nguyễn Phước Trung

Ông Trần Huỳnh Hoàng Long (Đại đức Thích Thiện Hưng)

2Hội trường UBND phường Tương Bình Hiệp

Ông Nguyễn Quốc Cường

Ông Nguyễn Tiến Dũng

3

Chiều 14h00,

 ngày 15/11/2021

(thứ Hai)

Hội trường UBND

phường Chánh Nghĩa

Bà Trần Thị Minh Hạnh

Ông Nguyễn Quốc Cường

4

Sáng 08h00,

 ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trường UBND

phường Phú Lợi

Bà Đoàn Ngọc Như Tâm

Ông Trần Huỳnh Hoàng Long (Đại đức Thích Thiện Hưng)

5

Chiều 14h00,

 ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trường UBND

phường Phú Thọ

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Quốc Cường

6

Sáng 08h00,

ngày 17/11/2021

(thứ Tư)

Hội trường UBND

phường Phú Mỹ

Ông Nguyễn Phước Trung

Ông Phạm Thanh Hùng

7

Hội trường UBND

phường Chánh Mỹ

Bà Trần Thị Minh Hạnh

Ông Nguyễn Quốc Cường

8

Chiều 14h00,

 ngày 17/11/2021

(thứ Tư)

Hội trường UBND

phường Hiệp An

Ông Phạm Thanh Hùng

Ông Trần Huỳnh Hoàng Long (Đại đức Thích Thiện Hưng)

9

Hội trường UBND

phường Phú Hoà

Bà Trần Thị Minh Hạnh

Ông Nguyễn Tiến Dũng

10

Sáng 08h00,

 ngày 18/11/2021

(thứ Năm)

Hội trường UBND

phường Hoà Phú

Ông Võ Văn Minh

Bà Đoàn Ngọc Như Tâm

11

Hội trường UBND

phường Phú Cường

Ông Nguyễn Tiến Dũng

Ông Nguyễn Quốc Cường

12

Chiều 14h00,

 ngày 18/11/2021

(thứ Năm)

Hội trường UBND

phường Tân An

Bà Trần Thị Minh Hạnh

Ông Nguyễn Tiến Dũng

13

Hội trường UBND

phường Hiệp Thành

Bà Trần Thị Minh Hạnh

Ông Nguyễn Quốc Cường

14

Sáng 08h00,

ngày 19/11/2021

(thứ Sáu)

Hội trường UBND

phường Định Hoà

Ông Nguyễn Phước Trung

Ông Phạm Thanh Hùng

2. Thành phố Thuận An 

SốThời gianĐịa điểm ĐB.HĐND tỉnh
1

Sáng 07g30,
ngày 15/11/2021

(thứ Hai)​

Hội trường UBND
phường An Thạnh

Ông Nguyễn Khoa Hải

Bà Hà Thanh

Ông Nguyễn Trường Giang

Bà Huỳnh Thị Tuyết Hạnh

2

Hội trường UBND

 phường Bình Hòa

Ông Nguyễn Thanh Toàn

Ông Nguyễn Thanh Tâm

Ông Phạm Xuân Ngọc

Ông Quách Trung Nguyên

Ông Nguyễn Thanh Quang

3

Chiều 13g30,
ngày 15/11/2021

(thứ Hai)

Hội trường UBND

phường Lái Thiêu

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng

Ông Nguyễn Thái Minh Quang

4

Hội trường UBND

xã An Sơn

Ông Nguyễn Khoa Hải

Bà Hà Thanh

Ông Nguyễn Trường Giang

Bà Huỳnh Thị Tuyết Hạnh

5

​Sáng 07g30,
ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

​ ​

Hội trường UBND

phường Bình Nhâm

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng

Ông Nguyễn Thái Minh Quang

6

Hội trường UBND

phường Bình Chuẩn

Bà Nguyễn Kim Loan

Ông Nguyễn Anh Minh

Ông Trần Hữu Tài

Ông Huỳnh Văn Sơn

Ông Trần Thành Trọng

7

Hội trường UBND

phường Vĩnh Phú

Ông Nguyễn Thanh Toàn

Ông Nguyễn Thanh Tâm

Ông Phạm Xuân Ngọc

Ông Quách Trung Nguyên

Ông Nguyễn Thanh Quang

8

​​Chiều 13g30,
ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

​ ​

Hội trường UBND

phường An Phú

Bà Nguyễn Kim Loan

Ông Nguyễn Anh Minh

Ông Trần Hữu Tài

Ông Huỳnh Văn Sơn

Ông Trần Thành Trọng

9

Hội trường UBND

phường Hưng Định

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng

Ông Nguyễn Thái Minh Quang

10

Hội trường UBND

phường Thuận Giao

Ông Nguyễn Khoa Hải

Bà Hà Thanh

Ông Nguyễn Trường Giang

Bà Huỳnh Thị Tuyết Hạnh

3. Thị xã Tân Uyên 

SốThời gianĐịa điểm ĐB.HĐND tỉnh
1

Sáng 07g30,
ngày 15/11/2021

(thứ Hai)

