Tin chỉ đạo điều hành
 

 Mặc dù bánh kẹo ngày càng phong phú, nhưng mứt gừng Bình Nhâm vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường, vẫn là món quà quý để nhiều người tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Và năm nay, người làm mứt ở Bình Nhâm càng vui hơn khi loại mứt này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất.

Tết đến sớm ở làng mứt
Quyện trong khí trời se lạnh của những ngày giáp tết là mùi thơm ngát của những nồi mứt gừng, mứt me... đang sục sôi trên những bếp lửa hồng.
 
 
 Mặc dù bánh kẹo ngày càng phong phú, nhưng mứt gừng Bình Nhâm vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường, vẫn là món quà quý để nhiều người tặng nhau mỗi dịp tết đến xuân về. Và năm nay, người làm mứt ở Bình Nhâm càng vui hơn khi loại mứt này vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng ngay cả khi kinh tế khó khăn nhất.Tết đến sớm ở làng mứtQuyện trong khí trời se lạnh của những ngày giáp tết là mùi thơ...
 
 
Ngày 9/1, Hội người mù tỉnh Bình Dương đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2008.
 
 
Ngày 9/1, Hội người mù tỉnh Bình Dương đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2008.
 
 

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 bầu ra Ban Chấp hành chính thức, thông qua điều lệ hoạt động, quy chế làm việc.

 
 
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bình Dương vừa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2008-2013 bầu ra Ban Chấp hành chính thức, thông qua điều lệ hoạt động, quy chế làm việc.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)Phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1110/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.

Theo đó, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và một phần thuộc phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Đông giáp đất cao su (giáp đường ĐT.745 - Vành đai 5 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Tây giáp đất cao su và đất dân (giáp Khu vực phát triển đô thị số 3 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Nam giáp đường ĐT.746F (đường ĐT.746F theo Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Tân Uyên đến năm 2040); phía Bắc giáp đất cao su (giáp Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 4 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040).

Quy mô lập quy hoạch 785,86 hecta.

Quy mô lao động 32.200 người.

Tính chất là khu công nghiệp tập trung, với các loại hình công nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ khí.

Các thành phần chức năng trong khu vực quy hoạch: Đất sản xuất công nghiệp, kho tàng; đất dịch vụ; đất cây xanh; đất kỹ thuật; đất giao thông (hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật); các khu chức năng khác phục vụ cho hoạt động khu công nghiệp (bao gồm đất an ninh, đất cơ quan, trụ sở).

Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương là cơ quan lập quy hoạch, có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh giao Chủ đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 lập hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 theo Khoản 8 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

UBND TP.Tân Uyên và UBND huyện Bắc Tân Uyên có trách nhiệm nghiên cứu, rà soát đảm bảo sự đồng bộ cơ cấu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật khung giữa quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên, quy hoạch chung TP.Tân Uyên và quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1.

Quyết định số 1110/QĐ-UBND​​

4/28/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)852-phe-duyet-do-an-quy-hoach-chung-xay-dung-khu-cong-nghiep-bac-tan-uyen-1-chuyen-nganh-co-khiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2025Thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2025.​

​Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ các quy định hiện hành, tình hình thực tế của địa phương và nội dung, yêu cầu tại Quyết định số 986/QĐ-BKHCN ngày 26/5/2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo các quy định của pháp luật; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Quyết định số 986/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định Bộ tiêu chí đánh giá Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước năm 2025 gồm 07 tiêu chí: Kết nối đầy đủ; cấu trúc, bố cục, hiển thị đầy đủ; tính tuân thủ về yêu cầu kỹ thuật trong đặc tả dữ liệu; tuân thủ về tên miền; hiệu năng tải trang dành cho trải nghiệm người sử dụng; an toàn thông tin; xếp hạng Cổng Thông tin điện tử cấp Bộ, cấp tỉnh.

Văn bản​​​

6/6/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Bộ tiêu chí đánh giá Cổng Thông tin điện tử, Trang Thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước, năm 2025499-thuc-hien-bo-tieu-chi-danh-gia-cong-thong-tin-dien-tu-trang-thong-tin-dien-tu-cua-co-quan-nha-nuoc-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về công tác cán bộTriển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 142-QĐ/TW về "Thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ" và Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị về "Thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước".

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, phổ biến, quán triệt những nội dung của Quy định số 142-QĐ/TW và Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức triển khai thực hiện các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ, trong việc tạm đình chỉ công tác tác đối với cán bộ cấp dưới và quy trình thực hiện theo các Quy định trên; thường xuyên kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) về kết quả thực hiện.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các nội dung quy định của tỉnh để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Quy định số 142-QĐ/TW và Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh.

Văn bản

Quy định số 142-QĐ/TW và Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị 

10/2/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy định số 142-QĐ/TW, Quy định số 148-QĐ/TW997-trien-khai-thuc-hien-cac-quy-dinh-cua-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-can-bThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Dự toán thu ngân sách Nhà nước và thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương năm 2024Dự toán thu ngân sách Nhà nước và thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương năm 2024

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 34/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2024. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2024. 

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 và Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 23/8/2024 của HĐND tỉnh.

Theo đó, năm 2024, tổng thu từ kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh là 69.164 tỷ 79 triệu đồng, trong đó: Thu nội địa 52.364 tỷ 79 triệu đồng; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 16.800 tỷ đồng; thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Tổng thu ngân sách địa phương 37.217 tỷ 659 triệu đồng, bao gồm: Thu cân đối ngân sách địa phương 27.255 tỷ 526 triệu đồng; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 3.289 tỷ 156 triệu đồng; thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương 37.271 tỷ 659 triệu đồng, bao gồm: Chi cân đối ngân sách địa phương 27.255 tỷ 526 triệu đồng; chi các chương trình mục tiêu từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu 3.289 tỷ 156 triệu đồng; chi từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất để chi xây dựng cơ bản 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Bội chi ngân sách địa phương (thu và chi từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ) 1.001 tỷ 800 triệu đồng.

Nghị quyết số 34/NQ-HĐND

10/30/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, thu, chi, phân bổ ngân sách địa phương156-du-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-va-thu-chi-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Dĩ AnĐiều chỉnh, bổ sung danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Dĩ An

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2203/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Dĩ An.​

Theo đó, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ các công trình, dự án thu hồi đất thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Dĩ An tại Quyết định 1322/QĐ-UBND ngày 16/5/2025.

Cụ thể: Bổ sung dự án Khu tái thiết đô thị chuyển đổi Khu công nghiệp Bình Đường với diện tích 16,5 hecta tại phường An Bình; điều chỉnh 02 công trình, dự án với diện tích sau điều chỉnh là 110,31 hecta và loại bỏ khỏi 04 công trình, dự án khỏi Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 với diện tích 93,5 hecta.

QĐ 2203-1.png

QĐ 2203-2.png

Các nội dung khác của Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP. Dĩ An thực hiện theo Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 18/3/2025 và Quyết định 1322/QĐ-UBND ngày 16/5/2025 của UBND tỉnh.

UBND TP.Dĩ An chịu trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Quyết định số 2203/QĐ-UBND​​

6/30/2025 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Dĩ An529-dieu-chinh-bo-sung-danh-muc-cong-trinh-du-an-trong-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2025-tp-di-aThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu MộtBổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu Một

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2205/QĐ-UBND về việc bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu Một.​

Theo đó, phê duyệt bổ sung Dự án đầu tư giải quyết điểm ngập đoạn ngã ba Cống đường Thích Quảng Đức - giai đoạn 2 với diện tích 4,32 hecta tại phường Chánh Nghĩa, phường Phú Cường vào danh mục thu hồi đất của Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu Một.

Các nội dung khác của Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu Một thực hiện theo Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 18/3/2025 và Quyết định số số 1323/QĐ-UBND ngày 16/5/2025 của UBND tỉnh.

UBND TP.Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Quyết định số 2205/QĐ-UBND​

6/30/2025 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, danh mục công trình, dự án thu hồi đất vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thủ Dầu Một527-bo-sung-danh-muc-cong-trinh-du-an-thu-hoi-dat-vao-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2025-tp-thu-dau-moThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tửLiên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bảnvề việc liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử. 

