Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​T​rường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã giành được 01 giải Nhì và 01 giải Ba tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 vừa diễn ra tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

 
 

TTĐT - Sáng 14-10, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi làm việc với quận Gangnam, TP.Seoul, Hàn Quốc.

 
 

TTĐT - ​Sáng 14-10, sau khi khảo sát tại phường Tân Bình, Đoàn công tác Tỉnh ủy do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thành ủy Dĩ An. ​

 
 

TTĐT - ​Sáng 14-10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi khảo sát tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại các khu phố trên địa bàn phường Tân Bình, TP. Dĩ An.

 
 

TTĐT - ​Chiều 14-10, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã tổ chức Lễ bế mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc lần thứ VII năm 2022 và trao giải thưởng cho các tác giả có thiết bị đạt giải trong Hội thi.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 14-10, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023.

 
 

TTĐT - ​Chiều 13-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh khóa X đã tổ chức Phiên họp lần thứ 13 thẩm tra một số nội dung do UBND tỉnh trình. Ông Phạm Văn Chánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp.  ​

 
 

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 - 13/10/2022), sáng 13-10, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh , Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Họp mặt, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Bình Dương năm 2022.

 
 

TTĐT - ​Đó là một trong những nội dụng chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và quán triệt, tập huấn các văn bản liên quan đến công tác phòn​g, chống tham nhũng, tiêu cực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện diễn ra vào sáng 13-10, tại TP. Thủ Dầu Một.

 
 

TTĐT - ​Chiều 12-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì Hội nghị góp ý dự thảo Luật Giao dịch điện tử.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Thi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIIThi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

​Cuộc thi diễn ra từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 17/3/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi. Tuần thứ nhất: Từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 03/3/2024. Tuần thứ hai: Từ ngày 04/3/2024 đến hết ngày 10/3/2024. Tuần thứ ba: Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 17/3/2024.

Nội dung thi: NQ số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; NQ số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; NQ số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyên viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các NQ, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XIII của Đảng. Thông qua cuộc thi nhằm tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của NQ trong các tầng lớp nhân dân; góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh nội dung các NQ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng: 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng: 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả của các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Kế hoạch​    

3/1/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết476-thi-truc-tuyen-tim-hieu-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.8
5
Động thổ Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng Động thổ Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng

TTĐT - ​Sáng 08-4, tại ấp Hố Cạn, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự Lễ động thổ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập.

Cụm công nghiệp An Lập có diện tích phê duyệt 75 hecta, dự kiến xây dựng và hoàn hiện hạ tầng vào tháng 01/2025 để đón các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đây là cụm công nghiệp thứ 2 của huyện Dầu Tiếng sau Cụm công nghiệp Thanh An và là dự án đầu tư quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Dầu Tiếng nói riêng và của tỉnh Bình Dương nói chung.

z5327542268271_e7b9a842e362f60870f313a3f80ad46e.jpg

z5327542967573_d1b8569fc1260b6a475f9ecdb6cbfa60.jpg

Đại biểu thực hiện nghi thức động thổ xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp An Lập

Cụm công nghiệp An Lập được khởi công xây dựng nhằm mục tiêu thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng thời đón đầu xu hướng di dời các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Nam của tỉnh đến đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

 z5327543390163_bc3e427f5e0bae1f83e296e6df4b2eed.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ​ 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh  đề nghị chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, đấu nối đồng bộ hạ tầng của Cụm với hạ t​ầng kỹ thuật chung của khu vực theo quy định nhằm bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy... Phải nghiệm thu công trình trước khi thu hút các nhà đầu tư thứ cấp; chỉ được thu hút các ngành, lĩnh vực đã được chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

4/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiết   Động thổ ,Cụm công nghiệp An Lập, huyện Dầu Tiếng 630-dong-tho-cum-cong-nghiep-an-lap-huyen-dau-tiengTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
4
Trường Đại học Thủ Dầu Một: Tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệpTrường Đại học Thủ Dầu Một: Tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

TTĐT - Trong khuôn khổ Chương trình Ngày hội việc làm lần thứ XI, năm 2024, sáng 18-5, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Tham dự Tọa đàm có đại diện lãnh đạo các Khoa của Trường Đại học Thủ Dầu Một, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi Tọa đàm, đại diện các Khoa đã giới thiệu với doanh nghiệp về các chương trình đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một; những điểm mạnh trong đào tạo của Trường và kỹ năng cơ bản của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo đó, Nhà trường đang đào tạo 47 ngành đại học, 11 ngành thạc sĩ và 01 ngành tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến nay, đã có 35.000 sinh viên và học viên sau đại học tốt nghiệp ra trường tham gia vào thị trường lao động tại tỉnh Bình Dương, Đông Nam bộ và cả nước.

Nhà trường đã và đang đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động và đảm bảo quyền lợi cho người học.

 

Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Trường Đại học Thủ Dầu Một hiện có 20 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 08 chương trình đào tạo đạt chuẩn AUN-QA. Trường đạt chuẩn 4 sao UPM, xếp vị trí thứ 20 các trường đại học tại Việt Nam theo hệ thống đánh giá Webometics, xếp vị trí 15 trong Top 100 trường theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam VNUR. Tháng 3/2023, Trường vừa được trao chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục chu kỳ hai.

 

PGS.TS Nguyễn Ngọc Tiến – Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một giới thiệu các chương trình đào tạo của Trường Đại học Thủ Dầu Một

PGS.TS Nguyễn Ngọc Tiến – Phó Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, buổi Tọa đàm nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cũng như các yêu cầu về năng lực và kỹ năng của người lao động. Qua đó góp phần điều chỉnh và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo của Nhà trường; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời thảo luận về những phương hướng, giải pháp để Nhà trường có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của doanh nghiệp.

 

 

Doanh nghiệp nêu ý kiến tại buổi Tọa đàm

Thảo luận tại buổi Tọa đàm, các doanh nghiệp đều mong muốn sinh viên sau khi ra trường có năng lực kiến thức vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ. Do đó các trường đại học cần đào tạo kiến thức "học phải đi đôi với hành", nghĩa là lý thuyết phải gắn với thực tiễn; cần phải phân bổ và tổ chức chương trình học sao cho phù hợp giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành. Hơn nữa, sinh viên cần được đào tạo, trang bị bài bản về ngoại ngữ và tin học để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn ngày càng cao. Ngoài ngoại ngữ là tiếng Anh, Nhà trường cũng quan tâm đào tạo thêm các loại ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hoa cho sinh viên… Đồng thời đào tạo một số kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động cần phải được chú ý, quan tâm. Khi được giao nhiệm vụ, đặc biệt là những công việc đòi hỏi tính trung thực, bí mật, trung thành… nếu thiếu đạo đức nghề nghiệp rất dễ phạm sai lầm.

Bên cạnh đó, lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối mặt và đón nhận những thử thách, khó khăn mới sẽ tạo cho bản thân người học có động lực theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn.

Với những yêu cầu đặt ra từ phía các tổ chức tuyển dụng, Nhà trường cần phải quan tâm tạo điều kiện tối đa cho người học có cơ hội học tập và rèn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu từ các tổ chức tuyển dụng.

5/18/2024 1:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtđào tạo, nguồn nhân lực, đại học, thủ dầu một735-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-toa-dam-ve-dao-tao-nguon-nhan-luc-dap-ung-nhu-cau-cua-doanh-nghieFalse121000
5.00
121,000
1.00
0
False
Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023

TTĐT - ​​Chiều 26-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 46 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong tháng 10 và 10 tháng năm 2023; xem xét các nội dung dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng các chính sách.

​Tham dự ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các Ủy viên UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Trong 10 tháng năm 2023, UBND tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất, nhập khẩu; giải quyết các vướng mắc của các dự án bất động sản, nhà ở xã hội, sản xuất kinh doanh. Tập trung bồi thường, giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; chủ động phòng, chống thiên tai, lụt bão; triển khai giám sát công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng. Tình hình kinh tế - xã hội có sự chuyển biến tích cực; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng so với tháng trước. Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu giảm 13,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu giảm 13% so với cùng kỳ.

z4803733185838_9d92ca321b99ff6bb4302be97695885d.jpg 

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 10 tháng có sự chuyển biến tích cực

Đến 23/10/2023, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công là 11.189 tỷ đồng, đạt 51,3% kế hoạch năm 2023 do HĐND tỉnh giao và đạt 91,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Thu mới ngân sách đạt 52.507 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ, đạt 77% dự toán HĐND tỉnh giao. Tỉnh đã đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội; cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; quốc phòng – an ninh tiếp tục được duy trì ổn định.

Đến 15/10/2023, đầu tư trong nước thu hút được 7.585 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh; lũy kế 10 tháng đầu năm, đã thu hút được 71.443 tỷ đồng (giảm 5,9% so với cùng kỳ). Đầu tư nước ngoài thu hút được 26 triệu đô la Mỹ; lũy kế 10 tháng đã thu hút được 1 tỷ 306 triệu đô la Mỹ (bằng 46% so với cùng kỳ).

z4820027029552_caa95ab620c1fd1e9a04f5f46d7231df.jpg

z4820027043977_a39c6a2647ceb50bcd9e7682fe2f5a2e.jpg

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp​

Phiên họp cũng đã xem xét các nội dung: Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 26/7/2023 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công, mua sắm hàng hóa dịch vụ, sửa chữa tài sản công; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc lĩnh vực Tư pháp trên địa bàn tỉnh; kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh "Quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh năm học 2022 - 2023" đến hết năm học 2023 – 2024; Đề án cơ cấu lại, sắp xếp và thoái vốn các đơn vị thành viên có vốn góp giai đoạn 2022-2023.

z4820022434635_e0a41f9e1f15a189fd3d8e67a7d065db.jpg

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, ông Võ Văn Minh cơ bản thống nhất với các nội dung tại Phiên họp. Ông nhấn mạnh, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong 10 tháng đầu năm 2023 cho thấy tỉnh đã quyết tâm triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời lưu ý, bên cạnh những kết quả đạt được, đã nổi lên một số vấn đề cần tập trung xử lý. Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, Ban An toàn giao thông tỉnh, các địa phương các sở, ngành cần khẩn trương tìm nguyên nhân và triển khai các biện pháp để kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí; tiếp tục tập trung giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu… Nỗ lực hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ của năm 2023.​

10/26/2023 7:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtNỗ lực hoàn thành cao nhất, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2023901-no-luc-hoan-thanh-cao-nhat-cac-chi-tieu-ke-hoach-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Khơi thông nguồn lực đưa Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp sinh thái, đô thị thông minhKhơi thông nguồn lực đưa Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp sinh thái, đô thị thông minh

TTĐT - ​Sáng 14-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 34 - khóa XI (mở rộng). Ông ​Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

​​Định hình, khai thác tối đa lợi thế phát triển

Hội nghị đã xem xét, cho ý kiến Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bình Dương đã bám sát Luật Quy hoạch, lấy Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và Quy hoạch vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm nền tảng và kim chỉ nam để xây dựng Quy hoạch. ​

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bình Dương là địa phương đặt biệt chú trọng đến định hướng liên kết Vùng và đưa nội dung này vào đồ án Quy hoạch, đặt tỉnh trong mối tương quan về lợi ích để khai thác tối đa lợi thế so sánh trong Vùng.

hnbch342.jpg

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo tình hình xây dựng Quy hoạch tỉnh

Đồ án Quy hoạch định hình không gian phát triển tỉnh Bình Dương thành 3 vùng động lực. Vùng đô thị cửa ngõ (TP.Thuận An, TP.Dĩ An) với chức năng là đô thị thông minh, hiện đại, thật sự là nơi đáng sống và là trung tâm kinh tế - tài chính cho cả vùng Đông Nam bộ. Do đó, nhiệm vụ chính là nâng cấp, tái thiết, chỉnh trang đô thị.

