Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Sáng 08-3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi khảo sát, kiểm tra tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn TP.Thuận An gồm: Đường Vành đai 3 và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.

 
 

TTĐT - ​Sáng 08-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Chương trình Văn hóa nghệ thuật cán bộ Hội Phụ nữ tỉnh Bình Dương nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và 1984 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 
 

TTĐT - ​​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại tỉnh Bình Dương năm 2024.

 
 

TTĐT - ​Chiều 07-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 56.

 
 

TTĐT - ​Sáng 07-3, tại TP. Thủ Dầu Một, Đoàn công tác Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam do ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có buổi làm việc với tỉnh Bình Dương về việc thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - Sáng 07-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết đầu tư công năm 2023, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024.

 
 

TTĐT - ​Sáng 07-3, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 12/2024/NĐ-CP, ngày 05/02/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP, ngày 03/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.​

 
 

TTĐT - ​Sáng 07-3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. 

 
 

TTĐT - Để có số liệu phục vụ công tác nghiên cứu, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình Xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến (phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một), sớm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông tại khu vực ngã năm Phước Kiến, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh phối hợp với đơn vị thi công tổ chức thi công khoan khảo sát địa chất công trình Xây dựng hầm chui tại nút giao ngã năm Phước Kiến.

 
 

TTĐT - ​Chiều 06-3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh chủ trì hội nghị.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình DươngĐoàn doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 17-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Gia Định và các doanh nghiệp Hàn Quốc, Mông Cổ đến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương.

​Chào mừng Đoàn đến thăm tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã thông tin sơ nét tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Bình Dương đang tập trung mục tiêu phát triển theo hướng thông minh và bền vững; trong đó, hướng đến nền công nghiệp xanh, trung hòa carbon.

giadinh.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Hiện nay, tỉnh đang triển khai thêm một số khu cụm, công nghiệp đặc thù, nhằm thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Song song đó, Bình Dương cũng triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như điện mặt trời, điện sinh khối từ xử lý chất thải… nhằm đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương phát triển của tỉnh.

giadinh 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho đại diện Đoàn

Ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch Tập đoàn Gia Định khẳng định, Bình Dương là một trong những địa phương có sức hút lớn nhất cả nước về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Tập đoàn Gia Định đang xúc tiến triển khai Dự án Cụm công nghiệp Tam Lập ở huyện Phú Giáo và mời gọi các nhà đầu tư tham gia. 

Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ bày tỏ ấn tượng khi được tham quan các khu, cụm công nghiệp tại Bình Dương và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về các thông tin, chính sách, môi trường đầu tư của tỉnh.

giadinh 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4/17/2024 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtdoanh nghiệp, Hàn Quốc, Mông Cổ, tìm hiểu, môi trường, đầu tư, Bình Dương499-doan-doanh-nghiep-han-quoc-va-mong-co-tim-hieu-moi-truong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mớiCả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới

TTĐT - ​Sáng 08-3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Phiên họp thứ 5 trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2023 và 02 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Năm 2023, Ban chỉ đạo các chương trình MTQG đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách khung để thực hiện 3 chương trình MTQG: Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong năm, toàn quốc đã giải ngân hơn 40.000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình MTQG.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn NTM; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; trong đó: Tỷ​​ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

mtqg.jpg

mtqg 1.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao hơn 47.600 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương cho các cơ quan, địa phương để thực hiện chương trình MTQG. Đến ngày 29/02/2024, cả nước có 45 địa phương đã giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ. Vốn đầu tư công giải ngân đạt hơn 3.200 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh, để tập trung phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội, Chính phủ giao, nhất là mục tiêu phấn đấu năm 2024, các Bộ, ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình bảo đảm tính thống nhất. Cùng với đó là chủ động, kịp thời phát hiện tồn tại, bất cập để báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo tham mưu Chính phủ có biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện các chương trình.

Các thành viên Ban chỉ đạo tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng vốn của chương trình MTQG; đôn đốc các cơ quan, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm lộ trình.

Các Bộ, cơ quan, địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG, căn cứ theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao cần khẩn trương nghiên cứu cơ chế, chính sách đặc thù để kịp thời thực hiện; tăng cường lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

3/8/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtCả nước, 78%, xã, đạt chuẩn, nông thôn mới622-ca-nuoc-co-khoang-78-xa-dat-chuan-nong-thon-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung QuốcToàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

TTĐT - Trong chuyến thăm chính thức Cộng hò​a nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 - 01/11/2022, hai bên đã ra "Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc".

​​​Cổng Thông tin điện tử Bình Dương trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc:

“1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 01 tháng 11 năm 2022.

Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; nhận Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng; hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương. Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay.

2. Phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Việt Nam những kết quả chủ yếu về Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao những thành quả chiến lược to lớn mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được trong quá trình kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa chủ nghĩa Marx, hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, đánh thắng trận chiến công kiên thoát khỏi đói nghèo, không ngừng phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, phát triển kinh tế và phòng chống dịch, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển tham khảo.

Phía Việt Nam chúc và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Phía Việt Nam thông báo cho phía Trung Quốc những kết quả chủ yếu của Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; kiểm soát thành công đại dịch COVID-19; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện; vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, thể hiện tiềm lực và tương lai tươi sáng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng hơn nữa đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và thế giới.

3. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu và trong sáng. Trong thời kỳ đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng có lợi, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước, đạt được những thành tựu phát triển mang tính lịch sử. Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tiếp tục được kế thừa tốt, bảo vệ tốt và phát huy tốt.

Hướng tới tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên trì phương hướng tiến lên, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, thể hiện ưu thế và tương lai tươi sáng của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, cần tăng cường đoàn kết hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển của xã hội loài người; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi Đảng không ngừng phát triển, cùng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

4. Hai bên đánh giá tình hình thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, sâu sắc, khó lường, bước vào thời kỳ biến động mới. Hai Đảng, hai nước cần kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại; kiên trì nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn; kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Để làm được điều đó, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược, tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, nắm chắc phương hướng tiến lên đúng đắn của quan hệ Việt - Trung; đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, góp phần mang lại hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa các thế hệ trẻ; xử lý thỏa đáng bất đồng liên quan trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho sự phát triển của hai nước; tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế, chung tay ứng phó với các thách thức mang tính khu vực và toàn cầu, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, thúc đẩy cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai bên cho rằng, việc Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt - Trung, có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới.

6. Hai bên cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm đương sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, phát huy vai trò định hướng chính trị đối với quan hệ Việt - Trung. Trong tình hình mới, hai Đảng cần củng cố ưu thế hợp tác truyền thống, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, địa phương của hai Đảng, hai nước đi sâu giao lưu, hợp tác, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và giữ cho quan hệ Việt - Trung tiến vững, tiến xa.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt “Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Triển khai tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các Vụ/Cục tương ứng.

Hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; làm sâu sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước.

Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước, làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, tội phạm ma túy, chống lừa đảo trên mạng và viễn thông, đánh bạc qua biên giới, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quản lý xuất nhập cảnh, truy bắt tội phạm truy nã… Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam - Trung Quốc, Kế hoạch tổ chức cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Quản lý di dân Trung Quốc.

Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm sâu sắc hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển, cùng nhau duy trì an ninh, ổn định trên biển.

7. Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước.

(1) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

(2) Hai bên cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tiếp tục thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, phát huy vai trò của Nhóm Công tác hợp tác về thương mại điện tử, tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp về logistics, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch quốc gia hai nước về thanh toán điện tử, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để mở rộng các kênh thương mại, đầu tư mới thông qua thương mại điện tử. Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao của Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu dùng bằng thương mại điện tử.

(3) Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Hai bên cho rằng, bảo đảm phòng chống dịch chính là bảo đảm thông quan hàng hóa, nhất trí phát huy vai trò của Cơ chế liên hợp giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu với tiền đề bảo đảm công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan; tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và buôn bán trái phép các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai chương trình thực thi pháp luật liên hợp “Con rồng Mekong”, bảo đảm thương mại song phương phát triển an toàn, lành mạnh, cân bằng,thuận lợi.

Phía Trung Quốc ủng hộ các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. Trung Quốc nhất trí ủng hộ Việt Nam thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại khác tại Trung Quốc; hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5.

(4) Phía Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh tế - thương mại. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đủ điều kiện, đầu tư vào Việt Nam trên nguyên tắc thị trường và thương mại.

(5) Hai bên sẵn sàng triển khai tốt “Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc”, thúc đẩy an toàn, ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước.

(6) Nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1992; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.

(7) Hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt - Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam - Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.

Tăng cường hợp tác chia sẻ số liệu khí tượng, thủy văn trên sông Hồng - sông Nguyên, Sông Kỳ Cùng - Tả Giang, sông Mekong- Lan Thương và các dòng sông quốc tế nhằm bảo đảm nâng cao năng lực phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. Đẩy mạnh hợp tác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cân bằng hợp lý trong cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương, cùng nhau nâng cao trình độ sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

(8) Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định hợp tác y tế Việt - Trung, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về y sinh, dược phẩm phòng chống dịch COVID-19, thực thi tốt dự án hợp tác phòng chống dịch bệnh lây lan qua biên giới khu vực sông Mekong - Lan Thương.

(9) Hai bên sẵn sàng phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thông quan tại khu vực biên giới; tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), nỗ lực thúc đẩy sớm đưa vào vận hành thí điểm cho du khách hai nước, qua đó xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh.

(10) Hai bên nhất trí tích cực tìm tòi giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số...; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng cho hợp tác Việt - Trung.

(11) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ giữa Việt Nam - Trung Quốc; tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác khoa học và công nghệ, nghiên cứu chung và trình diễn công nghệ; thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên.

(12) Hai bên nhất trí tiếp tục tập trung bám sát thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao và Sáng kiến Phát triển toàn cầu, tích cực nghiên cứu có thêm nhiều dự án hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế, làm lợi cho đời sống của nhân dân.

8. Hai bên nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam - Trung Quốc, trên cơ sở phù hợp với chính sách phòng chống dịch của hai nước, thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa. Phía Trung Quốc hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam thành lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc; phía Việt Nam tích cực ủng hộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc; khuyến khích cử lưu học sinh sang học tập ở mỗi nước. Phía Trung Quốc coi trọng việc lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập, hoan nghênh lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng đều có thể trở lại trường trên cơ sở làm tốt công tác phòng chống dịch; tuyên bố trong 05 năm tới cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng Chính phủ Trung Quốc, và không dưới 1.000 suất học bổng dành cho giáo viên tiếng Trung Quốc; giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và giáo viên tiếng Trung Quốc.

Hai bên tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, Liên hoan Nhân dân biên giới…, khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt - Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.

Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.

10. Phía Việt Nam tái khẳng định kiên trì chính sách “Một Trung Quốc”, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức và nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Việt Nam không phát triển quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao lập trường của phía Việt Nam.

11. Hai bên cho rằng, cục diện thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, căng thẳng tại các điểm nóng gia tăng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và phát triển của thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cộng đồng quốc tế cần cùng nhau nỗ lực, dốc sức vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới.

Hai bên nhấn mạnh, phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu, theo nội dung và cách thức phù hợp, nỗ lực cùng các bên góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc - ASEAN, Mekong - Lan Thương; thực hiện tốt Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nước cùng phát triển. Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hai bên nhấn mạnh, an ninh là tiền đề của phát triển. Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các đối tác liên quan cùng duy trì hòa bình và an ninh lâu dài trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kiên trì thực hiện và đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Hai bên chủ trương, các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền.

12. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022 - 2027 giữa Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tư pháp nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Sinh thái và Môi trường nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thương mại nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng Việt – Trung; Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước CHND Trung Hoa giai đoạn 2023 - 2027; Bản ghi nhớ giữa Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội, Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam và Thành phố Bắc Kinh, Thủ đô nước CHND Trung Hoa; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực tài sản Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước nước CHND Trung Hoa.

13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 01 tháng 11 năm 2022”.

Nguồn: chinhphu.vn

11/2/2022 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết994-toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lãnh đạo tỉnh khảo sát tiến độ cầu Bạch Đằng 2Lãnh đạo tỉnh khảo sát tiến độ cầu Bạch Đằng 2

TTĐT - ​Sáng 26-01, Bí thư Tỉnh ủy Ngu​yễn Văn Lợi đã đến khảo sát tiến độ cầu vượt sông Đồng Nai - cầu Bạch Đằng 2 (ấp Tân Trạch, xã Bạch Đằng, TP.Tân Uyên) và thăm​, tặng quà Tết động viên công nhân đang thi công công trình cầu Bạch Đằng 2.

Cùng đi có ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh  và lãnh đạo các sở, ban ngành, TP.Tân Uyên.

Cầu Bạch Đằng 2 có tổng chiều dài 945,81m, điểm đầu trùng với điểm cuối dự án Xây dựng đường dẫn vào cầu phía Bình Dương, điểm cuối giao với tuyến đường Hương Lộ 7 phía Đồng Nai.

Dự án khởi công ngày 30/12/2021. Đến nay khối lượng thực hiện đạt 70% so với hợp đồng.

Về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND TP.Tân Uyên đã phê duyệt phương án bồi thường cho 14 hộ với tổng dự toán 44,124 tỷ đồng. Đến nay công tác bàn giao mặt bằng đạt 58%, trong tháng 2/2024 sẽ tiếp tục bàn giao các trường hợp còn lại đã nhận tiền.

Đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ công trình và triển khai xây dựng các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long các đốt cầu vào đầu tháng 6/2024 và hoàn thành công trình trong quý III/2024.

kscaubachdang1.jpg

Lãnh đạo tỉnh nghe báo cáo tiến độ cầu Bạch Đằng 2

kscaubachdang3.jpg

Lãnh đạo tỉnh khảo sát tiến độ cầu Bạch Đằng 2

Qua khảo sát công trình, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao và biểu dương tinh thần làm việc và tiến độ thi công cầu Bạch Đằng 2 của đơn vị thi công. Bí thư nhấn mạnh, công trình kết nối với tỉnh Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng trong kết nối vùng, Bình Dương sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình kết nối với sân bay Long Thành. Do đó các địa phương Tân Uyên, Bắc Tân Uyên phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng thực hiện các công trình.

kscaubachdang2.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo tại buổi khảo sát

Nhân dịp này, Bí thư Tỉnh ủy đã tặng quà Tết và động viên công nhân đang thi công công trình cầu Bạch Đằng 2 tiếp tục nỗ lực làm việc đảm bảo tiến độ công trình.  

kscaubachdang4.jpg

kscaubachdang5.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà cho công nhân đang làm việc tại công trình cầu Bạch Đằng 2

kscaubachdang7.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà cho công nhân đang làm việc tại công trình cầu Bạch Đằng 2

kscaubachdang6.jpg

Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng đơn vị thi công cầu Bạch Đằng 2​

1/26/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtlãnh đạo tỉnh, khảo sát, tiến độ, cầu Bạch Đằng 2913-lanh-dao-tinh-khao-sat-tien-do-cau-bach-dang-True121000
0.00
121,000
0.00
False
4.75
2
Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 15-12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Quy hoạch điện VIII).​

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/5/2023, với nhiều nội dung quan trọng, xác định khối lượng lớn danh mục và quy mô công suất các dự án nguồn điện, lưới điện, đồng thời có nội dung chuyển dịch cơ cấu năng lượng mạnh mẽ. Mục tiêu của quy hoạch điện VIII là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Quy hoạch điện VIII xác định danh mục các dự án, các đề án, quy mô công suất theo loại hình nguồn điện, nhu cầu sử dụng đất, mặt biển giải pháp để triển khai thực hiện từ nay đến năm 2030. Công suất các nguồn năng lượng tái tạo đến cấp tỉnh, vùng phù hợp với cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 bao gồm 21.880 MW điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ); 6.000 MW điện gió ngoài khơi; tăng thêm 2.600 MW điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu; 2.270 MW điện sinh khối, điện sản xuất từ rác; 29.346 MW thủy điện nhỏ.