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải có yêu cầu, ni dung v kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp đối với các dự án công nghệ thông tin hoặc kế hoạch th dịch vụ công nghệ thông tin được thực hiện từ năm 2018 trở đi; khi đầu tư hoặc thuê dịch vụ các hệ thng xử lý thủ tục hành chính phi tuân th Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh đã được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, cơ quan hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu quc gia theo danh mục đã được Thng Chính phủ phê duyệt; nghiên cu các gii pháp để chia sẻ, sử dụng dữ liệu phát sinh trong quá trình khai thác các cơ sở d liệu quốc gia, tránh lãng phí ngun lực cập nhật, duy trì dữ liệu; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ban hành các quy trình thực hiện thủ tục hành chính thống nhất để áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; điều chỉnh, nâng cp các phần mềm liên quan, đáp ứng các yêu cầu thay đổi về thủ tục hành chính, quy trình.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng các phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử thống nhất trên cơ sở tổ chức lại các phần mềm hiện có, phù hợp với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, phần mềm của tỉnh; bảo đảm sử dụng thống nhất một phần mềm chung của tỉnh, tuân thủ các hướng dẫn, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành khác.

3/14/2018 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtmột cửa,  chia sẻ thông tin781-lien-ket-chia-se-du-lieu-giua-cac-he-thong-thong-tin-mot-cua-dien-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
366.00
121,000
0.00
121000
44,286,000
Bổ sung danh mục công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận AnBổ sung danh mục công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND về việc bổ sung danh mục công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An.

Theo đó, phê duyệt ​bổ sung danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An tại Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 18/3/2025 của UBND tỉnh.

Cụ thể: Bổ sung 01 dự án thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện cơ sở y tế với diện tích 678,8 m2 thuộc Trung tâm Y tế Thuận An tại tờ bản đồ số 17, phường Lái Thiêu trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An.

Các nội dung khác của Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An thực hiện theo Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 18/3/2025, Qu​yết định số 1326/QĐ-UBND ngày 16/5/2025 và Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 22/6/2025 của UBND tỉnh. 

UBND TP.Thuận An chịu trách nhiệm công bố công khai danh mục công trình, dự án trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất.

Quyết định số 2228/QĐ-UBND​

6/30/2025 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 TP.Thuận An30-6-bo-sung-danh-muc-cong-trinh-du-an-vao-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2025-tp-thuan-anThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
0
0.00
Tăng cường các giải pháp chống thất thu ngân sách Nhà nước và điều hành ngân sách địa phương năm 2024Tăng cường các giải pháp chống thất thu ngân sách Nhà nước và điều hành ngân sách địa phương năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường các giải pháp chống thất thu ngân sách Nhà nước và điều hành ngân sách địa phương năm 2024.

​Theo đó, Cục Thuế tỉnh tập trung toàn lực, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chứcnăng, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, thu hồi nợ đọng thuế trong những tháng cuối năm; theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu tại từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế để kịp thời có các giải pháp quản lý hiệu quả, đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu được Bộ Tàichính, Tổng cục Thuế, HĐND tỉnh giao ở mức cao nhất. 

Khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai thực hiện Bản đồ số hộ kinh doanh của Tổng cục Thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống, xăng dầu,…; tăng cường công tác kiểm tra, phòng, chống gian lận hóa đơn, chống thất thu thuế, nhất là thu thuế từ hộ kinh doanh, hoạt động thương mại điện tử, vàng bạc, ăn uống, bán lẻ, chuyển nhượng bất động sản, xây dựng cơ bản vãng lai; phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp bán hàng không xuất hóa đơn theo quy định, hoàn thuế giá trị gia tăng không đúng quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức tuyên truyền thường xuyên nội dung quy định về quản lý thuế đến các tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm rõ chính sách thuế và thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, tổ chức triển khai thực hiện công tác thu và chống thất thu ngân sách Nhà nước, kiểm soát tốt việc kê khai thuế, quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước; tiếp tục thực hiện thông báo, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có địa chỉ trú đóng tại 04 địa bàn thành phố (Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Dĩ An) thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thu đặc biệt, thực hiện kê khai nộp các loại thuế trên tại các ngân hàng thương mại phối hợp thu tương ứng với 04 Kho bạc Nhà nước thành phố (Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Dĩ An) nơi doanh nghiệp đang trú đóng đối với một số loại thuế nội địa do Cục Thuế Bình Dương quản lý. 

Chỉ thị​

8/9/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, giải pháp, thất thu, ngân sách, Nhà nước, điều hành, ngân sách, địa phương, năm 2024120-tang-cuong-cac-giai-phap-chong-that-thu-ngan-sach-nha-nuoc-va-dieu-hanh-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
561.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022: "Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số được tổ chức trong tháng 10, trọng tâm từ ngày 01 đến ngày 10/10/2022.

Cụ thể: Tổ chức phát động và khuyến khích sáng kiến hành động chuyển đổi số trong hoạt động quản lý các cơ quan, đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu sử dụng các giải pháp sẵn có hoặc sáng kiến tạo ra ứng dụng chuyển đổi số thiết thực để giải quyết các vấn đề của xã hội đang đặt ra như phổ cập kỹ năng số; sử dụng các sản phẩm, dịch vụ số; làm sạch môi trường số;... Tổ chức hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng để phổ biến, hỗ trợ người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số; tổ chức các hoạt động chuyển đối số của doanh nghiệp, khuyến khích mỗi đơn vị có ít nhất một sáng kiến chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận nền tảng số thiết thực và hiệu quả.

Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ số có các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ số do doanh nghiệp cung cấp (phù hợp với quy định của pháp luật); phát động thanh toán không dùng tiền mặt tại các khu mua sắm, tuyến phố đi bộ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Các cơ quan, đơn vị quán triệt nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại đơn vị; tổ chức lan truyền thông điệp Ngày Chuyển đổi số quốc gia trên môi trường số, gồm các trang mạng xã hội, trang thông tin các đơn vị, cổng thông tin điện tử, các chuyên mục chuyển đổi số, trang thông tin chuyên đề chuyển đổi số. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, tăng cường hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp huyện và Bộ phận một cửa cấp xã. Kết hợp tuyên truyền các mô hình, đơn vị đã thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh, các cửa hàng điện tử, máy tính, siêu thị điện máy lớn có băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật.

Các cơ quan truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền về Ngày Chuyển đổi số quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau như chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, trình chiếu phim tư liệu về lịch sử phát triển công nghệ thông tin Việt Nam; đưa tin về các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia. Tổ chức các hoạt động cộng đồng: Phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao cộng đồng với tinh thần "Khỏe trong môi trường thực để khỏe trong môi trường số" trong thời gian từ ngày 01-10/10/2022 hoặc trong toàn bộ tháng 10/2022…

Kế hoạch 

10/7/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, hưởng ứng, Ngày, Chuyển đổi số, quốc gia, năm 2022917-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-ung-ngay-chuyen-doi-so-quoc-gia-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
612.00
121,000
0.00
121000
0
Cải tạo cụm nhà xưởng và nhà máy của các doanh nghiệp làm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnhCải tạo cụm nhà xưởng và nhà máy của các doanh nghiệp làm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp cho dự án cải tạo Cụm nhà xưởng cho thuê của Công ty TNHH Hoàng Hùng và dự án cải tạo các hạng mục, công trình (khu nhà máy) của Công ty TNHH Dệt Liên Châu làm Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnh.

​Theo đó, mục đích đầu tư xây dựng nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid-19 của tỉnh.

Bệnh viện dã chiến tại Cụm nhà xưởng cho thuê của Công ty TNHH Hoàng Hùng có quy mô khoảng 3.300 giường bệnh trên diện tích Nhà xưởng số 04, Nhà xưởng số 05 với Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 24.480 m2 (không bao gồm trang thiết bị y tế phục vụ khám trị bệnh Covid-19). Địa điểm xây dựng: Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng. Thời gian dự kiến hoàn thành: Trong vòng 25 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định lệnh công trình khẩn cấp 23/8/2021 với mức kinh phí dự kiến 17.214.351.000 đồng.

Bệnh viện dã chiến tại khu nhà máy của Công ty TNHH Dệt Liên Châu có quy mô khoảng 1.580 giường bệnh trên diện tích lô đất khoảng 16.394 m2 (không bao gồm trang thiết bị y tế phục vụ khám, điều trị bệnh Covid-19)với mức kinh phí khoảng 12.329.489.000 đồng. Địa điểm xây dựng: Lô CN4 đường số 1, KCN Sóng Thần 3, thành phố Thủ Dầu Một. Dự kiến hoàn thành trong vòng 25 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định lệnh công trình khẩn cấp 23/8/2021.