Vùng lõi trung tâm (TP.Thủ Dầu Một, TP.Tân Uyên, TP.Bến Cát, huyện Bàu Bàng) với chức năng là vùng lõi của đô thị thông minh, dựa trên phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ thế hệ mới; là cực tăng trưởng, vùng động lực phát triển của tỉnh, với hạt nhân là hình thành khu công nghiệp, công nghệ thông tin tập trung, để từng bước hình thành công viên khoa học - công nghệ của tỉnh và định hình phát triển cho các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ chất lượng cao; thu hút các ngành nghề sản xuất điện, điện tử, chíp, công nghệ bán dẫn.

Vùng đô thị phía Bắc (huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng, huyện Bắc Tân Uyên) với chức năng là vùng dự trữ xanh, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái và phát triển công nghiệp xanh, sinh thái; là vùng vệ tinh của tỉnh sau khi đã lấp đầy ở vùng trung tâm gắn với di dời công nghiệp từ phía Nam lên.

quyhoachtinhbch.jpg

Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hình không gian phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Ảnh: Đô thị Thuận An, Dĩ An nhìn từ trên cao

Về định hướng không gian phát triển công nghiệp, từ nay đến năm 2030 tỉnh đã quy hoạch định hướng khoảng 18.500 hecta đất đô thị công nghiệp và cần khoảng 18.000 - 20.000 hecta cho phát triển đô thị, dịch vụ dọc các đường vành đai, cao tốc để hình thành hành lang kinh tế cho cả Vùng từ cửa khẩu Tây Ninh - cảng Cái Mé​p và sân Bay Long Thành.

Định hình hành lang sinh thái: Sông Đồng Nai và hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng để phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại chất lượng cao.

Định hình không gian phát triển cho các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục - thể thao, y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ là hình thành Khu liên hợp với khoảng 1.500 hecta tại huyện Bàu Bàng, với chức năng tổ chức các sự kiện mang tầm vóc quốc gia, nhằm đẩy mạnh phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế cho cả Vùng, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ.

Từ các định hướng không gian phát triển và các ngành lĩnh vực quan trọng sẽ đóng góp vào mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 khoảng 10% và đạt được mục tiêu vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

hnbch344.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đồ án Quy hoạch tỉnh lần này được chuẩn bị công phu, bài bản, trải qua nhiều vòng góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và định hướng phát triển. Các sở ngành đã bám sát lĩnh vực quản lý để rà soát các nội dung đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện. Đến nay, Quy hoạch đã cơ bản hoàn thành về mặt nội dung, trình Tỉnh ủy thông qua và tiếp tục hoàn thiện trình HĐND tỉnh thông qua. Trên cơ sở đó, hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 6/2024.

Dự kiến tổ chức Lễ công bố Quy hoạch trong tháng 7/2024, gắn với thu hút đầu tư và khởi công dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh (đoạn qua tỉnh Bình Dương).

Điều hành linh hoạt, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Cũng tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020-2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng.

Qua ý kiến của các đại biểu, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nhiều điểm mới, cách tiếp cận mới, tư duy mới về phương pháp và nội dung lập quy hoạch tích hợp đa ngành, đa lĩnh vực, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và khắc phục những tồn tại, hạn chế của tỉnh trong thời gian qua, từ đó, định hình không gian phát triển mới, định hướng phát triển cho các ngành, lĩnh vực. Đây sẽ là kim chỉ nam cho sự phát triển của tỉnh và mục tiêu cốt lõi để xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

hnbch345.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kết luận hội nghị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, bám sát vào những mục tiêu, định hướng để triển khai thực hiện cụ thể hóa đồ án Quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy nguồn lực bên ngoài, khơi thông tất cả các nguồn lực, đặc biệt là khai thác hiệu quả Đề án phát triển quỹ đất, để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông liên kết Vùng để đưa Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, dịch vụ hiện đại như mục tiêu đề ra.

Đối với báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, tỉnh xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Tuy nhiên, trong công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng vẫn còn những hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện Nghị quyết, công tác đánh giá cán bộ... Các cấp ủy cần bám sát kết quả công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng để xây dựng báo cáo chính trị trình Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030, từ đó đề ra những giải pháp có tính khả thi cao để khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả công tác xây dựng Đảng thời gian tới.

hnbch341.jpg

​Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng là dịp để rà soát, đánh giá lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến giữa quý II/2024, do đó, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, cơ quan, đơn vị tập trung khẩn trương rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra giải pháp cùng đồng lòng, quyết tâm tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành 100% các nhiệm vụ trong năm 2024.

Cụ thể, tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024, đề ra mục tiêu đến hết quý II/2024 phải đạt tỷ lệ giải ngân trên 35% để bù lại cho quý I vừa qua. Kiên quyết cắt, giảm các dự án không có khả năng giải ngân, huy động tối đa các nguồn vốn; đặc biệt rút kinh nghiệm từ năm 2023 phải khẩn trương hoàn thành và phát huy hiệu quả Đề án khai thác quỹ đất để đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm của tỉnh.

muctieuktxh.jpg

Tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024. Ảnh: Thi công tuyến đường Vành đai 3 đoạn nút giao Bình Chuẩn

Khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư để khởi công các dự án trọng điểm trong năm 2024 như: Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh trong tháng 7/2024, khởi công đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh vào dịp lễ 02/9/2024.

Tập trung quyết liệt điều hành linh hoạt, hiệu quả công tác thu, chi ngân sách, đảm bảo thu ngân sách đạt mục tiêu đề ra là đến hết quý II/2024 phải đạt 45% dự toán HĐND tỉnh giao.

Phát huy hiệu quả các Tổ Chỉ đạo để kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản, khu dân cư có tình hình khiếu nại, khiếu kiện, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự. Đồng thời, tổng hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trong tháng 6/2024 để có định hướng chỉ đạo chung.

Tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan các Chỉ số PAPI, PCI bị tụt hạng, giảm điểm, từ đó nghiêm túc rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục trong năm 2024.

Các địa phương tăng cường giao ban hàng tuần để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục cho người dân và doanh nghiệp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính.

5/14/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, khơi thông nguồn lực, trung tâm công nghiệp sinh thái, đô thị thông minh, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 34832-khoi-thong-nguon-luc-dua-binh-duong-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-sinh-thai-do-thi-thong-minTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
2
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.249998
166
Hơn 1.000 cơ hội việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm lần thứ XI, năm 2024Hơn 1.000 cơ hội việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm lần thứ XI, năm 2024

TTĐT - Chào mừng kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Hệ đào tạo Đại học (2009 – 2024) của Trường, sáng 18-5, Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội việc làm lần thứ XI, năm 2024.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; Ban Giám hiệu Nhà trường; các thầy, cô, các doanh nghiệp, đoàn viên, thanh niên, sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một và các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội việc làm đã thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, với 49 gian hàng tuyển dụng cùng hơn 1.000 cơ hội việc làm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cho sinh viên, học viên vừa mới tốt nghiệp.

 

Đại biểu và các đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên tham dự buổi lễ

Chương trình Ngày hội việc làm là hoạt động thường niên được Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức định kỳ hàng năm với mong muốn tạo bước khởi đầu cho sinh viên có thể tìm kiếm các vị trí việc làm phù hợp, tạo cầu nối để các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng gặp gỡ, tiếp cận với “sản phẩm đào tạo” có chất lượng của Trường.


Các gian hàng tuyển dụng của doanh nghiệp thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên đến tìm kiếm cơ hội việc làm

Phát biểu khai mạc Ngày hội, TS. Ngô Hồng Điệp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một nhấn mạnh, Ngày hội việc làm như chiếc cầu nối giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp uy tín. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện được các mục tiêu, chiến lược của Nhà trường trong định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực, giới thiệu việc làm cho sinh viên, tiếp tục tăng cường phát triển hợp tác giữa Nhà trường với doanh nghiệp theo phương châm cùng đồng hành, cùng phát triển.

Thông qua Ngày hội việc làm, Trường Đại học Thủ Dầu Một mong muốn hoạt động liên kết, hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn nữa, giúp nâng cao tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, nắm bắt kịp thời và đầy đủ nhất nhu cầu của người học và đáp ứng tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp.

 

Trao học bổng cho sinh viên có thành tích cao trong học tập

Dịp này, Ban tổ chức đã đón nhận sự quan tâm, chia sẻ, tài trợ của các doanh nghiệp cho các hoạt động của Ngày hội. Đồng thời trao học bổng với tổng trị giá 130 triệu đồng cho các sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một vượt khó, có thành tích cao trong học tập, có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn – Hội của Nhà trường và của tỉnh.

 

Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chương trình, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với 04 doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

 

 

Đại diện các doanh nghiệp tư vấn việc làm cho người lao động

 

 

Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp
5/18/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtngày hội, việc làm, hơn 1.000233-hon-1-000-co-hoi-viec-lam-duoc-gioi-thieu-tai-ngay-hoi-viec-lam-lan-thu-xi-nam-202True121000
8.00
121,000
1.00
0
False
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mớiTăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

TTĐT - ​Sáng 06-12, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 20/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới". ​​

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Đình Chuẩn - Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì hội nghị.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch" tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo 35) đã triển khai đồng bộ, đổi mới phương thức, nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội. Công tác tuyên truyền đã gắn liền với hoạt động đấu tranh phản bác, chất lượng thông tin ngày càng đa dạng, phong phú, thông tin lan tỏa sâu rộng, nhanh chóng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

IMG_tchn2975.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời báo cáo, tham mưu Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, đơn vị tăng cường công tác theo dõi, nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là tình hình dư luận trong công nhân, người lao động tại địa phương, đơn vị, địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách để kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận.