 

 ​

 

 

Hội trường UBND

phường Khánh Bình

Ông Đỗ Ngọc Huy

Bà Nguyễn Khoa Diệu An

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai

 

2

Hội trường UBND

phường Vĩnh Tân

Bà  Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Ông Nguyễn Ngọc Văn

3

Chiều 13g30,
ngày 15/11/2021

(thứ Hai)

Hội trường Trung tâm VHTT - Học tập cộng đồng phường Thái Hòa

Ông Đỗ Ngọc Huy

Bà Nguyễn Khoa Diệu An

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai

4Hội trường Trung tâm VHTT  - Học tập cộng đồng xã Bạch Đằng

Ông Hồ Quang Điệp

Ông Phạm Văn Bông

Bà Võ Thị Thanh Hương

5

Sáng 07g30,
ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trườngTrung tâm VHTT – Học tập cộng đồng phường Tân Phước Khánh

Ông Nguyễn Hồng Nguyên

Bà Trần Minh Xuân

4. Huyện Dầu Tiếng

SốThời gianĐịa điểmĐB.HĐND tỉnh
1

​Chiều 14h00,

 ngày 15/11/2021

(thứ Hai)​

​ ​

Hội trường UBND

thị trấn Dầu Tiếng

Ông Nguyễn Chí Trung
2
Nhà Văn hóa
 xã Thanh An
Bà Huỳnh Thị Cẩm Hồng
3

Nhà Văn hóa

xã Minh Hoà

Ông Đậu Đức Cường
4

​Chiều 14h00,

 ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

​ ​

Nhà Văn hóa

xã Thanh Tuyền

Bà Huỳnh Thị Cẩm Hồng
5

Nhà Văn hóa

xã Long Tân

Ông Nguyễn Chí Trung
6

Hội trường UBND

 xã Định Thành

Ông Đậu Đức Cường
7

​Chiều 14h00,

 ngày 17/11/2021

(thứ Tư)

​ ​

Nhà Văn hóa

xã Long Hòa

Bà Huỳnh Thị Cẩm Hồng
8

Hội trường UBND

xã Minh Thạnh

Ông Đậu Đức Cường
9

Hội trường UBND

xã Minh Tân

Ông Nguyễn Chí Trung
10

​Chiều 14h00,

 ngày 18/11/2021

(thứ Năm)

​ ​
Hội trường Nông trường cao su An LậpÔng Nguyễn Chí Trung
11

Nhà văn hóa

 xã Định Hiệp

Ông Đậu Đức Cường
12

Nhà văn hóa

xã Định An

Bà Huỳnh Thị Cẩm Hồng

5. Huyện Bàu Bàng

SốThời gianĐịa điểm ĐB.HĐND tỉnh
1       

Chiều 13g30,
ngày 15/11/2021

(thứ Hai)​

Hội trường UBND

xã Long Nguyên

Ông Nguyễn Lộc Hà

Ông Võ Thành Giàu

2       

Hội trường UBND

xã Lai Hưng

Ông Nguyễn Văn Minh

Ông Võ Thành Giàu

3       

Chiều 13g30,

16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trường UBND

xã Cây Trường II

Ông Nguyễn Văn Minh
4       

Hội trường UBND

xã Tân Hưng

Ông Nguyễn Lộc Hà

Ông Võ Thành Giàu

5       

Chiều 13g30,

17/11/2021

(thứ Tư)

Hội trường UBND

thị trấn  Lai Uyên

Ông Nguyễn Lộc Hà

Ông Võ Thành Giàu

6       

Chiều 13g30,

18/11/2021

(thứ Năm)

Văn phòng khu phố

Bàu Bàng, thị trấn

Lai Uyên

Ông Nguyễn Văn Minh

Ông Võ Thành Giàu

7       

Chiều 13g30,

19/11/2021

(thứ  Sáu)

Hội trường UBND

xã Hưng Hòa

 

Ông Nguyễn Văn Minh​

8       

Hội trường UBND

 xã Trừ Văn Thố

Ông Nguyễn Lộc Hà

Ông Võ Thành Giàu

6. Huyện Bắc Tân Uyên

SốThời gianĐịa điểm ĐB.HĐND tỉnh
1       

Sáng 08g00,
ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trường UBND

xã Thường Tân

Ông Nguyễn Văn Dựt

Ông Võ Văn Tính  

2       

Chiều 14g00,
ngày 16/11/2021

(thứ Ba)