Bệnh viện dã chiến tại Nhà máy rượu GSI của Công ty Cổ phần Cao su Tài Phát có quy mô khoảng 1000 giường trên diện tích khu đất thực hiện dự án khoảng 154.221,6 m2, tổng diện tích xây dựng 21.847,8m2. Địa điểm xây dựng: Phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát.

Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của tỉnh triển khai xây dựng phù hợp quy định và đảm bảo các điều kiện sử dụng theo yêu cầu phòng chống dịch.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu đề xuất, trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện để triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành. 

Sở Y tế căn cứ Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 01/3/2021 của Bộ Xây dựng và tình hình thực tế của tỉnh để hướng dẫn cụ thể về quy mô xây dựng và bố trí các khu chức năng, đảm bảo phù hợp theo quy định; đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khẩn trương triển khai thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 tỉnh và tổ chức vận hành đảm bảo công tác phòng, chống dịch theo quy định. Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Công ty Điện lực Bình Dương, Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương thực hiện lắp đặt đồng hồ điện, đồng hồ nước và đấu nối thoát nước đảm bảo cho các hoạt động của Bệnh viện dã chiến.

Sở Giao thông Vận tải, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng hướng dẫn, tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông phục vụ thi công công trình khẩn cấp.

Quyết định 

 

8/24/2021 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCải tạo, cụm nhà xưởng, nhà máy, doanh nghiệp, Bệnh viện dã chiến, điều trị, bệnh nhân, Covid-19 57-cai-tao-cum-nha-xuong-va-nha-may-cua-cac-doanh-nghiep-lam-benh-vien-da-chien-dieu-tri-benh-nhan-covid-19-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
653.00
121,000
0.00
121000
0
Định giá nước sạch sinh hoạt nông thônĐịnh giá nước sạch sinh hoạt nông thôn

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1095/QĐ-UBND về việc định giá cụ thể giá nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2025.

Theo đó, áp dụng cho sinh hoạt các hộ gia đình; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Các sở, ban ngành, đoàn thể, Ban Đảng, Quân đội, lực lượng vũ trang, bệnh viện, trường học; hoạt động sản xuất vật chất, bao gồm: Các đơn vị, cơ sở sản xuất, chế biến, gia công trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải, lò thiêu; nước phục vụ cho công trình xây dựng.

Đồng thời áp dụng cho những loại hình kinh doanh, dịch vụ không thuộc các đối tượng tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 2 Quyết định này, bao gồm: Các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống; đơn vị, cơ sở sản xuất nước đá, rượu, bia, kem, nước giải khát, nước đóng bình. Các cơ sở thẩm mỹ, rửa xe, giặt ủi, các khu vui chơi. Các khu chợ, siêu thị, đại lý, cửa hàng thương mại. Các dịch vụ cấp nước cho ghe, tàu, thuyền. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân mang tính chất kinh doanh khác.

Định giá cụ thể giá nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh như sau:

​​STTNhóm đối tượngMục đích sử dụng nước sạchGiá tiêu thụ nước sạch (đồng/m3)
1Đối tượng 1Nước sạch dùng cho sinh hoạt các hộ gia đình. 10.260
2Đối tượng 2Nước sạch dùng cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.12.530
3Đối tượng 3Nước sạch dùng cho sản xuất vật chất.13.800
4Đối tượng 4Nước sạch dùng cho kinh doanh, dịch vụ19.400
​Văn bản​
4/23/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđịnh giá nước sạch nông thôn Bình Dương854-dinh-gia-nuoc-sach-sinh-hoat-nong-thoThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueHải Hòa
0.00
121,000
0.00
121000
Thành lập Ban Tổ chức Giải chạy Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025Thành lập Ban Tổ chức Giải chạy Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1244/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Giải chạy "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bìn​h Dương năm 202​5" (Ban Tổ chức Giải).

Theo đó, Ban Tổ chức Giải gồm: Ông Bùi Minh Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban; ông Bùi Hữu Toàn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực; ông Nguyễn Thanh Quang - Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Phó Trưởng ban; ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban phụ trách chuyên môn.

Các thành viên gồm: Ông Huỳnh Minh Chính - Phó Giám đốc Sở Y tế; ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; ông Võ Thành Giàu - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường; ông Phan Văn Lam - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thượng tá Trần Phương Toàn - Phó Trưởng phòng PX03, Công an tỉnh; ông Bùi Thanh Phong - Chánh Văn phòng Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; ông Bùi Hữu Đại - Trưởng phòng Giải trí Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; bà Lâm Phương Diệu - Trưởng Phòng Nội dung số kiêm Trưởng Phòng Biên tập chương trình, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; bà Trần Thị Diễm Trinh - Bí thư Tỉnh Đoàn; ông Vũ Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Ban Tổ chức Giải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, điều hành, tổ chức các nội dung hoạt động của Giải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, thành công; Ban Tổ chức Giải tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Quyết định số 1244/QĐ-UBND​

5/12/2025 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập Ban Tổ chức Giải chạy Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bìn​h Dương năm 2025606-thanh-lap-ban-to-chuc-giai-chay-chung-tay-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tổ chức tốt các hoạt động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024Tổ chức tốt các hoạt động dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024

TTĐT - ​​​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tổ chức các hoạt động lễ kỷ niệm, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

​Theo đó, các sở, ngành, địa phương cần triển khai những công việc trọng tâm trước, trong và sau Tết, bao gồm: Phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc; chủ động, tích cực thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, công nhân, người lao động bị ngưng việc, mất việc làm,... bảo đảm mọi nhà, mọi người có điều kiện vui xuân, đón Tết.

Bên cạnh đó, triển khai tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn và các hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng dân quân thường trực, công nhân vệ sinh... làm nhiệm vụ trong những ngày Tết; thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. 

Đồng thời, tổ chức phong trào xanh, sạch, đẹp đường phố, ngõ, hẻm, chăm sóc các bia, đài tưởng niệm, các di tích lịch sử trên địa bàn. Căn cứ vào tình hình thực tiễn tổ chức bắn pháo hoa chào mừng  Tết Nguyên đán phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách Nhà nước.

Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức. Cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín; không sử dụng ngân sách Nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi... Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm.​

Chỉ thị ​

1/9/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, tốt, hoạt động, Tết Nguyên đán, Giáp Thìn, năm 2024113-to-chuc-tot-cac-hoat-dong-dip-tet-nguyen-dan-giap-thin-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
490.00
121,000
0.00
121000
0
Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/5.000) Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (Khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí) tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên.​

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) thông qua ngày 11/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có vị trí tại xã Bình Mỹ, xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hội Nghĩa, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Ranh giới tiếp giáp: Phía Đông giáp đất cao su (giáp đường ĐT.745 - Vành đai 5 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Tây giáp đất cao su và đất dân (giáp khu vực phát triển đô thị số 3 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040); phía Nam giáp đường ĐT.746B (đường ĐT.746F theo điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP.Tân Uyên đến năm 2040); phía Bắc giáp đất cao su (giáp Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 4 theo Quy hoạch vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040).

Quy mô diện tích lập quy hoạch 785,86 hecta.

Quy mô lao động khoảng 32.000 người.

Tính chất là Khu công nghiệp tập trung với các loại hình công nghiệp sản xuất chuyên ngành cơ khí.

Các thành phần chức năng trong khu vực quy hoạch: Đất sản xuất công nghiệp, kho tàng; đất dịch vụ; đất cây xanh; đất kỹ thuật; đất giao thông (hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật); các khu chức năng khác phục vụ cho hoạt động khu công nghiệp (bao gồm đất an ninh, đất cơ quan, trụ sở).

Giao UBND tỉnh căn cứ quy định pháp luật hiện hành hoàn chỉnh và phê duyệt Đồ án Quy hoạch phù hợp với quy định về quy hoạch xây dựng; các chỉ tiêu quy hoạch đảm bảo phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Dự toán kinh phí lập quy hoạch theo định mức, quy định hiện hành và được cơ quan chức  năng thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Nghị quyết số 26/NQ-HĐND​

4/28/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 (chuyên ngành cơ khí)58-do-an-quy-hoach-chung-xay-dung-khu-cong-nghiep-bac-tan-uyen-1-chuyen-nganh-co-khiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động Bình Dương chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động và xây dựng chính sách khi kết thúc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.​

Theo đó, các sở, ngành căn cứ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm và các điều kiện đảm bảo để HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các phòng, ban của UBND cấp xã mới đi vào hoạt động.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính và dịch vụ công của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã theo quy định.