Công tác xử lý, tham mưu xử lý thông tin xấu độc tiếp tục được chú trọng, kiểm soát và xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, vai trò của các cán bộ cơ sở, mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội cũng được phát huy. Lực lượng này hoạt động một cách hiệu quả để nắm, hiểu về tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, từ đó có những chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đúng lúc, kịp thời…

IMG_dbpb4655.jpg

IMG_dbpb4648.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Tại hội nghị, đại diện Ban Chỉ đạo 35 các địa phương cũng đã có nhiều tham luận chia sẻ những cách làm hay trong việc tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW trong 5 năm qua trên toàn tỉnh.

IMG_battbh4661.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kết luận hội nghị

Đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo 35 các cấp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, nhất là trong kỷ luật phát ngôn, tham gia các trang mạng xã hội. Cùng với đó là việc tuyên truyền lan toả thông tin tích cực, giảm tác động ảnh hưởng của các thông tin xấu độc trên không gian mạng; tăng cường cung cấp các thông tin chính thống, có tính định hướng một cách kịp thời đầy đủ cho các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phản bác, rà soát, triệt phá, vô hiệu, truy tìm, xử lý nghiêm các đối tượng phát tán những luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước...

IMG_ttbh4663.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao Bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương cho tập thể và cá nhân 

Dịp này, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen 10 tập thể, 13 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW giai đoạn 2018-2023.

 IMG_battb4665.jpg

 Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể

IMG_ktbk4668.jpg

Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân​

12/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtbảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong tình hình mới383-tang-cuong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-trong-tinh-hinh-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tạo mọi điều kiện để Tập đoàn Pandora triển khai dự án tại Bình DươngTạo mọi điều kiện để Tập đoàn Pandora triển khai dự án tại Bình Dương

TTĐT - ​Sáng 16-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tiếp và làm việc với ông Alexander Lacik - Tổng Giám đốc Tập đoàn Pandora (Đan Mạch). 

Cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Alexander Lacik cho biết, Pandora là thương hiệu trang sức nổi tiếng trên thế giới, chuyên thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm trang sức hoàn toàn thủ công từ nguyên liệu chế tác cao cấp. Trang sức Pandora được bán tại hơn 100 quốc gia, với 6.800 điểm bán hàng.

Tập đoàn đang đầu tư xây dựng nhà máy chế tác trang sức mới mang đẳng cấp thế giới tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III), tỉnh Bình Dương, với tổng số vốn đầu tư 150 triệu đô la Mỹ. Đây là nhà máy sản xuất thứ 4 của Pandora và là nhà máy đầu tiên bên ngoài Thái Lan. Lễ khởi công Nhà máy sẽ diễn ra vào chiều 16/5/2024. Dự kiến khi hoàn thành Nhà máy sẽ tạo việc làm cho 7.000 lao động và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Thay mặt Tập đoàn, ông  Alexander Lacik cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành tỉnh Bình Dương để dự án của Tập đoàn được chính thức khởi công. Đồng thời mong muốn tỉnh tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn trong suốt quá trình triển khai dự án, hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, chính sách về sử dụng năng lượng tái tạo và tiếp cận nguồn lao động…

tieppandora1.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) tiếp và làm việc với ông Alexander Lacik - Tổng Giám đốc Tập đoàn Pandora 

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn trong việc phối hợp cùng tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khởi công dự án đúng tiến độ đề ra. Lãnh đạo tỉnh cũng đã thông tin với Tập đoàn về các thủ tục liên quan đến dự án…

Đối với vấn đề lao động, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương là trung tâm công nghiệp của cả nước nên thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc; người lao động Việt Nam có đặc điểm cần mẫn, tỉ mỉ phù hợp với đặc thù công việc gia công trang sức. Ông mong muốn Tập đoàn quan tâm đến các chính sách tiền lương, phúc lợi, đào tạo, xây dựng nhà ở xã hội… để thu hút và giữ chân người lao động.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương đang tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông như đường Vành đai 3, Vành đai 4, Cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Chơn Thành… kết nối với các tỉnh, thành trong vùng và đến các sân bay, cảng biển tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa. VSIP III cũng đã được chuẩn bị hạ tầng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Tỉnh cũng định hướng quy hoạch năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu đầu tư trong giai đoạn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Pandora triển khai dự án và sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại Bình Dương.​

tieppandora4.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn Pandora

tieppandora3.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

5/16/2024 5:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtTập đoàn Pandora, đầu tư, Bình Dương633-tao-moi-dieu-kien-de-tap-doan-pandora-trien-khai-du-an-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Năm 2022, ngành Ngân hàng triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trườngNăm 2022, ngành Ngân hàng triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường

TTĐT - ​Sáng 14-01, tại TP.Thủ Dầu Một, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2022.

Tham dự có ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban ngành.

Qua lắng nghe báo cáo của đại diện các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, ông Mai Hùng Dũng ghi nhận, biểu dương những kết quả toàn ngành Ngân hàng đã phấn đấu đạt được trong năm 2021. Để thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022, lãnh đạo tỉnh mong muốn Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, theo dõi chặt chẽ tiến độ xử lý nợ xấu. Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, kịp thời cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng trong điều kiện bình thường mới; đồng thời tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Theo báo cáo, năm 2021, ngành Ngân hàng đã có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống ngân hàng triển khai kịp thời các giải pháp về chính sách - tiền tệ, hoạt động cấp tín dụng, lãi suất, ngoại hối, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, thanh toán không dùng tiền mặt... Đồng thời thực hiện kịp thời các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Đại biểu tham dự hội nghị

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh… Trong năm 2021, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 266.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2020, vượt chỉ tiêu kế hoạch hành động đề ra đầu năm 2021; dư nợ cho vay ước đạt trên 254.000 tỷ đồng, tăng 11,58% so với năm 2020; dư nợ cho vay theo các chương trình tín dụng đạt gần 154.000 tỷ đồng, chiếm 60,63% tổng dư nợ.

Năm 2022, ngành Ngân hàng đề ra các chỉ tiêu: Huy động vốn trong nền kinh tế tăng 12% đến 13% so với năm 2021; dư nợ tín dụng định hướng tăng khoảng 11% đến 12%; nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 3% tổng dư nợ.

1/14/2022 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtNăm 2022, ngành Ngân hàng, triển khai hiệu quả các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường885-nam-2022-nganh-ngan-hang-trien-khai-hieu-qua-cac-giai-phap-thao-go-kho-khan-cho-san-xuat-kinh-doanh-ho-tro-thi-truonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên PhủBí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đi thăm, tặng quà các cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một.

Cùng đi có bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.

Đoàn đã đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1927 ở phường Phú Thọ và ông Bùi Hữu Giao, sinh năm 1934 ở phường Phú Hòa.

 

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Phụng

Tại các nơi đến, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã thăm hỏi sức khỏe và đời sống của gia đình các cựu chiến binh. Đồng thời bày tỏ sự tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng, các dân công hỏa tuyến đã không quản gian khó, hy sinh, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Bí thư Tỉnh ủy chúc các cựu chiến binh cùng các thành viên trong gia đình luôn mạnh khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng quê hương Thủ Dầu Một nói riêng, Bình Dương nói chung ngày càng phát triển.

 

Lãnh đạo tỉnh tặng quà gia đình cựu chiến binh Bùi Hữu Giao

Các cựu chiến binh bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn quan tâm, chăm sóc các gia đình cách mạng; đồng thời chúc lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương thật nhiều sức khỏe, tiếp tục nỗ lực, đoàn kết để xây dựng Bình Dương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

4/22/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtcựu chiến binh, Điện Biên Phủ, Bí thư Tỉnh uỷ546-bi-thu-tinh-uy-tham-tang-qua-cuu-chien-binh-truc-tiep-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phTrue121000
3.00
121,000
1.00
0
False
5
1
Bình Dương: Kinh tế phục hồi mạnh mẽ tạo nền tảng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2022Bình Dương: Kinh tế phục hồi mạnh mẽ tạo nền tảng hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2022

TTĐT - ​Sáng 16-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 15 thông qua báo cáo kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2022.

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh. Phiên họp được trực tuyến đến 09 huyện, thị xã, thành phố.

Kinh tế - xã hội phục hồi mạnh mẽ, ấn tượng

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục đạt kết quả khả quan, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Trong số 34 chỉ tiêu kinh tế - xã hội – môi trường – đô thị; đến nay đã có 13/34 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; 04/34 chỉ tiêu đạt thấp (tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, chi ngân sách nhà nước, số bác sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân); các chỉ tiêu còn lại đều duy trì mức tăng ổn định (đã đạt trên 50% kết hoạch, dự kiến hoàn thành kế hoạch vào cuối năm). UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo, có giải pháp cụ thể trong từng tháng, từng quý trong 6 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành 34/34 chỉ tiêu đã đề ra. Kinh tế từng bước phục hồi tích cực qua từng tháng, từng quý, tăng trưởng GRDP quý I ước tăng 5,3%, quý II tăng 8,35% so với cùng kỳ.

IMG_6458.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

Một số công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm được khởi công, động thổ và xúc tiến thủ tục triển khai; thu ngân sách theo dự toán, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện tốt chính sách và kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh; đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục nâng cao hiệu quả hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho các đối tượng.

IMG_6462.JPG

Đại biểu thảo luận tại Phiên họp

Tại Phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ một số nội dung như: Tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh; triển vọng gia tăng mức giải ngân của đầu tư công trong nửa cuối năm 2022; tiến độ thực hiện công tác quy hoạch của tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai song song với việc lập Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 – 2025); dự báo ứng phó diễn biến phức tạp của thiên tai và hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các gói an sinh xã hội gắn với phòng, chống dịch bệnh; tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước trên một số tuyến đường trọng điểm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trên 8% trong năm 2022

Theo đánh giá của UBND tỉnh, kinh tế - xã hội tỉnh đang phục hồi mạnh mẽ, ấn tượng. Đây là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công 100% chỉ tiêu kế hoạch năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trên 8% trong năm nay. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022; UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành nỗ lực, quyết tâm cao hơn trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tranh thủ thời gian đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng những nhiệm vụ trọng tâm: Rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, khơi thông điểm nghẽn về huy động, sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù về: Thu hút nguồn lao động, vốn đầu tư, phát triển công nghiệp, đô thị, tiêu chí thu hút đầu tư có chọn lọc trên địa bàn tỉnh.


 _10A2191.jpg

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trên 8% trong năm nay

Đồng thời theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có giải pháp cân đối, bình ổn kịp thời (nhất là giá điện, xăng dầu). Tập trung phân tích, đánh giá các hạn chế, yếu kém trong điều hành giải ngân vốn đầu tư công, rà soát, kiên quyết điều chuyển vốn từ dự án chậm giải ngân sang các dự án giải ngân tốt, còn thiếu vốn để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch. Chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Xây dựng Đề án phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh đến năm 2030 và đề án đảm bảo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2021 – 2025; khẩn trương đưa Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động; phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng; tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và trẻ từ 5-11 tuổi. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý xã hội, quản lý dân cư và các lĩnh vực y tế, giáo dục, an ninh trật tự. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Chủ động tấn công, trấn áp các loại tội phạm, ổn định an ninh chính trị, an ninh công nhân, an ninh nông thôn.

