Tin chỉ đạo điều hành
 
Chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn của một số tỉnh, thành phố tháng 02 và 2 tháng đầu năm 2009.
 
 
(Chinhphu.vn) – Trong hai ngày 2 và 3/3/2009, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2009.
 
 
(Chinhphu.vn) – Trong hai ngày 2 và 3/3/2009, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2009.
 
 
(LĐ) - Ngày 2.3, ông Lê Minh Quốc Việt - Phó Giám đốc Điện lực Bình Dương cho biết: Điện lực Bình Dương cùng Sở Công Thương đang tiến hành lập bản hướng dẫn cách tính giá điện đối với các hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ.
 
 
(LĐ) - Ngày 2.3, ông Lê Minh Quốc Việt - Phó Giám đốc Điện lực Bình Dương cho biết: Điện lực Bình Dương cùng Sở Công Thương đang tiến hành lập bản hướng dẫn cách tính giá điện đối với các hộ kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ.
 
 
TT - UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đề án “Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên (TN)” với nguồn kinh phí hơn 4,4 tỉ đồng. Đề án sẽ do Tỉnh đoàn Bình Dương chủ trì triển khai, tập trung thực hiện từ nay đến 2012.
 
 
TT - UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đề án “Nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh niên (TN)” với nguồn kinh phí hơn 4,4 tỉ đồng. Đề án sẽ do Tỉnh đoàn Bình Dương chủ trì triển khai, tập trung thực hiện từ nay đến 2012.
 
 

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Bình Dương đã ổn định và có mức tăng trưởng nhanh trở lại.

 
 
Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Bình Dương đã ổn định và có mức tăng trưởng nhanh trở lại.
 
 

Đây là hạn mức mà Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) công bố ngày 28/2, áp dụng cho các cá nhân vay vốn với mục đích mua nhà, mua căn hộ chung cư, sửa chữa, xây dựng nhà, mua ô tô, xe máy, cho vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo…

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Phiên giao dịch việc làm lần I-2009: Sôi động thị trường lao động đầu nămPhiên giao dịch việc làm lần I-2009: Sôi động thị trường lao động đầu năm
Vào những ngày đầu năm 2009, thị trường lao động ở Bình Dương đang sôi động hẳn lên. Một số doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng lao động và người lao động cũng đang có sự lựa chọn cho mình một nơi làm việc tốt hơn...
Nhìn từ phiên giao dịch đầu tiên
Ngày 15-2, tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh, sàn giao dịch việc làm đầu tiên trong năm đã chính thức khai mạc.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dù đây là phiên giao dịch đầu tiên trong năm, nhưng số lượng DN đăng ký tham gia tuyển dụng là rất lớn. Đã có 40 DN tham gia tuyển dụng tại sàn giao dịch. Đến giờ mở cửa, hàng trăm lao động có nhu cầu tìm việc đã đến tìm hiểu những thông tin tuyển dụng lao động của các DN để tìm cơ hội việc làm cho mình. Còn một số bạn trẻ khác thì truy cập vào website để tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các DN; một số khác nộp hồ sơ để được phỏng vấn trực tiếp tại các bàn tuyển dụng. Bạn Thanh Tuyền, vui mừng: “Phiên giao dịch việc làm đầu năm hết sức có ý nghĩa, người lao động đến trực tiếp sàn giao dịch để tìm việc làm hoặc truy cập vào website nhằm lựa chọn những yêu cầu tuyển dụng thích hợp theo nguyện vọng, khả năng trình độ của mình rồi đăng ký dự tuyển”. 
Qua trao đổi với một số DN tham gia phiên giao dịch đầu tiên trong năm, đa số ý kiến đều nhận xét rằng: Phiên giao dịch việc làm ở Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh được tổ chức rất tốt, đa phần những người đến tham gia phiên giao dịch là những người cần việc, tìm hiểu thông tin để học nghề chứ không phải “đi xem”. Đa số DN tham gia phiên giao dịch đã thể hiện họ sẵn sàng tuyển dụng lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Sàn giao dịch việc làm đầu năm 2009 là cơ hội thuận lợi cho các bạn lao động trẻ cũng như DN “gặp” nhau, đáp ứng yêu cầu của cả người sử dụng lao động và người lao động.
Liên kết lao động cung ứng cho DN
Bình Dương là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao. Hàng năm, Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng từ 40.000 - 50.000 lao động, trong khi đó lực lượng lao động bước vào tuổi lao động của địa phương chỉ khoảng 16.000 người, như vậy mỗi năm Bình Dương cần trên 25.000 lao động. Vì vậy, việc thu hút thêm một lượng lớn lao động là hết sức cần thiết. Riêng trong năm 2009, nhu cầu tuyển dụng lao động ở các DN là hơn 40.000 lao động. Vậy làm gì để cung ứng đủ lao động cho các DN? Để giải quyết bài toán này, Bình Dương cũng đã thực hiện một số giải pháp, trong đó có giải pháp liên kết lao động với các tỉnh có nhu cầu cung ứng lao động cho Bình Dương là một cách làm thiết thực mà tỉnh nhà đang tiếp tục thực hiện. Theo đó, định kỳ 6 tháng, Sở LĐ-TB&XH Bình Dương nắm và cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, ngành nghề, điều kiện tuyển dụng lao động cho các tỉnh. Chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm dịch vụ việc làm, các trường dạy nghề của tỉnh phối hợp liên kết với các trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh để tuyển dụng, cung ứng lao động và đào tạo nghề theo yêu cầu của các DN. Trách nhiệm của các tỉnh cung ứng lao động: Chỉ đạo các ngành, đoàn thể, địa phương rà soát và đánh giá lại đối tượng trong độ tuổi lao động từ 28 - 35 tuổi. Nắm chắc số liệu lao động đang cần việc làm để có kế hoạch vận động, đưa đi làm việc tại Bình Dương. Phương thức tuyển lao động được triển khai qua kênh: các trung tâm dịch vụ việc làm; xã phường, huyện thị của các tỉnh cung ứng lao động. Các DN tuyển dụng trực tiếp với các đơn vị, các tổ chức có chức năng, năng lực cung ứng, giới thiệu việc làm của tỉnh.
 
Kế hoạch giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010 ở Bình Dương là 120.000 lao động, bao gồm các ngành: May công nghiệp, sản xuất giày, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm, điện – điện tử, cơ khí – điện máy, sản xuất gốm sứ, gạch. Để kịp thời cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, giai đoạn 2007-2010. Theo dự kiến, trong 4 năm từ 2007-2010, Bình Dương sẽ liên kết với các tỉnh: Quảng Nam, Thanh Hóa, Bình Thuận, Kontum, Đắc Lắc, Tuyên Quang, An Giang, Cà Mau… cung ứng khoảng 37.000 lao động.
 
Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Phùng Trung: Qua khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2009 nhu cầu tuyển dụng của các DN là hơn 41.000 lao động. Trước tình hình khó khăn về khủng hoảng kinh tế, đã có một số DN trong thời gian qua cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất do DN không có đơn hàng. Trước tình hình đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh thì sở cùng các ngành phối hợp để tìm và giới thiệu việc làm cho họ. Đến nay, hầu hết lao động mất việc đã được giải quyết việc làm. Sau Tết Nguyên đán 2009, qua nắm tình hình ở các DN thì các doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, lao động vào làm việc đạt từ 90 - 100%. Như vậy, lao động trong năm 2009 tuy khó nhưng không đến nỗi quá khó như những năm trước. So với năm 2008, trong những ngày đầu năm 2009, lao động ở các nơi khác đến tìm việc là rất lớn nên DN có cơ hội tuyển dụng lao động cho mình. Để cung ứng nhu cầu lao động cho các DN, sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh định kỳ hàng tháng tổ chức sàn giao dịch việc làm. Đến năm 2010, sở chỉ đạo trung tâm mở một tháng 2 phiên giao dịch để từng bước nâng khả năng giới thiệu việc làm cho DN. Chỉ đạo các Trung tâm Giới thiệu việc làm tăng cường công tác phối hợp liên kết lao động với các tỉnh bạn để cung ứng cho Bình Dương. Nắm chắc nhu cầu tuyển dụng của một số DN lớn để trên cơ sở đó giới thiệu tập trung lao động cho các DN ổn định sản xuất. Phối hợp với các sở ngành, huyện thị vận động DN san sẻ đơn hàng để nhiều DN ổn định sản xuất. Có như vậy, trong thời gian tới lực lượng lao động sẽ dần đi vào ổn định hơn.
 Văn Sơn
(Theo Báo Bình Dương)
2/17/2009 9:12 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết726-Phien-giao-dich-viec-lam-lan-I-2009-Soi-dong-thi-truong-lao-dong-dau-namThông tin chỉ đạo, điều hành
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trườngBảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trường

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trường.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Sở Giao thông vận tải tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đối với các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và hoạt động đi lại của học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới; yêu cầu các Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, sử dụng ma túy, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định.

Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát các trường học có hoạt động sử dụng xe ô tô hợp đồng đưa, đón học sinh, yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong đưa đón học sinh.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố, các Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông, chính quyền địa phương tập trung triển khai tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố, các điểm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, nhất là trên các trục đường có các cơ sở giáo dục, trường học; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. 

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông đường thủy nội địa, bến khách ngang sông, tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, các tuyến đường có trường học trong ngày khai giảng năm học mới, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các điểm thi công công trình giao thông...

Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp khẩn trương xử lý "điểm đen" về tai nạn giao thông mới phát sinh; rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, thực hiện nghiêm việc tổ chức giao thông, hướng dẫn bảo đảm giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công, ưu tiên lòng đường cho nhân dân đi lại trong thời gian nghỉ Lễ. 

Yêu cầu các nhà đầu tư B.O.T cầu, đường bộ tăng cường hướng dẫn bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí cầu, đường bộ.

Văn bản 


8/30/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, Lễ Quốc khánh, 02/9, tháng, cao điểm, học sinh, đến trường559-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-quoc-khanh-02-9-va-thang-cao-diem-cho-hoc-sinh-den-truonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
638.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình KT-XH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009Tình hình KT-XH tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009
TTĐT-Trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2009, nền kinh tế mặc dù còn khó khăn nhưng tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Ngành công nghiệp tiếp tục phục hồi và liên tục tăng trưởng.
Theo tài liệu số 8335/BC-BKH ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 30 tháng 10 năm 2009)
                                    Nguồn: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
11/17/2009 4:54 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2021-Tinh-hinh-KT-XH-thang-10-va-10-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025Phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non (GDMN) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2025".

Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2019-2021 là phấn đấu để mạng lưới trường, lớp mầm non công lập tiếp tục được củng cố, mở rộng; phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, nhất là công nhân lao động; có ít nhất 33% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến trường; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở GDMN ngoài công lập chiếm từ 60% trở lên. Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 99% nhóm-lớp mầm non được học bán trú 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân - béo phì được khống chế... Về đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2021, có ít nhất 52% giáo viên đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, trong đó công lập đạt ít nhất 75%, ngoài công lập đạt ít nhất 35%; có ít nhất 50% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên, trong đó công lập đạt ít nhất 80%, ngoài công lập đạt ít nhất 30%...

Đề án được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019-2021): Củng cố, từng bước mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đảm bảo cơ bản đủ về số lượng đội ngũ giáo viên, số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, tiếp tục thực hiện đầy đủ chính sách đối với giáo viên. Giai đoạn 2 (2022-2025): Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDMN; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển trường mầm non chất lượng cao tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non các cơ sở GDMN theo thẩm quyền để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở GDMN tại địa phương, từng bước đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non; rà soát, nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, chính sách, pháp luật về chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ em trong các cơ sở GDMN phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tăng cường chỉ đạo kiểm tra hoạt động các cơ sở GDMN ngoài công lập, đặc biệt là nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục...

Kế hoạch ​​​​​


7/8/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtgiáo dục mầm non311-phat-trien-giao-duc-mam-non-tinh-binh-duong-giai-doan-2018-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
600.00
121,000
0.00
121000
72,600,000
/PublishingImages/2019-07/Tin 9 - Giao duc mam non.mp3
Công bố giá điện mớiCông bố giá điện mới
Hôm qua 26.2, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 05, quy định chi tiết về mức giá bán điện kể từ ngày 1.3.2009
Điện sinh hoạt có 7 mức giá

Trong Thông tư 05, Bộ Công thương đưa ra 7 bậc tính giá điện lũy tiến cho điện sinh hoạt (hiện hành có 5 mức). Từ ngày 1.3.2009, giá điện của nấc thang đầu tiên (50 kWh đầu tiên) sẽ là 550 đồng/kWh thay vì 500 đồng như hiện nay. Từ 51 - 100 kWh sẽ tính giá 865 đồng/kWh, từ 101 - 150 kWh là 1.135 đồng/kWh, từ 151 - 200 kWh giá 1.495 đồng/kWh, từ 201 - 300 kWh giá 1.620 đồng/kWh, từ 301 - 400 kWh giá 1.740 đồng/kWh, từ 401 kWh trở lên giá 1.790 đồng/kWh.

Thông tư cũng quy định, các hộ gia đình dùng trên 445 kWh điện/tháng sẽ phải trả 683.430 đồng còn những hộ nghèo dùng 50 kWh/tháng chỉ phải trả 30.000 đồng tiền điện. Đối với hộ gia đình dùng chung công-tơ (có hộ khẩu riêng), áp dụng giá điện bậc thang cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức bậc thang chung của bên mua điện bằng định mức điện năng của từng bậc thang quy định nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công-tơ.