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và UBND các huyện, thành phố khẩn trương nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách khi kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tham mưu Đảng ủy UBND tỉnh báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho ý kiến trước ngày 15/6/2025; trình HĐND tỉnh ban hành trong tháng 6/2025.

Trong quá trình xây dựng chính sách, Sở Nội vụ liên hệ với TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng chính sách có tính tương đồng, không chênh lệch giữa các địa phương.

Văn bản​

6/5/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chuẩn bị điều kiện để xã, phường mới đi vào hoạt động 82-binh-duong-chuan-bi-dieu-kien-de-xa-phuong-moi-di-vao-hoat-dongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 trong nội bộ TP.Thuận AnĐiều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 trong nội bộ TP.Thuận An

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 trong nội bộ TP.Thuận An.​

Theo đó, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách tỉnh trong nội bộ TP.Thuận An:

Tin QĐ 1466.png

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND và 1295/QĐ-UBND ngày 14/5/2025 của UBND tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch điều chỉnh được giao, UBND TP.Thuận An tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Giao Sở Tài chính tổng hợp nội dung trên trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước, tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Quyết định số 1466/QĐ-UBND​

6/9/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch đầu tư công năm 2025 trong nội bộ TP.Thuận An151-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-giai-doan-2021-2025-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2025-trong-noi-bo-tp-thuan-aThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009

(TTĐT) Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn suy thoái, sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Chính phủ nên những giải pháp và chính sách được Chính phủ đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội đã bước đầu phát huy tác dụng, kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2009 phát triển theo hướng tích cực và có dấu hiệu sớm phục hồi.

Tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực như sau:
I. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
a. Nông nghiệp
Trọng tâm sản xuất nông nghiệp trong tháng5làchăm sóc,thu hoạch lúa đông xuân trên cả nước và xuống giống lúa hè thu ở các địa phương phía Nam. Tính đến trung tuần tháng 5/2009, các địa phương phía Nam đã thu hoạch 1844,1 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước, năng suất ước tính đạt 62 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản l­ượng đạt 11,8 triệu tấn, tăng 214,8 nghìn tấn. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân, năng suất ước tính đạt 63,6 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 9,9 triệu tấn, xấp xỉ vụ đông xuân 2008. Năng suất lúa đông xuân toàn vùng giảm chủ yếu do một số địa phương thay đổi cơ cấu giống lúa theo hướng giảm diện tích trồng lúa năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp, khó xuất khẩu (IR 50404, OM 576.v.v) sang gieo trồng giống lúa năng suất tuy thấp hơn nhưng chất lượng gạo tốt, dễ xuất khẩu (VNĐ 95-20, OM 2717, OM 2517.v.v...). Sản lượng lúa đông xuân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ước tính đạt 1 triệu tấn, tăng 172,6 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước, trong đó một số tỉnh đạt sản lượng tăng cao là: Quảng Nam tăng 39 nghìn tấn; Quảng Ngãi tăng 34,9 nghìn tấn; Phú Yên tăng 45,3 nghìn tấn; Khánh Hoà tăng 38,5 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa đông xuân của các tỉnh phía Bắc đạt 1147,9 nghìn ha, tăng 1,6% so với vụ đông xuân 2008. Hiện nay, lúa đang phát triển tốt; theo đánh giá ban đầu của các địa phương, nếu thời tiết thuận lợi và sâu bệnh phát sinh ít thì năng suất lúa đông xuân miền Bắc sẽ đạt xấp xỉ vụ đông xuân 2008.
Cùng với việc thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đang tập trung gieo sạ lúa hè thu. Tính đến trung tuần tháng 5/2009, diện tích lúa hè thu gieo sạ đạt 1344,6 nghìn ha, bằng 99,7% cùng kỳ năm trước; trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long 1191,7 nghìn ha, bằng 100,8%.
Ngoài việc tập trung gieo cấy và thu hoạch lúa, các địa phương tiếp tục gieo trồng cây màu vụ hè thu. Tính đến 15/5/2009, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 715 nghìn ha, bằng 100,7% cùng kỳ năm trước; sắn 250,9 nghìn ha, bằng 98,5%; khoai lang 99,4 nghìn ha, bằng 95,8%; lạc 194,5 nghìn ha, bằng 102,5%; rau đậu 501,2 nghìn ha, bằng 101,1%.
Chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2009 phát triển ổn định và có xu hướng tăng, đặc biệt là đàn gia cầm. Đàn bò ước tính tăng 1-2% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng 2-3%; đàn gia cầm tăng 7-8%. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được khống chế. Tính đến ngày 21/5/2009, dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở 4 tỉnh là: Dịch cúm gia cầm ở Vĩnh Long và Đồng Tháp; dịch lở mồm long móng ở Gia Lai; dịch tai xanh ở Bắc Giang. Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, cùng với việc tiến hành tiêm phòng vacxin cúm gia cầm đợt I năm 2009, các ngành chức năng cần tích trong việc triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
b. Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung cả nước 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 45,8 nghìn ha, bằng 100,4% cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 89,5 triệu cây, bằng 97,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 920 nghìn m3, bằng 103,4%. Công tác kiểm lâm mặc dù được quan tâm và tăng cường nhưng hiện tượng cháy rừng, chặt phá rừng vẫn diễn ra ở một số nơi. Trong 5 tháng đầu năm 2009, diện tích rừng bị thiệt hại 1134,3 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 523,4 ha. Các địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Lạng Sơn 142,8 ha, Yên Bái 136,8 ha, Bình Thuận 51,8 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Lâm Đồng 240,7 ha, Bình Phước 188 ha và Đắk Nông 72,8 ha.
c. Thủy sản: Tổng sản lượng thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1736,6 nghìn tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 1334,3 nghìn tấn, tăng 4%; tôm 149,6 nghìn tấn, tăng 3,8%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 748,2 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008 do giá thức ăn thủy sản tăng, người nuôi cá tra gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên chưa yên tâm mở rộng diện tích thả nuôi. Sản lượng thủy sản khai thác 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 988,4 nghìn tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 911,7 nghìn tấn, tăng 9%. Thời tiết thuận lợi cho khai thác cá ngừ đại dương nên sản lượng tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, trong đó Phú Yên đạt 3,7 nghìn tấn, tăng 13,7%; Bình Định 3,2 nghìn tấn, tăng 37%.
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp đang ổn định và có xu hướng tăng hơn những tháng đầu năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các mức tăng của 4 tháng đầu năm. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao là: Điều hoà nhiệt độ tăng 56,4%; thép tròn tăng 49,5%; máy giặt tăng 31,9%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 29,9%; dầu thô khai thác tăng 22,9%; khí hoá lỏng tăng 18,8%; xi măng tăng 14,9%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 10,1%.
 Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế Nhà nước giảm 0,1% (Trung ương quản lý tăng 1,3%; địa phương quản lý giảm 4,8%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,7% (dầu mỏ và khí đốt tăng 15,8%, các sản phẩm khác tăng 2,1%). Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có dấu hiệu phục hồi và tăng khá trong 5 tháng đầu năm 2009 là: Dầu thô khai thác tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước; xi măng tăng 17,4%; điều hoà nhiệt độ tăng 17,3%; thép tròn tăng 13,2%; tủ lạnh, tủ đá tăng 12,5%; thuốc lá điếu tăng 10,7%; giày, dép, ủng bằng da giả tăng 10,2%; xà phòng giặt tăng 8,7%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 8,6%; bia tăng 7,4%; nước máy thương phẩm tăng 7,1%; điện sản xuất tăng 5,7%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm 2008 như: Than đá giảm 6,8%; thuỷ hải sản chế biến giảm 8,2%; phân hoá học giảm 13%; đường kính giảm 18,4%; gạch lát ceramic giảm 23,6%; vải dệt từ sợi bông giảm 26,1%; quần áo người lớn giảm 19,9%; xe chở khách giảm 31,4%.
Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2009 của một số địa phương có qui mô sản xuất lớn vẫn giữ được ổn định và đạt tốc độ tăng cao hơn nhiều mức tăng chung của cả nước như: Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,5%; Quảng Ninh tăng 10,3%; Khánh Hoà tăng 7,2%; Đồng Nai và Cần Thơ cùng tăng 6,9%; Hải Phòng tăng 6,7%; Thanh Hoá và Bình Dương cùng tăng 5,1%. Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm nay giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Hải Dương giảm 4,9%; Đà Nẵng giảm 4,2%; Phú Thọ giảm 11,3%; Vĩnh Phúc giảm 14,2%; Hà Nội tăng 4,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,4%.
3. Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 5/2009 ước tính đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, bằng 7,7% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn trung ương đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 7%; vốn địa phương đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 37,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,2% kế hoạch năm, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 11,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,3% kế hoạch năm, trong đó: Vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công Thương đạt 125,1 tỷ đồng, bằng 52,6% kế hoạch năm; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 281,8 tỷ đồng, bằng 52,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 324,5 tỷ đồng, bằng 42,3%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1176,7 tỷ đồng, bằng 39,8%; Bộ Y tế 365 tỷ đồng, bằng 36,1%;  Bộ Xây dựng 129,4 tỷ đồng, bằng 30,4%; Bộ Giao thông Vận tải 1787,6 tỷ đồng, bằng 29,3%.
- Vốn địa phương quản lý đạt 26 nghìn tỷ đồng, bằng 33,6% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Hòa Bình đạt 535,2 tỷ đồng, bằng 55,3% kế hoạch năm; An Giang 329,3 tỷ đồng, bằng 55,1%; Bắc Ninh 444,1 tỷ đồng, bằng 52%; Quảng Trị 384,1 tỷ đồng, bằng 50%; Hải Phòng 664 tỷ đồng, bằng 42,5%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/5/2009 đạt 6,7 tỷ USD, giảm 76,3% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký 2,7 tỷ USD của 256 dự án được cấp phép mới (giảm 89,2% về vốn và giảm 60,5% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 4 tỷ USD của 40 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2008.
Nguồn vốn ODA được ký kết 5 tháng đầu năm 2009 thông qua các Hiệp định với nhà tài trợ đạt 1,5 tỷ USD, bao gồm: Vốn vay đạt 1,4 tỷ USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 19,5 triệu USD. Tổng giá trị giải ngân vốn ODA 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 720 triệu USD, bằng 38% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn vay đạt 649 triệu US (549 triệu USD vay ưu đãi, 100 triệu USD vay thương mại); vốn viện trợ không hoàn lại đạt 71 triệu USD.
4. Thương mại, dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 452,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 tăng 8,4%. Trong tổng số, kinh doanh thương nghiệp đạt 354,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,4% tổng số và tăng 21,9%; khách sạn nhà hàng đạt 51,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 19%; dịch vụ đạt 41,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,2% và tăng 16,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2009 của hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ước tính đạt 160,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,4% tổng số cả nước, bao gồm Hà Nội đạt 57 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh đạt 103,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8%.
b. Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 tăng 0,44% so với tháng trước, trong đó nhóm phương tiện đi lại và bưu điện tăng cao nhất với 1,8% (Bưu chính viễn thông tăng 1,92%), chủ yếu do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng từ ngày 08/5/2009 và giá cước bưu chính tăng từ ngày 01/5/2009 theo Thông tư số 13/2009/TT-BTTTT ngày 30/3/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về giá cước bưu chính phổ cập, sẽ áp dụng từ 01/5/2009. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng nhẹ ở mức dưới 1%, gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,97%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,31%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,26%; hai nhóm dược phẩm, y tế và hàng ăn và dịch vụ ăn uống đều tăng 0,18% (Lương thực giảm 0,37%; thực phẩm tăng 0,36%); giáo dục tăng 0,04%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 0,03%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2009 tăng 5,58% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 2,12% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng/2009 tăng 11,59% so với 5 tháng/2008.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2009 tăng 0,61% so với tháng trước; tăng 13,04% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 17,88% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá vàng bình quân 5 tháng/2009 tăng 7,12% so với 5 tháng/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,25% so với tháng trước, tăng 11,46% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 5,18% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân 5 tháng/2009 tăng 10,22% so với 5 tháng/2008
c. Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2009 ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch tăng cao so với tháng 4/2009 là: Dầu thô tăng 48 triệu USD; hàng dệt may tăng 37 triệu USD; thủy sản tăng 10 triệu USD; điện tử máy tính và linh kiện tăng 5 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 22,9 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 12 tỷ USD, tăng 12% (nếu loại trừ vàng tái xuất thì giảm 12%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt 10,9 tỷ USD, giảm 21,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu giữ được tốc độ tăng cao cả về lượng và kim ngạch như: Gạo tăng 43,3% về lượng và tăng 20,2% về kim ngạch; chè tăng 17,5% và tăng 13,4%; sắn và sản phẩm của sắn tăng mạnh với mức tăng 129,6% về kim ngạch. Một số mặt hàng nông sản khác do ảnh hưởng của giá thế giới giảm nên tuy tăng về lượng nhưng kim ngạch giảm là: Cà phê tăng 21,6% về lượng, giảm 12,1% về kim ngạch; hạt tiêu tăng 43,3% về lượng, giảm 6,2% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó dầu thô tuy lượng tăng 22,5% nhưng kim ngạch chỉ đạt 2,6 tỷ USD, giảm 44% do giá giảm mạnh; hàng dệt may đạt 3,2 tỷ USD, giảm 1,8%; giày dép đạt 1,6 tỷ USD, giảm 10,1%; thủy sản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 9,1%; cà phê đạt 963 triệu USD, giảm 12,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 939 triệu USD, giảm 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 909 triệu USD, giảm 8%; than đá đạt 479 triệu USD, giảm 20,7%.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tháng 4/2009 đạt 879 triệu USD, tăng 3,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 4 tháng đầu năm 2009 lên 3,2 tỷ USD, mức cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5/2009 ước tính đạt 5,9 tỷ USD, tăng 8,1% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 24 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 41,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,5 tỷ USD, giảm 26,9%.