Đối với các nguồn điện linh hoạt, dự kiến phát triển 300 MW đến năm 2030. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Đối với nguồn điện từ năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới, những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu 5.000 - 10.000 MW vào năm 2030 khi có các dự án khả thi.

Danh mục các dự án lưới điện cũng được xác định cụ thể với tổng nhu cầu sử dụng sử dụng đất cho nguồn và lưới điện truyền tải toàn quốc giai đoạn 2021-2030 khoảng 90,3 nghìn ha. Đối với điện gió ngoài khơi, tổng nhu cầu diện tích mặt biển giai đoạn 2021-2030 khoảng 111,6 nghìn ha.

Toàn bộ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025 hơn 57 tỷ đô la Mỹ, giai đoạn 2026-2030 là 77,6 tỷ đô la Mỹ. 

quyhoachdien 1.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tại hội nghị, dựa trên các nội dung đã thống nhất trong dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, các địa phương đã trao đổi về cơ cấu công suất, phân bổ hợp lý các nguồn điện, nhất là tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo giữa các vùng, miền và địa phương. Đồng thời, thảo luận và đề xuất các cơ chế ưu tiên, giải pháp phù hợp để tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ dự án.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương vào Quy hoạch điện VIII. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Quy hoạch điện VIII, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần đặt ra các tiêu chí công khai, ưu tiên năng lượng xanh gồm năng lượng điện mặt trời, năng lượng điện gió, năng lượng điện sinh khối và đề ra yếu tố môi trường phải đặt lên trên hết. Trọng tâm trong Quy hoạch điện VIII phải lấy lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên hàng đầu, giảm tối đa khí phát thải, giảm sức đầu tư, nhất là đường dây truyền tải, trạm biến áp để có giá thành điện tốt nhất. Đồng thời yêu cầu các Bộ, ngành tiếp thu các ý kiến, đề xuất từ các địa phương để hoàn thiện Kế hoạch mang tính tổng thể, bài bản, khả thi cao; phấn đấu đến năm 2025 phải đảm bảo an ninh nguồn điện cho đất nước.

12/15/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtHoàn thiện, Kế hoạch, thực hiện, Quy hoạch, phát triển, điện lực, quốc gia, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, 2050129-hoan-thien-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-phat-trien-dien-luc-quoc-gia-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
Khai mạc Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa XKhai mạc Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X

TTĐT - ​Sáng 09-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X chính thức khai mạc.

​​Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các Ủy viên Ban ​​Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh khóa X.

HDND-Daibieu1.jpg

HDND-Daibieu2.jpg

Đại biểu tham dự Kỳ họp


Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh khóa X diễn ra sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 39 khóa XI (mở rộng) đã được tổ chức thành công, đề ra nhiều chỉ tiêu lớn, định hướng quan trọng và giải pháp để tháo gỡ các điểm nghẽn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 10% trở lên. Trong bối cảnh đó, Kỳ họp này có ý nghĩa rất quan trọng, HĐND tỉnh sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực vì sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và đời sống của nhân dân trên địa bàn. 

HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 31 dự thảo Nghị quyết, trong đó có 12 dự thảo Nghị quyết quy phạm pháp luật. 

Đồng thời nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp trước và tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn theo quy định; thảo luận, xem xét các báo cáo của các cơ quan của HĐND, UBND, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Cục Thi hành án dân sự tỉnh và một số báo cáo quan trọng khác.

HĐND tỉnh sẽ tiến hành công tác nhân sự để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo yêu cầu thực tiễn, đảm bảo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.


Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc phát biểu khai mạc Kỳ họp

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy dân chủ, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi trên tinh thần xây dựng, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, Tỉnh ủy xác định là năm "bứt phá", tăng tốc để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo động lực, tạo đà để phát triển mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết, trong đó xác định những chỉ tiêu, nhiệm vụ và những lĩnh vực trọng tâm, đột phá trong năm 2025.​

Trong năm 2025, Bình Dương phải tập trung vào 03 đột phá và 02 trọng tâm. Đó là đột phá về huy động mọi nguồn lực đầu tư, với phương châm đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, để đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị, dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; đột phá về đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng, giao thông nội vùng nhằm phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các tuyến đường cao tốc, vành đai, tạo kết nối thông suốt với TP.Hồ Chí Minh và hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế; đột phá về khâu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo hướng rõ người, rõ việc, rõ thời gian thực hiện, rõ kết quả và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Và 2 trọng tâm: Giữ vững quốc phòng an ninh, chăm lo tốt hơn cho an sinh xã hội; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XII của tỉnh và Đại hội XIV của Đảng; tổng kết Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương. 

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, theo phương châm "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Tiếp tục quan tâm đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo chăm lo tốt hơn cho an sinh xã hội; trong đó quyết tâm đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa 1.500 giường trong năm 2025. Khẩn trương thực hiện việc di dời các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức hội đặc thù cấp tỉnh vào làm việc tại trung tâm Thành phố mới.


Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo Kỳ họp

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu HĐND tỉnh cần quan tâm, cụ thể hóa các chủ trương của Tỉnh ủy phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đặc biệt, phải đẩy nhanh tiến độ để trong quý I/2025 ban hành hệ thống các chính sách đặc thù của địa phương, đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm tháo gỡ  "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn" như tinh thần chỉ đạo của Trung ương, bao gồm: Chính sách di dời doanh nghiệp phía Nam lên các khu công nghiệp phía Bắc; chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác chuyển đổi số, tự động hóa để chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh; chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp thế hệ mới; chính sách khuyến khích mời gọi các nhà đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, điện, điện tử, chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục; chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư, đấu nối, thu gom, xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt, phân loại rác tại nguồn; chính sách hỗ trợ về nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội...

HĐND tỉnh quán triệt sâu sắc tinh thần của Trung ương, Quốc hội để tiếp tục đổi mới hoạt động của HĐND, gắn chặt với phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của HĐND theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Quốc hội. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động của HĐND. 

Với tinh thần phát huy dân chủ, trách nhiệm, kỷ cương, trí tuệ, Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng, Kỳ họp thứ 19 - HĐND tỉnh sẽ thành công tốt đẹp; quyết định đúng đắn những vấn đề quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

12/9/2024 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtkhai mạc, Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Bình Dương906-khai-mac-ky-hop-thu-19-hdnd-tinh-binh-duong-khoa-True121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Chung tay thực hiện việc phân loại rác tại nguồnChung tay thực hiện việc phân loại rác tại nguồn

TTĐT - Sáng 09-03, tại TP.Thủ Dầu Một, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh và Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương thực hiện Chương trình Đối thoại với cử tri chủ đề "Phân loại rác tại nguồn – Chung tay vì môi trường xanh-sạch-đẹp".​​

​​Tham dự có ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cùng các đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể

Phát biểu khai mạc Chương trình, ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kể từ ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó Chương trình là diễn đàn để cử tri được nói lên tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị về công tác thu gom, phân loại rác tại nguồn…, đồng thời là một kênh tuyên truyền, hướng dẫn các quy định mới về phân loại rác tại nguồn cũng như những giải pháp của tỉnh liên quan đến công tác phân loại rác tại nguồn.

IMG_DTCT7794.JPG

Ông Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc Chương trình

Tại Chương trình, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành đã cùng trao đổi, trả lời các câu hỏi của cử tri xoay quanh việc triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.

Cử tri Phạm Thị Minh Châu (TP.Thuận An) đặt câu hỏi: "Hiện nay tỉnh đã chuẩn bị những gì và lộ trình thực hiện ra sao để người dân hình thành thói quen trong việc phân loại rác tại nguồn? Xin cho biết cụ thể thêm về thời điểm xử phạt vi phạm hành chính, mức xử phạt đối với việc không phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh?".

IMG_7796DTCT.JPG

Cử tri Phạm Thị Minh Châu (TP.Thuận An) đặt câu hỏi

Trả lời câu hỏi của cử tri, bà Nguyễn Ngọc Thúy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, để chuẩn bị thực hiện phân loại rác tại nguồn từ ngày 31/12/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND về quy định bảo vệ môi trường, trong đó vấn đề phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định là việc bắt buộc. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quyết định 1734/QĐ-UBND ngày 04/07/2023. Nội dung chính của Kế hoạch tập trung việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đồng thời đưa ra lộ trình và trách nhiệm cụ thể của từng ngành, từng cấp trong công tác thực hiện. Tỉnh đã thực hiện hoàn thành giai đoạn thí điểm, qua đó bước đầu hình thành thói quen nâng cao nhận thức cho người dân, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác, hướng đến mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 

Kế hoạch đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể. Năm 2023, tỉnh đã tổ chức thực hiện các nhóm nhiệm vụ: Ban hành chương trình, kế hoạch, các dự án, mô hình thu gom, tập kết; xây dựng tài liệu tuyên truyền, chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên; quy hoạch được điểm tập kết.

IMG_DTCT7797.JPG

Bà Nguyễn Ngọc Thúy – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của cử tri

Năm 2024 sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ: Kiện toàn hệ thống thu gom vận chuyển, xử lý đảm bảo theo quy định cũng như xây dựng đào tạo đội ngũ thu gom đáp ứng theo yêu cầu; kiện toàn mạng lưới tần suất thu gom; đưa vào sử dụng các điểm tập kết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom vận chuyển xử lý theo quy định của luật mới; nghiên cứu đưa ra hình thức bao bì phù hợp, thống nhất để áp dụng toàn tỉnh.

Mục tiêu đặt ra trong năm 2025: 100% rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn các xã, phường, thị trấn được phân loại tại nguồn theo quy định; trong đó tỷ lệ phân loại đúng quy định đạt 50% trở lên…

Về quy định xử phạt, tại Nghị định số 45/2022/NĐ- CP của Chính phủ quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đối với vi phạm về công tác thu gom điều chỉnh thành 2 hành vi: Không phân loại rác và phân loại rác không đúng sẽ bị phạt  bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

IMG_DTCT7804.JPG

Đại biểu Nguyễn Việt Long - Đại biểu HĐND tỉnh​ đặt câu hỏi

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Việt Long - Đại biểu HĐND tỉnh về việc hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quy hoạch các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, tại khoản 2 Điều 8 của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 có quy định: Khi lập tất cả các đồ án từ quy hoạch (QH) chung, QH phân khu, QH chi tiết bắt buộc phải có vị trí, điểm thu gom tập kết để vận chuyển rác trên địa bàn. Tỉnh Bình Dương không phải thành phố trực thuộc Trung ương nên không lập riêng, mà tích hợp trong các vào đồ án QH. Hiện nay ngành Xây dựng cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương trong kỳ rà soát; cập nhật điều chỉnh các QH trên địa bàn, đặc biệt là QH chung, QH vùng, QH phân khu, kế đến là QH chi tiết.

IMG_DTCT7806.JPG

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng giải đáp câu hỏi của đại biểu

Hiện nay các địa phương cũng đang kỳ rà soát, điều chỉnh QH; về cơ sở pháp lý có 3 địa phương đã có QH chung (TP.Tân Uyên , TP.Thuận An, TX.Bến Cát). Trên cơ sở đó, các địa phương rà soát từng khu vực, phân khu trên địa bàn và dựa vào cơ sở dân số, hộ gia đình, nhu cầu về rác trên địa bàn để đưa vào cập nhật bổ sung, các vị trí về điểm tập kết cũng như trạm trung chuyển rác trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải tập trung tại Chánh Phú Hòa, Bến Cát.

Căn cứ quy định pháp luật, hướng dẫn của ngành Xây dựng và sự nỗ lực của các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành, đoàn thể, nhất là khi các quy định chế tài có hiệu lực, tin tưởng công tác phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn sẽ đạt hiệu quả tích cực trong thời gian tới.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh là ý thức và trách nhiệm của người dân. Trong đó Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể các cấp đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng tham gia.

Về vấn đề này, bà Trần Thị Kim Lan – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng như các chương trình ký kết với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiến hành thực hiện 4 nội dung: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung, đối tượng và chọn lọc những hình thức phù hợp với từng địa bàn dân cư để tuyên truyền. Đồng thời tổ chức tập huấn, toàn tỉnh có 598 Tổ tự quản tại địa bàn dân cư, đây là tiền đề cơ bản, nòng cốt cho công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân ở cộng đồng dân cư đối với cán bộ công chức tham gia thực hiện.

IMG_DTCT7821.jpg

Bà Trần Thị Kim Lan – Phó Chủ tịch Ủy ban  MTTQ Việt Nam tỉnh chia sẻ về kế hoạch triển khai, tuyên truyền vận động người dân hưởng ứng tham gia phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh

Bà Trần Thị Kim Lan cho biết thêm: "Chúng tôi có kênh thông tin Trang thông tin điện tử của MTTQ với chuyên mục "Lắng nghe ý kiến của người dân"; qua đây mong muốn người dân phản ánh các vấn đề về môi trường, rác thải trên kênh thông tin này. Chúng tôi sẽ nắm bắt thông tin, gởi kiến nghị đến các ngành chức năng để xử lý kịp thời. Song song đó, MTTQ cùng với các tổ chức thành viên sẽ thực hiện chương trình giám sát và phản biện xã hội, chọn các chủ đề phù hợp triển khai trong năm 2024".

Chia sẻ giải pháp thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn, PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, muốn phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả, việc đầu tiên phải xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách phát triển. Về phân loại rác thủ công phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống các công cụ kinh tế phát triển, bao gồm những công cụ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thu gom, vận chuyển, xử lý rác. Giải pháp thứ 3 là tăng cường xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Cuối cùng là nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và nâng cao năng lực của các đội ngũ tham gia vào công tác quản lý dự án. Cả 4 nhóm giải pháp phải được thực hiện đồng bộ.