IMG_6465.JPG

Ông Võ Văn Minh phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, ông Võ Văn Minh yêu cầu, 6 tháng cuối năm 2022, các sở ngành địa phương tập trung công tác điều hành quy hoạch; xử lý vấn đề tồn đọng về phát triển đô thị, hạn chế thấp nhất chi thường xuyên ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo nguồn thu từ quỹ đất; quan tâm công tác giáo dục không để học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn; triển khai sớm các đề án chuyển đổi số trong doanh nghiệp; thực hiện quyết liệt các giải pháp để đạt 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công; hoàn thành Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện; đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 và sốt xuất huyết; chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho năm học mới…

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành nỗ lực, quyết tâm cao hơn trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tranh thủ thời gian đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022.

Phiên họp cũng đã thông qua các nội dung: Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm, giải pháp trọng tâm thực hiện 6 tháng cuối năm 2022; báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chi ngân sách 6 tháng đầu năm, giải pháp trọng tâm thực hiện 6 tháng cuối năm 2022; báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022; các Tờ trình dự thảo Nghị quyết: Điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh về Danh mục công trình, dự án thuộc diện thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh giai đoạn 2022 – 2026; quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2025; quy định nội dung, mức chi hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Dương đến năm 2030; quy định nội dung và mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương; quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương; tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương.

 


6/16/2022 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, Kinh tế phục hồi mạnh mẽ, chỉ tiêu, năm 2022470-binh-duong-kinh-te-phuc-hoi-manh-me-tao-nen-tang-hoan-thanh-cac-chi-tieu-de-ra-trong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
3
Xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn phát triển đảng viênXây dựng tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn phát triển đảng viên

TTĐT - ​Sáng 08-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên khu vực miền Nam. 

Chủ trì Hội thảo có ông Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

IMG_2505.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, sau 26 năm, từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, đến nay Bình Dương đã chuyển mình, vươn lên trở thành tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao. Quy mô dân số tăng gấp 5 lần; quy mô nền kinh tế tăng gấp 104 lần; thu ngân sách tăng gấp 75 lần. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 40 tỷ đô la Mỹ...

IMG_2516.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu chào mừng Hội thảo

Bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, tỉnh tập trung cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; chú trọng đến công tác chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, đảng viên tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao; quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và phát triển đảng viên. Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình đột phá về phát triển đảng viên trong công nhân lao động và Đề án hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước để thúc đẩy công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên và công nhân lao động. Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 14 Đảng bộ trực thuộc với 568 tổ chức Đảng và 53.200 đảng viên, trong đó có 2.450 đảng viên công nhân lao động, chiếm 0,15% lực lượng công nhân lao động của tỉnh và 11.000 đảng viên là đoàn viên thanh niên, chiếm 5% học sinh, sinh viên của tỉnh. Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Dương tiếp tục có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong thời gian tới.

IMG_2511.JPG 

Ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, số lượng trường đại học, cao đẳng, trung học tập trung nhiều ở khu vực miền Nam là dư địa tốt để tạo nguồn phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để các địa phương cùng trao đổi, học tập; đồng thời, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của kết quả cũng như khó khăn, tồn tại. Từ thực tiễn, kinh nghiệm của địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên, nhất là công tác tạo nguồn kết nạp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ông yêu cầu đại biểu tham gia Hội thảo thẳng thắn, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương, cấp ủy các cấp các nội dung liên quan đến công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi, hiệu quả Nghị quyết của Đảng trong thời gian tới.

IMG_2538.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương ​phát biểu tại Hội thảo​

Tại Hội thảo, các đại biểu trình bày những thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, đồng thời chia sẻ những cách làm hay, bài học kinh nghiệm thực tiễn để phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên như: Cơ chế thu hút đảng viên trẻ; xây dựng cơ sở Đảng, tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên vững mạnh để tạo nguồn phát triển Đảng; biểu dương cá nhân quần chúng ưu tú tiêu biểu; tổ chức gặp gỡ đối thoại người đứng đầu tổ chức với học sinh, sinh viên; tạo môi trường rèn luyện cho học sinh, sinh viên phấn đấu trở thành đảng viên; công tác tạo nguồn từ các trường đại học…

IMG_2523.JPG 

IMG_2525.JPG

Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại Hội thảo

IMG_2532.JPG

Ông Nguyễn Quốc Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng, trong​ đó cần coi trọng phát triển nguồn đảng viên trẻ với lực lượng tinh tuý là học sinh, sinh viên. Việc kết nạp đảng viên là học sinh, sinh viên sẽ góp phần trẻ hoá đội ngũ đảng viên, bổ sung nguồn lực trí tuệ cho Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên có ý nghĩa trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường nguồn nhân lực đảng viên tạo môi trường cho học sinh, sinh viên thi đua, rèn luyện phấn đấu; góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng; đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng.

IMG_2540.JPG

Ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương kết luận Hội thảo

Để tạo nguồn phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng cần quán triệt nâng cao nhận thức về Điều lệ Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về phát triển đảng viên và cụ thể hóa bằng chương trình kế hoạch hành động. Xây dựng củng cố tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn; đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, động viên khen thưởng các cơ sở Đảng làm tốt…

Hội thảo đã ghi nhận các ý kiến tâm huyết trách nhiệm từ các địa phương, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tiếp thu đầy đủ và báo cáo Trung ương để có hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ.

Theo báo cáo, từ năm 2020 đến năm 2022, khu vực miền Nam bao gồm 22 tỉnh, thành đã có 5.414 đảng viên được kết nạp là học sinh, sinh viên (chiếm 31,6% tổng số đảng viên được kết nạp là học sinh, sinh viên trên cả nước); trong đó: 37,8% đảng viên được kết nạp là học sinh; 62,2% đảng viên được kết nạp là sinh viên. Cấp ủy, tổ chức Đảng ở các, tỉnh, thành phố khu vực miền Nam luôn chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm đối với công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên. Các Tỉnh, Thành ủy và các cấp trực thuộc, cấp ủy các trường THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã quan tâm hơn trong việc xây dựng các chuyên đề; đề ra kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, cụ thể thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển đảng viên trong sinh viên, học sinh… 

​​

 

6/8/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtXây dựng tổ chức Đảng, Đoàn, tạo nguồn phát triển đảng viên268-xay-dung-to-chuc-dang-doan-trong-cac-truong-dai-hoc-co-so-dao-tao-vung-manh-de-tao-nguon-phat-trien-dang-vieTrue
0.00
0
0.00
False
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 0​​8-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh tổ chức ​Phiên họp lần thứ 60 xem xét cho ý kiến dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành.

"Kim chỉ nam" định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đi tới gần cuối chặng đường. Hội đồng thẩm định Trung ương đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý cho dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng và Quốc gia. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo và thông qua HĐND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xem là công cụ quan trọng, "kim chỉ nam" để tỉnh định hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh hướng tới phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới. 

Dự thảo Đồ án Quy hoạch xây dựng tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế Quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, thúc đẩy và lan tỏa phát triển với các địa phương trong vùng; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 8,2%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 12%/năm. Dân số đến năm 2030 đạt 4,04 triệu người.

IMG_2430.jpg

Quy hoạch hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững

Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD: Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An; phát triển vành đai đô thị - công nghiệp dịch vụ theo đường Vành đai 4; phát triển hai hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; tái phát triển khu vực đô thị - công nghiệp - dịch vụ phía Nam; hướng tới mô hình cấu trúc phát triển gồm: 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 Vành đai liên kết; 04 Trung tâm động lực; 05 vùng phát triển.

Phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm TP.Hồ Chí Minh, theo mô hình vùng đô thị lớn, với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trở thành vùng đổi mới sáng tạo của Quốc gia, đô thị sinh thái, năng động của vùng TP.Hồ Chí Minh.

Khu vực phía Nam gồm Dĩ An, Thuận An chuyển đổi thành các trung tâm dịch vụ cấp vùng về thương mại và dịch vụ logictics; khu vực Thủ Dầu Một phát triển hoàn thiện thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ và đổi mới sáng tạo; khu vực Bến Cát - Tân Uyên phát triển hoàn thiện mô hình đô thị công nghiệp dịch vụ hiện đại. 

Khu vực phía Bắc (Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên) phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp sinh thái có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Xây dựng và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, văn minh và có tính tiên phong dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

ph602.jpg

Ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch báo cáo tại Phiên họp

Báo cáo về tiến độ Quy hoạch, ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho biết, đơn vị tư vấn đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý để điều chỉnh kết cấu bố cục Đồ án Quy hoạch theo các quy hoạch đã được phê duyệt, nhưng vẫn giữ chiến lược tích hợp để làm rõ đặc điểm riêng của Bình Dương. Đồng thời, đơn vị tư vấn cũng đã làm việc, trao đổi với các ngành, địa phương cập nhật các phương án quy hoạch ngành, địa phương phát sinh trong giai đoạn vừa qua liên quan tới định hướng tổng thể, từ đó chỉnh sửa các thông tin cụ thể về tên, địa danh, đơn vị hành chính, các thông tin về quy mô, nội dung liên quan đến giải pháp quy hoạch được thể hiện trong thuyết minh, dự thảo Quyết định và bản vẽ. Dựa trên khung định hướng chung, chiến lược phát triển dài hạn để lựa chọn giải pháp tối ưu cho định hướng các ngành liên quan đến các địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong phát triển chung. 

Trình phê duyệt Quy hoạch trong tháng 6/2024

Tại Phiên họp, lãnh đạo các sở ngành đã đánh giá cao một số nội dung được bổ sung, điều chỉnh trong Quy hoạch, đồng thời tiếp tục thảo luận góp ý hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch trước khi thực hiện các quy trình thủ tục tiếp theo để tháng 6/2024 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

ph603.jpg

Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải phát biểu tại Phiên họp

Liên quan đến việc quy hoạch hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13 vào danh mục phương án phát triển đường bộ của tỉnh. Ông cũng cho biết, các công trình cầu, đường kết nối với các tỉnh, thành trong vùng mang tính chất quy mô, liên kết vùng, do đó cần bổ sung các công trình vào quy hoạch để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần bổ sung danh mục một số Trung tâm đăng kiểm, bến xe, cảng, bến thủy nội địa… vào Quy hoạch. 

ph604.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại Phiên họp

Trong khi đó, ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, giai đoạn tới Bình Dương sẽ quy hoạch thêm nhiều khu, cụm công nghiệp tại khu vực phía Bắc của tỉnh, do đó cần nghiên cứu phương án để có thể bổ sung thêm vào Quy hoạch các nhà máy cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu cho các khu, cụm công nghiệp trong tương lai. 

Ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị tiếp tục rà soát các loại quy hoạch của ngành, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của từng địa phương đối với từng loại đất như đất khu công nghiệp, đất ở… để điều chỉnh, lý giải phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. 

ph605.jpg

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp​

Qua ý kiến của đơn vị tư vấn và các sở ngành, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian để hoàn chỉnh Quy hoạch không còn nhiều, các sở ngành, địa phương và đơn vị tư vấn phải phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, gấp rút hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch. Đặc biệt các sở ngành cần rà soát kỹ nội dung thuộc lĩnh vực quản lý đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện song song các bước để đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt Quy hoạch. 

Phiên họp cũng đã xem xét thông qua các nội dung: Phương án đấu giá đất cụ thể tính tiền thuê đất thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II); dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 do các cơ sở giáo dục lựa chọn sử dụng từ năm học 2024-2025; tổ chức lại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP.Thuận An


5/8/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtQuy hoạch tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025542-khan-truong-hoan-chinh-quy-hoach-tinh-binh-duong-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.615384
13
Kế hoạch thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024Kế hoạch thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024

TTĐT - ​Tỉnh ủy Bình Dương ban hành K​​ế hoạch số 148/KH-TU thi tuyển công chức khối Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội năm 2024.​

Dự kiến thực hiện trong quý III năm 2024.

Đối tượng dự thi là người có một quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; từ đủ 18 tuổi trở lên; có đơn đăng ký dự tuyển; lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhu cầu thi tuyển công chức theo chỉ tiêu cần tuyển dụng của khối Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Số lượng, vị trí việc làm các chức danh cần tuyển dụng do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp và thông báo theo quy định.

Kỳ thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi.

Vòng 1, thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với hình thức thi trắc nghiệm trên giấy. Trường hợp người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ thì không phải thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung vòng 1.

Nội dung thi gồm 03 phần. Phần I thi kiến thức chung, thời gian thi 60 phút với 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính Nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực.

Phần II thi Ngoại ngữ, thời gian thi 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.

Phần III thi Tin học, thời gian thi 30 phút với 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với hình thức thi viết, thang điểm 100 điểm, thời gian thi 180 phút. Nội dung thi kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; dự thi đủ phần thi phỏng vấn và viết, có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

Kế hoạch

4/22/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết68-ke-hoach-thi-tuyen-cong-chuc-khoi-dang-mttq-cac-to-chuc-chinh-tri-xa-hoi-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.25
2
Khởi công dự án bất động sản cao cấp tại Thành phố mới Bình DươngKhởi công dự án bất động sản cao cấp tại Thành phố mới Bình Dương

TTĐT - Sáng 28-02, tại Thành phố mới Bình Dương (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), Tập đoàn Capitaland (Singapore) đã tổ chức Lễ khởi công dự án Sycamore.

Tham dự có ông Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; ông Kho Ngee Seng Roy - Tổng Lãnh sự Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Becamex IDC; đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

 

Phối cảnh dự án Sycamore

Dự án Sycamore được triển khai trên diện tích 18,9hecta, nằm ngay cửa ngõ Thành phố mới Bình Dương (đường Hùng Vương), có tổng vốn đầu tư 18.330 tỷ đồng, với quy mô gồm 7 phân khu, cung cấp khoảng 3.500 căn nhà phố, biệt thự và căn hộ.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ


Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao dự án bất động sản đầu tư vào Thành phố mới Bình Dương. Đây là dự án phù hợp với chủ trương của tỉnh nhằm tạo ra những giá trị bất động sản phù hợp cho nhiều đối tượng, tạo thành nơi đáng sống cho các cư dân. Dự án vị trí đặc biệt trong Thành phố mới Bình Dương, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đô thị tỉnh Bình Dương cũng như mối quan hệ ngoại giao, tạo tiền đề cho sự đầu tư, hợp tác trong tương lai giữa tỉnh Bình Dương và đối tác Singapore.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại buổi lễ

Tỉnh sẽ tạo điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư sớm hoàn thành dự án nhằm phục vụ cho phát triển đô thị; đồng thời, ưu tiên nền tảng đô thị hiện đại góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh hướng đến phát triển đô thị thông minh và bền vững.


Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Singapore tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư thực hiện nghi thức khởi công dự án

2/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triểnTinXem chi tiếtbất động sản, khởi công, thành phố mới, Bình Dương581-khoi-cong-du-an-bat-dong-san-cao-cap-tai-thanh-pho-moi-binh-duonTrue121000
4.00
121,000
1.00
0
False
3
1
Ngày 14/12/2019, khai mạc Giải bóng đá quốc tế Truyền hình Bình Dương lần thứ XX- Cúp Number 1Ngày 14/12/2019, khai mạc Giải bóng đá quốc tế Truyền hình Bình Dương lần thứ XX- Cúp Number 1

TTĐT - ​Sáng 10-12, tại TP.Thủ Dầu Một, Ban tổ chức Giải bóng đá quốc tế Truyền hình Bình Dương lần thứ XX – Cúp Number 1 năm 2019 đã tổ chức Họp báo giới thiệu về giải đấu.

Diễn ra từ ngày 14 đến 18/12/2019, trên Sân vận động Bình Dương, giải năm nay có những nét mới về thể thức thi đấu. Giải năm nay có sự tham dự của 4 đội gồm U20 Việt Nam, U22 Myanmar, U20 Campuchia và chủ nhà Becamex Bình Dương (B.BD). Bốn đội được chia thành 2 cặp (gồm B.BD gặp U22 Myanmar, diễn ra vào ngày 14/12 và U22 Việt Nam gặp U22 Campuchia, diễn ra vào ngày 15/12) để thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Hai đội thắng trận sẽ vào chơi trận chung kết được tổ chức vào ngày 18/12 còn 2 đội thua cuộc sẽ tranh hạng ba vào ngày 17/12. Chỉ cần thắng 2 trận là vô địch nhưng phần thưởng cho đội giành ngôi vị cao nhất vẫn là 500 triệu như trước đây. Các đội hạng nhì và ba lần lượt nhận thưởng 300 triệu đồng và 150 triệu đồng.



​Ban tổ chức giới thiệu Cúp, bóng và Huy chương của Giải

Giải đấu sẽ là cơ hội tốt để Câu lạc bộ B.BD chuẩn bị trước khi bước vào mùa giải mới 2020; đồng thời tạo điều kiện để đội U20 Việt Nam thi đấu, cọ xát với các đội trong khu vực, chuẩn bị làm nhiệm vụ tại các giải quốc tế trong năm 2020-2021.

Các trận đấu sẽ được truyền hình trực tiếp trên các kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV) và các Đài truyền hình trên cả nước. Đồng hành cùng giải đấu, BTV sẽ thực hiện các chương trình bình luận trước và sau mỗi trận đấu cùng các chương trình Đường đến và Nhật ký giải... Tất cả sẽ được phát sóng trên các kênh truyền hình của BTV từ ngày 14 đến ngày 19/12/2019.

 

12/10/2019 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2019-12/tin 9- khai mac giai bong da truyen hinh Bdg.mp3Xem chi tiếtgiải bóng đá, cúp number 1637-ngay-14-12-2019-khai-mac-giai-bong-da-quoc-te-truyen-hinh-binh-duong-lan-thu-xx-cup-number-False121000
0.90
121,000
0.80
0
False
2.857143
7
Gặp gỡ xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn QuốcGặp gỡ xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn Quốc

​TTĐT - ​Trong khuôn khổ Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tổ chức tại tỉnh Bình Dương, chiều 17-5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra các cuộc gặp gỡ giữa Ngài Choi Youngsam - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam và Ngài Shin Choong Il - Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh với lãnh đạo một số tỉnh miền Tây Nam bộ: Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh.

Tại buổi tiếp và làm việc, lãnh đạo các tỉnh Tây Nam bộ đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là những kết quả hợp​ tác về kinh tế, văn hóa, du lịch với Hàn Quốc trong thời gian qua. 

gapgodnmientay4.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long với Đại sứ, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc

Theo các địa phương, hợp tác đầu tư, thương mại của Hàn Quốc tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, Hàn Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa các địa phương Tây Nam bộ với Hàn Quốc còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện, tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như với tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh miền Tây Nam bộ. 

gapgodnmientay3.jpg

Ông Đặng Văn Chính (bìa trái) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Long trao đổi với Ngài Choi Youngsam (bìa phải) - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Chia sẻ về những định hướng phát triển trong thời gian tới, lãnh đạo các tỉnh kỳ vọng với sự hỗ trợ của Ngài Đại sứ và Ngài Tổng Lãnh sự Hàn Quốc, các tỉnh Tây Nam bộ sẽ tiếp tục đón nhận nhiều hơn các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Đồng thời mong muốn Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách hỗ trợ tốt hơn đối với công dân và thân nhân của các tỉnh miền Tây kết hôn, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chú trọng và đẩy mạnh kết nối du lịch giữa Hàn Quốc với các tỉnh miền Tây trong thời gian tới.

gapgodnmientay1.jpg

Ngài Shin Choong Il - Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.Hồ Chí Minh tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ

gapgodnmientay2.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Hè (giữa) - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ trao đổi tại buổi xúc tiến đầu tư Hàn Quốc

gapgodnhanquoc5.jpg

Ông Huỳnh Chí Nguyện (bìa trái) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tại buổi xúc tiến đầu tư Hàn Quốc​​

5/17/2024 9:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtgặp gỡ, xúc tiến thương mại, đầu tư Hàn Quốc591-gap-go-xuc-tien-thuong-mai-dau-tu-han-quoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo cho sự kiện Gặp gỡ Hàn Quốc 2024Bình Dương: Chuẩn bị chu đáo cho sự kiện Gặp gỡ Hàn Quốc 2024

TTĐT - ​​Sáng 07-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì họp nghe báo cáo công tác phối hợp tổ chức sự kiện Gặp gỡ Hàn Quốc 2024 (Meet Korea 2024).

Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Ngoại vụ đã báo cáo công tác chuẩn bị để tổ chức sự kiện Gặp gỡ Hàn Quốc 2024 tại Bình Dương.

Theo đó, chương trình Gặp gỡ Hàn Quốc là chuỗi sự kiện được Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức từ năm 2015 nhằm trao đổi tình hình, đề xuất thúc đẩy thương mại - đầu tư, văn hóa - du lịch, hợp tác phát triển và nhiều lĩnh vực khác giữa các địa phương, doanh nghiệp trong nước và đối tác Hàn Quốc.

Trên tinh thần thống nhất giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức sự kiện "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

Thông qua sự kiện nhằm góp phần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Bình Dương, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng cường mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với các địa phương, đối tác Hàn Quốc, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đồng thời, góp phần thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc.

gghq.jpg

Toàn cảnh cuộc họp

Sự kiện dự kiến diễn ra trong 02 ngày, 16 và 17/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương cùng một số địa điểm lân cận, với số lượng khách mời dự kiến khoảng 570 đại biểu từ hai phía Hàn Quốc và Việt Nam.