Hội trường UBND

xã Tân Định

Ông Nguyễn Văn Dựt

Ông Võ Văn Tính

3       

Sáng 08g00,
ngày 17/11/2021

(thứ Tư)

Hội trường Trung tâm VHTT – Học tập cộng động thị trấn Tân Bình

Ông Nguyễn Văn Dựt

Ông Võ Văn Tính

4       

Chiều 14g00,
ngày 17/11/2021

(thứ Tư)

Hội trường UBND

thị trấn Tân Thành

Ông Nguyễn Văn Dựt

Ông Võ Văn Tính

7.Thành phố Dĩ An​
SốThời gianĐịa điểm

Tiếp xúc trực tuyến

cử tri các xã, phường

ĐB.HĐND tỉnh
1

Sáng 08g00,
ngày 17/11/ 2021

(thứ Tư)

Hội trường

UBND thành phố

An Bình, Dĩ An

Ông Bùi Minh Trí

Ông Trịnh Đức Tài

Bà Trần Thị Diễm Trinh

Ông Võ Anh Tuấn

Bà Trần Ngọc Hiền

2

Sáng 08g00,
ngày 17/11/ 2021

(thứ Tư)

Hội trường B – Thành ủyTân Bình, Tân Đông Hiệp

Ông Bùi Thanh Nhân

Ông Bùi Văn Ra

Ông Hà Thúc Viên

Ông Lê Minh Quốc Việt

Bà Nguyễn Thị Vui

3

Chiều 14g00,
ngày 17/11/ 2021

(thứ Tư)

Hội trường

UBND thành phố

Bình An, Bình Thắng, Đông Hòa

Bà Trương Thị Bích Hạnh

Bà Nguyễn Ngọc Hằng

Ông Huỳnh Trần Phi Long

Ông Ngô Hoàng Minh

8. Huyện Phú Giáo
SốThời gianĐịa điểm

Tiếp xúc trực tuyến

cử tri các xã, phường

ĐB.HĐND tỉnh
1

 

 

Sáng 08g00,
ngày 19/11/ 2021

(thứ Sáu)

Hội trường A

UBND huyện

An Linh, Tân Hiệp, Tân Long, Tam Lập, Vĩnh Hòa, Phước Vĩnh

Ông Phạm Văn Chánh

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng

Ông Nguyễn Văn Hiền Phúc

9. TX.Bến Cát
SốThời gianĐịa điểm

Tiếp xúc trực tuyến

cử tri các xã, phường

ĐB.HĐND tỉnh
1

Sáng 08g00,
ngày 18/11/2021

(thứ Năm)

Hội trường

Thị ủy

Bến Cát

Mỹ Phước, Hòa Lợi, Thới Hòa, Tân Định, Chánh Phú Hòa, An Điền, An Tây, Phú An

Ông Nguyễn Văn Lộc

Ông Hà Văn Út

Bà Trương Thanh Nga

Ông Bùi Duy Hiền

Ông Phạm Ngọc Thuận

Bà Trần Thị Hồng Hạnh

Ông Nguyễn Việt Long

Ông Lê Anh Tuấn

Bà Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Văn bản​ 

11/10/2021 12:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtLịch tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND tỉnh, trước kỳ họp thứ ba371-lich-tiep-xuc-cu-tri-cua-dai-bieu-hdnd-tinh-truoc-ky-hop-thu-bFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1
1
Chỉ số PCI năm 2021: Bình Dương thuộc nhóm “Tốt”Chỉ số PCI năm 2021: Bình Dương thuộc nhóm “Tốt”

TTĐT - Sáng 27-4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 (PCI 2021) dựa trên khảo sát hơn 8.200 doanh nghiệp (hơn 6.000 doanh nghiệp tư nhân và 1.200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh tham dự lễ và nhận Kỷ niệm chương từ Ban Tổ chức.

​Theo kết quả công bố, Bình Dương xếp vị trí thứ 6 trong cả nước với 69,61/100 điểm, thuộc nhóm "Tốt", giảm 02 bậc so với năm 2020. Bình Dương cũng là địa phương tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2021 khu vực Đông Nam bộ, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Ninh Thuận và Bình Phước.


Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2021, Bình Dương có 05 chỉ số tăng điểm gồm: Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; 05 chỉ số giảm điểm gồm: Gia nhập thị trường, Cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động của chính quyền tỉnh, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.


Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2021 năm thứ 5 liên tiếp với số điểm đánh giá 73,02, giảm 2,07 điểm so với năm 2020. Các vị trí tiếp theo thuộc về Hải Phòng, Đồng Tháp, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc nhờ những thay đổi tích cực trong các chỉ số thành phần.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, một điểm sáng của PCI 2021 là dù dịch bệnh xảy ra rất phức tạp nhưng dòng chảy cải cách từ địa phương tại Việt Nam dường như vẫn được duy trì. Điểm số của tỉnh trung vị trong PCI tiếp tục tăng với những cải thiện mạnh mẽ của thủ tục hành chính, việc giảm ấn tượng của chi phí không chính thức, cho dù còn nhiều lo ngại về sự khó khăn của thủ tục đất đai và các thủ tục cấp phép sau đăng ký kinh doanh.

Dịch bệnh Covid-19 có thể tạo ra khó khăn lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp, làm giảm đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hai năm vừa qua nhưng với sự chủ động, năng động và tích cực của bộ máy chính quyền các tỉnh, thành phố thì dịch bệnh không thể làm trì hoãn các chương trình cải cách môi trường kinh doanh đang được tiến hành rất mạnh mẽ tại cấp cơ sở của Việt Nam. Sự năng động của nền kinh tế Việt Nam chính là kết quả của sự năng động của các chính quyền cấp cơ sở như thực tiễn cải cách kinh tế trong hàng chục năm qua đã chứng minh.


Thời gian qua, Bình Dương luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Bình Dương phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh tiếp tục đạt và vượt so với năm 2020; duy trì Chỉ số PCI năm 2021 trong nhóm Top 10; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các chính sách, thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của đơn vị... Mục tiêu không chỉ là việc nâng thứ hạng PCI mà còn để Bình Dương luôn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, Bình Dương nhiều năm liền được đánh giá là địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng và tính tiên phong, năng động của chính quyền đứng đầu cả nước. Đây là điều kiện rất tốt để Bình Dương thu hút đầu tư. Đặc biệt, trong năm 2021, Bình Dương bị ảnh hưởng hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin của các doanh nghiệp đối với sự quan tâm của chính quyền tỉnh.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh nhận Kỷ niệm chương vì có Chỉ số PCI xuất sắc năm 2021

 

10 địa phương đứng trong Top 10 có Chỉ số PCI xuất sắc năm 2021

4/27/2022 11:00 AMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtPCI 2021, Bình Dương800-chi-so-pci-nam-2021-binh-duong-thuoc-nhom-totTrue121000
0.50
121,000
1.50
0
False
2
1
Bình Dương: Thu hút đầu tư trong nước tăngBình Dương: Thu hút đầu tư trong nước tăng

TTĐT - ​Chiều 04-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 41.

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủ​y ​viên UBND tỉnh.

phienhop411.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Phiên họp đã thông qua Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 7/2023. Theo đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu tăng so với tháng trước, hoạt động bán lẻ diễn ra sôi nổi. 

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2023 ước tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tăng 3% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 7 tháng tăng 3,2% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 17,6% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 18,7% so với tháng trước và tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Tính chung 7 tháng, công nghiệp chế tạo, chế biến tiếp tục duy trì tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; thu hút đầu tư trong nước tăng cao so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, trong 7 tháng qua, tỉnh đã thu hút được 52.472 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (tăng 16,5% so với cùng kỳ), gồm 3.441 doanh nghiệp đăng ký mới, 957 doanh nghiệp tăng vốn, 55 doanh nghiệp giảm vốn; 366 doanh nghiệp giải thể. Đầu tư nước ngoài thu hút được 977 triệu đô la Mỹ (bằng 39% so với cùng kỳ). Thu ngân sách 35.780 tỷ đồng, bằng 84% so với cùng kỳ, đạt 53% dự toán HĐND tỉnh. 

Trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, tỉnh đã thực hiện tốt chính sách cho các đối tượng; tổ chức thăm, tặng quà cho người có công nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7). Trong tháng, đã tư vấn việc làm cho 10.000 người, có 2.992 người nhận được việc làm; quan tâm tháo gỡ, hướng dẫn thủ tục, quy trình cấp phép lao động người nước ngoài. Chất lượng giáo dục được duy trì và ngày càng nâng cao, kết quả điểm thi trung bình kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu 7 tháng giảm (xuất khẩu giảm 16,5%, nhập khẩu giảm 13,8% so với cùng kỳ). Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch (đến 02/8/2023 giải ngân 7.193 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch HĐND tỉnh giao và đạt 59% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

phienhop42.jpg

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Phiên họp

Phiên họp cũng đã xem xét một số nội dung: Tình hình triển khai dự án cảng sông An Tây; dự thảo Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định chủ trương, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; phê duyệt thiết kế điển hình, thiết kế mẫu đối với nhà ở công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh; báo cáo kết quả rà soát nội dung quy định tại khoản 2 Điều 23 Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND ngày 13/4/20223 của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

phienhop43.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng, kinh tế - xã hội của tỉnh đang có những dấu hiệu tích cực, độ âm xuất, nhập khẩu đang giảm dần; số liệu về tài chính, thuế, đặc biệt là thu hút đầu tư trong nước khá tốt; thu hút đầu tư nước ngoài khả quan với việc hoàn thiện Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III để đón các nhà đầu tư. Đây là những dư địa rất lớn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2023. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. 

Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với các nội dung còn lại. Đối với dự án cảng An Tây, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chủ động hoàn thiện hồ sơ để rút ngắn tối đa thời gian triển khai dự án. Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến góp ý tại cuộc họp để hoàn chỉnh quy định về thiết kế điển hình, thiết kế mẫu đối với nhà ở công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn tỉnh. 

8/4/2023 8:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, thu hút đầu tư trong nước, tăng148-binh-duong-thu-hut-dau-tu-trong-nuoc-tanTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.142857
7
Bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022Bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022

TTĐT - Chiều 18-9, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ bế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương tranh Cúp Becamex IJC – Number 1 lần thứ X năm 2022. ​

Đến dự có ông Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,Chủ tịch Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Giải thu hút 3 cơ thủ quốc tế và 61 cơ thủ hàng đầu Việt Nam tranh tài. Các cơ thủ đấu theo thể thức loại trực tiếp 2 lần thua, 30 điểm đồng lượt cơ ở vòng sơ loại, vào vòng đấu loại trực tiếp là 40 điểm đồng lượt cơ.


 Trao thưởng cho các tay cơ đạt thành tích cao tại giải

Sau 4 ngày tranh tài, tay cơ Mã Xuân Cường của TP.Hồ Chí Minh đạt hạng nhất sau khi giành chiến thắng trước tay cơ Trịnh Đức Minh của Đồng Nai. Tay cơ Bao Phương Vinh của Bình Dương giành hạng ba chung cuộc đồng thời nhận thêm danh hiệu "Cơ thủ Bình Dương xuất sắc nhất".

44941dd9df1a1b44420b.jpg

Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng(thứ hai từ trái qua)​ - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh  chụp hình lưu niệm cùng Ban Tổ chức giải và tay cơ Bao Phương Vinh của Bình Dương

Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế Bình Dương lần thứ X năm 2022 Cúp Becamex IJC - Number 1 là cơ hội để các cơ thủ Bình Dương cọ xát, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó tạo nền tảng đưa phong trào Billiard & Snooker của tỉnh ngày một phát triển.

9/18/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBế mạc Giải Billiards Carom 3 băng Quốc tế, Bình Dương, thứ X, năm 2022911-be-mac-giai-billiards-carom-3-bang-quoc-te-binh-duong-tranh-cup-becamexFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trong những tháng cuối nămNỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm

TTĐT - ​Sáng 03-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủ​y tổ chức Hội n​ghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 - khóa XI (mở rộng) đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.

06/20 chỉ tiêu đạt trên 50% và vượt kế hoạch năm

Trong bối cảnh tình hình 6 tháng đầu năm còn rất nhiều khó khăn tác động, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Đến nay, trong 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, phát triển Đảng chủ yếu có 06/20 chỉ tiêu đạt trên 50% và vượt kế hoạch năm; 01/20 chỉ tiêu giảm mạnh so với cùng kỳ (tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu), 05/20 chỉ tiêu đạt dưới 50%; 09/20 chỉ tiêu còn lại sẽ đánh giá vào cuối năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 3,76%. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,65% (cùng kỳ tăng 8,35%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15 tỷ đô la Mỹ, giảm 17,4%.

Tổng thu ngân sách ước đạt 31.550 tỷ đồng (đạt 42% kế hoạch, bằng 91% so với cùng kỳ), trong đó thu nội địa 23.850 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu 7.700 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách ước thực hiện 7.330 tỷ đồng, trong đó chi giải ngân vốn đầu tư công đạt 4.699 tỷ đồng, đạt 21,5% kế hoạch HĐND tỉnh giao (cùng kỳ đạt 25%, nhưng giá trị tuyệt đối chỉ đạt 1.800 tỷ) và đạt 31,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tỉnh thu hút được 41.617 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (giảm 1,8% so với cùng kỳ) và 967 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (bằng 38% so với cùng kỳ, đạt 53,7% kế hoạch năm). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 62.603 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 672.000 tỷ đồng và 4.121 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 40 tỷ đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 69.864 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội được thực hiện khá đồng bộ và đạt nhiều kết quả tích cực; đã tổ chức đa dạng, phong phú nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06, xây dựng thành phố thông minh được thực hiện quyết liệt; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tập trung chỉ đạo đạt kết quả khá tốt.