IMG_DTCT7829.JPG

PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên, môi trường Việt Nam chia sẻ giải pháp thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn

Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, trong khi các địa phương đang lúng túng chưa biết phải xử lý chất thải rắn sau khi phân loại như thế nào thì Bình Dương đã có Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương với đầy đủ công nghệ hiện đại. Nếu tỉnh có sự chuẩn bị kỹ càng, Bình Dương hoàn toàn có thể thực hiện tốt việc phân loại xử lý rác tại nguồn.

Thông tin thêm về những kế hoạch, chỉ đạo và giải pháp của tỉnh trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, tỉnh đã ban hành quy định khá rõ, đã chuẩn bị và có lộ trình triển khai thực hiện rõ ràng, cụ thể, phân công cho từng sở, ban, ngành, địa phương thực hiện. Đề nghị các sở, ban ngành, địa phương tiếp tục phát huy và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, thời gian này cần lưu ý đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách thức thực hiện phân loại theo đúng quy định mới, để dần hình thành thói quen thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn trong thời gian tới. Việc ban hành đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang được Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực tham mưu, đề nghị Sở tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện để UBND tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ này đúng tiến độ và áp dụng thống nhất kể từ ngày 01/01/2025 theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

3/9/2024 7:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài thời sự, kýXem chi tiếtChung tay thực hiện, phân loại rác tại nguồn78-chung-tay-thuc-hien-viec-phan-loai-rac-tai-nguoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Dự thảo Báo cáo tóm tắt Đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương Dự thảo Báo cáo tóm tắt Đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Cổng Thông ti​n điện tử tỉnh đăng tải toàn văn dự thảo Đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tổ chức bộ máy hệ thống chính trị cấp xã sau sắp xếp.

Dự thảo

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ ÁN KHÔNG TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN,

SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ SAU SẮP XẾP

-----

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về kết thúc hoạt động của cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; Ban Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả đã họp 07 lần, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến 07 lần; trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp 02 lần để thực hiện quy trình xây dựng Đề án, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương báo cáo tóm tắt đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ

1. Chấp hành chỉ đạo của Trung ương về việc tổ chức chính quyền 02 cấp và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị; quá trình thực hiện phải thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, hiệu quả, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Việc xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp; cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; làm cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân.

3. Khắc phục tình trạng ĐVHC cấp xã có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn để quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người dân; mở rộng quá trình phát triển đô thị hóa. Việc sắp xếp cũng giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

II. CĂN CỨ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ

1. Kết luận số 127-KL/TW ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

2. Công văn số 43-CV/BCĐ ngày 20 tháng 3 năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

3. Kết luận số 137-KL/TW ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

4. Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

5. Kế hoạch số 47-KH/BCĐ, ngày 14/4/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW Thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp.

6. Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, ngày 15/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.

7. Quyết định số 759/QĐ-TTg, ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

8. Công văn số 03/CV-BCĐ, ngày 15/4/2025 của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.

III. TIÊU CHÍ SẮP XẾP LẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. Tiêu chí chung

- Sắp xếp, tổ chức lại các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hiện nay theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm: xã, phường và đặc khu (không còn loại hình ĐVHC thành phố, thị xã, quận, huyện, thị trấn).

- ĐVHC cấp xã sau sắp xếp không phải là cấp huyện thu nhỏ, có quy mô dân số và diện tích tự nhiên không quá lớn để xa dân. Phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quán xuyến được địa bàn, nắm bắt tình hình, gần dân, sát dân và phục vụ Nhân dân tốt nhất.

- Trường hợp sắp xếp phường với xã thì ĐVHC mới sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.

- Không bắt buộc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các ĐVHC liền kề.

- Gắn việc sắp xếp ĐVHC với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các địa phương, tiếp tục phát triển đô thị hóa; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm chính quyền cấp cơ sở gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.

2. Tiêu chí diện tích, dân số

Căn cứ Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, ngày 15/4/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 -70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị và đáp ứng định hướng, đạt ít nhất các tiêu chí sau đây:

- Xã: diện tích 30 km2; dân số: 16.000 người.

- Phường: diện tích 5,5 km2; dân số: 45.000 người.

Trường hợp sắp xếp từ 03 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn.

3. Tiêu chí tên gọi, trụ sở làm việc của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

- Việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp  cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;

- Trụ sở: lựa chọn trụ sở làm việc của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đảm bảo chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định, có hệ thống giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối đến các địa phương.

IV. SỐ LƯỢNG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

Trên cơ sở tỉ lệ giảm khoảng 60% đến 70% theo định hướng của Trung ương, tiêu chí về diện tích và dân số, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hôi, quy hoạch hạ tầng giao thông đã được phê duyệt, dự kiến sau sắp xếp dự kiến tỉnh Bình Dương còn lại 36 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 24 phường, 12 xã) (giảm 55 đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ giảm 60,4%). Đồng thời, tỉnh Bình Dương xác định 10 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là địa bàn trọng điểm của tỉnh và các địa phương cấp huyện hiện nay để tạo không gian dư địa phát triển, nâng tầm đô thị trong tương lai. Dự kiến tên gọi, trụ sở các xã, phường sau sáp nhập, hợp nhất như sau: 

(1) Hợp nhất Phường Bình An, phường Bình Thắng và phường Đông Hòa, lấy tên là phường Đông Hòa, trụ sở đặt tại phường Đông Hòa.

(2) Hợp nhất Phường Dĩ An, phường An Bình và các khu phố: Chiêu Liêu, Chiêu Liêu A, Đông Chiêu, Đông Chiêu A, Tân Long thuộc phường Tân Đông Hiệp lấy tên là phường Dĩ An trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân thành phố Dĩ An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Dĩ An).

(3) Hợp nhất phường Tân Bình, các khu phố: Đông Thành, Đông An, Tân An, Đông Tác thuộc Phường Tân Đông Hiệp; Ba Đình, Tân Ba, Mỹ Hiệp, Tân Mỹ thuộc phường Thái Hòa thành phố Tân Uyên lấy tên là phường Tân Bình (có thể thay đổi tên thành phường Tân Đông Hiệp do trùng tên với phường Tân Bình của Tp.HCM), trụ sở đặt tại phường Tân Bình.

(4) Hợp nhất xã An Sơn, phường Hưng Định và phường An Thạnh, lấy tên là phường Thuận An, trụ sở đặt tại phường Hưng Định.

(5) Hợp nhất Phường Thuận Giao và các khu phố: Bình Quới A, Bình Quới B, Bình Phú thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường Thuận Giao, trụ sở đặt tại phường Bình Chuẩn.

(6) Hợp nhất Phường Bình Hòa và các khu phố: Trung, Đông, Phú Hội thuộc  phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Bình Hòa, trụ sở đặt tại phường Bình Hòa.

(7) Hợp nhất Phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm và các khu phố: Hòa Long, Tây thuộc phường Vĩnh Phú, lấy tên là phường Lái Thiêu, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân thành phố Thuận An (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thuận An).

(8) Hợp nhất Phường An Phú và các khu phố: Bình Phước A, Bình Phước B phường thuộc phường Bình Chuẩn, lấy tên là phường An Phú, trụ sở đặt tại phường An Phú.

(9) Hợp nhất phường Hòa Phú, phường Phú Mỹ, Phường Phú Tân và phường Phú Chánh - Tp Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Dương, trụ sở đặt tại phường Hòa Phú (đây là phường trọng điểm của Bình Dương).

(10) Hợp nhất Phường Định Hòa, phường Tương Bình Hiệp, phường Chánh Mỹ (trừ các khu phố: Chánh lộc 1, Chánh lộc 2, Chánh Lộc 7) và các khu phố : 5, 6 thuộc phường Hiệp Thành và lấy tên là phường Chánh Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tương Bình Hiệp.

(11) Hợp nhất Phường Phú Cường, phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa,  các khu phố: 1, 2, 3, 4 thuộc phường Hiệp Thành; Chánh Lộc 1, Chánh Lộc 2, Chánh Lộc 7 thuộc phường Chánh Mỹ lấy tên là phường Thủ Dầu Một, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một (đây là phường trọng điểm của địa bàn Thủ Dầu Một).

(12) Hợp nhất Phường Phú Lợi, phường Phú Hòa và các khu phố: 7, 8 thuộc phường Hiệp Thành, lấy tên là phường Phú Lợi, trụ sở đặt tại phường Phú Hòa.

(13) Hợp nhất Phường Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Vĩnh Tân, trụ sở đặt tại phường Vĩnh Tân.

(14) Hợp nhất Phường Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, lấy tên là phường Bình Mỹ (có thể thay đổi tên thành phường Hội Nghĩa do trùng tên với xã Bình Mỹ của Tp.HCM), trụ sở đặt tại phường Hội Nghĩa.

(15) Hợp nhất xã Bạch Đằng, xã Tân Lập, phường Uyên Hưng; các ấp: 2, 3, Xóm Đèn, Vườn Vũ, Bưng Lương thuộc xã Tân Mỹ, lấy tên là phường Tân Uyên, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân thành phố Tân Uyên (đây là phường trọng điểm của địa bàn Tân Uyên).

(16) Hợp nhất Phường Khánh Bình và phường Tân Hiệp, lấy tên là phường Tân Hiệp, trụ sở đặt tại phường Tân Hiệp.

(17) Hợp nhất phường Tân Phước Khánh, phường Tân Vĩnh Hiệp, Phường Thạnh Phước, xã Thạnh Hội và các khu phố: Phước Thái, Phước Hải, An Thành, Vĩnh Phước thuộc phường Thái Hòa và lấy tên là phường Tân Khánh, trụ sở đặt tại phường Tân Phước Khánh.

(18) Hợp nhất xã Phú An, phường Tân An, phường Hiệp An, lấy tên là phường Phú An, trụ sở đặt tại phường Hiệp An.

(19) Hợp nhất Phường An Tây, xã Thanh Tuyền (trừ ấp Đường Long), ấp Kiến An, ấp Hố Cạn thuộc xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, lấy tên là phường Tây Nam, trụ sở đặt tại phường An Tây.

(20) Hợp nhất Phường An Điền, khu phố 1 thuộc phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Long Nguyên, trụ sở đặt tại phường An Điền.

(21) Hợp nhất Phường Mỹ Phước (trừ khu phố 1), xã Lai Hưng và xã Tân Hưng huyện Bàu Bàng lấy tên là phường Bến Cát, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân thành phố Bến Cát (đây là phường trọng điểm của địa bàn Bến Cát).

(22) Hợp nhất Phường Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa - huyện Bàu Bàng, lấy tên là phường Chánh Phú Hòa, trụ sở đặt tại phường Chánh Phú Hòa.

(23) Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng hiện nay.

(24) Hợp nhất Phường Hòa Lợi và phường Tân Định, lấy tên là phường Tân Định (có thể thay đổi tên thành phường Hòa Lợi do trùng tên với phường Tân Định của Tp.HCM), trụ sở đặt tại phường Hòa Lợi.

(25) Hợp nhất Xã Đất Cuốc, xã Tân Định và thị trấn Tân Thành, lấy tên là xã Bắc Tân Uyên, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên (đây là xã trọng điểm của địa bàn Bắc Tân Uyên).

(26) Hợp nhất xã Thường Tân, xã Lạc An và xã Hiếu Liêm và các ấp: 1, Gia Lạc thuộc xã Tân Mỹ, lấy tên là xã Thường Tân, trụ sở đặt tại xã Lạc An.

(27) Hợp nhất xã An Linh, xã An Long và xã Tân Long lấy tên là xã Phú Giáo, trụ sở đặt tại xã An Long.

(28) Hợp nhất xã An Thái, xã Phước Sang và xã Tân Hiệp lấy tên là xã Phước Thành, trụ sở đặt tại xã Phước Sang.

(29) Hợp nhất xã Vĩnh Hòa, xã phước Hòa và các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột của xã Tam Lập lấy tên là xã Phước Hòa, trụ sở đặt tại xã Vĩnh Hòa.

(30) Hợp nhất xã An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm của xã Tam Lập, lấy tên là xã Phước Vĩnh, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo (đây là xã trọng điểm của địa bàn Phú Giáo).

(31) Hợp nhất Xã Trừ Văn Thố, xã Cây Trường II và khu phố Bàu Lòng thuộc thị trấn Lai Uyên, lấy tên là xã Trừ Văn Thố, trụ sở đặt tại xã Trừ Văn Thố.

(32) Thị trấn Lai Uyên (trừ Khu phố Bàu Lòng), lấy tên là xã Bàu Bàng, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng (đây là xã trọng điểm của địa bàn Bàu Bàng).

(33) Hợp nhất xã Minh Tân (trừ ấp Tân Định), xã Minh Hòa và xã Minh Thạnh (trừ các ấp: Căm Xe, Cần Đôn) lấy tên là xã Minh Thạnh, trụ sở đặt tại xã Minh Hòa.

(34) Hợp nhất xã Long Tân, xã Long Hòa, ấp Tân Định của xã Minh Tân và các ấp: Căm Xe, Cần Đôn của xã Minh Thạnh, lấy tên là xã Long Hòa, trụ sở đặt tại xã Long Hòa.

(35) Hợp nhất xã Định An, xã Định Thành, thị trấn Dầu Tiếng và các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước thuộc xã Định Hiệp lấy tên là xã Dầu Tiếng, trụ sở đặt tại Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng (đây là xã trọng điểm của địa bàn Dầu Tiếng).

(36) Hợp nhất xã Thanh An, các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương thuộc xã Định Hiệp, ấp Đường Long thuộc xã Thanh Tuyền và xã An lập (trừ ấp Hố Cạn, ấp Kiến An) lấy tên là xã Thanh An, trụ sở đặt tại xã Thanh An.

V. TỔ CHỨC BỘ MÁY HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP XÃ SAU SẮP XẾP

Đối với tổ chức bộ máy, biên chế hệ thống chính trị cấp xã mới sẽ thực hiện đúng theo chỉ đạo của Trung ương, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.

VI. NỘI DUNG XIN Ý KIẾN

1. Việc thống nhất thực hiện chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy Bình Dương về sáp nhập cấp tỉnh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương sáp nhập với Thành phố Hồ Chí Minh, lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh), kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. 

2. Địa giới hành chính của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, hợp nhất. 

3. Tên đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp, hợp nhất. 

4. Trụ sở nơi dự kiến đặt đơn vị hành chính, cấp xã mới sau sắp xếp, hợp nhất. 

5. Một số nội dung khác có liên quan.

Trên đây là báo cáo tóm tắt đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.​​​

4/18/2025 2:00 PMĐã ban hànhTin nội chính; Sắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấpTinXem chi tiếtsắp xếp, đơn vị hành chính, Bình Dương927-du-thao-bao-cao-tom-tat-de-an-khong-to-chuc-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-xa-tren-dia-ban-tinh-binh-duongTrue
0.00
0
0.00
False
2.136364
11
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh thăm, chúc Tết Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh thăm, chúc Tết Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

​TTĐT - Chiều 24-01, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết Đ​ại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả hợp tác và sự đóng góp của Đại h​​ọc Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian qua.