Với cách tính mới, mức giá bán buôn điện cho sinh hoạt nông thôn cũng được tính bậc thang theo các mức 420 đồng cho 50 kWh đầu tiên, 605 đồng cho kWh từ 51 - 100; 795 đồng cho kWh từ 101 - 150 và 1.120 đồng cho kWh từ 151 - 200. Giá bán cho kWh từ 201 - 300 là 1.215 đồng và 1.305 đồng cho kWh từ 301 - 400. Với kWh từ 401 trở lên sẽ bán theo giá 1.345 đồng.

Điện cho kinh doanh tính theo giờ

Trừ khách hàng mua điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt, các khách hàng sử dụng điện khác sẽ được mua điện theo cấp điện áp và thời điểm sử dụng trong ngày. Đối với các hộ kinh doanh, giá điện áp dụng từ 835 đồng/kWh, 1.540 đồng/kWh và 2.830 đồng/kWh theo múi giờ thấp điểm, giờ bình thường, giờ cao điểm cho cấp điện áp 22 kV trở lên. Ở cấp điện áp từ 6 - 22 kV, giá điện là 960 đồng/kWh, 1.650 đồng/kWh và 2.940 đồng/kWh cho 3 múi giờ sử dụng trên. Dưới 6 kW, áp dụng các mức 995 đồng/kWh, 1.725 đồng/kWh và 3.100 đồng/kWh (cho 3 múi giờ sử dụng). Thông tư quy định, từ thứ hai đến thứ bảy hằng tuần, giờ bình thường là các khoảng thời gian từ 4 - 9 giờ 30, từ 11 giờ 30 - 17 giờ và từ 20 - 22 giờ. Giờ cao điểm là khoảng thời gian từ 9 giờ 30 - 11 giờ 30 và từ 17 - 20 giờ. Trong ngày chủ nhật, giờ bình thường áp dụng từ 4 - 22 giờ, không quy định giờ cao điểm. Giờ thấp điểm áp dụng từ 22 giờ - 4 giờ ngày hôm sau, áp dụng cho tất cả các ngày.

Khu vực các cơ quan hành chính sự nghiệp có 3 nhóm đối tượng, trong đó giá ưu đãi nhất là mức giá từ 950 - 1.000 đồng/kWh được dành cho nhóm đối tượng là khu vực bệnh viện, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo; từ 1.060 - 1.110 đồng/kWh tính với chiếu sáng công cộng; từ 1.090 - 1.135 đồng/kWh tính cho các đơn vị hành chính. Hai mức giá điện trên tính tùy theo cấp điện trên hoặc dưới 6 kV.

Ngành sản xuất được ưu đãi với giá thấp nhất. Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất sử dụng điện áp từ 110 kV được áp dụng theo các mức 835 đồng/kWh trong giờ bình thường, 455 đồng/kWh với giờ thấp điểm và 1.690 đồng/kWh với giờ cao điểm. Mức giá áp dụng cho ngành sản xuất sử dụng điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV cũng được điều chỉnh lần lượt theo các mức 870 đồng/kWh, 475 đồng/kWh và 1.755 đồng/kWh.

Xuân Toàn
(Theo Thanh Niên Online)
2/27/2009 8:57 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1564-Cong-bo-gia-dien-moiThông tin chỉ đạo, điều hành
Sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025NewSửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 39/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 09/12/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, sửa đổi thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 78.286 tỷ 829 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng thu ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung thu cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang 4.723 tỷ 129 triệu đồng; bổ sung thu kết dư 105 tỷ đồng; sửa đổi thu từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Sửa đổi, bổ sung tổng chi ngân sách địa phương 52.780 tỷ 62 triệu đồng. Trong đó, sửa đổi chi cân đối ngân sách địa phương 31.435 tỷ 471 triệu đồng. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung chi đầu tư phát triển 14.295 tỷ 346 triệu đồng; sửa đổi, bổ sung chi thường xuyên 13.582 tỷ 200 triệu đồng.

Bổ sung chi hỗ trợ nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn kinh phí tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh năm 2024 cho tỉnh Bạc Liêu 28 tỷ 703 triệu đồng.

Sửa đổi chi xây dựng cơ bản từ Đề án khai thác nguồn lực từ đất 3.966 tỷ 964 triệu đồng.

Giao UBND tỉnh phân bổ, giao dự toán chi tiết kinh phí chi thực hiện cải cách tiền lương và chế độ tiền thưởng, các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và các chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp tỉnh. Định kỳ, UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Nghị quyết số 39/NQ-HĐND​​

5/9/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thu ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách địa phương, năm 2025568-sua-doi-thu-ngan-sach-nha-nuoc-tren-dia-ban-va-phan-bo-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Chuyển giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát hành chínhChuyển giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát hành chính
    TTĐT - Thực hiện Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Kể từ ngày 01/7/2013, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức chuyển về Sở Tư pháp.
  
Theo đó, Sở Tư pháp có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương.
  
Các sở, ngành khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật (có quy định thủ tục hành chính), phải gửi dự thảo văn bản đó đến Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) để lấy ý kiến góp ý về thủ tục hành chính.
  
Đồng thời, nếu thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến thủ tục hành chính thì liên hệ phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ được kịp thời và hiệu quả.
     
Hoài Hương
7/15/2013 9:39 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1562-Chuyen-giao-nhiem-vu-thuc-hien-cong-tac-kiem-soat-hanh-chinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức họp báo của UBND tỉnh Bình Dương năm 2024Kế hoạch tổ chức họp báo của UBND tỉnh Bình Dương năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức họp báo năm 2024.

 

Theo đó, họp báo của UBND tỉnh với các cơ quan thông tấn, báo chí được tổ chức trong các trường hợp: Họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được tổ chức một tháng một lần; họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh kết hợp với hội nghị giao ban báo chí tổ chức định kỳ 6 tháng, năm theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh; họp báo đột xuất, chuyên đề về sự kiện quan trọng hoặc thông tin, tuyên truyền đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm diễn ra trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thời gian tối đa của mỗi lần họp báo là một buổi. Họp báo định kỳ được tổ chức sau phiên họp UBND tỉnh đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tháng đó.

Trường hợp không tổ chức họp báo đúng định kỳ vì lý do khách quan thì Văn phòng UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thời gian cụ thể khác.

Trường hợp không thể tổ chức họp báo được trong tháng, Văn phòng UBND tỉnh sẽ cung cấp thông tin cho báo chí trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh tại địa chỉ www.binhduong.gov.vn.

Họp báo định kỳ hàng tháng do Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh có lịch công tác khác, không chủ trì được thì ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh thực hiện.

Họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh kết hợp với hội nghị giao ban báo chí do lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh cùng chủ trì. Trường hợp họp báo đột xuất, tùy theo sự việc, sự kiện diễn ra tại địa phương, UBND tỉnh cử người chủ trì họp báo phù hợp.

Nội dung họp báo định kỳ hằng tháng là thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh được thông qua tại phiên họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tháng đó và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới; trả lời các vấn đề báo chí quan tâm. Nội dung họp báo định kỳ thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh kết hợp với hội nghị giao ban báo chí có thêm nội dung theo đề nghị của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh.

Nội dung họp báo đột xuất, chuyên đề là thông báo về sự kiện, sự việc có tính chất quan trọng, cần cung cấp thông tin chính thức từ phía cơ quan có thẩm quyền về sự kiện, sự việc đó.

Kế hoạch

5/17/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, họp báo, UBND tỉnh, Bình Dương, năm 2024240-ke-hoach-to-chuc-hop-bao-cua-ubnd-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
536.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026Bình Dương: Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026

TTĐT - UBND tỉnh thống nhất kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2025-2026 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).​

Cụ thể, toàn tỉnh có 25.252 học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2025-2026 tính đến ngày 30/11/2024 (kể cả công lập và tư thục).

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2024-2025 là 23.988 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Thời gian tổ chức Kỳ thi: Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 28 và 29/5/2025, riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 30 và 31/5/2025. 

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐT phê duyệt trước ngày 31/3/2025.

Năm học 2025-2026, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương: 11 lớp chuyên (385 học sinh): Ngữ văn (35 học sinh),  Lịch sử (35 học sinh), Địa lí (35 học sinh), Tiếng Anh (70 học sinh), Toán (70  học sinh), Tin học (35 học sinh), Vật lí (35 học sinh), Hoá học (35 học sinh), Sinh học (35 học sinh). 

Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024-2025 vào lớp 10 năm học 2025-2026 theo các chỉ tiêu sau:

Huyện/Thành phốDự kiến số học sinh  tốt nghiệp THCS (95% TN THCS)

Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025-2026 

(70% của tổng số học sinh TN THCS)

Thủ Dầu Một 3.243 2.270
Thuận An 4.636 3.245
Dĩ An 4.648 3.254
Tân Uyên 2.996 2.097
Bắc Tân Uyên 698 489
Phú Giáo 960 672
Bến Cát 3.056 2.139
Bàu Bàng 1.072 750
Dầu Tiếng 983 688
Các trường THCS trực thuộc 1.696 1.187
Tổng cộng 23.988 20.847

Tuyển sinh lớp 10 trường THPT công lập năm học 2025-2026 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2025-2026 phải dự thi 03 môn bắt  buộc gồm: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh; thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng kí dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng kí dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện the​o các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025-2026 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định.

Văn bản​

2/4/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông830-binh-duong-ke-hoach-tuyen-sinh-lop-10-nam-hoc-2025-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Thực hiện vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpThực hiện vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; định kỳ rà soát, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh vị trí việc làm cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức theo vị trí việc làm, gắn với từng bước cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Sở Nội vụ theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan cho phù hợp với thực tiễn.

Văn bản 

7/19/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThực hiện, vị trí, việc làm, cơ quan, tổ chức, hành chính, đơn vị, sự nghiệp, công lập93-thuc-hien-vi-tri-viec-lam-trong-cac-co-quan-to-chuc-hanh-chinh-don-vi-su-nghiep-cong-laThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
240.00
121,000
0.00
121000
0
Chuyển giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát hành chínhChuyển giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát hành chính
   
TTĐT - Thực hiện Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, Kể từ ngày 01/7/2013, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức chuyển về Sở Tư pháp.
  
Theo đó, Sở Tư pháp có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại địa phương.
  
Các sở, ngành khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật (có quy định thủ tục hành chính), phải gửi dự thảo văn bản đó đến Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) để lấy ý kiến góp ý về thủ tục hành chính.
  
Đồng thời, nếu thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến thủ tục hành chính thì liên hệ phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ được kịp thời và hiệu quả.
     
Hoài Hương
7/15/2013 9:39 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết841-Chuyen-giao-nhiem-vu-thuc-hien-cong-tac-kiem-soat-hanh-chinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Triển khai hướng dẫn về nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách Nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp Bình Dương: Triển khai hướng dẫn về nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách Nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính về nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách Nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính về nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách Nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp để tổ chức triển khai thực hiện.

Theo Công văn số 4205/BTC-NSNN ngày 02/4/2025 của Bộ Tài chính: Căn cứ Đề án sắp xếp được cấp có thẩm quyền quyết định, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi được tổ chức lại chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước.

Từng cơ quan, đơn vị ở địa phương (bao gồm cả sự nghiệp công lập và doanh nghiệp Nhà nước…) trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy, theo chức năng nhiệm vụ, thực hiện kiểm kê các nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước, lập đầy đủ hồ sơ liên quan theo chế độ quy định, rà soát, xử lý dứt điểm các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán chưa thực hiện liên quan đến xử lý tài chính, xử lý khác.

Đồng thời, chịu trách nhiệm toàn diện về hồ sơ, chứng từ liên quan về nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước đến thời điểm được cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp, tổ chức bộ máy. Khi thực hiện bàn giao nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên, kể cả các khoản nợ phải thu, phải trả (nếu có), các kết luận, kiến nghị của cơ quan, thanh tra kiểm toán chưa thực hiện. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát nguồn tài chính, ngân sách Nhà nước.

Dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2025 của các tỉnh sau sắp xếp đảm bảo khớp đúng về tổng mức, lĩnh vực thu, chi ngân sách Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi sắp xếp.