hnbch252.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại hội nghị​

Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến làm rõ hơn, sâu hơn bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm và kiến nghị các giải pháp thực hiện từ nay đến cuối năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho rằng, trong bối cảnh khó khăn song tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt kết quả tương đối, tăng 3,76% (bình quân cả nước tăng 3,72%; TP.Hồ Chí Minh tăng 3,55%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,47%, Đồng Nai tăng 4%). Mặc dù lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm sâu, nhưng nhờ sự nỗ lực, chủ động triển khai các giải pháp có hiệu quả nên thu nội địa đạt khá, nâng tổng thu ngân sách ước đạt 31.550 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,3% so với cùng kỳ. Đây chính là những "điểm sáng" tạo động lực để UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, điều hành, có giải pháp phù hợp thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.

hnbch253.jpg

Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một Nguyễn Văn Đông phát biểu tại hội nghị

Thảo luận tại hội nghị về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một Nguyễn Văn Đông đề nghị các sở ngành phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tác giải toả đền bù để đảm bảo tiến độ các công trình, dự án đầu tư công, nhất là vướng mắc trong giải tỏa các công trình lưới điện. Đồng thời hỗ trợ hướng dẫn các địa phương cấp huyện quyết định giá đất đền bù giải tỏa đảm bảo đúng quy định pháp luật.

hnbch255.jpg

Bí thư Thị ủy Bến Cát Bùi Minh Thạnh phát biểu tại hội nghị

Đồng quan điểm trên, Bí thư Thị ủy Bến Cát Bùi Minh Thạnh cũng mong muốn tỉnh quan tâm ưu tiên vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nâng cấp các tuyến đường ngõ hẻm góp phần giúp TX.Bến Cát đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc tỉnh.

Đoàn kết vượt qua khó khăn, phất đấu đạt kế hoạch đề ra

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ nay đến cuối năm 2023. Về phát triển kinh tế, Bí thư yêu cầu tiếp tục quan tâm đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bằng từng việc làm thật cụ thể, đặc biệt là tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thủ tục hành chính, đất đai, tín dụng… giúp nhà đầu tư yên tâm và nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Trước tình hình xuất, nhập khẩu suy giảm mạnh và sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều chính sách miễn, giãn, giảm thuế, đặc biệt từ ngày 01/7/2023 giảm thêm 2% thuế giá trị gia tăng (từ 10% xuống 8%)… đòi hỏi công tác điều hành thu, chi phải thật sự linh hoạt, hiệu quả, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thu vượt dự toán năm.

Trong công tác đầu tư công, tập trung điều hành đồng bộ các giải pháp, quyết tâm giải ngân vốn đạt trên 95%. Phấn đấu đến cuối năm 2023, hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng dự án đường Quốc lộ 13, hoàn thành đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. Khởi công đường Vành đai 4 và dự án cảng An Tây trong đầu tháng 01/2024, đây là cặp công trình đặc biệt chào mừng kỷ niệm 27 năm ngày tái lập tỉnh. Hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý đầu tư đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành để khởi công vào quý I/2024. Chuẩn bị khởi công đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn…

Tập trung hoàn thiện công tác lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo chất lượng, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính sách và triển khai thành lập các cụm công nghiệp để tiến hành di dời các doanh nghiệp phía Nam lên các địa phương phía Bắc, cuối năm 2023 di dời một số doanh nghiệp đã sẵn sàng và đồng thuận cao.

Rà soát, lựa chọn từ 70 đến 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện và sẵn sàng cho việc chuyển đổi số, cải tiến kỹ thuật, công nghệ để hỗ trợ chuyển đổi, từ đây sẽ rút kinh nghiệm, nhân rộng ra các doanh nghiệp khác trong thời gian tới.

hnbch254.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Cùng với phát triển kinh tế, tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, tập trung chăm lo cho các đối tượng nghèo khó, yếu thế, công nhân lao động gặp khó khăn do thiếu hoặc mất việc làm. Đầu tư nâng cấp, chỉnh trang cơ sở vật chất, phòng học của học sinh để chuẩn bị cho năm học mới, theo hướng phục vụ trực tiếp cho học sinh và giáo viên có đủ điều kiện dạy và học hai ca. Quyết tâm đến cuối năm 2023 hoàn thành đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường. Di dời cụm các cơ sở y tế (trên đường Yersin, TP.Thủ Dầu Một) về Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo lộ trình đề ra. Giải quyết dứt điểm việc phân cấp trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế…

Tiếp tục giữ vững tình hình an ninh, trật tự, nhất là an ninh công nhân, an ninh kinh tế, an ninh đô thị và phòng, chống cháy, nổ; tăng cường trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo qua mạng, không để xảy ra những tình huống bị động, bất ngờ, tạo môi trường thuận lợi để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chuẩn bị tốt các nội dung để tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bí thư cũng lưu ý các ngành, các cấp tập trung chuẩn bị chu đáo các điều kiện để tổ chức thành công các hoạt động đối ngoại quan trọng của tỉnh từ nay đến cuối năm như: Chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Singapore, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Horasis năm 2023 và nhiều sự kiện quan trọng khác...

"Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm là rất quan trọng. Nhưng thời gian tới tình hình sẽ còn rất nhiều khó khăn, khối lượng công việc còn lại rất nặng nề. Tỉnh ủy đề nghị từng cấp, từng ngành, từng cán bộ, đảng viên phải cố gắng nhiều hơn nữa, với tinh thần càng khó khăn chúng ta càng phải đoàn kết, càng phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa từng ngành, từng cấp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020-2025" – Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Phạm Văn Hiền cho biết, dự kiến tổ chức Hội nghị và lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ trong tháng 9/2023. Đến nay, các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã hoàn thành việc tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ mình.

Hội nghị cũng đã triển khai ứng dụng Họp không giấy cung cấp tài liệu phục vụ các cuộc họp Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

7/3/2023 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài viếtXem chi tiếtBình Dương, nỗ lực, thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế xã hội, những tháng cuối năm 2023362-no-luc-thuc-day-tang-truong-kinh-te-xa-hoi-trong-nhung-thang-cuoi-naTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
4
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.318898
127
Sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba giải thưởng Loa ThànhSinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một đạt giải Ba giải thưởng Loa Thành

TTĐT - ​Sáng 12-12, tại Hà Nội, sinh viên Đinh Sỹ Tuấn - ngành Kiến trúc, trường Đại học Thủ Dầu Một đã vinh dự nhận giải Ba giải thưởng Loa Thành năm 202​1 với đồ án "Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô".

Sinh viên Đinh Sỹ Tuấn chia sẻ: "Đề tài "Trung tâm trưng bày và thực nghiệm hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông" là một trong những đề tài mà tôi nghiên cứu liên quan đến địa chất, cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị của thiên nhiên. Ngoài thiết kế là một nơi trưng bày và trải nghiệm hang động thì đây cũng là nơi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Không những vậy, nơi đây còn được tạo dựng các cầu nối hình thành một địa điểm du lịch hiện nay và cho tương lai, cho sự phát triển của Krông Nô, Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung".

Theo TS.KTS.Trần Đình Hiếu - Trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Thủ Dầu Một, đồ án có tính thực tiễn cao và góp phần vào việc trưng bày, giới thiệu quảng bá rộng rãi, mọi lúc, mọi nơi những bí ẩn và tiềm năng của hệ thống hang động Krông Nô không những về cấu trúc, địa tầng và di cảo khảo cổ mà còn nhân rộng và quảng bá về thực tế ảo các hang động và các sản phẩm được làm ra từ các nguyên liệu của hệ thống hang động này nhằm giúp cho cộng đồng quốc tế quan tâm, tìm hiểu, tham quan và mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ.


Sinh viên Đinh Sỹ Tuấn nhận giải Ba giải thưởng Loa Thành năm 2021​

​Loa Thành là giải thưởng uy tín quốc gia dành cho đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các chuyên ngành đào tạo về xây dựng và kiến trúc. Giải thưởng nhằm ghi nhận những nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập, thể hiện qua sự sáng tạo, ứng dụng những khoa học kỹ thuật mới và công nghệ hiện đại vào trong đồ án tốt nghiệp.

Giải thưởng Loa Thành lần thứ 33, năm 2021 do Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Năm nay, giải hưởng quy tụ 188 đồ án được chọn lựa kỹ lưỡng từ các trường đại học có đào tạo ngành kiến trúc, quy hoạch, xây dựng trong cả nước. Những tiêu chí khắt khe để xét giải là: Phải thể hiện tính tổng hợp và tính hệ thống kiến thức của người kiến trúc sư, đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đào tạo của các chuyên ngành…; có áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại và có tính sáng tạo, độc đáo; có tính khả thi trong điều kiện Việt Nam. Sau quá trình đánh giá, Hội đồng giải thưởng đã chọn ra 64 đồ án xuất sắc để trao 5 giải nhất, 13 giải nhì, 23 giải ba và 23 giải khuyến khích. 

12/13/2021 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtSinh viên, trường Đại học Thủ Dầu Một, đạt giải ba, giải thưởng Loa Thành619-sinh-vien-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-dat-giai-ba-giai-thuong-loa-thanFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
1.25
2
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 - khóa XIHội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 - khóa XI

TTĐT - ​Sáng 29-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 - khóa XI (mở rộng).

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố.


Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao trình bày báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng đầu năm 2022

Hội nghị đã thông qua báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 9 tháng đầu năm 2022. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết liệt chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, tạo lòng tin, phấn khởi cho doanh nghiệp và người dân. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong số 18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu và phát triển Đảng, đến nay đã có 04/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; 12/18 chỉ tiêu đạt từ 50 - 85% dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch vào cuối năm; còn 02/18 chỉ tiêu đạt thấp và có thể không hoàn thành kế hoạch năm 2022 (số bác sĩ trên 1 vạn dân; số giường bệnh trên 1 vạn dân).

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ tăng 1,48%). Dự kiến tăng trưởng GRDP năm 2022 sẽ đạt kế hoạch đề ra.

Tổng thu ngân sách ước đạt 48.500 tỷ đồng, đạt 81% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách thực hiện 11.530 tỷ đồng (đạt 57% dự toán, bằng 92% so với cùng kỳ). 

Tỉnh đã thu hút được 66.468 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước (tăng 5% so với cùng kỳ) và 2 tỷ 619 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (đạt 145% kế hoạch, tăng 74% so với cùng kỳ). 

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 27 tỷ đô la Mỹ, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 19 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,6%; duy trì thặng dư thương mại đạt 7,8 tỷ đô la Mỹ.

Năm học 2022-2013, tỉnh chưa tăng học phí và các khoản thu dịch vụ đối với tất cả các bậc học.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của các đoàn thể tiếp tục được củng cố và phát huy hiệu quả, được doanh nghiệp và nhân dân tin tưởng, ủng hộ.


Các đại biểu dự hội nghị

Bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của tỉnh chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; một số ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: gỗ, máy móc, thiết bị, dệt may, giày da đang gặp khó khăn. Tiến độ lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng còn chậm; các vướng mắc trong đầu tư công được tập trung chỉ đạo tháo gỡ, nhưng giải ngân vẫn đạt thấp. Xảy ra một số vụ việc cháy nổ, ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng cục bộ vẫn còn xảy ra trên một số tuyến đường…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các ngành, các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ 3 tháng còn lại của năm 2022. Trong đó, đẩy mạnh tiến độ lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn một cách thực chất, xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính mình. Đẩy nhanh tiến độ mở rộng các khu, cụm công nghiệp, ban hành chính sách phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp di dời từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh theo lộ trình đã đề ra. Tăng cường quản lý về thu - chi ngân sách Nhà nước 2022, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong năm. Đầu tư đồng bộ các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cảng An Tây, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, kết cấu hạ tầng công nghiệp, đô thị, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ để tạo động lực phát triển trong giai đoạn mới. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, tập trung xử lý có hiệu quả những vấn đề tồn đọng về mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế; thành lập Trung tâm mua sắm thiết bị, vật tư y tế tập trung. Đẩy nhanh tiến độ và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường; đồng thời, xúc tiến công tác chuẩn bị đầu tư Bệnh viện tuyến cuối 2.000 giường trên địa bàn tỉnh. Song song đó, giữ vững an ninh trật tự, nhất là an ninh công nhân, an ninh kinh tế, an ninh nông thôn, tăng cường trấn áp các loại tội phạm, đẩy nhanh tiến độ dự án camera an ninh và giao thông, làm sạch dữ liệu dân cư phục vụ công tác quản lý. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cấp cơ sở. 


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Về định hướng năm 2023, Bí thư lưu ý trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tiễn của tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải toàn diện, theo chiều sâu, huy động mọi nguồn lực Trung ương, vốn ODA đầu tư tạo dư địa phát triển; thu ngân sách tăng từ 10-15%. Bên cạnh các công trình giao thông trọng điểm còn cần quan tâm hoàn thành nhanh các công trình giao thông khu phố, ngõ, hẻm.Đồng thời xây dựng chính sách đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao, các chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và các chính sách khác theo yêu cầu. 

"Trong 3 tháng còn lại của năm 2022, cần tập trung hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa, từng cấp, từng ngành rà soát, xây dựng kịch bản kế hoạch cụ thể thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 - năm bản lề của nhiệm kỳ 2020-2025. Càng khó khăn, càng phải đoàn kết, càng xử lý công việc một cách chặt chẽ, cùng thảo luận để tìm mấu chốt giải quyết nhằm tạo khí thế thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới" - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh. ​

Tại hội nghị, Tỉnh ủy đã thực hiện quy trình cán bộ kiện toàn, bổ sung chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; giới thiệu bổ sung 03 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu bổ sung 02 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2020-2025 bảo đảm đúng quy định. Hội nghị cũng đã thông qua một số nội dung điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. ​

9/29/2022 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếthội nghị, Ban Chấp hành, Đảng bộ tỉnh, lần thứ 15, khóa X692-hoi-nghi-ban-chap-hanh-dang-bo-tinh-lan-thu-15-khoa-xTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.75
4
1 - 30Next