LDT chuc Tet DHQG-1.JPG

LDT chuc Tet DHQG-2.JPG

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đến thăm và chúc Tết Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Bình Dương mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh chúc tập thể lãnh đạo, giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích trong công tác dạy và học.

PGS.TS Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã đến thăm và chúc Tết. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ luôn phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Dương.

Đón Xuân Ất Tỵ năm 2025, PGS.TS Nguyễn Minh Tâm chúc tỉnh Bình Dương gặt hái nhiều thành công tốt đẹp trong năm mới.​

LDT chuc Tet DHQG-3.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh tặng quà Tết cho lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

1/24/2025 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, chúc Tết, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh86-pho-chu-tich-ubnd-tinh-bui-minh-thanh-tham-chuc-tet-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minhTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.5
1
Trao tặng 572 phần quà Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phú GiáoTrao tặng 572 phần quà Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Phú Giáo

TTĐT - ​Sáng 24-01, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh và huyện Phú Giáo phối hợp tổ chức Chương trình trao quà Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và "Phiên chợ 0 đồng" - Xuân Nhâm Dần 2022. Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cùng lãnh đạo địa phương.

Theo đó, chương trình đã trao tiền hỗ trợ và quà Tết cho 10 trẻ mồ côi cha, mẹ vì Covid-19, mỗi em được hỗ trợ 5 triệu đồng tiền mặt và quà Tết trị giá 300.000 đồng; 125 nạn nhân CĐDC, mỗi phần quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và quà trị giá 300.000 đồng; 225 người nghèo, khó khăn được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền mặt và quà trị giá 500.000 đồng; 65 người mù, mỗi phần quà gồm 1,6 triệu đồng tiền mặt và quà trị giá 100.000 đồng; 24 hội viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng.

phugiao2traoquatet.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà cho một đối tượng trong chương trình

phugiaotqtchonn3.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao và bà Nguyễn Thị Lệ Trinh tặng quà cho các em mồ côi cha, mẹ vì Covid-19

Tổng kinh phí quà tặng và phiếu hỗ trợ người dân đi chợ trong chương trình này là 860 triệu đồng, do Hội CTĐ tỉnh và Hội CTĐ huyện Phú Giáo vận động các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay đóng góp, hỗ trợ nhằm chăm lo cho người mù, nạn nhân CĐDC, người có h​oàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện đón một cái Tết cổ truyền dân tộc đầm ấm, ý nghĩa.

phugiaotraoquatet1.jpg

Hội CTĐ huyện Phú Giáo tiếp nhận nguồn kinh phí do Hội CTĐ tỉnh hỗ trợ nhằm chăm lo Tết cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn

1/24/2022 8:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrao tặng 572 phần quà Tết, người có hoàn cảnh khó khăn, huyện Phú Giáo354-trao-tang-572-phan-qua-tet-cho-nguoi-co-hoan-canh-kho-khan-tren-dia-ban-huyen-phu-giaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Địa chỉ Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường mới trên địa bàn tỉnh Bình DươngĐịa chỉ Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​Sau sắp xếp, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 24 phường và 12 xã. 

​Dưới đây là thông tin cụ thể địa chỉ - địa chỉ số của Trung tâm Phục vụ hành chính công 36 xã, phường ​mới:

​​​​​TÊN - ĐỊA CHỈ ​- ĐỊA ​CH​Ỉ SỐ CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG 36 XÃ, PHƯỜNG 
STT​Phường, xã mớiTên trụ sở cũ, nơi đặt trụ sở UBND phường, xã mớiChi nhánh/Điểm tiếp nhậnĐịa chỉ​Định vị
​​​​I. Địa bàn thành phố Thủ Dầu Một       
1Phường Thủ Dầu MộtUBND thành phố Thủ Dầu MộtTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thủ Dầu Một1 Quang Trung, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Qk5jR16FrbFdoT269
2Phường Bình DươngUBND phường Hòa PhúĐiểm Tiếp nhận Hòa Phú357 Võ Nguyên Giáp, Hoà Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/riG7ZNp4H2h2peuNA
3Phường Phú LợiUBND phường Phú HòaĐiểm Tiếp nhận Phú Hòa438 Đ. Phú Lợi, Phú Hoà, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/jvZFMgZf2XPnsMkbA
4Phường Chánh HiệpUBND phường Tương Bình HiệpĐiểm Tiếp nhận Tương Bình Hiệp279 Hồ Văn Cống, khu phố 3, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/27SQNMedXogWcbau7
5Phường Phú AnUBND phường Hiệp AnĐiểm Tiếp nhận Hiệp Anđường Nguyễn Đức Cảnh, khu phố 4, phường Hiệp An, Thủ Dầu Một, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Hpri9bmiK51kqMM28
​​​​II. Địa bàn thành phố Thuận An       
6Phường Lái ThiêuUBND thành phố Thuận AnTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Thuận AnĐường Phan Đình Phùng, khu phố chợ, phường Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/WoNXTdJVTz1L5wGS7
7Phường Thuận AnUBND phường Hưng ĐịnhĐiểm Tiếp nhận Hưng Định289 đường Hưng Định 31, khu phố Hưng Thọ, Hưng Định, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/m4p5dPPpbvpF11fu9
8Phường Bình HòaUBND phường Bình HòaĐiểm Tiếp nhận Bình Hòađường ĐT 743C, khu phố Bình Đức 1, Binh Hoà, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/SJ8LkmGcg7v6n6YR6
9Phường An PhúUBND phường An PhúĐiểm Tiếp nhận An Phúđường ĐT743, khu phố 1A, An Phú, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/aq2a2khotvMWXokr9
10Phường Thuận GiaoUBND phường Bình ChuẩnĐiểm Tiếp nhận Bình Chuẩnđường Thủ Khoa Huân, khu phố Bình Phú, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/GAZnhcS8g9ivgSzV8
​​​​III. Địa bàn thành phố Dĩ An       
11Phường Dĩ AnUBND thành phố Dĩ An Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dĩ AnĐường số 10, Trung tâm hành Chính, khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/QY6k52vBN5gkJJiW7
12Phường Đông HòaUBND phường Đông HòaĐiểm Tiếp nhận Đông HòaQuốc Lộ 1K, khu phố Đông A, phường Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Ct1vVf8q3GUzpDzK9
13Phường Tân Đông HiệpUBND phường Tân BìnhĐiểm Tiếp nhận Tân BìnhĐường Nguyễn Thị Minh Khai, khu phố Tân Thắng, Tân Bình, Dĩ An, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/bHEhi8a21miXwq138
​​​​IV. Địa bàn thành phố Tân Uyên       
14Phường Tân Uyên UBND thành phố Tân UyênTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Tân UyênKhu phố 1, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/NMQPFy4TrzHQwxjP7
15Phường Tân KhánhUBND phường Tân Phước KhánhĐiểm Tiếp nhận Tân Phước KhánhĐT746, khu phố Khánh Hòa, Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/yAkHbszsWKheEoJD8
16Phường Tân Hiệp UBND phường Tân HiệpĐiểm Tiếp nhận Tân HiệpĐường Nguyễn Khuyến, khu phố Tân Bình, phường Tân Hiệp, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/qyed5PtZYNPWNVLq6
17Phường Bình CơUBND phường Hội NghĩaĐiểm Tiếp nhận Hội NghĩaĐT747A, khu phố 2, Hội Nghĩa, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/w6drHGQVcPamo78X6
18Phường Vĩnh TânUBND phường Vĩnh TânĐiểm Tiếp nhận Vĩnh TânĐường 742, khu phố 4, Vĩnh Tân, Tân Uyên, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/sVbbhRGAr8hJbYDz5
​​​​V. Địa bàn thành phố Bến Cát       
19Phường Bến CátUBND thành phố Bến CátTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bến Cát 30 Tháng 4, khu phố 2, Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/fCRDecX6CDxE4H4y5
20Phường Tây NamUBND phường An TâyĐiểm Tiếp nhận An TâyĐT744, khu phố Lồ Ồ, An Tây, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/dTmLpvzfLnXgUmWj9
21Phường Long NguyênUBND phường An ĐiềnĐiểm Tiếp nhận An ĐiềnĐ. Hùng Vương, khu phố Kiến An, An Điền, Bến Cát, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/HTNkPq2Ka8ksq4r6A​
22Phường Thới HòaUBND phường Thới HòaĐiểm Tiếp nhận Thới HòaQuốc lộ 13, khu phố 3A, phường Thời Hòa, thành phố Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/wKBWGPiQuHMAdXFP8
23Phường Hòa LợiUBND phường Hòa LợiĐiểm Tiếp nhận Hòa Lợi353 Nguyễn Văn Thành, Hoà Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/TUFDfkYetWCSP6HE8
24Phường Chánh Phú HòaUBND phường Chánh Phú HòaĐiểm Tiếp nhận Chánh Phú HòaNguyễn Văn Thành, Khu phố 9, Chánh Phú Hoà, Bến Cát, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/chaEzyMMHs8ze5Km7
​​​​VI. Địa bàn huyện Bàu Bàng       
25Xã Bàu BàngUBND huyện Bàu BàngTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bàu BàngTrung tâm hành chính Bàu Bàng, Đ. N17-5A, TT. Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/ekDR2YXgsZrSbE3X7
26 Xã Trừ Văn ThốUBND xã Cây Trường IIĐiểm tiếp nhận Cây Trường IIĐT750, Cây Trường 2, Bàu Bàng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/SdW6bLsEMMenFKMx6
​​​​VII. Địa bàn huyện Phú Giáo       
27Xã Phú GiáoUBND huyện Phú GiáoTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Phú Giáo16A Trần Quang Diệu, TT. Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/7yEjrFqz27FkScrj7
28Xã Phước HòaUBND xã Vĩnh HòaĐiểm Tiếp nhận Vĩnh HòaĐT741, ấp Trảng Sắn, Vĩnh Hoà, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Bwj5HatLo5wMc7y56
29Xã Phước ThànhUBND xã Phước SangĐiểm Tiếp nhận Phước SangHL508, Phước Sang, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/rpMLCsazpSbaPbj89
30 Xã An LongUBND xã An LongĐiểm Tiếp nhận An LongĐH516, An Long, Phú Giáo, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/Nc9BdmdrLQ6TtorU6
​​​​VIII. Địa bàn huyện Dầu Tiếng       
31Xã Dầu Tiếng

UBND huyện Dầu 

Tiếng

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Dầu Tiếng5 Lê Lợi, khu phố 4B, Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/32pL5YpcYVwMHGq38
32 Xã Long HòaUBND xã Long HòaĐiểm Tiếp nhận Long HòaĐT.749A, ấp Long Điền, Long Hoà, Dầu Tiếng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/LWkbms9mLBds2owA9
33Xã Minh Thạnh UBND xã Minh HòaĐiểm Tiếp nhận Minh HòaĐT.749B, ấp Hoà Cường, Minh Hoà, Dầu Tiếng, Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/F7kpsZ2zkdFMkFQz8
34 Xã Thanh AnUBND xã Thanh AnĐiểm Tiếp nhận Thanh AnĐT.744, ấp Cần Giăng, Thanh An, Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/WXPj2jgRnU1cTUGZ9
​IX. Địa bàn huyện Bắc Tân Uyên    
35Xã Bắc Tân UyênUBND huyện Bắc Tân UyênTrung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Chi nhánh Bắc Tân UyênĐT.746, khu phố 2, Tân Thành, Bắc Tân Uyên, Bình Dương, Việt Namhttps://maps.app.goo.gl/5tZs2WZcK9Awhzms8
36Xã Thường TânUBND xã Lạc AnĐiểm Tiếp nhận Lạc AnĐường ĐT746, ấp 4, Xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dươnghttps://maps.app.goo.gl/RTYgXePmL7njQLUV9

Các xã, phường mới tổ chức vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công để chuẩn bị các điều kiện hoạt động chính thức kể từ ngày 01/7/2025.

Các cá nhân, tổ chức trên địa bàn có thể thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và UBND cấp xã, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và các thủ tục hành chính ngành Công an tại Trung tâm Phục vụ hành chính công/Điểm tiếp nhận của các phường mới.

6/14/2025 7:00 PMĐã ban hànhSắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; Tin nội chínhTinXem chi tiết336-dia-chi-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong-36-xa-phuong-moi-tren-dia-ban-tinh-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.618181
55
Doanh nghiệp Anh tìm hiểu môi trường đầu tư của Bình Dương và chia sẻ giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệpDoanh nghiệp Anh tìm hiểu môi trường đầu tư của Bình Dương và chia sẻ giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp

TTĐT - ​Chiều 15-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Đoàn Tổng Lãnh sự và doanh nghiệp Vương quốc Anh do bà Emily Hamblin – Tổng lãnh sự Vương quốc Anh tại TP. Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ và làm việc với tỉnh Bình Dương.

​Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Becamex IDC cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, Văn phòng Thành phố thông minh tỉnh.

dnAnh.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, bà Hà Thanh – Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ cảm ơn và chào mừng Đoàn đã đến thăm và làm việc với tỉnh Bình Dương. 

Bà cho biết, Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Đến nay, tỉnh Bình Dương đã thu hút được hơn 4.000 dự án đầu tư trực trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 40 tỷ đô la Mỹ từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các doanh nghiệp Vương quốc Anh có 19 dự án và tổng vốn đầu tư gần 200 triệu đô la Mỹ.

dnanh 1.jpg

Các đại biểu thảo luận​ bên lề buổi làm việc

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương đã tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương, đặc biệt trong đó có Dự án Khu Công nghiệp Khoa học công nghệ với tầm nhìn trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Bà hy vọng, thông qua buổi làm việc, sẽ trao đổi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ các doanh nghiệp; đồng thời, tìm ra các giải pháp thiết thực để xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành thành phố thông minh và phát triển bền vững.

dnanh 2.jpg

Bà Hà Thanh - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ phát biểu tại buổi làm việc

Bà Emily Hamblin – Tổng lãnh sự Vương quốc Anh khẳng định, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong hơn 10 năm qua đã phát triển lên tầm cao mới. Bà tin tưởng, với thế mạnh về khoa học công nghệ, thời gian tới, Vương quốc Anh sẽ hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam trên các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng tái tạo, quản lý và xử lý nước thải, y tế… Đặc biệt, phía Vương quốc Anh mong muốn sẽ hợp tác với Bình Dương nâng cao chất lượng giáo dục, hỗ trợ học bổng cho sinh viên; đẩy mạnh phát triển trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và xây dựng thành phố thông minh, giúp Bình Dương duy trì tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

dnanh 3.jpg

Bà Emily Hamblin – Tổng lãnh sự Vương quốc Anh phát biểu tại hội nghị

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp từ Vương quốc Anh bày tỏ ấn tượng với chiến lược và định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương. 

dnanh 4.jpg

Doanh nghiệp Vương quốc Anh đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương

Các doanh nghiệp, đại biểu đã chia sẻ, thảo luận về giải pháp phát triển công nghệ cao, an ninh mạng, băng thông rộng, ứng dụng công nghệ AI... nhằm giúp Bình Dương thay đổi mô hình phát triển công nghiệp sang hướng thông minh, hiện đại hơn; giúp các doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng mong muốn được tìm hiểu chi tiết hơn về môi trường đầu tư tại tỉnh để có cơ hội hợp tác trong thời gian tới.