Gặp gỡ Hàn Quốc 2024 sẽ diễn ra với các nội dung: Chương trình Hội nghị toàn thể "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024"; Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu Việt Nam - Hàn Quốc; gặp gỡ giữa Đại sứ Hàn Quốc và lãnh đạo địa phương Việt Nam; kết nối chính quyền/doanh nghiệp hai nước.

gghq 1.jpg

Đại diện các sở, ngành phát biểu tại cuộc họp

Qua ý kiến của các sở, ngành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đề nghị Sở Ngoại vụ phối hợp với các sở, ngành liên quan để triển khai nội dung cho từng phiên thảo luận. Đồng thời khẩn trương rà soát, hoàn thiện kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị, thành phần tham dự; từ đó có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng và làm căn cứ bố trí kinh phí hợp lý, tránh trùng lắp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, công tác tổ chức sự kiện cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị để sự kiện được diễn ra trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; đảm bảo an ninh, an toàn; tạo ấn tượng tốt đẹp về Bình Dương đối với các địa phương, đối tác Hàn Quốc.

5/7/2024 6:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị, chu đáo, sự kiện, Gặp gỡ, Hàn Quốc, 2024569-binh-duong-chuan-bi-chu-dao-cho-su-kien-gap-go-han-quoc-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Hơn 100 triệu “Bước chân gắn kết yêu thương” tại sự kiện thiện nguyện của CapitaLandHơn 100 triệu “Bước chân gắn kết yêu thương” tại sự kiện thiện nguyện của CapitaLand

​TTĐT - Ngày 31-3, CapitaLand Development (CLD) đã tổ chức thành công sự kiện đi bộ ngoài trời tại Thành phố mới Bình Dương, chính thức khép lại chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương” kéo dài trong 05 tuần triển khai.

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 3.000 người, với hơn 10 triệu bước chân được ghi nhận. Bên cạnh đó, chiến dịch đi bộ trực tuyến nằm trong khuôn khổ chương trình cũng ghi nhận hơn 100 triệu bước chân. Với kết quả tích lũy này, CLD đã quyên góp 30.000 đô la Mỹ (hơn 700 triệu đồng) để nâng cấp bếp ăn tại Trường Mầm non Thanh Tuyền (cơ sở 2), huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.


Ông Wyeren Yap - Tổng Giám đốc khu vực miền Nam Việt Nam của CLD Việt Nam (trái) trao tặng gói hỗ trợ tài chính cho đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương

 

Sự kiện được triển khai cạnh Sycamore, dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Với cự ly 2 km và 5 km liền kề hồ công viên Thành phố mới Bình Dương – nơi được coi là “lá phổi xanh” của thành phố, hoạt động đi bộ ngoài trời còn mang đến cho người tham dự không gian thư giãn thoải mái cùng gia đình, bạn bè, hay thậm chí là thú cưng. Sự kiện ghi nhận sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H'Hen Niê và cầu thủ Nguyễn Thị Thanh Nhã của Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam. Mang đến cho sự kiện một làn gió sôi động và náo nhiệt là tiết mục biểu diễn của rapper JustaTee, cùng hàng loạt các hoạt động giải trí hấp dẫn khác.


(Từ trái qua phải) Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Niê, Rapper Justa Tee và cầu thủ Thanh Nhã giao lưu cùng những người tham dự


 

Tất cả vận động viên tham dự chuẩn bị xuất phát

 

Bên cạnh sự kiện cộng đồng ngoài trời diễn ra vào sáng 31-3, chiến dịch đi bộ trực tuyến thuộc khuôn khổ chương trình cũng tạo được tiếng vang lớn trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ trong vòng 5 tuần, từ ngày 24/2 đến ngày 30/3/2024, đã có hơn 100 triệu bước chân được ghi nhận. Tất cả những người tham dự trực tuyến hào hứng chia sẻ số bước chân hàng ngày lên mạng xã hội, kèm theo hashtag #StepForKindness để tạo hiệu ứng lớn mạnh nhằm kêu gọi chung tay vì cộng đồng. 

Ông Ronald Tay - Tổng Giám đốc CLD (Việt Nam) chia sẻ: “Chiến dịch này là một trải nghiệm đáng nhớ vì đây không chỉ là cơ hội để gắn kết cộng đồng, mà còn góp phần thúc đẩy một lối sống năng động hơn. Với kết quả đạt được vượt mục tiêu đề ra, chúng tôi vinh dự được trao tặng 30.000 đô la Mỹ để nâng cấp bếp ăn tại trường mầm non Thanh Tuyền (cơ sở 2), hỗ trợ công tác cải thiện dinh dưỡng cho học sinh tại điểm trường này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực tổ chức thêm nhiều hoạt động cộng đồng với phương châm “Tô điểm cuộc sống, nâng tầm cộng đồng” tại tỉnh Bình Dương.”

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực vì cộng đồng của CLD và sự tham gia nhiệt tình của những vận động viên trong chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương”. Đây không chỉ là một sự kiện đơn thuần, mà còn là cam kết của cộng đồng về một tương lai bền vững cho thế hệ trẻ. Chúng tôi mong chờ những thay đổi tích cực mà các em học sinh Trường Mầm non Thanh Tuyền sẽ nhận được sau chiến dịch này”.

4/1/2024 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtcapitaland, bước chân, gắn kết yêu thương972-hon-100-trieu-buoc-chan-gan-ket-yeu-thuong-tai-su-kien-thien-nguyen-cua-capitalanFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Thẩm tra các nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hộiThẩm tra các nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội

TTĐT - ​Chiều 04-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh đã họp thẩm tra các nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội trình Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa X (kỳ họp thường lệ giữa năm 2022).

Tham dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HDND tỉnh.

Tại cuộc họp, Ban Văn hóa - Xã hội thông qua báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết quy định chuẩn nghèo đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2025.

Theo đó, Ban Văn hóa - Xã hội nhận thấy, về tiêu chí thu nhập, UBND tỉnh trình ban hành tiêu chí thu nhập ở khu vực nông thôn: 2.100.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị: 2.600.000 đồng/người/tháng (cao hơn 600.000 đồng/người/tháng so với mức chuẩn nghèo chung được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP). Việc quy định về tiêu chí thu nhập nêu trên cao hơn so với mức chuẩn nghèo chung của Trung ương để áp dụng cho tỉnh là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, đúng với quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP.

IMG_6843.JPG

Đại biểu thảo luận tại cuộc họp

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản gồm 06 dịch vụ xã hội cơ bản và 12 chỉ số đo lường phù hợp với quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP.

Riêng đối với "ngưỡng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản", nội dung này UBND tỉnh trình và điều chỉnh ngưỡng đo lường mức thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản xuống còn 02 chỉ số (thấp hơn 01 chỉ số so với quy định của Nghị định số 07). Ban nhận thấy, việc xác định ngưỡng thiếu hụt nêu trên để áp dụng cho tỉnh là phù hợp với quy định tại điểm d khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 07/2021/NĐ-CP và phù hợp với mức độ đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân so với mặt bằng chung của cả nước.

Về chuẩn hộ có mức sống trung bình, ở khu vực nông thôn: là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.100.000 đồng đến 3.200.000 đồng; khu vực thành thị: là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.600.000 đồng đến 3.900.000 đồng. Như vậy, mức chuẩn hộ có mức sống trung bình do UBND tỉnh trình ở khu vực nông thôn cao hơn 950.000 đồng và khu vực thành thị cao hơn 900.000 đồng so với mức chuẩn được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP. Ban nhận thấy, việc quy định về chuẩn hộ có mức sống trung bình nêu trên là căn cứ để các địa phương rà soát, công nhận hộ có mức sống trung bình trên địa bàn; đồng thời, là cơ sở để hỗ trợ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh (theo Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Từ những phân tích nêu trên, Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất với dự thảo Nghị quyết.

Đồng thời, Ban Văn hóa-Xã hội cũng thống nhất với 03 dự thảo Nghị quyết: Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương; ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế; chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030.​​​​

7/4/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtThẩm tra các nội dung,  văn hóa-xã hội 828-tham-tra-cac-noi-dung-thuoc-linh-vuc-van-hoa-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bế giảng các lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trungBế giảng các lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung

TTĐT - Sáng 17-5, tại TP.Thủ Dầu Một, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Lễ bế giảng các lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 91, 92, 93.

Tham dự có ThS.Phan Công Thành – Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; ThS.Tô Văn Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các Khoa, Phòng của Trường và hơn 200 học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 91, 92, 93.

 

ThS.Phan Công Thành – Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh trao Bằng tốt nghiệp cho các học viên


ThS.Tô Văn Sơn - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh trao Bằng tốt nghiệp cho các học viên

Các lớp đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 91, 92 khai giảng ngày 30/9/2022, thời gian học là Thứ 6, Thứ 7 hàng tuần; khóa 93 khai giảng ngày 20/12/2022, mở tại Trung tâm Chính trị Thuận An, thời gian học là 1 tuần học, 1 tuần nghỉ. 3 lớp có tổng số 224 học viên.

 




Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh trao Bằng tốt nghiệp cho các học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 92

Học viên tham gia lớp học được trang bị những kiến thức cơ bản gồm: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, Nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính Nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội; kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở… cùng nhiều nội dung quan trọng khác giúp học viên vận dụng sáng tạo trong thực tiễn công tác, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị.

Trải qua 18 tháng học tập, 222 học viên đủ điều kiện xét tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp; trong đó, có 24 học viên xếp loại giỏi, 184 học viên xếp loại khá và 14 học viên xếp loại trung bình; 100% học viên xếp loại rèn luyện Tốt.

 

Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh trao Bằng tốt nghiệp cho các học viên lớp Trung cấp Lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 91

Hội đồng xét tốt nghiệp và thi đua Trường Chính trị tỉnh đã khen thưởng cho 25 học viên có thành tích học tập xếp loại giỏi và có thành tích trong phong trào học tập và rèn luyện.

 

Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh trao Giấy khen và khen thưởng cho 25 học viên có thành tích học tập xếp loại giỏi và có thành tích trong phong trào học tập và rèn luyện
5/17/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtbế giảng, lớp trung cấp, không tập trung, lý luận chính trị951-be-giang-cac-lop-trung-cap-ly-luan-chinh-tri-he-khong-tap-trunTrue121000
5.00
121,000
1.00
0
False
1.833333
3
Phương án phân luồng, điều tiết phục vụ thi công cải tạo, sửa chữa trụ chống va cầu Ông CộPhương án phân luồng, điều tiết phục vụ thi công cải tạo, sửa chữa trụ chống va cầu Ông Cộ

TTĐT - ​Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công cải tạo, sửa chữa trụ chống va cầu Ông Cộ, đảm bảo giao thông đường thủy được an toàn và thông suốt, Sở Giao thông vận tải thông báo phương án phân luồng, điều tiết giao thông đường thủy trên sông Thị Tính qua cầu Ông Cộ.