Nhìn chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó sắt thép giảm mạnh nhất với 60,8%; xăng dầu giảm 55,3%; ô tô giảm 48,3%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ giảm 44,5%; bông giảm 41,9%; phân bón giảm 31,6%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu giảm 30,9%; chất dẻo giảm 28,9%; xe máy giảm 28,3%; thuốc trừ sâu giảm 25%; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng giảm 23,9%; hóa chất giảm 23,7%; giấy giảm 23,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép giảm 20%; sợi dệt giảm 18,2%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 18,1%; sản phẩm hóa chất giảm 16,2%. Riêng mặt hàng tân dược tăng 25,6% so với 5 tháng đầu năm 2008
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2009 từ các thị trường lớn đều tăng so với tháng trước, trong đó đứng đầu là Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7%; Nhật Bản 573 triệu USD, tăng 1,9%; Đài Loan 523 triệu USD, tăng 7%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt mức cao nhất trong các thị trường với 4,1 tỷ USD.
Nhập siêu hàng hóa tháng 5/2009 ước tính 1,5 tỷ USD, bằng 34,1% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, nhập siêu hàng hóa 1,1 tỷ USD, bằng 4,9% kim ngạch xuất khẩu.
d. Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1614,5 nghìn lượt người, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 986,4 nghìn lượt người, giảm 22%; đến vì công việc 285,4 nghìn lượt người, giảm 23,9%; thăm thân nhân đạt 235,8 nghìn lượt người, tăng 1,1%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 1345,8 nghìn lượt người, giảm 11%; đến bằng đường biển 33,3 nghìn lượt người, giảm 61,2%, đến bằng đường bộ 235,4 nghìn lượt người, giảm 39,4%.
Trong 5 tháng đầu năm 2009, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến Việt Nam giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 189,1 nghìn lượt người, giảm 38,3%; Hoa Kỳ 185,8 nghìn lượt người, giảm 1,2%; Hàn Quốc 171,7 nghìn lượt người, giảm 22%; Nhật Bản 156,9 nghìn lượt người, giảm 8,2%; Đài Loan 117,5 nghìn lượt người, giảm 16,5%; Ôx-trây-li-a 99,6 nghìn lượt người, giảm 4,3%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta cao hơn so với cùng kỳ năm trước là: Ca-na-đa 42,4 nghìn lượt người, tăng 4,2%; Ma-lai-xi-a 72,1 nghìn lượt người, tăng 0,9%. 
e. Vận tải
Vận tải hành khách 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 799,6 triệu lượt khách, tăng 6,8% và 34,4 tỷ lượt khách.km, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trung ương đạt 12 triệu lượt khách, giảm 15,2% và 8,9 tỷ lượt khách.km, giảm 5,1%; vận tải địa phương đạt 787,6 triệu lượt khách, tăng 7,3% và 25,6 tỷ lượt khách.km, tăng 7,1%. Vận tải hành khách đường bộ 5 tháng đầu năm 2009 đạt 720,4 triệu lượt khách, tăng 7,4% và 24,6 tỷ lượt khách.km, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước; vận tải đường sông đạt 67,9 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 1,4 tỷ lượt khách.km, tăng 1,7%; vận tải đường biển đạt 2,5 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 159,5 triệu lượt khách.km, tăng 5,2%. Riêng vận tải hành khách đường sắt và đường hàng không giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó đường sắt giảm 3,3% về vận chuyển và giảm 13,8% về luân chuyển; đường hàng không giảm 2,4% và giảm 3,2%.
Vận tải hàng hóa 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 260,6 triệu tấn, giảm 1,5% và 69,7 tỷ tấn.km, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải đường bộ đạt 187,2 triệu tấn, tăng 0,3% và 9,5 tỷ tấn.km, tăng 1%; đường sông đạt 52,3 triệu tấn, giảm 2,3% và 8,4 tỷ tấn.km, giảm 6,7%; đường biển đạt 17,8 triệu tấn giảm 13,1% và 50,1 tỷ tấn.km, tăng 4,2%; đường sắt đạt 3,2 triệu tấn, giảm 17% và 1,5 tỷ tấn.km, giảm 19,5%.
f. Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 10,4 triệu thuê bao, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thuê bao điện thoại cố định đạt 1,6 triệu thuê bao, tăng 62,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 5/2009 đạt 91,8 triệu thuê bao (máy cố định đạt 15,7 triệu thuê bao), trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 54,5 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng thông rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 5/2009 ước tính đạt 2,5 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 1,6 triệu thuê bao. Số người sử dụng internet trên cả nước đạt 22,4 triệu người. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 5 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 30,7 nghìn tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 23 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%.
5. Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/5/2009 ước tính bằng 31,8% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 33,3%; thu từ dầu thô bằng 26%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 32,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 39,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 27,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 32,2%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 31,3%; thu phí xăng dầu bằng 47,5%; thu phí, lệ phí bằng 25,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/5/2009 ước tính bằng 28,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 29,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 28,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 32,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 32,2%.
6. Một số vấn đề xã hội
a. Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo của các địa phương, từ 20/4 đến 19/5/2009, cả nước có 91,5 nghìn hộ thiếu đói và 416,2 nghìn nhân khẩu thiếu đói, chiếm 0,8% số hộ và chiếm 0,8% nhân khẩu nông nghiệp cả nước. Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên; một số địa phương có tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói so với nhân khẩu nông nghiệp cao là: Cao Bằng 7,9%, Bắc Kạn 8,3% và Đắk Nông 10,7%. Các cấp, các ngành, các tổ chức đang tích cực triển khai công tác trợ giúp cho các hộ thiếu đói.
b. Tình hình dịch bệnh
Từ 20/4/2009 đến 20/5/2009, trên địa bàn cả nước có 3,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 4,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 414 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 701 trường hợp mắc tiêu chảy cấp, trong đó 56 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả; 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 114 trường hợp bị ngộ độc. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, cả nước có 16 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 16,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 1,8 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 28 vụ ngộ độc thực phẩm với 1,9 nghìn trường hợp bị ngộ độc.
Dịch cúm A/H1N1 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, theo báo cáo chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 21/5/2009, đã có 11034 trường hợp được xác nhận bị lây nhiễm cúm A/H1N1 ở 43 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 85 người đã tử vong. Để ứng phó với dịch cúm này tại Việt Nam, Bộ Y tế đã và đang tích cực chỉ đạo các địa phương, các đơn vị liên quan triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa như: Theo dõi thường xuyên diễn biến của dịch trên thế giới; giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu quốc tế; tổ chức diễn tập tình huống; thông tin, tuyên truyền về diễn biến dịch và các biện pháp phòng, chống.
Trong tháng 5/2009 đã phát hiện thêm 1 nghìn trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV của cả nước tính đến 20/5/2009 lên 187,2 nghìn người, trong đó 73,9 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 42,6 nghìn người đã tử vong do AIDS.
c. Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT quốc gia, trong tháng 4/2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 971 vụ tai nạn giao thông, làm chết 915 người và làm bị thương 600 người. So với tháng 3/2009, số vụ tai nạn giao thông giảm 8%, số người chết giảm 7,5% và số người bị thương giảm 12%. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ tai nạn giao thông giảm 9,7%, số người chết giảm 4,8% và số người bị thương giảm 15,3%. Riêng trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 01/5 (từ 29/4 đến 03/5/2009), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 160 vụ tai nạn giao thông, làm chết 163 người và làm bị thương 139 người.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4188 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3947 người và làm bị thương 2706 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 3,6%, số người chết giảm 1,8% và số người bị thương giảm 1,6%. Bình quân 1 ngày trong 4 tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và làm bị thương 23 người.
d. Thiệt hại do thiên tai
Mưa, lũ và bão xảy ra cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/2009 đã ảnh hưởng mạnh đến 14 tỉnh trên cả nước (Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Tháp, Trà Vinh). Theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh trên, thiên tai đã làm 10,3 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng; 18 người chết và mất tích, trong đó riêng địa bàn huyện Yên Thành (Nghệ An) có 6 người chết trong trận mưa ngày 16/5/2009. Chính quyền địa phương các cấp đã kịp thời chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống dân cư.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta 5 tháng đầu năm 2009 đã có dấu hiệu sớm được phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng bước đầu đã phát huy tác dụng, nhiều công trình, dự án quan trọng đang được tập trung đầu tư để phát triển sản xuất và giải quyết mục tiêu an sinh xã hội. Sản xuất công nghiệp từng bước ổn định, sản lượng nhiều sản phẩm quan trọng đạt mức tăng khá. Chỉ số giá tiêu dùng ở mức hợp lý. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực có xu hướng tăng cao. An ninh xã hội được đảm bảo, đời sống dân cư từng bước được cải thiện. Để phát huy kết quả đạt được trong những tháng tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống dân cư, các ngành, các cấp, các địa phương cần tập trung làm tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục thực hiện nghiêm và đồng bộ Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Hai là, theo dõi chặt chẽ biến động giá của thị trường hàng hoá trong quá trình triển khai thực hiện gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, để kịp thời có những giải pháp và chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa tái lạm phát;
Ba là, khẩn trương nghiên cứu và kịp thời đề ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận với các nguồn vốn vay trung và dài hạn để phát triển sản xuất, đặc biệt là mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguyên vật liệu để xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, ký túc xá cho sinh viên;
Bốn là, chủ động tháo gỡ khó khăn, hạ giá thành sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, đặc biệt hàng tiêu dùng nhằm bảo đảm hàng hoá tiêu thụ trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất trong những lĩnh vực có thị trường;
Năm là, tiếp tục triển khai mạnh và hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, thực hiện các chế độ, chính sách kịp thời, đúng đối tượng. Xây dựng chương trình kế hoạch tạo thêm việc làm nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Nguồn : Báo cáo Tổng cục Thống kê số: 22/TCTK-TKTH
6/4/2009 4:15 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết787-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-5-va-5-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII (Đông Nam bộ) lần thứ 29, năm 2024 sẽ khai mạc vào ngày 06/8 tại Bình DươngTriển lãm Mỹ thuật khu vực VII (Đông Nam bộ) lần thứ 29, năm 2024 sẽ khai mạc vào ngày 06/8 tại Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp đăng cai tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII (Đông Nam bộ) lần thứ 29, năm 2024 tại tỉnh Bình Dương.