Văn bản​

4/17/2025 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, nguyên tắc xử lý tài chính, ngân sách Nhà nước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp 412-binh-duong-trien-khai-huong-dan-ve-nguyen-tac-xu-ly-tai-chinh-ngan-sach-nha-nuoc-khi-to-chuc-lai-don-vi-hanh-chinh-cac-capThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Lễ hội chùa Bà (Bình Dương): Giữ xe “chặt, chém”, móc túi vào mùaLễ hội chùa Bà (Bình Dương): Giữ xe “chặt, chém”, móc túi vào mùa
Hôm nay (2-2), cơ quan chức năng ra quân giữ gìn an ninh trật tự lễ hội chùa Bà.
Dù một tuần nữa mới đến rằm tháng Giêng nhưng sáng 1-2, hàng ngàn khách thập phương đã về viếng chùa Bà.
Từ sáng sớm, khu vực chùa đã nhộn nhịp, xe du lịch đậu kín các tuyến đường gần chùa. Hàng loạt điểm giữ xe hai bánh mọc lên cùng nhân viên ra đường níu kéo khách gửi xe. Nhân viên giữ xe ra giá: “Mỗi chiếc 10 ngàn đồng, gửi thêm mũ bảo hiểm xin thêm hai ngàn đồng nữa”. Điều dễ nhận thấy là các bãi giữ xe có treo băng rôn “hoành tráng” nhưng không niêm yết giá.
Dịch vụ giữ xe ôtô cũng lấy giá cao. Ông Võ Văn Quang - lái xe cho Công ty Saigontourist gửi xe trên đường Yersin phân bua: “Tôi đậu 30 phút bị lấy giá 20 ngàn đồng, đắt gấp bốn lần đường Nguyễn Huệ ở TP.HCM trong ngày Tết”. Nhân viên thu phí giữ xe ôtô nói phí được nộp về UBND phường Phú Cường, sau đó nộp kho bạc và hóa đơn do Cục Thuế Bình Dương phát hành hẳn hoi.
Đối với dịch vụ nhà nghỉ, vào ngày bình thường chỉ 50 ngàn đến 80 ngàn đồng/phòng nghỉ qua đêm nhưng hiện tại, các chủ dịch vụ đã “đôn” lên 100 ngàn đến 150 ngàn đồng.
Công an phường Phú Cường cho biết các ngành chức năng như công an, quản lý thị trường, Sở VH-TT&DL sẽ kiểm tra các dịch vụ quanh chùa Bà và yêu cầu phải niêm yết giá cả, không được “chặt, chém” khách thập phương.
Trung tá Nguyễn Văn Hiếu - Phó Công an phường Hiệp An (thị xã Thủ Dầu Một) cho biết mấy ngày nay, các nhóm hành nghề “hai ngón” (móc túi) đang rậm rịch đổ về chùa Bà. Trước đó, dân “hai ngón” trà trộn vào du khách tại khu du lịch Đại Nam cách chùa chừng 2 km, thực hiện hàng trăm vụ móc túi. Công an tỉnh Bình Dương kết hợp bảo vệ khu du lịch Đại Nam đã bắt được một băng móc túi chuyên nghiệp, cầm đầu là Nguyễn Trọng Đạt (48 tuổi, ngụ Xóm Chiếu, quận 4, TP.HCM) và Lê Toàn Thắng (53 tuổi, quê Hà Nội).
Cũng sáng 1-2, khoảng 20 người mang theo “đồ nghề” gồm loa phóng thanh cùng các loại thuốc “Sơn Đông mãi võ” tụ tập ven đại lộ Bình Dương đón đầu khách hành hương lên chùa Bà. Đến 9 giờ sáng cùng ngày, gần 200 người đi lễ ghé xem biểu diễn và được các “thầy” khám chữa bệnh ngay tại chỗ. Thuốc rẻ nhất có giá 10 ngàn đồng, cao nhất là một triệu đồng. Các “thầy” cho biết thuốc do “bác sĩ, dược sĩ” có tiếng ở TP.HCM bào chế, tuy nhiên bao bì thuốc không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất.
Ngoài những lộn xộn trên, khu vực quanh chùa Bà còn phải đối diện với nạn khất thực giả. Mới đây, UBND phường Phú Cường ra quân thu gom 24 đối tượng hành nghề ăn xin, giả dạng nhà sư khất thực ở khu vực chùa Bà.
Theo Pháp luật TPHCM
2/2/2009 10:48 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết712-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền sốBình Dương: Triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3996/QĐ-UBND về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT), phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số.

Theo đó, Kiến trúc số được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CQĐT tại tỉnh Bình Dương; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước tại tỉnh, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng CQĐT của  tỉnh Bình Dương, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số. Cung cấp các kênh giao tiếp làm cầu nối tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển CQĐT, chuyển đổi số tại tỉnh.

Đồng thời tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai CQĐT của tỉnh đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp; tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin trong triển khai CQĐT. 

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030: 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên nhiều phương  tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp Bộ, tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết  nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính;  mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp…​

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai Kiến trúc CQĐT phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số theo các quy định hiện hành; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tiến độ thực hiện.​

Quyết định số 3996/QĐ-UBND​

2/19/2025 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số561-binh-duong-trien-khai-kien-truc-chinh-quyen-dien-tu-phien-ban-3-0-huong-toi-chinh-quyen-sThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018

TTĐT - Ngày 01/3/2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018.

Theo đó, có 466 văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực gồm 114 Nghị quyết, 342 Quyết định, 10 Chỉ thị; có 496 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ gồm 81 Nghị quyết, 315 Quyết định, 100 Chỉ thị; có 43 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần gồm 05 Nghị quyết, 29 Quyết định; có 90 văn bản cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới gồm 17 Nghị quyết, 72 Quyết định, 01 Chỉ thị.

Quyết địnhDanh mục văn bản quy phạm pháp luật của từng cơ quan, đơn vị.

3/1/2019 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết615-cong-bo-ket-qua-he-thong-hoa-van-ban-quy-pham-phap-luat-trong-ky-2014-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
205.00
121,000
0.00
121000
24,805,000
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phươngĐiều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBND về việc điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 về giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương (điều chỉnh lần 6).​

Theo đó, điều chỉnh giảm vốn cho 06 dự án với tổng số vốn giảm 258 tỷ 100 triệu đồng.

Điều chỉnh giảm nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 261 tỷ 348 triệu đồng. Dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại sau khi điều chỉnh 2.607 tỷ 305 triệu đồng.

Điều chỉnh bổ sung vốn cho 27 dự án với tổng số vốn bổ sung 519 tỷ 448 triệu đồng. Trong đó, bổ sung mới 14 dự án với tổng số vốn 298 tỷ 81 triệu đồng; điều chỉnh tăng vốn cho 13 dự án với tổng số vốn tăng 221 tỷ 367 triệu đồng.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 18/12/2024 của UBND tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách địa phương, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quyết định số 652/QĐ-UBND​

3/12/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, vốn ngân sách địa phương635-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-trung-han-giai-doan-2021-2025-von-ngan-sach-dia-phuonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnhPhê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 587/QĐ-UBND phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh.​

Theo đó, Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh là Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Hội Nông dân tỉnh, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Quỹ Hỗ trợ Nông dân có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về xây dựng, quản lý, phát triển Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh toàn hệ thống; tiếp nhận và quản lý nguồn vốn điều lệ được cấp từ ngân sách Nhà nước; vận động các nguồn ủng hộ, tài trợ, viện trợ không hoàn lại cho hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân.