Cụ thể, thời gian thi công: 33 ngày (từ ngày 12/11/2021 đến hết ngày 15/12/2021).

Phương án tiều tiết, phân luồng giao thông đường thủy: Các phương tiện giao thông thủy lưu thông trên sông Thị Tính qua cầu Ông Cộ trong thời gian triển khai thi công công trình phải tuyệt đối tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, biển báo và hướng dẫn của người điều tiết giao thông.

Thời gian qua, có nhiều phương tiện giao thông thủy va chạm vào dầm, trụ cầu Ông Cộ gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Để tránh tình trạng trên, Sở Giao thông vận tải đã lập, phê duyệt hồ sơ và tổ chức thi công cải tạo, sửa chữa trụ chống va phía thượng và hạ lưu cầu Ông Cộ (hướng thị xã Bến Cát đi thành phố Thủ Dầu Một).

Thông báo 

11/16/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtphương án, phân luồng điều tiết, phục vụ thi công cải tạo, trụ chống va cầu Ông Cộ34-phuong-an-phan-luong-dieu-tiet-phuc-vu-thi-cong-cai-tao-sua-chua-tru-chong-va-cau-ong-cFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Giải pháp phát triển nông nghiệp xanh tại Việt NamGiải pháp phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam

TTĐT - Trong khuôn khổ Chương trình “Gặp gỡ Hàn Quốc 2024” được tổ chức tại Bình Dương, sáng 17-5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Phiên thảo luận “Hợp tác phát triển nông nghiệp xanh”.

Tham dự có các diễn giả: Ông Nguyễn Ngọc Hè – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ; Ông Lee Byunghwa - Giám đốc Quốc gia Cơ quan Hợp tác phát triển Hàn Quốc; ông Hong Ki Ok - Tùy viên Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; ông Jongsoo Shin - Giám đốc châu Á, Viện Nghiên cứu Gạo quốc tế. Phiên thảo luận được điều phối bởi ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Tại Phiên thảo luận, các diễn giả cho rằng, hiện nay, phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, nông nghiệp xanh được xác định là chủ trương quan trọng nhằm hướng đến một mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Nhìn chung, hệ thống chính sách, thể chế liên quan đến nông nghiệp xanh của Việt Nam khá đầy đủ với sự phối hợp của nhiều loại công cụ.

 

Toàn cảnh Phiên thảo luận

Có thể thấy, nông nghiệp xanh tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, thực tế, vẫn còn tồn tại một số điểm cần được tháo gỡ: Chưa có các quy hoạch về sản xuất hữu cơ hay chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ; chưa có nhiều tổ chức kiểm tra chứng nhận sản xuất hữu cơ “made in Vietnam”, đa phần việc chứng nhận đều phải thuê các tổ chức nước ngoài với mức phí cao; nông nghiệp vẫn hoạt động dựa trên nền tảng quy mô nhỏ lẻ, nên việc áp dụng các hình thức sản xuất khép kín, tập trung lớn của nông nghiệp xanh khá khó khăn; người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng và chưa có kinh nghiệm phân biệt giữa sản phẩm sản xuất hữu cơ và các sản phẩm thông thường khác; nguồn nhân lực tinh thông trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế so với nhu cầu; chưa có các chương trình trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo đột phá nông nghiệp xanh...

 

Diễn giả thảo luận các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam

Từ thực trạng trên, theo diễn giả Jongsoo Shin - Giám đốc châu Á, Viện Nghiên cứu Gạo quốc tế cho rằng, cần có nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, ngành Nông nghiệp cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp cho thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam thành hình mẫu về phát triển nông nghiệp xanh, carbon thấp, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi nông sản toàn cầu.

Ngoài ra, các diễn giả cũng cho rằng, trước hết, các nhà quản lý và người dân cần đổi mới tư duy, nhận thức, chủ động thúc đẩy kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh… Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tạo đột phá mới bằng hệ thống giải pháp đồng bộ, phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng đa giá trị, đa ngành, lồng ghép các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường… Cùng với đó cần tận dụng tối đa ưu thế tự nhiên của các vùng, miền cho phát triển nông nghiệp, bảo đảm sự tương tác với môi trường sinh thái. Có các giải pháp, chiến lược hữu hiệu đối phó với biến đổi khí hậu trong phát triển nông nghiệp xanh hiện nay.

5/17/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtnông nghiệp xanh, Việt Nam716-giai-phap-phat-trien-nong-nghiep-xanh-tai-viet-naTrue121000
3.00
121,000
1.00
0
False
TP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dụcTP.Thủ Dầu Một dành quỹ đất đầu tư các thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục

TTĐT - ​Chiều 16-01, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của thành phố.

Cùng dự có lãnh đạo các sở ngành.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.Thủ Dầu Một đã trình bày những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực đầu tư công; công tác triển khai thực hiện các dự án, công trình trọng điểm theo Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy; công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn thành phố; việc xác định nghĩa vụ tài chính khi giao đất cho các trường hợp thuộc diện tái định cư…

IMG_lvtdm8175.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo đó, thành phố kiến nghị phân cấp mạnh nguồn vốn đầu tư công, cụ thể phân cấp nguồn vốn theo tiêu chí cho giai đoạn tới với nhu cầu đầu tư khoảng 9.069 tỷ đồng. Bổ sung nhu cầu vốn của 02 năm (2024-2025) để triển khai thực hiện bồi thường và khởi công mới các dự án khoảng 660 tỷ đồng. Ưu tiên nguồn vốn bán đấu giá khu vực Thành ủy cũ để bố trí vốn Dự án Xây dựng đường ven sông Sài Gòn giai đoạn 3 (đoạn từ rạch Bảy Tra đến cảng Bà Lụa).

IMG_ôngNVĐTDM8188.jpg

Ông Nguyễn Văn Đông – Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một phát biểu tại buổi làm việc

Về công tác quản lý sử dụng, chuyển đổi công năng các trụ sở công trên địa bàn, qua rà soát, UBND thành phố đã thống kê được 96 vị trí, với tổng diện tích khoảng 171 hecta, trong đó có 18 vị trí đã được UBND tỉnh và Tỉnh ủy thống nhất. Trên cơ sở các thông báo, kết luận của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ý kiến của các sở, ban ngành, UBND thành phố kiến nghị đề xuất nhu cầu dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục 21 vị trí với tổng diện tích khoảng 69,75 hecta; nhu cầu dành cho phát triển công viên cây xanh kết hợp bãi đỗ xe 14 vị trí với tổng diện tích 12,1 hecta; nhu cầu giữ nguyên hiện trạng cơ sở vật chất để tái sử dụng 20 vị trí với tổng diện tích 26,23 hecta. Đề xuất nhu cầu bán đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh 22 vị trí với tổng diện tích 7,84 hecta; nhu cầu tập trung phát triển nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ, đô thị và nhà ở (khu vực phát triển đô thị) 10 vị trí với tổng diện tích 44,25 hecta.

IMG_ôngVHN8193.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân – Giám đốc Sở Xây dựng giải đáp các kiến nghị của TP.Thủ Dầu Một 

Thành phố kiến nghị Sở Nội vụ, Sở Tài chính và Tổng công ty Becamex IDC sớm tham mưu UBND tỉnh lộ trình di dời các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức hội đặc thù, đồng thời đẩy nhanh phương án bố trí, sắp xếp tài sản công theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và thống nhất các phương án bố trí, sử dụng, chuyển đổi công năng tại các vị trí sau khi di dời báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, để UBND thành phố có cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và triển khai các bước tiếp theo cho phù hợp, trách lãng phí nguồn lực của Nhà nước…

Những kiến nghị, đề xuất của TP.Thủ Dầu Một đã được các sở ngành giải đáp tại buổi làm việc.

IMG_ôngVVMpb8171.jpg

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc​

Kết luận buổi làm việc, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố khẩn trương triển khai điều chỉnh quy hoạch cục bộ; tổ chức thực hiện các công việc liên quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp các sở ngành thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Thời gian tới, thành phố cần tập trung cho các công trình trọng điểm, các công trình ở những vị trí then chốt tại trung tâm đô thị. Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với đề xuất của thành phố về các danh mục nhu cầu sử dụng các khu đ​ất công, trụ sở công trên địa bàn thành phố. Đối với những kiến nghị của thành phố, ông yêu cầu các sở ngành tiếp tục phối hợp tháo gỡ, để Thủ Dầu Một tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.

1/16/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtTP.Thủ Dầu Một, quỹ đất đầu tư, thiết chế văn hoá, y tế, giáo dục746-tp-thu-dau-mot-danh-quy-dat-dau-tu-cac-thiet-che-van-hoa-y-te-giao-duTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun, TP. Seoul (Hàn Quốc)Lãnh đạo tỉnh tiếp Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun, TP. Seoul (Hàn Quốc)

TTĐT - ​Sáng 13-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì tiếp Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun, TP. Seoul (Hàn Quốc) do ông Lee Sung Hun - Chủ tịch quận Seo Daemun đến chào xã giao nhân chuyến thăm và ký kết hợp tác giữa chính quyền quận Seo Daemun và TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Cùng dự tiếp Đoàn có ông Hồ Quang Điệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Dĩ An cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.

​​IMG_tiepdoanHQ0293.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng (bìa phải) tiếp ông Lee Sung Hun - Chủ tịch quận Seo Daemun, TP.Seoul (Hàn Quốc) ​​

 

Tại buổi tiếp, ông Mai Hùng Dũng đã thông tin với Đoàn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương. Đồng thời đánh giá cao những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại tỉnh Bình Dương. Hiện Hàn Quốc đứng thứ 4 trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Bình Dương, với 769 dự án, tổng vốn đầu tư 3,34 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh việc hợp tác trong phát triển kinh tế, tỉnh Bình Dương và các địa phương trong tỉnh cũng đã mở rộng ký kết hợp tác, kết nghĩa với các địa phương tại Hàn Quốc, qua đó góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, giao lưu giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

IMG_tiepdoanHQ0303.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun

IMG_tiepdoanHQ0312.jpg 

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun

​ 

Chia sẻ cùng lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, ông Lee Sung Hun cảm ơn sự tiếp đón trọng thị của lãnh đạo tỉnh dành cho Đoàn, đồng thời tin tưởng sau Lễ ký kết hợp tác giữa TP. Dĩ An và quận Seo Deamun sẽ mở ra bước ngoặt quan trọng với nhiều cơ hội hợp tác giữa hai địa phương trên tất cả các lĩnh vực.

