Thông tin cần biết
Thứ 4, Ngày 16/09/2020, 11:00
Hướng dẫn thực hiện thang bảng lương theo Bộ luật Lao động
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/09/2020 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sở Nội vụ c​ó văn bản hướng dẫn thực hiện thang bảng lương theo Bộ luật Lao động.

Hướng dẫn này áp dụng đối với các trường hợp hợp đồng được ký kết theo Bộ luật Lao động trong các cơ quan, đơn vị cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã; đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí chi thường xuyên; các cơ quan, tổ chức khác có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước quyết định việc áp dụng quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP để thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc.

Đối tượng áp dụng là nhân viên phục vụ, vệ sinh, tạp vụ, cấp dưỡng (nấu ăn), hộ lý, nhân viên bảo vệ; nhân viên lái xe, nhân viên kỹ thuật; nhân viên thực hiện các công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống; các cá nhân đang ký hợp đồng lao động phục vụ hoạt động thu phí (từ nguồn thu phí được để lại theo quy định) của các cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các trường hợp khác được ký hợp đồng theo Bộ luật Lao động.

Thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động đối với cơ quan hành chính: là người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước. Trường hợp người có thẩm quyền này không thực hiện trực tiếp ký hợp đồng lao động thì có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng lao động hợp đồng.

Thang bảng lương được xây dựng theo những nguyên tắc: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,  Đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan, đơn vị thống nhất áp dụng thang, bảng lương đối với hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động. Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án vị trí việc làm chưa được phê duyệt thì căn cứ số hợp đồng lao động hiện hành để chuyển đổi và áp dụng thang, bảng lương mới. Số bậc của thang, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang, bảng lương do cơ quan, đơn vị xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh. Thang, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động hoặc khi Chính phủ thay đổi về lương tối thiểu vùng.

Tải về Văn bản​ 

 

 

 

 

Lượt người xem:  Views:   1699
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin cần biết