Triển lãm trưng bày các tác phẩm mỹ thuật phản ánh đa dạng, sinh động đời sống, các lĩnh vực kinh tế – xã hội của các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ đã được Hội đồng nghệ thuật (Hội Mỹ thuật Việt Nam) thẩm định, lựa chọn.

Tham dự Triển lãm có các hoạ sĩ, nghệ sĩ tạo hình gồm: Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam; hội viên, cộng tác viên Hội Văn học Nghệ thuật của 09 tỉnh khu vực VII (Đông Nam bộ), thuộc 09 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Tây Ninh.

Triển lãm quy tụ khoảng 250 tác phẩm, bao gồm các loại hình: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng. Số lượng tác phẩm chọn trưng bày tùy thuộc vào kết quả chấm của Hội đồng nghệ thuật do Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập, chấm chọn.

Triển lãm diễn ra từ ngày 06/8/2024 đến ngày 19/8/2024 tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương, số 565 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Ban Tổ chức sẽ trao giải vào ngày khai mạc Triển lãm (06/8/2024).

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất 8.000.000 đồng/giải và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 02 giải Nhì 6.000.000 đồng/giải và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 03 giải Ba 4.000.000 đồng/giải và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức; 05 giải Khuyến khích 2.000.000 đồng/giải và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ tổ chức hội thảo, tọa đàm nghệ thuật vào 14 giờ ngày 05/8/2024 tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương, nhằm đánh giá chất lượng nghệ thuật các tác phẩm tham dự Triển lãm; định hướng sáng tác mỹ thuật khu vực Đông Nam bộ trong thời gian tới.

 Kế hoạch 

6/10/2024 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết111-trien-lam-my-thuat-khu-vuc-vii-dong-nam-bo-lan-thu-29-nam-2024-se-khai-mac-vao-ngay-06-8-tai-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
375.00
121,000
0.00
121000
0
Triển lãm, Mỹ thuật, khu vực, VII, Đông Nam bộ, 29, năm 2024, khai mạc, 06/8, Bình Dương
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1437/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng (Ban Quản lý rừng) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Quyết định có hiệu lực từ ngày 27/5/2025.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường; chịu sự chỉ đạo, quản lý tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm. Ban Quản lý rừng có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc và con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật.

Ban Quản lý rừng có chức năng quản lý, bảo vệ, theo dõi diễn biến rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng thuộc phạm vi được giao quản lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững theo quy chế quản lý rừng, quy định của Luật Lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện quy định về theo dõi diễn biến rừng. Trả lại rừng khi Nhà nước thu hồi rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp. Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng…

Ban Quản lý rừng có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Kế hoạch - Tài chính; Phòng Quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Quyết định​

6/6/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết847-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-ban-quan-ly-rung-phong-ho-nui-cau-dau-tiengThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseHải Hòa
0.00
121,000
0.00
121000
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranhHỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2022.


​Theo đó, triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ các DNNVV theo quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản liên quan; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV. 

Cụ thể, triển khai các dự án đầu tư hỗ trợ DNNVV thông qua xây dựng mới cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng có sẵn để hình thành cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị, máy móc, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin cho cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ DNNVV.

Cập nhật và công bố trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh các thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chỉ dẫn kinh doanh; tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp.

Hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc lĩnh vực quản lý của ngành được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ để được hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, khó khăn.

Song song đó, thực hiện hỗ trợ đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; chi phí đào tạo cho người lao động của DNNVV khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Hỗ trợ về hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký thành lập doanh nghiệp; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện và thay đổi, bổ sung một số nội dung, hạn mức hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trong Đề án "Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025" cho phù hợp với Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ lãi suất cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị…

Trên cơ sở các nhiệm vụ nêu trên, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết đảm bảo hoàn thành từng nội dung cụ thể.

Kế hoạch ​​

12/15/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao, năng lực, cạnh tranh158-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-nang-cao-nang-luc-canh-tranThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
531.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/2/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn năm 2019-2021.

Theo đó, Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp vào Kế hoạch "Năm An toàn giao thông" hằng năm; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hằng năm trình HĐND thông qua để thực hiện phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, thân nhân của nạn nhân bị tai nạn giao thông theo đúng quy định của pháp luật...

Sở Giao thông Vận tải hằng năm triển khai kế hoạch tổ chức vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các đợt cao điểm Lễ, Tết; tăng cường quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe, trung tâm đăng kiểm vi phạm quy định về quản lý; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông...

Công an tỉnh tiếp tục tăng cường phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, các địa phương trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông...

Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm, các sở, ngành, địa phương, đơn vị báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao gửi về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.​

Kế hoạch ​​​

5/7/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết trật tự, an toàn giao thông, ùn tắc999-tang-cuong-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-va-chong-un-tac-giao-thong-giai-doan-nam-2019-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
500.00
121,000
0.00
121000
60,500,000
/PublishingImages/2019-05/Tin 10 - Tang cuong ATGT.mp3
Chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức Tổng điều tra cơ sở kinh tế - hành chính sự nghiệp năm 2012 trên địa bàn tỉnhChỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức Tổng điều tra cơ sở kinh tế - hành chính sự nghiệp năm 2012 trên địa bàn tỉnh
 
TTĐT - Để cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế - hành chính sự nghiệp (TĐT CSKT-HCSN) năm 2012 theo Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt kết quả cao, bảo đảm chất lượng, ngày 28/03/2012 UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tổ chức TĐT CSKT-HCSN năm 2012.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị lãnh đạo các sở, ngành tham gia trong Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện, đồng thời theo chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị trong ngành ở các cấp tham gia phục vụ TĐT.
 
Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn lập kế hoạch triển khai, bảo đảm các công việc của mỗi bước điều tra đúng quy trình, đúng phương pháp và kế hoạch. Theo dõi, kiểm tra nghiêm các lớp tập huấn nghiệp vụ cho tổ trưởng và điều tra viên.
 
 
Qua TĐT sẽ thống kê được lực lượng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
 
Các cơ quan báo chí, các đài cơ sở và các phương tiện truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các hộ và các đơn vị thuộc đối tượng điều tra về chủ trương và kế hoạch TĐT giúp các đơn vị nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu của cuộc TĐT, đáp ứng đầy đủ các nội dung phỏng vấn, ghi phiếu của điều tra viên theo đúng biểu mẫu do Trung ương quy định.
 
Thời gian triển khai TĐT chia làm 02 đợt: đợt 1 - khối doanh nghiệp từ ngày 01/4/2012 - 30/6/2012; đợt 2 - Khối HCSN, cá thể, tôn giáo tín ngưỡng từ ngày 01/7/2012 - 30/7/2012.
 
Do đây là cuộc TĐT trên phạm vi cả nước và là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, do đó trong quá trình thực hiện cần phải được chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, đúng kế hoạch và Ban Chỉ đạo các cấp phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm tình hình thực hiện để kịp thời báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
 
 
Hoàng Phạm
4/5/2012 9:09 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết930-Chi-dao-cua-UBND-tinh-ve-to-chuc-Tong-dieu-tra-co-so-kinh-te-hanh-chinh-su-nghiep-nam-2012-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2947/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Bắc Tân Uyên với diện tích 40.030,8 hecta; gồm 02 thị trấn: Tân Thành, Tân Bình và 08 xã (Bình Mỹ, Tân Lập, Đất Cuốc, Tân Định, Hiếu Liêm, Lạc An, Thường Tân, Tân Mỹ); phía Bắc giáp huyện Phú Giáo và huyện Bàu Bàng; phía Nam giáp thành phố Tân Uyên và sông Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); phía Đông giáp sông Bé và sông Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai); phía Tây giáp thành phố Bến Cát.

Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

Quy mô dân số: Dự báo đến năm 2030 khoảng 180.000 - 250.000 người; dự báo đến năm 2040 khoảng 300.000 người.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040 nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng định hướng phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội; xây dựng huyện Bắc Tân Uyên thành cực phát triển phía Đông của tỉnh, gắn với hệ thống giao thông cấp vùng; đáp ứng mục tiêu đưa huyện Bắc Tân Uyên trở thành thị xã Bắc Tân Uyên trong giai đoạn 2030 - 2040.