Đồng thời cho vay vốn đối với hội viên Hội Nông dân để xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; ủy thác cho Quỹ Hỗ trợ Nông dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tại thời điểm thông qua Đề án là 105 tỷ đồng. Dự kiến tổng vốn điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2024 – 2028 là 200 tỷ đồng (trong đó vốn đã tạm ứng từ ngân sách tỉnh sang vốn điều lệ 105 tỷ đồng). Vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ nông dân sẽ được tiếp tục bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và quy định pháp luật liên quan. Lộ trình bố trí vốn cụ thể sẽ được UBND tỉnh xem xét cân đối phù hợp tình hình phân bổ vốn của cấp thẩm quyền và điều kiện thực tế tại địa phương.

Hội Nông dân tỉnh chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý và thực tiễn, việc tuân thủ các quy định pháp luật, tính hợp pháp, chính xác, trung thực và pháp lý của toàn bộ hồ sơ, giấy tờ kèm theo khi tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án; chịu trách nhiệm giải trình khi có cơ quan chức năng, thanh tra, kiểm tra; trong quá trình thực hiện, có trách nhiệm thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các nội dung chưa đúng quy định pháp luật, kịp thời xem xét, điều chỉnh hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh theo đúng quy định, đảm bảo khả thi, hiệu quả, thiết thực, tránh tiêu cực, lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước.

Hội Nông dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cụ thể theo Đề án để tổ chức triển khai đúng theo các quy định pháp luật.

Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chỉ đạo các bộ phận, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát các nội dung theo phân công tại Đề án theo đúng quy định, đảm bảo khả thi, hiệu quả.

Quyết định số 587/QĐ-UBND​

3/17/2025 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động, Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh930-phe-duyet-de-an-kien-toan-to-chuc-va-hoat-dong-cua-quy-ho-tro-nong-dan-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đến ngày 10/9/2021, hoàn thành bóc tách F0 tại các địa phương "vùng đỏ"Đến ngày 10/9/2021, hoàn thành bóc tách F0 tại các địa phương "vùng đỏ"

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với "vùng đỏ" tại Thông báo số 206-TB/TU ngày 06/9/2021 khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.

Theo đó, tiếp tục xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện, bóc tách F0 khỏi cộng đồng trong vòng 03 ngày đối với các địa phương "vùng đỏ" để có cơ sở đánh giá việc thực hiện trạng thái "bình thường mới" trong thời gian tới. Riêng đối với thành phố Thuận An, cần phát huy tối đa năng lực của lực lượng tại chỗ, tỉnh sẽ tăng cường lực lượng cho Thuận An trong công tác xét nghiệm tại các "điểm đỏ, vùng đỏ" để đến ngày 10/9/2021 hoàn thành việc bóc tách F0.

Những trường hợp F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện, các trường hợp khác phải đưa vào cơ sở cách ly tập trung, không để F0 cách ly tại các khu nhà trọ.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan khẩn trương điều phối 13.000 F0 của thành phố Thuận An theo Thông báo kết luận số 199-TB/TU ngày 02/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Thuận An.

Đến ngày 10/9/2021 các địa phương "vùng đỏ" phải hoàn thành việc tiêm vắc xin cho các đối tượng trên địa bàn. Riêng thành phố Thủ Dầu Một phải hoàn thành việc tiêm trong ngày 08/9/2021 để hỗ trợ cho thành phố Thuận An.

Văn bản ​

9/9/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐến ngày, 10/9/2021, hoàn thành, bóc tách, F0, địa phương, vùng đỏ818-den-ngay-10-9-2021-hoan-thanh-boc-tach-f0-tai-cac-dia-phuong-vung-doThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
666.00
121,000
0.00
121000
0
Tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần "3 không"  Tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần "3 không" 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 06/7/2021 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với thành phố Hồ Chí Minh và 07 tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ Thông báo số 177/TB-VPCP và tình hình thực tế của địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua để tổ chức triển khai thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Trong đó cần chú ý các nội dung về đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thể hóa trách nhiệm cá nhân ở từng cấp, từng ngành để chống dịch có hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, thực hiện "4 tại chỗ" (dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ) ở mức cao hơn, để không bị động khi dịch bệnh tăng lên và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh; với phương châm tháo gỡ vướng mắc và điều kiện bảo đảm chống dịch "3 không": Không nói thiếu kinh phí, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm...; không nói thiếu nhân lực; không nói thiếu quy định và cơ chế, chính sách.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, chia sẻ, tích cực và tự giác hợp tác, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc thực hiện các biện pháp mạnh khi cần thiết về phong tỏa, giãn cách, cách ly.

Văn bản​ 

 

7/12/2021 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTháo gỡ, khó khăn, dịch Covid-19, tinh thần, 3, không  29-thao-go-kho-khan-trong-phong-chong-dich-covid-19-theo-tinh-than-3-khongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
331.00
121,000
0.00
121000
0
Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3953/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

​Theo đó, có 36 chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, đô thị năm 2025.

Cụ thể, Tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh tăng từ 10% trở lên; GRDP bình quân đầu người khoảng 195 triệu đồng/năm.

Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng chiếm 65,01%, dịch vụ chiếm 25,20%, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 2,61%.

Chỉ số sản xuất công nghiệ​p (IIP) tăng trên 9,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13% - 14%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 9 - 10%; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 9 - 10%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 80.725 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương đạt 52.488 tỷ đồng.

Thu hút vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài 1,8 tỷ đô la Mỹ.

Tạo việc làm trong năm: 35.000 lao động.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 35%.

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh đạt dưới 1%.

Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 95%.

Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 90,31%.

Số bác sĩ/vạn dân đạt 10 bác sĩ; số giường bệnh/vạn dân đạt 27 giường bệnh.

Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện đạt 99,99%.

Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,7%.

Quyết định số 3953/QĐ-UBND​

1/8/2025 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2025318-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệpĐào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN)" trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, đối tượng được triển khai là thanh niên, học sinh, sinh viên trong các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp; cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở GDNN.

Kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, nhà giáo và học sinh, sinh viên trong GDNN tại Bình Dương, nhằm nâng cao chất lượng cơ sở GDNN và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường kỹ năng mềm, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên và học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp; triển khai các chính sách, chỉ thị liên quan đến phát triển GDNN và thanh niên.

Phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở GDNN được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở GDNN; tham gia bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 900 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở GDNN nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo, phát triển kỹ năng mềm. Đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng, 80% các trường trung cấp, 50% các trung tâm GDNN tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp; hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở GDNN trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên.

Kế hoạch 

9/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐào tạo, phát triển, kỹ năng mềm, thanh niên, học sinh, sinh viên, giáo dục, nghề nghiệp445-dao-tao-va-phat-trien-ky-nang-mem-cho-thanh-nien-va-hoc-sinh-sinh-vien-giao-duc-nghe-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
339.00
121,000
0.00
121000
0
Phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Đông An TâyPhê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Đông An Tây

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2112/QĐ-UBND về việc phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Đông An Tây.