11/15/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtDoanh nghiệp, Anh, chia sẻ, giải pháp, công nghệ, xây dựng, Thành phố, thông minh, Bình Dương652-doanh-nghiep-anh-tim-hieu-moi-truong-dau-tu-cua-binh-duong-va-chia-se-giai-phap-chuyen-doi-so-trong-doanh-nghieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương khánh thành Tượng đài trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu DBình Dương khánh thành Tượng đài trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D

TTĐT - ​Sáng 28-6, UBND tỉnh tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương.

KTTT5G9A1698.jpg

KTTT5G9A1697.jpg

Đại biểu tham dự buổi lễ 

Chiến khu D là một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng của khu vực miền Đông Nam bộ. Nơi đây đã ghi dấu những chiến công oanh liệt và sự hy sinh anh dũng của biết bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Với ý nghĩa lịch sử, Chiến khu D được công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 2010.

KTTT5G9A1652.jpg

KTTT5G9A1660.jpg

KTTT5G9A1671.jpg

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Tượng đài trung tâm khu tưởng niệm Chiến khu D

Năm 2011, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng Khu tưởng niệm Chiến khu D với diện tích khoảng 40 hecta với tổng mức đầu tư hơn 391 tỷ đồng. Đến năm 2016, Khu di tích được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động.

KTTT5G9A1721.jpg

Đại biểu cắt băng khánh thành Tượng đài trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D

ANH0eb22c5360aed7f08ebf.jpg

Tượng đài và phù điêu được ốp đồng toàn bộ, tạo điểm nhấn mang tính biểu tượng cho tổng thể dự án

Sau đó, tỉnh tiếp tục xây dựng Tượng đài trung tâm tại Khu tưởng niệm Chiến khu D. Công trình có vốn đầu tư khoảng 176 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong thi công. Tượng đài trung tâm có chiều cao 46m, theo mẫu phác thảo lời thơ "Một thuở mang gươm đi mở cõi", tượng đài và phù điêu được ốp đồng toàn bộ, tạo điểm nhấn mang tính biểu tượng cho tổng thể dự án. Không gian của Tượng đài trung tâm có kiến trúc hài hòa với cảnh quan, cùng với hệ thống cây xanh khu vực, công trình khu tưởng niệm.

d1452be0c013774d2e02.jpg

Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện công trình Tượng đài trung tâm Khu tưởng niệm Chiến khu D, không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là nghĩa cử thiêng liêng nhằm gìn giữ, tôn vinh các giá trị lịch sử của cách mạng, của quê hương Bình Dương và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ông đề nghị các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy hiệu quả công trình; tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị - văn hóa phù hợp tại Khu tưởng niệm, để nơi đây thực sự trở thành không gian văn hóa -lịch sử tiêu biểu, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Trước khi dự Lễ khánh thành, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo tỉnh cũng đã đến dâng hương tại Nhà truyền thống, bia ghi danh các anh hùng liệt sĩ nằm trong Khu tưởng niệm Chiến khu D.

KTTT5G9A1640.jpg

KTTDTT5G9A1613.jpg

KTTT5G9A1614.jpg

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết​ cùng lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Nhà bia khu tưởng niệm Chiến khu D

 

​* Trước đó, lãnh đạo tỉnh đã tham dự Lễ công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông.​

Tên đồng chí Nguyễn Văn Luông được đặt tên cho tuyến đường ĐT747 đoạn từ đường Mỹ Phước - Tân Vạn (phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một) đến cầu Ông Tiếp (phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên). Tổng chiều dài tuyến đường 11.140m, đi qua ba địa phương: Thủ Dầu Một, Thuận An và Tân Uyên, điểm kết thúc là phường Thái Hòa - quê hương của đồng chí Nguyễn Văn Luông.​

​Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, việc đặt tên đường Nguyễn Văn Luông là sự kiện thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đối với những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Luông - người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người con ưu tú đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và phát triển tỉnh Bình Dương. Đây là dịp để thế hệ hôm nay ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, góp phần giáo dục, trau dồi lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc của nhân dân Bình Dương. 

Trong thời gian tới, để tuyến đường thực sự xứng tầm với tên gọi, góp phần xây dựng diện mạo đô thị hiện đại, giàu bản sắc, ông đề nghị các địa phương, các ngành, đơn vị liên quan chủ động rà soát, chỉnh trang đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến đường, đảm bảo tiêu chí xanh - sạch - đẹp; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; phấn đấu đưa tuyến đường Nguyễn Văn Luông trở thành tuyến đường kiểu mẫu về quy hoạch, hạ tầng, cảnh quan và nếp sống văn minh đô thị.​

duongnguyenvanluong.jpg

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức gắn biển tên đường Nguyễn Văn Luông​. Ảnh: Hồng Nhung - Hoàng Hải

Đồng chí Nguyễn Văn Luông sinh năm 1924, tại làng Phước Thái, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc phường Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) và mất năm 2008. Đồng chí có nhiều đóng góp cho hoạt động cách mạng và xây dựng kinh tế, văn hóa ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí được Đảng tín nhiệm giao giữ nhiều trọng trách: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sông Bé (1976 - 1979), Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa VI tỉnh Sông Bé (1976 - 1981), Bí thư Tỉnh ủy Sông Bé (1980 - 1992). Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy hiệu cao quý: Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba...


6/28/2025 1:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, khánh thành Tượng đài trung tâm, Khu tưởng niệm Chiến khu D540-binh-duong-khanh-thanh-tuong-dai-trung-tam-khu-tuong-niem-chien-khu-True121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét Đồ án quy hoạch Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu TiếngXem xét Đồ án quy hoạch Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng

TTĐT - ​Chiều 22-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 95.

Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét cho ý kiến đối với dự thảo Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 Khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng.

tcphubns5G9A9670.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính của xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, có tứ cận: Phía Đông giáp rừng phòng hộ Núi Cậu và đường ĐH.703ND. Phía Tây và phía Bắc giáp hồ Dầu Tiếng. Phía Nam giáp hồ Dầu Tiếng và đường ĐH.703ND.

Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 458 hecta, bao gồm quỹ đất phát triển du lịch kết hợp khoảng 36 hecta mặt nước hồ tự nhiên trong tổng quy mô 458 hecta để bố trí cầu tàu và các hồ nước (hồ nuôi các sinh vật và trồng cây thủy sinh).

Tính chất là khu dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp.

Dự báo sức chứa, khả năng dung nạp tối đa trong ngày khoảng 61.601 người. Quy mô du khách tối đa cho một lượt đến lưu trú có thể đáp ứng khoảng 13.613 người.

Tổng số phòng lưu trú có thể đáp ứng khoảng 4.880 phòng bao gồm khách sạn và các dạng công trình lưu trú thấp tầng khác nhau. Quy mô lao động trực tiếp và gián tiếp chiếm khoảng 16.000 người.

pctbmt5G9A9659.jpg

Ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp

pgdstc5G9A9639.jpg

hdt5G9A9655.jpg

Đại biểu trình bày các nội dung tại Phiên họp 

Tổ chức không gian khu quy hoạch đảm bảo tính đặc thù theo từng cụm chức năng, vừa có sự giao thoa sống động và hòa nhập trong từng khu vực. Mỗi cụm công trình có tính đặc thù nhưng được liên kết hài hòa với nhau bằng các không gian chuyển tiếp tránh phá vỡ cảnh quan khu vực.

Tạo dựng hình ảnh thành một khu du lịch cao cấp bao gồm các dịch vụ: Du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch hội thảo, vui chơi kết nối với các điểm du lịch trên núi, mặt nước, các hoạt động tham quan trải nghiệm thành một tour du lịch khép kín, chất lượng cao.

Phát triển khu vực quy hoạch theo các tiêu chuẩn sinh thái, thân thiện với môi trường, tận dụng tài nguyên cảnh quan tự nhiên để tạo lập một khu du lịch cao cấp tiêu chuẩn quốc tế.

Khu vực tập trung phát triển các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, các cụm khách sạn, resort nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị, khu công viên chuyên đề, công viên – quảng trường, bến tàu… đáp ứng nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cho du khách.

Ngoài ra, Phiên họp cũng đã xem xét, cho ý kiến đối với một số nội dung quan trọng khác.

ctvvm5G9A9635.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản thống nhất các nội dung tờ trình. Đồng thời lưu ý các địa phương Dầu Tiếng, Tân Uyên cần khẩn trương rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể, chương trình phát triển đô thị tại địa phươ​ng, triển khai đúng kế hoạch.

5/22/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtXem xét Đồ án quy hoạch, Khu dịch vụ du lịch sinh thái, n bán đảo Tha La, hồ Dầu Tiếng133-xem-xet-do-an-quy-hoach-khu-dich-vu-du-lich-sinh-thai-nghi-duong-va-giai-tri-tai-ban-dao-tha-la-ho-dau-tienTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4.75
2
Bình Dương: Trồng cây xanh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam – Trung QuốcBình Dương: Trồng cây xanh gắn kết tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc

​TTĐT - Sáng 05-6, UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 tại cơ sở 2 Trường Đại học Thủ Dầu Một (TP.Bến Cát).

Tham dự có ông Từ Châu - Quyền Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh; ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Le trong cay huu nghi VN-TQ-1.JPG

Toàn cảnh buổi lễ

Le trong cay huu nghi VN-TQ-2.JPG

Le trong cay huu nghi VN-TQ-3.JPG

Đại biểu tham dự buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, những năm gần đây, Bình Dương đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

UBND tỉnh đã phê duyệt và triển khai "Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh". Giai đoạn 2021-2025, Bình Dương đã trồng khoản 2.597.000 cây xanh để thực hiện mục tiêu phủ xanh toàn tỉnh, tạo sự phát triển cân bằng và bền vững.

Le trong cay huu nghi VN-TQ-4.JPG

Ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi lễ ​

Lễ trồng cây hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc năm 2025 là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực và biểu tượng sâu sắc cho tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa tỉnh Bình Dương và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc; biểu trưng cho sự vun đắp, phát triển không ngừng trong mối​ quan hệ giữa hai quốc gia. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn môi trường thiên nhiên, gắn kết cộng đồng và xây dựng một hành tinh khỏe mạnh hơn cho các thế hệ tương lai.

Le trong cay huu nghi VN-TQ-5.JPG

Ông Từ Châu - Quyền Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, ông Từ Châu - Quyền Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh cảm ơn chính quyền và các đơn vị liên quan của tỉnh Bình Dương đã luôn nỗ lực đóng góp cho mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh sẽ quán triệt nghiêm túc, hiện thực hóa nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, thúc đẩy hơn nữa giao lưu địa phương và hợp tác thực chất giữa hai nước lên một tầm cao mới. Đồng thời tích cực phát huy vai trò cầu nối, làm sâu sắc hơn nữa giao lưu trong lĩnh vực văn hóa giữa hai bên, thúc đẩy nhiều dự án hợp tác thực chất được triển khai, không ngừng mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.

Le trong cay huu nghi VN-TQ-6.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ngay sau buổi lễ, các đại biểu đã trồng 70 cây gõ đỏ trong khuôn viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.​

Le trong cay huu nghi VN-TQ-7.JPG

Le trong cay huu nghi VN-TQ-8.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh và ông Từ Châu - Quyền Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại TP.Hồ Chí Minh tham gia trồng cây

Le trong cay huu nghi VN-TQ-9.JPG

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm bên cây đã trồng

Le trong cay huu nghi VN-TQ-10.JPG

Le trong cay huu nghi VN-TQ-11.JPG

Các đại biểu tham gia trồng cây

Le trong cay huu nghi VN-TQ-12.JPG

Le trong cay huu nghi VN-TQ-13.JPG

Sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một tham gia trồng cây

6/5/2025 3:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, trồng cây hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc năm 2025953-binh-duong-trong-cay-xanh-gan-ket-tinh-huu-nghi-viet-nam-trung-quoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vựcXem xét kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực

TTĐT - Chiều 23-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ​ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 102. 

Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét cho ý kiến đối với dự thảo Quyết định kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 19 Phòng khám đa khoa khu vực là tổ chức tương đương phòng thuộc Trung tâm Y tế để phục vụ cấp giấy tờ, văn bản liên quan công tác khám, chữa bệnh.

PH1025G9A1291.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Theo Sở Y tế, mô hình hoạt động của Phòng khám đa khoa khu vực hiện nay có một số bất cập: Việc sử dụng chung trụ sở với Trạm Y tế xã, phường gây chồng chéo về nhân lực, chức năng và nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh ban đầu; không đáp ứng điều kiện về chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh theo mô hình phòng khám đa khoa quy định tại Điều 40, Điều 42 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Hiệu quả hoạt động của Phòng khám đa khoa khu vực thấp, công suất sử dụng giường bệnh rất thấp, không có bệnh nhân nội trú; vật tư tiêu hao lớn; số lượng khám bệnh hàng năm thấp.

Do đó việc kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực là cần thiết, nhằm tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực của ngành Y tế; đồng thời cũng phù hợp với Đề án phát triển tổng thể ngành Y tế tỉnh Bình Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 3680/QĐ-UBND ngày 16/12/2024.

PH1025G9A1311.jpg

PH1025G9A1302.jpg

Đại biểu trình bày nội dung tại Phiên họp

Phương án kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực, về tổ chức bộ máy, UBND tỉnh ban hành Quyết định kết thúc hoạt động của Phòng khám đa khoa khu vực theo thẩm quyền quy định hiện hành; chức năng, nhiệm vụ sẽ do Trung tâm Y tế tiếp tục thực hiện; giao, nộp con dấu theo quy định.

Về biên chế, nhân sự: Sở Y tế điều tiết, phân bổ lại biên chế, nhân sự hiện có của Phòng khám đa khoa khu vực về Trung tâm y tế, Trạm y tế để tăng cường và tập trung nguồn lực phù hợp với chuyên môn và nhu cầu sử dụng.

Về trang thiết bị, cơ sở vật chất: Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo rà soát và phân bổ hợp lý, tránh thất thoát, lãng phí trong quá trình chuyên giao.