Định hướng phát triển Bắc Tân Uyên theo hướng công nghiệp - đô thị - nông nghiệp sinh thái; là huyện cửa ngõ phía Đông của tỉnh, kết nối với tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai; vùng sản xuất nông nghiệp phía Đông của tỉnh, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ đóng vai trò chủ lực; vùng sản xuất công nghiệp mới của khu vực phía Bắc tỉnh với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực sản xuất dọc theo các tuyến đường cấp vùng; vùng bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ cảnh quan sinh thái cho khu vực phía Đông tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 2947/QĐ-UBND

10/24/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Tân Uyên đến năm 2040233-do-an-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-bac-tan-uyen-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nướcKế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước

​TTĐT - HĐND tỉnh ban ban hành Nghị quyết số 44/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 09/12/2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, phê chuẩn Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước 36.000 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 7.132 tỷ 90 triệu đồng gồm vốn trong nước 2.550 tỷ 731 triệu, vn ODA 581 tỷ 359 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi năm 2022 4.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 28.867 tỷ 910 triệu đồng.

Phân bổ vốn ngân sách địa phương 27.964 tỷ 710 triệu đồng cho 239 dự án, công trình và các huyện, thành phố, chủ đầu tư.

Thực hiện phân bổ vốn bội chi ngân sách địa phương 903 tỷ 200 triệu đồng sau khi ký kết hiệp định vay với nhà tài trợ nước ngoài.

Cho phép tiếp tục bố trí vốn thực hiện trong Kế hoạch đầu tư công năm 2025 cho 44 dự án quá thời gian bố trí vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công với tổng số vốn bố trí 5.983 tỷ 344 triệu đồng.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 44/NQ-HĐND​​​

12/27/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch đầu tư công năm 2025, vốn ngân sách Nhà nước340-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2025-von-ngan-sach-nha-nuoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13Phê duyệt Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 665/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án: Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị (bổ sung đoạn tuyến dài 1,93 km từ nút Hữu Nghị đến nút Tự Do).

Theo đó, điều chỉnh quy mô dự án và địa điểm thực hiện: Ranh giới, phạm vi thực hiện của dự án được cụ thể trong hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng phần bổ sung thêm đoạn tuyến dài 1,93km (đoạn nút Hữu Nghị đến nút Tự Do).

Phạm vi điều chỉnh gồm bổ sung thêm đoạn tuyến dài 1,93km (đoạn từ nút giao Hữu Nghị đến nút giao Tự Do bên phải tuyến hướng từ TP.Hồ Chí Minh đến Bình Dương) để xem xét, thực hiện giải phóng mặt bằng một số trường hợp.

Điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư (đơn vị: đồng): 

Stt​Tên chi phí​Chi phí theo Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 30/9/2023Chi phí điều ​chỉnhChênh lệch
1Chi phí bồi thường, hỗ trợ về đất, công trình xây dựng

 

717.295.692.000

 

780.748.916.200

 

 + 63.453.224.200

2Chi phí bồi thường, hỗ trợ, di dời, khôi phục hệ thống hạ tầng kỹ thuật (theo văn bản số 4709/UBND-KT ngày 14/9/2023 của UBND tỉnh)

 

 

29.608.263.637

 

 

29.608.263.637

 

 

0

3Chi phí quản lý dự án và tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi

 

2.001.977.706

 

2.001.977.706

 

0

4Chi phí thực hiện dịch vụ bồi thường (đã bao gồm chi phí thẩm định giá, đo đạc bản đồ, cắm mốc giải phóng mặt bằng,...)

 

8.261.787.408

 

8.261.787.408

 

0

5Chi phí khác2.127.865.8322.127.865.8320
6Chi phí dự phòng117.938.179.80054.484.955.600- 63.453.224.200
Tổng cộng877.233.766.383 877.233.766.383 0​

Nguyên nhân điều chỉnh: Bổ sung giải phóng mặt bằng thêm đoạn tuyến dài 1,93km (đoạn từ nút giao Hữu Nghị đến nút giao Tự Do hướng từ TP.Hồ Chí Minh đến Bình Dương) để xem xét, thực hiện giải phóng mặt bằng một số trường hợp.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo: Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh; Quyết định số 3285/QĐ-UBND ngày 31/12/2021, Quyết định số 2564/QĐ-UBND ngày 30/9/2023 và Quyết định số 3836/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh.

UBND TP.Thuận An là chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm bồi thường không trùng lắp, đảm bảo phù hợp và triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành.

Quyết định số 665/QĐ-UB​ND​​

3/17/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Dự án Giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13741-phe-duyet-bao-cao-de-xuat-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-du-an-giai-phong-mat-bang-quoc-lo-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025Kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

​​​​TTĐT - Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát ban hành Kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025.​

Kế hoạch nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh để người dân sớm có nhà ở an toàn, ổn định cuộc sống, an tâm lao động, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thành công chính sách giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội.

Theo đó, hộ gia đình được hỗ trợ xây, sửa nhà ở là hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo tiêu chí chuẩn nghèo Trung ương và tỉnh Bình Dương) và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do có người mắc bệnh hiểm nghèo, người thường xuyên ốm đau bệnh tật không còn khả năng lao động (hộ thường trú có thời gian tách hộ tối thiểu 05 năm tính đến ngày được hỗ trợ).

Tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát: Thực hiện theo Điều 1 Quyết định số 55/QĐ-BXD ngày 20/01/2025 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát.

Tiêu chí, quy trình xây dựng, sửa chữa nhà ở: Thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn số 01/HD-BVĐ ngày 22/4/2019 của Ban vận động "Quỹ vì người nghèo" tỉnh Bình Dương.

Mức hỗ trợ theo Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 03/6/2022 của UBND tỉnh về định mức kinh phí hỗ trợ nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở. Trường hợp xây dựng trên nền đất yếu, mức hỗ trợ thêm tối đa không quá 20 triệu đồng/căn. Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Số căn đủ điều kiện xây mới hoặc sửa chữa theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát: 305 căn. Trong đó xây mới: 110 căn; sửa chữa: 195 căn. Số hộ đề nghị hỗ trợ xây mới nhưng đất sổ chung: 117 căn.

Vận động nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đóng góp từ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan Đảng, hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã  hội, lực lượng vũ trang, cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; nguồn từ Quỹ Vì người nghèo các cấp; nguồn ngân sách Nhà nước: Sử dụng kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2024.

Sở Nông nghiệp và Môi trường (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025; phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí tổ chức Lễ phát động.

Kế hoạch 

3/13/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kế hoạch thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025393-ke-hoach-thuc-hien-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

​​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ.​

Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị. Phát triển các lĩnh vực xã hội. Quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác liên kết vùng, nội vùng…

Cụ thể, phát triển mạnh một số ngành công nghiệp: cơ khí chế tạo, hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất.

Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại TP.Hồ Chí Minh và hình thành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về xây dựng và phát triển hệ thống đô thị: Nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm hiện đại, thông minh và kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; thực hiện hiệu quả mô hình thành phố trực thuộc thành phố; phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị động lực. Nghiên cứu chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch. Tập trung xây dựng nhà ở để bảo đảm điều kiện sống cho người lao động có thu nhập thấp và lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về quốc phòng, an ninh: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn vùng….

Văn bản

11/18/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch vùng Đông Nam bộ321-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5.​

Theo đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy; phân công, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng, phương tiện trực, ứng trực thường xuyên trong các ngày nghỉ Lễ 30/4 và 01/5; kịp thời xử lý các công việc phát sinh, đột xuất khi cần thiết.

Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng và Công an các địa phương xây dựng, triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh trong dịp Lễ 30/4 và 01/5; chủ động nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Bình Dương.

Đồng thời tăng cường quản lý các hướng, tuyến, địa bàn và đối tượng trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động khủng bố, phá hoại; chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; sẵn sàng phương án ứng phó với các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các đơn vị theo dõi, nắm chắc tình hình trên không gian mạng, chủ động triển khai các biện pháp kịp thời ứng phó với những hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, Báo, Đài tăng cường thời lượng, nội dung tuyên truyền về bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội trong dịp Lễ 30/4 và 01/5; phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh chủ động phát hiện, ngăn chặn các thông tin xấu, độc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân trên không gian mạng.

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương theo dõi, nắm tình hình trước, trong và sau Lễ 30/4, 01/5 (từ ngày 29/4/2025 đến hết ngày 05/5/2025); thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cho Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.

Văn bản​

4/29/2025 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 01/5861-tang-cuong-cong-tac-bao-dam-an-ninh-trat-tu-dip-le-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next