7/19/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhê duyệt, yêu cầu  sơ bộ, năng lực, kinh nghiệm, nhà đầu tư, đăng ký, thực hiện, Dự án, khu đô thị, Đông An Tây340-phe-duyet-yeu-cau-so-bo-ve-nang-luc-kinh-nghiem-nha-dau-tu-dang-ky-thuc-hien-du-an-khu-do-thi-dong-an-taThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
263.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng, tạo sự đồng thuận trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máyTăng cường công tác nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng, tạo sự đồng thuận trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo đó, đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kế hoạch số 201-KH/TU ngày 13/3/2025 và Kế hoạch số 209-KH/TU ngày 27/3/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tích cực nghiên cứu, thảo luận, tham gia góp ý các Đề án của tỉnh và trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương để ban hành văn bản triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ trong quá trình thực hiện; cụ thể hóa việc thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Sở Nội vụ tham mưu xây dựng Đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, đảm bảo mục tiêu giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy; thực hiện nhiệm vụ là cơ quan Thường trực Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai nghiên cứu sắp xếp tổ chức bộ máy khối chính quyền; về chính sách, tài sản, trụ sở làm việc (Tổ 18).

Đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đề xuất phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện theo chỉ đạo, định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Đề án số 12-ĐA/TU ngày 07/02/2025 về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh, Kế hoạch số 201-KH/TU, Kế hoạch số 209-KH/TU và chỉ đạo của UBND tỉnh; tham mưu Đảng ủy UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 05/4/2025.

Văn bản​

4/8/2025 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả912-tang-cuong-cong-tac-nam-bat-tinh-hinh-tam-tu-nguyen-vong-tao-su-dong-thuan-trong-qua-trinh-sap-xep-to-chuc-bo-maThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương tăng cường quản lý người lang thang, ăn xin, giả mạo bán vé số Bình Dương tăng cường quản lý người lang thang, ăn xin, giả mạo bán vé số

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các đối tượng lang thang cơ nhỡ, ăn xin​, bói toán… tại các địa điểm công cộng trên địa bàn tỉnh.

​​Theo đó, giao UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường quản lý người lang thang, ăn xin, người giả mạo bán vé số, người bán hàng rong để ăn xin trên địa bàn… theo đúng quy định; tiến hành rà soát và xử lý nghiêm các đối tượng bói toán, hoạt động mê tín dị đoan. Đặc biệt là các địa điểm diễn ra các hoạt động Lễ hội như: Khu Trung tâm Hành chính, chùa Châu Thới, chùa bà Thiên Hậu, chùa Ông, chùa Hội An…; đồng thời kiểm tra các điểm giữ xe theo giá niêm yết và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng các đối tượng nêu trên tiếp tục hoạt động trên địa bàn.

Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra việc quản lý người lang thang, ăn xin tại các khu vực công cộng và khu vực tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh để phân loại, đưa các đối tượng không có nơi cư trú nhất định vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Giao Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo an ninh trật tự các khu vực tập trung đông người, các điểm tham quan du lịch, địa điểm diễn ra các hoạt động tổ chức Lễ hội.

Văn bản

12/12/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, quản lý, người lang thang, ăn xin, giả mạo bán vé số818-binh-duong-tang-cuong-quan-ly-nguoi-lang-thang-an-xin-gia-mao-ban-ve-soThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
0
0.00
Phê duyệt kết quả xét tuyển viên chức tỉnh Bình Dương năm 2024Phê duyệt kết quả xét tuyển viên chức tỉnh Bình Dương năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định 2196/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả xét tuyển viên chức tỉnh Bình Dương năm 2024 đối với 462 thí sinh, trong đó số thí sinh trúng tuyển là 301 thí sinh.

Giao Giám đốc Sở Nội vụ thông báo kết quả xét tuyển viên chức đến các cơ quan, đơn vị và t​hí sinh dự thi; đồng thời có văn bản thống nhất với các cơ quan, đơn vị về tuyển dụng và xếp lương đối với các trường hợp trúng tuyển kể từ ngày 01/8/2024.

Quyết định 2196/QĐ-UBND 

7/31/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhê duyệt, kết quả, xét tuyển, viên chức, Bình Dương, năm 2024339-phe-duyet-ket-qua-xet-tuyen-vien-chuc-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Đồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng NaiNewĐồng thuận đề xuất xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về việc đồng thuận đề xuất thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) thông qua ngày 24/4/2025 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, đồng thuận với đề xuất giao UBND tỉnh Bình Dương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án kết nối tỉnh Đồng Nai (xây dựng cầu Hiếu Liêm 2).

Thống nhất giao UBND tỉnh thực hiện các thủ tục trình cấp có thẩm quyền giao UBND tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đầu tư công.

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết số 38/NQ-HĐND​

5/8/2025 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, xây dựng cầu Hiếu Liêm 2 kết nối tỉnh Đồng Nai492-dong-thuan-de-xuat-xay-dung-cau-hieu-liem-2-ket-noi-tinh-dong-naThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009Những thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009
TTO - Ngày 26-2 Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2009. Theo đó, quy chế thi năm nay có nhiều điểm mới, nhiều quy định khắt khe đối với thí sinh, cán bộ coi thi… Điểm đặc biệt trong kỳ thi năm nay là sẽ tiến hành theo cụm, đổi chéo chấm thi.
Bộ GD-ĐT cho biết nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Thí sinh tự do cũng phải thi đủ các môn thi, theo nội dung thi, hình thức thi quy định của năm tổ chức kỳ thi.

Chấm thi chéo giữa các tỉnh

Đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT phải kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học; đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm; phân loại được trình độ của người học; phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.

Đề thi tự luận do một số chuyên gia khoa học, chuyên viên, giảng viên, giáo viên có uy tín và năng lực khoa học ở một số ĐH, trường ĐH, trường THPT, cơ quan ở trung ương và địa phương đề xuất theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT.

Việc ra đề thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm trong ngân hàng câu hỏi thi, do phần mềm máy tính thực hiện.
Nếu đề thi tự luận gồm nhiều câu hỏi thì phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi vào đề thi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009 là lần đầu tiên  Bộ GD-ĐT chỉ đạo các địa phương chấm chéo. Theo đó, bài thi trắc nghiệm của thí sinh sẽ do tỉnh chấm nhưng các bài thi tự luận sẽ tổ chức chấm chéo. Mỗi bài thi tự luận (đã cắt phách) phải được hai giám khảo chấm độc lập, ghi điểm riêng theo số phách vào phiếu chấm cá nhân.