Phiên họp cũng đã xem xét nội dung các dự thảo Nghị quyết: điều chỉnh dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; chủ trương đầu tư hoàn thiện tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn; quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024; dự thảo Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Phú Chánh thuộc Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương…

PH1025G9A1280.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại Phiên họp

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản đồng ý với các nội dung trình. Đối với dự thảo Quyết định kết thúc hoạt động Phòng khám đa khoa khu vực thuộc Trung tâm Y tế cấp huyện, ông lưu ý, thời gian tới các Phòng khám đa khoa khu vực sẽ kết thúc hoạt động, cần rà soát trang thiết bị, cơ sở vật chất, đưa vào sắp xếp tài sản công, phân bổ cho Trạm y tế phường, xã sử dụng…

6/23/2025 6:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtXem xét kết thúc hoạt động, Phòng khám đa khoa khu vực 177-xem-xet-ket-thuc-hoat-dong-phong-kham-da-khoa-khu-vuTrue
0.00
0
0.00
False
2
1
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025    Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025   

​TTĐT - Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 27 đồng chí. Trong đó, 9 đồng chí Ủy viên Ban T​hường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; 11 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu; 7 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương.

Cụ thể:

* 9 đồng chí Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh.

2. Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.Hồ Chí Minh.

3. Đồng chí Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy UBND TP.Hồ Chí Minh.

4. Đồng chí Nguyễn Phước Lộc - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh.

5. Đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.Hồ Chí Minh.

6. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.Hồ Chí Minh (phân công Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh).

7. Đồng chí Mai Hoàng - Thành ủy viên, Giám đốc Công an TP.Hồ Chí Minh.

8. Đồng chí Phạm Thành Kiên - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh.

9. Đồng chí Vũ Văn Điền, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh.

* 11 đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Văn Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Đồng chí Dương Trọng Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

3. Đồng chí Bùi Chí Thành - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

4. Đồng chí Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

5. Đồng chí Lê Hoàng Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

6. Đồng chí Đặng Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

7. Đồng chí Trần Văn Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

8. Đồng chí Võ Ngọc Thanh Trúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

9. Đồng chí Trần Văn Cư - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

10. Đồng chí Hoàng Nguyên Dinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

11. Đồng chí Trần Tuấn Lĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

* 7 đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, gồm:

1. Đồng chí Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.

2. Đồng chí Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.

3. Đồng chí Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương.

4. Đồng chí Nguyễn Chí Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Dương.

5. Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Dương.

6. Đồng chí Tạ Văn Đẹp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương.

7. Đồng chí Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

* Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh (cũ) giữ chức Bí thư Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chỉ định 4 đồng chí giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm:

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy: Đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.Hồ Chí Minh (cũ).

Phó Bí thư Thành ủy: Đồng chí Nguyễn Văn Được - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (để chỉ định giữ chức Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026); đồng chí Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (để chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026); đồng chí Nguyễn Phước Lộc -  Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Tổ quốc TP.Hồ Chí Minh (cũ).

6/30/2025 11:00 AMĐã ban hànhSắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; Tin nội chínhTinXem chi tiết291-ban-chap-hanh-ban-thuong-vu-bi-thu-pho-bi-thu-thanh-uy-tp-ho-chi-minh-nhiem-ky-2020-2025True
0.00
0
0.00
False
3.5
4
Bình Dương hoan nghênh Tập đoàn MiTAC hợp tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế sốBình Dương hoan nghênh Tập đoàn MiTAC hợp tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

​TTĐT - Chiều 11-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với ông Su Liang – Chủ tịch Tập đoàn MiTAC​ của Đài Loan (Trung Quốc) đến trao đổi về chính sách phát triển công nghệ, chuyển đổi số tại địa phương.​

Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.

LDT tiep Tap doan MiTAC-1.JPG

Toàn cảnh buổi tiếp

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí cho biết, Bình Dương tập trung chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy công nghệ cao, phát triển bền vững và liên kết vùng làm định hướng trọng tâm. Tỉnh ưu tiên mời gọi các dự án thuộc những ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên và tạo ra giá trị gia tăng cao. Trong đó, đặc biệt chào đón các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh.

LDT tiep Tap doan MiTAC-2.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tiếp ông Su Liang – Chủ tịch Tập đoàn MiTAC

Trong những năm gần đây, Bình Dương đã tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo, trong đó có dự án Khu Công nghiệp khoa học công nghệ và Khu Công nghệ thông tin tập trung với tầm nhìn trở thành Trung tâm đổi mới sáng tạo của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cùng với đó, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số hướng đến xây dựng Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển theo xu hướng Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Ông Su Liang – Chủ tịch Tập đoàn MiTAC cho biết, Tập đoàn MiTAC là tập đoàn công nghệ đa quốc gia được thành lập vào năm 1952. Kế thừa hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và công nghệ lõi, MiTAC chuyên cung cấp các giải pháp AIoT tích hợp "đám mây" và "thiết bị cuối" (System of System Integration) cho Chính phủ và doanh nghiệp. Tập đoàn hiện hoạt động ở hơn 70 quốc gia, là đối tác chiến lược của nhiều thành phố trong các dự án về trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, giao thông thông minh, Chính phủ số và thành phố thông minh.

Ông cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã dành thời gian tiếp Đoàn chu đáo và trọng thị. Ông rất ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ của Bình Dương, cũng như chiến lược phát triển thành phố thông minh của tỉnh. 

Ông Su Liang hy vọng, thời gian tới, Tập đoàn MiTAC có cơ hội triển khai các dự án tại Bình Dương thuộc lĩnh vực được xem là thế mạnh của Tập đoàn như đường sắt đô thị, camera thông minh, đèn đường thông minh, góp phần cùng tỉnh xây dựng thành phố thông minh.​

LDT tiep Tap doan MiTAC-3.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Su Liang – Chủ tịch Tập đoàn MiTAC

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí hoan nghênh và cho biết tỉnh luôn mong muốn hợp tác với các đối tác quốc tế uy tín như MiTAC nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của Bình Dương.

LDT tiep Tap doan MiTAC-4.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

6/11/2025 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, Tập đoàn MiTAC, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số696-binh-duong-hoan-nghenh-tap-doan-mitac-hop-tac-thuc-day-qua-trinh-chuyen-doi-so-va-phat-trien-kinh-te-sTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) Thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh)

TTĐT - ​Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước thông qua. Trên cơ sở đó, ngày 26-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua quyết định chủ trương đầu tư Dự án.

Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) nhằm hiện thực hóa chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải và hệ thống đường sắt đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, tăng năng lực vận tải, giao thông được thông suốt, an toàn.

Chi tiết hóa tuyến đường sắt đô thị số 1 (Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, TP.Hồ Chí Minh) trong các quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trên hành lang khu vực Dự án. Kết nối, phát triển các khu đô thị lớn giữa trung tâm Thành phố mới Bình Dương với TP.Hồ Chí Minh. Xây dựng tuyến đường sắt nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với nhiều ưu điểm hơn các phương thức vận tải khác, là khối lượng chuyên chở lớn, an toàn, nhanh và chính xác về thời gian, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên hành lang trung tâm tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực Dự án đi qua nói riêng.

Dự án có điểm đầu tại Ga SI (trung tâm Thành phố mới) thuộc phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; điểm cuối tại Ga Bến xe Suối Tiên (tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 1 TP.Hồ Chí Minh) thuộc phường Bình Thắng, TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Chiều dài tuyến dự kiến 29,01km, đi qua 03 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 58 hecta.

Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu: đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; tốc độ thiết kế 120 km/h.

Dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ tổng mứ​c đầu tư khoảng 46.725 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, bao gồm: Ngân sách địa phương 16.725 tỷ đồng (36%); vốn huy động từ TOD: 30.000 tỷ (64%).

Tiến độ thực hiện từ năm 2025 – 2031.

6/29/2025 10:00 AMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiết873-thong-qua-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-1-thanh-pho-moi-binh-duong-suoi-tien-tp-ho-chi-minhTrue
0.00
0
0.00
False
3
2
Tập đoàn AMD (Hoa Kỳ) tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Bình Dương Tập đoàn AMD (Hoa Kỳ) tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Bình Dương

​TTĐT - Vừa qua, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với ông Ryan Sim - Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Tập đoàn Advanced Micro Devices (Hoa Kỳ) làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.

LDT tiep Tap doan AMD-1.JPG

Toàn cảnh buổi tiếp

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí đã giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Lũy kế đến ngày 15/5/2025, toàn tỉnh hiện có 4.503 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 42,7 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, Hoa Kỳ đứng thứ 23 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại tỉnh Bình Dương với 138 dự án, tổng vốn đầu tư 1 tỷ 396 triệu đô la Mỹ.

LDT tiep Tap doan AMD-2.JPG

Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tiếp ông Ryan Sim - Giám đốc Khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của Tập đoàn AMD (Hoa Kỳ)

Ông Ryan Sim cho biết, Tập đoàn Advanced Micro Devices (AMD) là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), với năng lực tính toán hiệu năng cao trên thế giới. Hiện nay, vốn hóa thị trường của AMD đạt khoảng 200 tỷ đô la Mỹ, với danh mục các sản phẩm chiến lược như bộ vi xử lý EPYC, bộ tăng tốc GPU Instinct và các nền tảng chyên dụng cho AI – HPC – Cloud – Edge Computing.

Với hơn 50 năm đổi mới sáng tạo, công nghệ bán dẫn và AI của AMD đang được xem là hạ tầng nền tảng cho các siêu máy tính, mô hình AI tạo sinh, quốc phòng, Chính phủ thông minh và các trung tâm dữ liệu toàn cầu. Trong hệ sinh thái AI – bán dẫn thế giới, AMD hiện nổi bật ở hạ tầng AI quy mô quốc gia, đặc biệt với các dòng sản phẩm Instinct MI300X, EPYC Genoa, Xilinx FPGA và Versal AI Core – đang được sử dụng để huấn luyện và suy luận các mô hình AI lớn (LLM), như ChatGPT, Gemini, Claude,…

Ông Ryan Sim chúc mừng và bày tỏ ấn tượng với sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Ông mong muốn hợp tác với tỉnh Bình Dương trong các lĩnh vực thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển của hai bên.

LDT tiep Tap doan AMD-3.JPG

Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Ryan Sim - Giám đốc Khu vực châu Á  Thái Bình Dương và Nhật Bản của Tập đoàn AMD (Hoa Kỳ)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí hoan nghênh và mong muốn hai bên sớm thúc đẩy, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh.

LDT tiep Tap doan AMD-4.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

6/15/2025 12:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, Tập đoàn Advanced Micro Devices, tìm hiểu môi trường đầu tư248-tap-doan-amd-hoa-ky-tim-hieu-co-hoi-hop-tac-tai-binh-duongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hợp long cầu Bình Gởi nối Bình Dương - TP.Hồ Chí Minh và khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746Hợp long cầu Bình Gởi nối Bình Dương - TP.Hồ Chí Minh và khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746

​TTĐT - Sáng 28-6, tại TP.Thuận An, UBND tỉnh tổ chức Lễ hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh.​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Bùi Minh Thạnh​ - Phó Chủ tịch UBND tỉn​h cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Le hop long cay Binh Goi-1.JPG

Đại biểu tham dự Lễ hợp long cầu Bình Gởi

Cầu Bình Gởi thuộc gói xây lắp 4 dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện dự án thi công đạt khối lượng 75% (427,01 tỷ/569,35 tỷ) so với khối lượng hợp đồng.

Công trình cầu Bình Gởi được khởi công xây dựng từ tháng 10/2023; nối 2 bờ sông Sài Gòn giữa xã An Sơn (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương) và xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh).

Le hop long cay Binh Goi-2.JPG

Đại biểu thực hiện nghi thức hợp long cầu Bình Gởi

Cầu Bình Gởi có chiều dài 1 km, mặt cắt ngang 19,75 m, quy mô 04 làn xe, vận tốc được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc đạt 100 km/giờ. Nhà thầu thi công là liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam và Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam.

Cầu Bình Gởi sau khi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho người dân và phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho cầu Phú Cường (nối huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh và TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) hiện đang quá tải.

Le hop long cay Binh Goi-3.JPG

Le hop long cay Binh Goi-4.JPG

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cầu Bình Gởi

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi ghi nhận và biểu dương nhà thầu, đơn vị thi công đã nỗ lực để đảm bảo tiến độ của dự án.

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp, tăng tốc, đảm bảo chất lượng công trình. Các nhà thầu phải trên tinh thần làm ngày, làm đêm, "vượt nắng thắng mưa", phấn đấu thông xe kỹ thuật Bình Gởi trong tháng 12/2025.

Le hop long cay Binh Goi-5.JPG

Công nhân đổ bê tông tại vị trí hợp long cầu Bình Gởi

d999471a38e58fbbd6f4.jpg

Cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn nối Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Đình Trọng

* Sáng cùng ngày, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ khánh thành dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa.  

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư​. Tuyến đường có chiều dài tuyến 11,36 km. Phần đường được thiết kế theo chuẩn đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80 Km/h cho các đoạn ngoài đô thị và tốc độ thiết kế 50-60 Km/h cho những đoạn qua đô thị. Chiều rộng nền đường 38m bố trí cho 6 làn xe, dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường lát gạch vỉa hè cho đoạn qua đô thị. Tuyến đường được bố trí hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo đầy đủ.

Tổng mức đầu tư dự án 2.931 tỷ đồng từ vốn ngân sách. Trong đó chi phí xây lắp 495 tỷ đồng (không bao gồm chi phí dự phòng); chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 2.053 tỷ đồng.

Tuyến đường là trục giao thông quan trọng kết nối huyện Bắc Tân Uyên, thành phố Tân Uyên với các khu vực lân cận. Đồng thời là tuyến đường huyết mạch dẫn vào Khu công nghiệp VSIP III, kết nối đường Tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng và tuyến đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh. 

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường góp phần từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo quy hoạch mạng lưới đường giao thông đô thị, rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay Long Thành, cảng Thị Vải, cảng Cái Mép, góp phân nâng cao năng lực khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của địa phương nói riêng và cả vùng nói chung.

aec3c64dc3bf74e12dae.jpg

7dacad41a7b310ed49a2.jpg

ĐT.746 là tuyến đường huyết mạch dẫn vào Khu công nghiệp VSIP III, kết ni đường Tạo lực Bc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng và đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh​. Ảnh: Đình Trọng

6/28/2025 3:00 PMĐã ban hànhTin kinh tế; Đầu tư phát triểnTinXem chi tiếtBình Dương, hợp long cầu Bình Gởi 529-hop-long-cau-binh-goi-noi-binh-duong-tp-ho-chi-minh-va-khanh-thanh-du-an-nang-cap-mo-rong-duong-dt-74True121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí tiếp Đoàn doanh nghiệp tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc)Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí tiếp Đoàn doanh nghiệp tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc)

​TTĐT - Sáng 17-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Doanh nghiệp tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) do ông Qin Ying Guang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn bất động sản Quảng Tân làm Trưởng đoàn đến chào xã giao và tìm hiểu môi trường đầu tư tại tỉnh Bình Dương.

Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.