Ông Lee Sung Hun cho biết, quận Seo Deamun có 9 trường đại học lớn và hơn 30.000 doanh nghiệp, hy vọng trong tương lai các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục có cơ hội đầu tư, mở rộng hợp tác tại TP. Dĩ An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung, đặc biệt là trên các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn mà tỉnh Bình Dương đang rất quan tâm…

5/13/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, tiếp Đoàn công tác chính quyền quận Seo Daemun, TP. Seoul (Hàn Quốc)434-lanh-dao-tinh-tiep-doan-cong-tac-chinh-quyen-quan-seo-daemun-tp-seoul-han-quocTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) mong muốn hỗ trợ Bình Dương triển khai nhiều dự án quan trọngNgân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) mong muốn hỗ trợ Bình Dương triển khai nhiều dự án quan trọng

TTĐT - ​Sáng 09-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh đ​ã tiếp Đoàn Ngân​ hàng Hợp tác q​uốc tế Nhật Bản (JBIC) do ông Hayashi  Nobumitsu - Thống đốc JBIC làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi vui mừng chia sẻ, năm 2023, hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã có nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2, đối tác du lịch thứ 3 và thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Tại Bình Dương, Nhật Bản cũng là một trong những đối tác hàng đầu, đứng thứ 2 trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại tỉnh, với 351 dự án và tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 5,9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, trong những năm qua, Nhật Bản đóng vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ vốn ODA để Bình Dương đầu tư phát triển trên các lĩnh vực, đặc biệt là các công trình giao thông, đô thị.

JBIC.jpeg 

Toàn cảnh buổi tiếp

Thời gian giới, Bình Dương tiếp tục tập trung khởi công nhiều tuyến đường lớn như đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 và Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, sẽ có gần 200 km cao tốc qua Bình Dương, kết nối sân bay, cảng biển… Song song đó, tỉnh sẽ hình thành vành đai công nghiệp, với quy mô trên 20.000 hecta dọc theo các tuyến cao tốc, từ đó tạo ra động lực và không gian phát triển mới cho địa phương. Tỉnh cũng đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái mới để thúc đẩy phát triển theo xu hướng cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0; tăng cường phát triển xanh, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các đối tác Nhật Bản nói chung và JBIC nói riêng sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm để Bình Dương đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với xu thế phát triển.

JBIC 1.jpeg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho ông Hayashi Nobumitsu - Thống đốc JBIC

Ông Hayashi  Nobumitsu cho biết, JBIC là định chế tài chính chính sách thuộc Chính phủ Nhật Bản, đồng thời là cơ quan cấp tín dụng xuất khẩu Nhật Bản (ECA). JBIC đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của Nhật Bản cũng như nền kinh tế và xã hội quốc tế. Tại Việt Nam, các hoạt động hợp tác tài chính và hỗ trợ xây dựng chính sách của JBIC đã và đang thực hiện hiệu quả, tới nay JBIC đã tài trợ hơn 840 tỷ yên cho hơn 310 dự án, từ đó khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ trực tiếp nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, quy mô lớn có sự tham gia của các nhà đầu tư và xuất khẩu Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng điện, dầu và khí. Ngoài những nỗ lực và đóng góp của JBIC trong hỗ trợ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng của Việt Nam, JBIC hiện đang hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu.

JBIC 2.jpeg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm​

Ông vui mừng khi nghe định hướng phát triển sắp tới của tỉnh Bình Dương. Đồng thời khẳng định, JBIC luôn mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng nhằm thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, đô thị và chuyển đổi xanh, từ đó đóng góp cho việc đưa quan hệ Nhật Bản và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới. Đặc biệt, sau buổi làm việc, ông sẽ xem xét và có hướng mở rộng lĩnh vực hỗ trợ và khả năng hợp tác hơn nữa tại Bình Dương.

11/9/2023 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtNgân hàng, Hợp tác, quốc tế, Nhật Bản, JBIC, mong muốn, hỗ trợ, Bình Dương, triển khai, dự án, quan trọng54-ngan-hang-hop-tac-quoc-te-nhat-ban-jbic-mong-muon-ho-tro-binh-duong-trien-khai-nhieu-du-an-quan-tronTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hội thảo khoa học quốc tế về đô thị hóa châu Á lần thứ XVIHội thảo khoa học quốc tế về đô thị hóa châu Á lần thứ XVI

TTĐT - Trong 02 ngày 11 -12/01/2024, tại TX.Bến Cát, Trường Đại học Việt Đức phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu châu Á (AURA) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về đô thị hóa châu Á lần thứ XVI với chủ đề “Đô thị châu Á: Xây dựng tương lai đô thị đáng sống và bền vững” (AUC2024).

Hội thảo AUC2024 tiếp nối thành công của hội thảo AUC2019 “Tương lai đô thị: Những chuyển biến quan trọng ở các đô thị châu Á" được tổ chức vào năm 2019 tại Trường Đại học Việt Đức. Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề hiện tại và thách thức trong lĩnh vực nghiên cứu về đô thị hóa, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các bên liên quan gặp gỡ, chia sẻ các nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về các khía cạnh đa dạng của đô thị hóa ở châu Á.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo đã thu hút hơn 100 học giả và khách tham dự, đặc biệt là 04 vị khách mời đặc biệt phát biểu dẫn đề: Ông Alfonso Vegara - Chủ tịch danh dự Tổ chức các đô thị lớn Metropoli; ông Kim Don Yun - Chủ tịch Hiệp hội Đô thị thông minh Hàn Quốc; Giáo sư Joachim Linke - Trường Đại học Kỹ thuật Darmstadt; ông Nguyễn Quang - Chuyên gia cao cấp về đô thị.

 

Học giả trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe 40 bài tham luận của các học giả trong và ngoài nước và tham dự phiên đặc biệt thảo luận về các lựa chọn cho xây dựng đô thị đáng sống tương lai. Các phiên tham luận tại hội nghị sẽ bao gồm các chủ đề: Chuyển đổi không gian; đô thị thông minh hơn; hạ tầng và biến đổi khí hậu; xã hội và quản trị.

1/12/2024 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếthội thảo, đô thị, châu Á, lần thứ XVI622-hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-ve-do-thi-hoa-chau-a-lan-thu-xvFalse121000
2.00
121,000
0.80
0
False
Khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngàyKhánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày

TTĐT - ​Sáng 12-01, tại Khu liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương (phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát), Công ty cổ phần Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Đại tướng Lê Hồng Anh - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng; lãnh đạo các Bộ, ban ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành bạn cùng lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh Bình Dương.

khanhthanhnhamayrac1.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ

khanhthanhnhamayrac2.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng buổi lễ​

Dự án có tổng vốn đầu tư 835 tỷ đồng (tương đương hơn 34,4 triệu đô la Mỹ), trong đó giá trị đơn nguyên làm phân hữu cơ là 364 tỷ đồng (gần 15 triệu đô la Mỹ), giá trị lò đốt có kết hợp phát điện trị giá 471 tỷ đồng (hơn 19,4 triệu đô la Mỹ). Dự án sử dụng từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) 20 triệu đô la Mỹ, tương đương 480 tỷ đồng.

Theo đó, nâng công suất tiếp nhận phân loại rác làm phân hữu cơ 2.520 tấn/ngày và khả năng đốt rác lên 400 tấn/ngày. Trong đó có một lò công suất 200 tấn/ngày kết hợp phát điện công suất 5MW đáp ứng 80% nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Bình Dương. ​

Đây cũng là phương án dự phòng cho vài năm tiếp theo nhằm bảo đảm khả năng tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh, biến toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày thành nhiều sản phẩm khoa học, hữu ích gồm năng lượ​ng tái tạo (điện), phân bón hữu cơ, vật liệu xây dựng, phù hợp với xu hướng "rác là tài nguyên" và kinh tế tuần hoàn hiện nay.

khanhthanhnhamayrac.jpg

Đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đánh giá, đây là dự án lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Ông đề nghị tỉnh phối hợp với các ngành, doanh nghiệp tiếp tục hành động thiết thực giải quyết vấn đề chất thải rắn, ứng xử có trách nhiệm với công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường; chỉ đạo thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Đồng thời nghiên cứu làm chủ công nghệ, quản lý vận hành dự án phát huy hiệu quả.

khanhthanhnhamayrac3.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đánh giá cao sự nỗ lực, phương thức tiếp cận và cách làm của BIWASE. Với định hướng phát triển Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế; Bình Dương tiếp tục sẽ là nơi thu hút các nguồn lao động từ các tỉnh thành đến làm việc và cư trú; điều này cũng dẫn đến lượng chất thải rắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Để đảm bảo phát triển một Bình Dương xanh, ông mong muốn BIWASE tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại để tiến tới 100% rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ được chuyển hóa thành các sản phẩm hữu ích và tiến tới zero phát thải.

khanhthanhnhamayrac4.jpg

Ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch HĐQT BIWASE phát biểu tại buổi lễ

khanhthanhnhamayrac5.jpg

H​​ội Cấp thoát nước Việt Nam tặng Bằng khen cho BIWASE vì những đóng góp cho ngành nước – môi trường

khanhthanhnhamayrac9.jpg

khanhthanhnhamayrac7.jpg

khanhthanhnhamayrac8.jpg

Nhà máy bảo đảm khả năng tiếp nhận, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh, biến toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày thành nhiều sản phẩm khoa học, hữu ích 

1/12/2024 2:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBIWASE, khánh thành, nhà máy, đốt rác phát điện, tái chế, xử lý rác thải521-khanh-thanh-nha-may-dot-rac-phat-dien-5mw-va-nang-cong-suat-tai-che-xu-ly-rac-len-2-520-tan-ngaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
3
Lãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Vương quốc CampuchiaLãnh đạo tỉnh tiếp Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia

TTĐT - ​​Sáng 15-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn công tác do Ngài Chan Sorykan - Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương.

Tại buổi tiếp, Ngài Chan Sorykan đã bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển năng động, toàn diện của tỉnh Bình Dương. Kết quả này cho thấy chính quyền địa phương đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn và chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ngài Chan Sorykan cảm ơn lãnh đạo và nhân dân Bình Dương đã luôn có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, ý nghĩa cho các địa phương của Campuchia thời gian qua. Trên cương vị của mình, Ngài Tổng Lãnh sự sẽ góp phần vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng thắm thiết, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài. Đồng thời làm cầu nối để thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp Campuchia thời gian tới.

tlscpc.jpeg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp Ngài Chan Sorykan - Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng khẳng định, nhiều năm qua, Bình Dương và các địa phương của Campuchia đã có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng nhau phát triển trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng và ngoại giao nhân dân.

tlscpc 1.jpeg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho Ngài Chan Sorykan - Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh hy vọng thời gian tới, mối quan hệ trên sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, mở rộng đa dạng lĩnh vực với nhiều chương trình hợp tác thiết thực, hiệu quả hơn. Qua đó, góp phần tô thắm truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia, mang đến nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước.​

tlscpc 2.jpeg​​

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

 


5/15/2024 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnh; Thông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, Tổng lãnh sự, Vương quốc, Campuchia212-lanh-dao-tinh-tiep-tong-lanh-su-vuong-quoc-campuchiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next