Riêng phiếu trả lời trắc nghiệm được giữ nguyên không rọc phách. Các phiếu trả lời trắc nghiệm là bài làm của thí sinh đều được quét, xử lý và chấm bằng máy. Các thành viên tham gia tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với bất kỳ lý do gì.

Tổ chức thi theo cụm trường, thí sinh cách nhau ít nhất 1,2m

Theo quy chế, các Sở GD-ĐT sắp xếp các cụm trường để tổ chức thi. Mỗi cụm trường gồm ít nhất ba trường THPT hoặc ba trung tâm giáo dục thường xuyên; hoặc thành lập cụm thi hỗn hợp gồm ít nhất hai trường THPT và hai trung tâm giáo dục thường xuyên. Trường hợp đặc biệt, những trường ở vùng xa, vùng cao, hải đảo, đi lại khó khăn, không đáp ứng quy định thì Sở GD-ĐT phải báo cáo Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.

Trong mỗi cụm trường, danh sách thí sinh được sắp xếp theo ba bước. Bước 1 là xếp theo thứ tự ban: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Cơ bản; thí sinh giáo dục thường xuyên (nếu có). Bước 2 là xếp theo thứ tự ngoại ngữ, trong mỗi ban, trừ thí sinh giáo dục thường xuyên, xếp theo ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật). Bước 3, tên thí sinh được xếp theo thứ tự a, b, c...

Trong mỗi phòng thi, sắp xếp thí sinh trong một phòng thi phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2m; mỗi phòng thi 24 thí sinh, phòng thi cuối cùng của mỗi ngoại ngữ hoặc giáo dục thường xuyên, không quá 28 thí sinh.

Thí sinh tự do được đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú, theo xác nhận của chính quyền cấp xã.
Chủ tịch hội đồng coi thi, toàn bộ số phó chủ tịch, trừ các phó chủ tịch phụ trách cơ sở vật chất, một nửa số thư ký và toàn bộ giám thị được điều động đến từ những cơ sở giáo dục không có học sinh dự thi tại hội đồng coi thi.
Trong mỗi phòng thi phải đủ hai giám thị, số giám thị ngoài phòng thi được bố trí tùy theo yêu cầu riêng của từng hội đồng coi thi. Hai giám thị trong một phòng thi phải là giáo viên dạy khác trường; giám thị không coi thi lại phòng thi đã coi; hai giám thị không cùng coi thi quá một lần.

Quy chế quy định giám thị ngoài phòng thi không được vào khu vực hành lang phòng thi và xung quanh phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp cần thiết theo chỉ đạo của chủ tịch hội đồng. Ngoài ra, công an, bảo vệ và nhân viên phục vụ kỳ thi không được vào khu vực phòng thi, kể cả hành lang phòng thi khi thí sinh đang làm bài, trừ trường hợp được chủ tịch hội đồng coi thi cho phép.

Đề thi bị lộ: chỉ có Ban chỉ đạo thi Trung ương kết luận

Chỉ có Ban chỉ đạo thi Trung ương mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, Ban chỉ đạo thi Trung ương quyết định đình chỉ môn thi bị lộ đề. Các môn thi khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn bị lộ đề sẽ được thi bằng đề thi dự bị vào thời gian thích hợp, sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi;
Ban chỉ đạo thi Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu thiên tai xảy ra nghiêm trọng trong những ngày thi trên quy mô toàn quốc, Ban chỉ đạo thi Trung ương báo cáo Bộ trưởng quyết định lùi buổi thi và cho thi đề thi dự bị vào thời gian thích hợp. Các trường hợp bất thường khác đều phải được báo cáo và xử lý kịp thời theo phân cấp quản lý, chỉ đạo kỳ thi.

Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi: bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Thí sinh mang theo tài liệu, vật dụng liên quan đến việc làm bài thi hoặc các phương tiện thu phát thông tin không được quy định vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi.
Thí sinh học theo chương trình nào (chương trình chuẩn hay chương trình nâng cao) phải làm phần riêng của đề thi, ứng với chương trình đó; thí sinh làm cả hai phần riêng của đề thi thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm bài làm phần riêng của đề thi.
Quốc Dũng
(Theo Tuổi Trẻ)
2/27/2009 8:53 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết747-Nhung-thong-tin-moi-nhat-ve-ky-thi-tot-nghiep-THPT-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn nghề truyền thống, làng nghề truyền thốngPhát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn nghề truyền thống, làng nghề truyền thống

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 7477/KH-UBND phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Theo đó, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Phát triển nhóm ngành nghề chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản gắn với xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập trung vào các sản phẩm chủ yếu: Chế biến mủ cao su (các huyện phía Bắc), hạt điều (TP. Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên; huyện Bắc Tân Uyên), giết mổ gia súc, gia, cầm (các huyện, thành phố), chế biến rau quả (các huyện, thành phố), các sản phẩm OCOP - nhóm sản phẩm chế biến (các huyện, thành phố). 

Duy trì hoạt động các ngành nghề chạm trổ, điêu khắc, nghề làm guốc và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một; tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch.

Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn; nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. 

Song song đó, hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các cơ sở làm nghề tại các địa phương chủ động, tích cực liên kết hợp tác, tham gia thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức có tư cách pháp nhân. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tổ chức sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

Ưu tiên triển khai Chương trình OCOP trên đối tượng là các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất trên các ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống phù hợp với các nhóm sản phẩm của Chương trình OCOP. Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất, rà soát, củng cố và hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chí sản phẩm OCOP để lập hồ sơ, tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm.

Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Kế hoạch.

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống.

Đồng thời hỗ trợ thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động các hiệp hội chuyên ngành của ngành nghề nông thôn và phối hợp với các địa phương xây dựng các trung tâm bảo tồn và phát triển các giá trị của nghề truyền thống, làng nghề.

Kế hoạch số 7477/KH-UBND ​​

1/9/2025 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phát triển ngành nghề nông thôn và bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống177-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-va-bao-ton-nghe-truyen-thong-lang-nghe-truyen-thonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 Bình Dương ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, THTK, CLP được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật THTK, CLP, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, cụ thể: Quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình; quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.

Căn cứ Chương trình THTK, CLP năm 2020 của tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng Chương trình THTK, CLP năm 2020 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và của các cấp, các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Chương trình THTK, CLP của mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đặt ra.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình; kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin phát hiện để xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí. Nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả THTK, CLP đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả THTK, CLP giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP của cơ quan, đơn vị và địa phương mình 6 tháng và năm gửi Sở Tài chính để tổng hợp, xây dựng báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

Quyết định ​

3/18/2020 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếttiết kiệm, lãng phí 764-binh-duong-ban-hanh-chuong-trinh-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-nam-2020Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
470.00
121,000
0.00
121000
0
/PublishingImages/2020-03/tin 7- bd ban hanh ctr THTK-CLP.mp3
1 - 30Next