LDT tiep Doan Doanh nghiep tinh Son Tay-1.JPG

Toàn cảnh buổi tiếp

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí đã giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đánh giá cao những đóng góp của doanh ng​hiệp Trung Quốc vào thành công chung của tỉnh trong những năm qua. ​

LDT tiep Doan Doanh nghiep tinh Son Tay-2.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tiếp ông Qin Ying Guang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn bất động sản Quảng Tân

Lũy kế đến ngày 31/5/2025, toàn tỉnh có 4.511 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 42,7 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc có 1.857 dự án và tổng số vốn đầu tư trên 6,6 tỷ đô la Mỹ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi và hiệu​ quả, Bình Dương đã đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, cao tốc, đường sắt, cảng sông… kết nối vùng, phục vụ vận chuyển hàng hóa đến các sân bay và cảng biển. Cùng với các khu công nghiệp hiện có, tỉnh tiếp tục phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới theo hướng sinh thái, công nghệ cao, chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ.

LDT tiep Doan Doanh nghiep tinh Son Tay-3.JPG

Ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh (bìa phải) tặng quà lưu niệm cho ông Qin Ying Guang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn bất động sản Quảng Tân

Ông Qin Ying Guang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn bất động sản Quảng Tân cảm ơn chính quyền tỉnh đã tiếp đón Đoàn chu đáo và trọng thị. Đồng thời bày tỏ ấn tượng về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đánh giá cao những định hướng của tỉnh trong thu hút, mời gọi đầu tư.

Ông mong muốn qua chuyến khảo sát và tìm hiểu sẽ giúp doanh nghiệp tỉnh Sơn Tây có cơ hội xúc tiến các hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, thương mại điện tử…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Trí cho biết, từ ngày 01/7/2025, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chính thức sáp nhập với TP.Hồ Chí Minh, hình thành một trung tâm kinh tế - đô thị mới có sức cạnh tranh mạnh mẽ, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, địa lý và cơ sở hạ tầng của ba địa phương. Bên cạnh đó, những chính sách được Bình Dương cam kết với các nhà đầu tư sẽ tiếp tục được giữ vững và phát huy. 

LDT tiep Doan Doanh nghiep tinh Son Tay-4.JPG

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

6/17/2025 4:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương, Đoàn doanh nghiệp tỉnh Sơn Tây 476-pho-chu-tich-ubnd-tinh-bui-minh-tri-tiep-doan-doanh-nghiep-tinh-son-tay-trung-quocTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu BàngXem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng

TTĐT - Chiều 29-6, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 105.  ​

Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét cho ý kiến đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt đô thị số 02: TP.Thủ Dầu Một – TP. Hồ Chí Minh. Điểm đầu (kết nối ga S5 của Tuyến số 1) thuộc phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một. Điểm cuối thuộc phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An kết nối Tuyến số 3 TP.Hồ Chí Minh kéo dài thuộc phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức.

Ph1055G9A1765.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Chiều dài tuyến 21,87km, trên tuyến bố trí 13 nhà ga, 1 depot, đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 – 40.000 người/hướng/giờ. Nhu cầu sử dụng đất khoảng 107 hecta. Hình thức đầu tư: đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 50.425 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2025-2026; khởi công quý II năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2031.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội trên hành lang khu vực dự án. Đồng thời phát triển đô thị hai bên tuyến theo định hướng TOD, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội khu vực; cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách với nhiều ưu điểm hơn các phương thức vận tải khác là khối lượng chuyên chở lớn, an toàn, nhanh và chính xác về thời gian, giảm ùn tắc giao thông trên hành lang trung tâm tỉnh Bình Dương nói chung và khu vực dự án đi qua nói riêng.

PH1055G9A1777.jpg

Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp

Ph1055G9A1750.jpg

PH1055G9A1773.jpg

PH1055G9A1769.jpg

Đại biểu trình bày các nội dung tại Phiên họp

Phiên họp cũng đã xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng. Dự án có điểm đầu tại Ga An Bình, phường Dĩ An, TP.Dĩ An. Điểm cuối tại Ga Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Chiều dài tuyến chính 52,25 km; đi qua 05 địa phương gồm: TP. Thủ Dầu Một, TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP. Tân Uyên, TP. Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Dự kiến có 10 ga và 01 trạm chỉnh bị. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 64.148,6 tỷ đồng. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất 193,06 hecta. Thời gian thực hiện từ năm 2026 – 2033.

Ngoài ra Phiên họp cũng đã cho ý kiến đối với các nội dung: Ký kết hợp đồng Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP); chủ trương đầu tư 03 dự án: Trường THCS Thạnh Phước, Trường THCS Hội Nghĩa, Trường THPT Thới Hòa; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí; dự thảo Quyết định thành lập Cụm công nghiệp An Bình 7, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo…

PH1055G9A1748.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh  phát biểu kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản đồng ý với các nội dung trình. Ông nhấn mạnh, dự án tuyến đường sắt đô thị số 02 và tuyến đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng là 2 tuyến đường sắt quan trọng, đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét đồng ý, Hội đồng thẩm định của tỉnh ​đã thông qua, đây là tiền đề quan trọng để khi sáp nhập tỉnh, TP. Hồ Chí minh mới sẽ tiếp tục rà soát và triển khai các bước còn lại để thực hiện dự án.​

6/29/2025 8:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtXem xét Báo cáo, tuyến đường sắt đô thị số 02, đường sắt Dĩ An - Bàu Bà,ng816-xem-xet-bao-cao-nghien-cuu-tien-kha-thi-du-an-tuyen-duong-sat-do-thi-so-02-va-tuyen-duong-sat-di-an-bau-banTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2
2
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (mới) Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (mới)

TTĐT - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập. Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày ​01/7/2025.​​​

Tại Quyết định số 1265/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ định ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025 giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tại Quyết định số 1309/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ định các ông, bà có tên sau đây giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026, gồm:

1. Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Ông Nguyễn Văn Thọ - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.Hồ Chí Minh (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

3. Ông Nguyễn Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

4. Bà Trần Thị Diệu Thúy - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

5. Ông Bùi Xuân Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

6. Ông Bùi Minh Thạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ​nhiệm kỳ 2021 - 2026.​

6/30/2025 10:00 AMĐã ban hànhSắp xếp tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp; Tin nội chínhTinXem chi tiết657-chu-tich-va-cac-pho-chu-tich-ubnd-tp-ho-chi-minh-moiTrue
0.00
0
0.00
False
3.136364
11
Khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trọng tài Vovinam khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025 Khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trọng tài Vovinam khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025

​TTĐT - Sáng 27-6, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP.Thủ Dầu Một, Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) phối hợp cùng Liên đoàn Vovinam tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trọng tài Vovinam khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025.​

Đến dự có ông Trần Văn Mỹ - Chánh Chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo; ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Vi​ệt Nam; ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tin lop tap huan Vovinam-1.jpg

Lãnh đạo Liên đoàn Vovinam Việt Nam tặng lưu niệm tri ân đến lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Vovinam tỉnh

Lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng, bổ sung các quy định mới, thống nhất chung về chuyên môn và trọng tài khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025. Đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho công tác phát triển phong trào Vovinam trong trường học. Đây là hoạt động thiết thực giúp đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên nắm vững kiến thức về luật thi đấu Vovinam, từ đó áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy và huấn luyện học sinh – sinh viên cũng như trang bị thêm những kỹ năng để tổ chức, hướng dẫn và đồng hành cùng học sinh trong các kỳ thi đấu, giúp các em phát huy tối đa năng lực, thi đấu đúng luật và đạt được thành tích cao nhất tại các giải Vovinam cấp cơ sở, khu vực và toàn quốc.

Tin lop tap huan Vovinam-2.jpg

Ông Trần Văn Mỹ - Chánh Chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo phát biểu tại buổi Lễ khai giảng lớp tập huấn

Lớp tập huấn diễn ra từ ngày 26/6 đến ngày 30/06/2025 tại Nhà thi đấu thể dục thể thao Trường THPT chuyên Hùng Vương, thu hút 200 huấn luyện viên, võ sư, giáo viên, trọng tài đang sinh hoạt tại các Câu lạc bộ Vovinam thuộc các tỉnh, thành như: Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Cà Mau, Long An, An Giang…

Tin lop tap huan Vovinam-3.jpg

Đại biểu, lãnh đạo các đơn vị chụp hình lưu niệm cùng với các học viên tại Lễ khai giảng

Tin lop tap huan Vovinam-4.jpg

Tin lop tap huan Vovinam-5.jpg

Huấn luyện viên, võ sư, giáo viên thuộc các câu lạc bộ Vovinam trong và ngoài tỉnh tham gia lớp tập huấn

6/27/2025 10:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và trọng tài Vovinam khu vực Đông Nam bộ mở rộng năm 2025 87-khai-giang-lop-tap-huan-boi-duong-chuyen-mon-va-trong-tai-vovinam-khu-vuc-dong-nam-bo-mo-rong-nam-2025False121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương tăng trưởng 7,2%/năm trong nhiệm kỳ 2021-2025 Bình Dương tăng trưởng 7,2%/năm trong nhiệm kỳ 2021-2025

TTĐT - ​​Chiều 29-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động UBND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2025 của UBND tỉnh. 

Cùng tham dự có ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnhcác Ủy viên UBND tỉnh.

Báo cáo tóm tắt về kết quả hoạt động chỉ đạo, điều hành nhiệm kỳ 2021-2025, ông Võ Anh Tuấn - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, trong nhiệm kỳ, UBND tỉnh tỉnh Bình Dương đã tổ chức 105 phiên họp với 1.677 nội dung, trong đó có 410 nội dung trình HĐND xem xét tại 25 kỳ họp.

66758b247fa8c8f691b9.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh​ Võ Văn Minh cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa tri ân cho lãnh đạo các sở ngành nghỉ hưu

Với tinh thần trách nhiệm cao, những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, tỉnh đã giữ vững các cân đối lớn trong phát triển kinh tế, tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm, thương mại dịch vụ tăng 12,3%/năm, xuất, nhập khẩu đạt 340 tỷ đô la Mỹ, thặng dư thương mại 8 -10 tỷ đô la Mỹ/năm, thu ngân sách đạt 420.000 tỷ đồng. Tỉnh đã dành nguồn lực lớn để đầu tư cho công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình dự án trọng điểm tạo động lực phát triển địa phương…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, biểu dương các thành viên UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đã nỗ lực rất lớn, nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là trước những ảnh hưởng, tác động sau đại dịch Covid-19. Triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ được tăng trưởng ổn định, đồng thời bảo đảm được an sinh xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng, an ninh trên địa bàn…​

6/29/2025 9:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, tăng trưởng 7,2%/năm, nhiệm kỳ 2021-202595-binh-duong-tang-truong-7-2-nam-trong-nhiem-ky-2021-2025True
0.00
0
0.00
False
Khai mạc Giải bóng đá cộng đồng Tập đoàn Becamex Cúp “Becamex Group” lần thứ 18 năm 2025Khai mạc Giải bóng đá cộng đồng Tập đoàn Becamex Cúp “Becamex Group” lần thứ 18 năm 2025

​​​TTĐT - Sáng 29-6, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá cộng đồng Tập đoàn Becamex Cúp "Becamex Group" lần thứ 18 năm 2025. 

​​

Tham dự có ông Nguyễn Minh Châu – Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh.

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-1.jpg

Toàn cảnh Lễ khai mạc Giải

Giải bóng đá cộng đồng Tập đoàn Becamex Cup "Becamex Group" năm 2025 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Bóng đá tỉnh, Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức, tiền thân là Giải bóng đá Thành phố mới Bình Dương Cup Becamex IDC được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006.

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-2.jpg

196 đội bóng đá đến từ các đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia Giải

Giải được duy trì tổ chức hàng năm, tạo ra sân chơi lành mạnh bổ ích, thiết thực cho hàng chục ngàn công chức, viên chức, công nhân lao động đang sinh sống, làm việc tại Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận. Từ đó, góp phần phát triển phong trào bóng đá nói riêng và phong trào thể dục ​thể thao nói chung khu vực phía Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, Giải luôn giữ kỷ lục là giải bóng đá phong trào có số lượng đội bóng tham dự nhiều nhất trên cả nước.

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-3.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban Tổ chức Giải

Giải năm nay diễn ra từ ngày 21/6 đến ngày 19/10/2025, thu hút 196 đội với gần 5.000 vận động viên là công chức, viên chức, công nhân lao động, người dân tham gia tranh tài. Các đội tham gia được phân chia tổng cộng 50 bảng thi đấu và được tổ chức thi đấu vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần.

Các đội thi đấu vòng loại tại 4 cụm sân gồm sân bóng đá Khu công nghiệp VSIP 1 (TP.Thuận An), sân bóng đá Gò Đậu (TP.Thủ Dầu Một), sân bóng đá khu Trung tâm Hành chính Thành phố mới Bình Dương và sân bóng đá Khu công nghiệp Mỹ Phước (TP.Bến Cát). Ban tổ chức sẽ chọn 16 đội có thành tích thi đấu tốt nhất của 4 cụm vào thi đấu vòng chung kết. ​​

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-4.jpg

Đại biểu lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các đơn vị cùng Ban Tổ chức giải thực hiện nghi thức khai mạc Giải

Tại buổi lễ, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã công bố Quyết định định trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Bóng đá Việt Nam" cho các cá nhân có thành tích đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển bóng đá của tỉnh Bình Dương.

Theo đó, có 3 cá nhân vinh dự được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Bóng đá Việt Nam" gồm: Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Becamex IDC; ông Vũ Đức Thành - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá tỉnh Bình Dương và ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là những cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực trong suốt chiều dài lịch sử của sự phát triển bóng đá Bình Dương nói riêng, bóng đá Việt Nam nói chung.

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-5.jpg

Le khai mac Giai Bong da Becamex Group-6.jpg

Các cầu thủ thi đấu sôi nổi, ấn tượng ngay sau Lễ khai mạc Giải

6/29/2025 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, Giải bóng đá cộng đồng Tập đoàn Becamex Cúp Becamex Group506-khai-mac-giai-bong-da-cong-dong-tap-doan-becamex-cup-becamex-group-lan-thu-18-nam-202False121000
0.00
121,000
0.00
False
Xem xét Đề án phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050Xem xét Đề án phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 17-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 100.​

​Tham dự có ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Bùi Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương.

Phiên họp đã xem xét dự thảo Đề án phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường đại học thông minh, đa ngành, đa lĩnh vực, là trung tâm lớn về đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hợp tác hiệu quả với các bên liên quan trong quá trình hoạt động…

Mục tiêu đến năm 2030, Trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường đại học thông minh, trường học hạnh phúc; đạt chuẩn đại học trọng điểm Việt Nam; năm 2035 đạt kiểm định AUN, kiểm định quốc tế và tham gia xếp hạng châu Á. Trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành cơ sở đào tạo đại học uy tín trong nước và quốc tế.

PH1005G9A0748.jpg

Toàn cảnh Phiên họp

Đến năm 2050, Trường Đại học Thủ Dầu Một trở thành trường đại học đổi mới sáng tạo; là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nằm trong Top các trường đại học tốt nhất trong khối ASEAN; hội nhập với các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Mục tiêu phát triển này gắn với các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản: Đổi mới mô hình quản trị gắn với chuyển đổi số; xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; phát triển quy mô và chương trình đào tạo; đảm bảo chất lượng; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế; phát triển dịch vụ.

Trường phấn đấu tự chủ tài chính mức 1 vào năm 2031. Đến năm 2030 tất cả các mặt hoạt động của Nhà trường vận hành trên nền tảng số; 30% nội dung dụng chương trình đào tạo trực tuyến; tăng dần số ngành và quy mô sinh viên thuộc khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, các ngành công nghiệp bán dẫn và đạt 50%/tổng ngành đào tạo của Nhà trường. Quy mô đào tạo đại học và sau đại học ổn định và tăng dần từ 22.000 đến 25.000 người vào năm 2030 và 30.000 người vào năm 2050; 6.000 học sinh phổ thông (đào tạo năng khiếu) vào năm 2050. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu đạt mức 75% trở lên; cơ cấu giảng viên 75%, quản trị, điều hành và phục vụ 25%; tỷ lệ tiến sĩ đạt chuẩn vào năm 2027 (40%/giảng viên), tiến tới vượt chuẩn vào năm 2031.

PH1005G9A0778.jpg

PH1005G9A0768.jpg 

Đại biểu trình bày các nội dung tại Phiên họp


Phiên họp cũng thông qua tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án giải quyết điểm ngập lưu vực rạch Ông Đành (từ Đại lộ Bình Dương đến sông Sài Gòn). Dự án có tổng chiều dài 2.165m với tổng mức đầu tư hơn 1.451 tỷ đồng; thông qua chủ trương đầu tư dự án trục thoát nước Suối Giữa - Bưng Cầu tổng mức đầu tư hơn 3.330 tỷ đồng nhằm góp phần giải quyết thooát nước phạm vi diện tích 4.538 hecta, tạo ra trục giao thông dọc tuyến.

Ngoài ra, Phiên họp cũng đã xem xét các nội dung: Dự thảo Nghị quyết ban hành Danh mục thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội; nhóm dự thảo Nghị quyết thông qua Đồ án Quy hoạch chung 03 đô thị mới đến năm 2040 trên địa bàn huyện Dầu Tiếng; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 vốn ngân sách địa phương.

PH1005G9A0758.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận Phiên họp

Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cơ bản thống nhất với các nội dung trình. Ông lưu ý, các dự án, công trình trọng điểm ven sông Sài Gòn, các dự án công trình thoát nước, chống ngập cần được khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm khởi công…Về chủ trương đầu tư các dự án ngoài vốn đầu tư công sẽ vận động xã hội hóa các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên tuyến cùng tham gia. Đối với Đề án phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị Trường tiếp thu ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để bổ sung hoàn thiện Đề án.​

6/17/2025 9:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtXem xét, Đề án phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Một,  năm 2030,  năm 205028-xem-xet-de-an-phat-trien-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
2
Bình Dương: Gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vayBình Dương: Gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

TTĐT - ​Sáng 22-3, gần 100 doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và ngân hàng đã tham gia Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 do UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh tổ chức. Ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

​​Hội nghị nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kết nối với các ngân hàng để tiếp cận nguồn vốn đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. ​

Khó tiếp cận vốn vay

Thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với doanh nghiệp (DN) đã đạt được những kết quả tích cực, quy mô vốn tín dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến DN khó tiếp cận vốn vay nhất là trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của một số DN đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của diễn biến thị trường thế giới.


Bà Trương Thị Thúy Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương nêu các khó khăn khi tiếp cận vốn

Bà Trương Thị Thúy Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày tỉnh Bình Dương cho biết, các DN khó tiếp cận vốn ngân hàng vì phải có tài sản thế chấp, trong khi đó DN vừa và nhỏ hoạt động phải đi thuê nhà xưởng thì không thể có tài sản thế chấp, chỉ có hình thức tín chấp mới có thể giải quyết được nguồn vốn cho họ. Thế nhưng, để vay được tín chấp là một vấn đề nan giải. Bà Liên giải thích: "Giải quyết tín chấp phải có phương án kinh doanh tốt và hợp đồng kinh tế có hiệu quả cao thì ngân hàng mới có thể cho vay được. Hiện nay với tình hình kinh tế hiện tại những phương án kinh doanh tốt rất khó thực hiện để đưa DN đến gần với ngân hàng". 

Từ ngày 15/3/2023, NHNN đã ban hành quyết định về điều chỉnh mức lãi suất điều hành giảm từ 0,5-1%. Điều này sẽ góp phần giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên, các DN cho rằng, gói vay ở các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay duy trì quá cao. Ông Nguyễn Khánh Toàn - Giám đốc Công ty điện Hoàng Ngân Phát cho rằng, NHNN đã có những nỗ lực nhất định hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, các động thái kéo giảm lãi suất vẫn chưa mang lại tác động tích cực. "Mặt bằng lãi suất hiện nay quá cao khiến DN khó giảm giá thành sản xuất, khó nâng cao năng lực cạnh tranh và mất đi nhiều cơ hội đầu tư" - ông Toàn nói.


Ông Trần Văn Trọng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Hương nêu kiến nghị

Bên cạnh đó, việc tiếp cận khách hàng của ngân hàng vẫn còn đơn lẻ, chưa bám sát địa bàn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, DN, cơ sở sản xuất kinh doanh để tăng cường thông tin đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng nhằm chia sẻ những khó khăn vướng mắc, tiếp cận tín dụng và hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Ông Trần Văn Trọng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Hương kiến nghị, ngân hàng cần tăng cường kết nối, chủ động làm việc với từng DN để chủ động dòng tiền và cơ cấu vốn kịp thời. DN có nguồn vốn sẽ có sức cạnh tranh tốt, hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho xã hội, tạo giá trị, tạo nhiều thu nhập, đóng thuế Nhà nước. Hệ thống ngân hàng cũng có lợi khi giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tăng cường kết nối ngân hàng – doanh nghiệp

Trước các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của DN, đại diện các ngân hàng đã giải đáp cụ thể về thực hiện các chính sách hỗ trợ khách hàng. Các ngân hàng cho biết đang tìm cách tiếp cận DN, tìm hiểu khó khăn để đẩy mạnh cho vay, bởi từ đầu năm đến nay tín dụng tăng trưởng khá chậm.


Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank phát biểu tại hội nghị

Ông Võ Đình Phong - Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương cho biết, sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng về chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ; chủ động phối hợp tổ chức các hội nghị kết nối ngân hàng - DN; đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ lãi suất.

Đặc biệt, tăng cường bám sát, tiếp cận sâu khách hàng; hướng dẫn cụ thể các chính sách tháo gỡ khó khăn, các quy định pháp luật, quy định nội bộ; giải quyết kịp thời các phản ánh, khó khăn, vướng mắc của khách hàng. Những quy định của pháp luật, quy định nội bộ ngân hàng không phù hợp sẽ đề xuất kiến nghị giải quyết kịp thời.


Ông Võ Đình Phong - Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị

Các ngân hàng sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền tiếp thị, triển khai, đẩy mạnh các chính sách cho vay, gói sản phẩm cho vay, dịch vụ mới nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi hơn cho DN trong tiếp cận tín dụng nhưng vẫn phải phù hợp quy định pháp luật và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống.

NHNN chi nhánh tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp các chi nhánh tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài tránh né, không thực hiện chính sách chung về tháo gỡ khó khăn. Mở đường dây nóng để lắng nghe, tổng hợp ý kiến chung của người dân, DN để xử lý kịp thời.


Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Dành ghi nhận những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của DN do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, đầu ra. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng khó khăn vì nợ xấu. Trong tình hình diễn biến phức tạp, biến động khó lường như hiện nay, ngân hàng và DN phải đồng hành chia sẻ khó khăn với nhau. Cần phải tiếp tục có những hội nghị để ngân hàng - DN gặp gỡ, trao đổi nắm bắt thông tin, tìm những giải pháp khắc phục. Đối với các nội dung liên quan đến thể chế, chính sách tỉnh sẽ kiến nghị Trung ương, vấn đề cấp tỉnh sẽ xử lý một cách nhanh chóng. 

Ông đề nghị NHNN chi nhánh Bình Dương chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm các chỉ thị liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để các chính sách hỗ trợ lãi suất để trở thành động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Các ngân hàng thương mại chủ động gặp gỡ DN để ghi nhận các khó khăn, vướng mắc, cùng nhau tháo gỡ. Cùng với đó, DN cũng phải nỗ lực "tự cứu mình", tự cơ cấu lại tài chính, kinh doanh, thậm chí là chuyển đổi ngành nghề phù hợp.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 79 tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng. Năm 2022, tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 276.000 tỷ đồng, tăng 3,53% so với năm 2021. Tổng dư nợ đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 12,38% so với năm 2021. Nợ xấu kiểm soát 0,73% trên tổng dư nợ.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, tổng nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD đạt 270.000 tỷ đồng, giảm 2,2% so với đầu năm, tăng 0,37% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ đạt 288.000 tỷ đồng, tăng 1,05% so với đầu năm, tăng 10,34% so với năm trước.

Nguồn vốn huy động giảm, tăng trưởng tín dụng tăng thấp cho thấy thị trường tiền tệ, tín dụng ở Bình Dương diễn biến phù hợp với diễn biến của cả nước khi tình hình xung đột giữa Nga - Ucraina vẫn còn, lạm phát ở các nước vẫn còn và ở Việt Nam cơ bản kiểm soát được nhưng vẫn không được chủ quan, mặc dù thị trường tiền tệ tạm thời ổn định, thanh khoản dồi dào. Đặc biệt, từ ngày 15/3/2023, NHNN Việt Nam đã giảm lãi suất điều hành để giảm lãi suất cho vay góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN và nền kinh tế.

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên địa bàn hiện nay đã giảm. Lãi suất tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,9 - 5,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,8 - 7,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,2%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,5%; lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ phổ biến ở mức 7,5-8,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn VNĐ phổ biến ở mức 8,1-10,5%/năm. Lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 3,7-5,7%/năm; trung và dài hạn mức 5,5-5,92%/năm. Lãi suất huy động USD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và dân cư.​


3/22/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtBình Dương, gỡ khó, doanh nghiệp, tiếp cận vốn vay, hội nghị, kết nối, ngân hàng, doanh nghiệp899-binh-duong-go-kho-cho-doanh-nghiep-tiep-can-von-vaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
3
Bình Dương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đến khi sáp nhập tỉnhBình Dương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm đến khi sáp nhập tỉnh

TTĐT - ​​Chiều 19-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 48, khóa XI sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến khi sáp nhập tỉnh. Ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.​

​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. ​ 

Báo cáo tại hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt được khá tích cực thể hiện qua tốc độ tăng trưởng ước đạt 8,7%; kết cấu hạ tầng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ngay tại công trường để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từng công việc cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.

HNBCH5G9A0936.jpg

Toàn cảnh hội nghị

HNBCH5G9A0915.jpg

HNBCH5G9A0928.jpg

Đại biểu tham dự hội nghị

Việc triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, nhất là về công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW được quan tâm, thực hiện hiệu quả kịp thời. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chăm lo các đối tượng chính sách, đảm bảo an sinh xã hội được tổ chức chu đáo; hoàn thành công tác giao quân năm 2025; tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác tổ chức cán bộ, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đạt được nhiều kết quả.

HNBCH5G9A0902.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy báo cáo tại hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm 2025 

Từ nay đến ngày sáp nhập, tỉnh sẽ tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình, sự kiện chính trị, văn hóa. Tiếp tục duy trì tuần tra, kiểm soát, nắm bắt tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ; khẩn trương hoàn thiện Đề án nhân sự Quân sự, Công an của các xã, phường mới để đảm bảo bộ máy đi vào hoạt động trước ngày 01/7/2025. Tập trung thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định toàn bộ các thủ tục về thành lập đơn vị hành chính xã, phường mới, gắn với công tác bộ máy, nhân sự của cả khối Đảng, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ để kết thúc cấp huyện; xã, phường mới đi vào hoạt động đúng ngày 01/7 theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách theo đúng quy định. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức đại hội Đảng bộ cấp cơ sở theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6 và đại hội đại biểu Đảng bộ xã, phường nhiệm kỳ 2025 - 2030, hoàn thành trước ngày 31/7. Chủ động tham gia đóng góp vào văn kiện chung của Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh sau sáp nhập…

HNBCH5G9A0953.jpg

HNBCH5G9A0946.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Tại hội nghị, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo trình Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến về các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Quy chế làm việc của Tỉnh ủy.

HNBCH5G9A0924.jpg

Ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến về các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp, khu công nghiệp

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi ghi nhận, biểu dương tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của toàn thể các đồng chí trong Ban Chấp hành, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, lực lượng vũ trang và cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân tỉnh nhà trong suốt thời gian qua, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2025 đầy thử thách nhưng đã đạt được những kết quả nhất định.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Trung ương, đến ngày 01/7 phải hoàn thành sáp nhập tỉnh, đồng thời kết thúc hoạt động cấp huyện và 36 xã, phường mới đi vào hoạt động, với tinh thần không để ngắt quãng thời gian, khoảng trống về lĩnh vực, địa bàn, cả hệ thống chính trị phải triển khai một khối lượng công việc rất lớn, áp lực về thời gian, chỉ còn lại 11 ngày.

HNBCH5G9A0966.jpg

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị

Cùng với đó phải tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ dứt điểm khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính, đất đai, các dự án tồn đọng do vướng mắc trong công tác thẩm định giá đất, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, quy hoạch, đất đai,... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của các nhà đầu tư chiến lược như: Becamex IDC, Sungroup, Thaco, FPT,…; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Đối với cấp huyện và cấp xã, tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm đi qua địa bàn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công do địa phương làm chủ đầu tư, kịp thời tất toán, hoàn tất hồ sơ thủ tục bàn giao cho cơ quan chức năng trước khi kết thúc hoạt động cấp huyện; quyết tâm hoàn thành thủ tục, thi công các công trình trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm, chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội, đặt biệt hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trước ngày 30/6/2025. Tiếp tục ra quân truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định toàn bộ các thủ tục về thành lập đơn vị hành chính xã, phường mới, gắn với công tác bộ máy, nhân sự của cả khối Đảng, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và điều động, chỉ định nhân sự và bàn giao hồ sơ đảng viên, cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện, các xã, phường, thị trấn cũ về công tác tại các xã, phường mới…

 

 

6/19/2025 8:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, hoàn thành các nhiệm vụ,  sáp nhập tỉnh783-binh-duong-phan-dau-hoan-thanh-cac-nhiem-vu-trong-tam-den-khi-sap-nhap-tinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1 - 30Next