Tin chỉ đạo điều hành
 
     TTĐT - Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành “Chương trình làm việc năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh” kèm theo Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012.
 
 
  
TTĐT - Ngày 13 tháng 11 năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt “Định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2014”
 
 
   TTĐT - Ngày 13 tháng 11 năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt “Định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2014”
 
 
    
TTĐT - Ngày 20/11/2002, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3199/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
 
 
     TTĐT - Ngày 20/11/2002, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3199/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
 
 
   
TTĐT - Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch “Dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
 
 
    TTĐT - Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch “Dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
 
 
 
TTĐT - Ngày 22/11/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân giai đoạn 2012-2016” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
 TTĐT - Ngày 22/11/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân giai đoạn 2012-2016” trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  
 
 
 
TTĐT - Để thực hiện nghiêm Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trên địa bàn tỉnh, ngày 31/8/2012,  UBND đã ban hành Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND tăng cường thực hiện Luật BHXH và Luật BHYT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và trồng cây phân tán năm 2024.

Theo đó, tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao chỉ tiêu đất cây xanh đô thị hướng đến xây dựng Bình Dương trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Điểm phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp tỉnh: Dự kiến bắt đầu từ 06 giờ 30 phút ngày 15/5/2024 tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B (đoạn ngã tư 550 đến Bệnh viện Quân đoàn 4), khu phố Thống nhất 1, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Lễ phát động có khoảng 300 đại biểu tham dự.

Tại lễ phát động sẽ trồng khoảng 300 cây (3-4 năm tuổi) với các loài cây: Sao, dầu rái, chiêu liêu, lim xẹt, bàng Đài Loan, gõ đỏ, chuông vàng, giáng hương, sanh, đủng đỉnh.

Tại cấp huyện, thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần đại biểu tham dự và khối đông tham gia do UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện.

Số lượng cây trồng tại lễ phát động của các huyện, thành phố khoảng 1.786 cây 02 năm tuổi, gồm các loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương, bằng lăng, sưa, cẩm lai.

Các đơn vị đăng ký cây giống năm 2024 từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, chủ động tổ chức triển khai trồng cây phân tán phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Số lượng cây giống: Khoảng 4.220 cây 01 năm tuổi. Loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động huy động vốn từ xã hội hóa, tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh tại các khu vực công cộng...

Kế hoạch 

5/14/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, Lễ phát động, Tết trồng cây, đời đời, nhớ ơn, Bác Hồ, năm 2024665-ke-hoach-to-chuc-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
425.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tếTăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế


TTĐT - Ngày 14-02, UBND tỉnh ban hành Công văn số 489/UBND-VX về việc “Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế”.

    

Theo đó, căn cứ Công văn số 547/BYT-KH-TC ngày 23/01/2015 của Bộ Y tế, UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo 389 tỉnh và Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Hải quan, Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tập trung, tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng dưới mọi hình thức trong lĩnh vực y tế nói chung.

     

 

Các ngành chức năng lập biên bản xử lý  đối tượng sản xuất mỹ phẩm giả tại TX. Dĩ An 

Sở Y tế căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh để tập trung tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát liên ngành, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm theo chức năng được giao.

Các đơn vị liên quan cung cấp thông tin kịp thời, công khai các thông tin về phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng… trên phương tiện thông tin đại chúng.

   

Phương Chi


2/25/2015 2:33 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1166-Tang-cuong-cong-tac-phoi-hop-chi-dao-trong-viec-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-hang-gia-trong-linh-vuc-y-teThông tin chỉ đạo, điều hành
Thực hiện quyết liệt các giải pháp để "xanh hoá" các địa phương phía BắcThực hiện quyết liệt các giải pháp để "xanh hoá" các địa phương phía Bắc

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo kết luận và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp trực tuyến ngày 22/8/2021 đánh quá kết quả thực hiện Kế hoạch xây dựng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19 đưa Bình Dương trở về trạng thái "bình thường mới" tại các huyện, thị xã phía Bắc.

Theo đó, UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của các huyện, thị xã: Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng và Bến Cát trong việc quán triệt hiệu quả các chủ trương của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, triển khai thực hiện những giải pháp quyết liệt, đồng bộ để xây dựng "vùng xanh", góp phần đạt được những kết quả quan trọng trong việc ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng; làm cơ sở để các địa phương có th áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng phù hp với tình trạng "Bình thường mới"; tạo tiền đề để người dân và doanh nghiệp trên địa bàn từng bước ổn định đời sống và khôi phục sản xuất kinh doanh trong điều kiện có kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh và đảm bảo an toàn.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương căn cứ "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19", các định hướng của Tiến sĩ Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bình Dươngvà tình hình, điều kiện thực tế của địa phương để xem xét, chủ động và tự quyết định các biện pháp hành chính tương ứng (cân nhắc áp dụng "Chỉ thị 16-" hoặc "Chỉ thị 15+" tại các vùng xanh). Đồng thời, rà soát xem xét cho phép một số ngành nghề kinh doanh, các chợ truyền thống hoạt động trở lại nếu đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, tích cực huy động hệ thống chính trị vào cuộc để giữ vững thành quả "vùng xanh", cần lưu ý củng cố hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng. Đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của vùng xanh, vùng an toàn, tránh dịch bùng phát trở lại. Đối với các "điểm đỏ", "khu đỏ" trong "vùng xanh" phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và kết hợp xét nghiệm tầm soát, bóc tách F0 để "xanh hóa" địa bàn; tiếp tục tăng cường công tác chốt chặn, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện hiệu quả các biện pháp tuần tra quản lý chặt chẽ người, phương tiện lưu thông qua đường mòn, lối mở, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh khẩn trương phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương nghiên cứu, sớm có hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp tại các địa phương "vùng xanh" trong lưu thông và hoạt động trên địa bàn cho phù hợp với tình hình mới; phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Giao huyện Dầu Tiếng (còn 2 vùng vàng, 2 vùng cam), huyện Bàu Bàng (4 vùng vàng) và huyện Phú Giáo (2 điểm cam, 7 điểm vàng) khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể để thực hiện đạt mục tiêu "xanh hóa" hoàn toàn trước ngày 31/8/2021. Giao huyện Bắc Tân Uyên (còn 3 vùng vàng, vùng 2 đỏ) phấn đấu đến 31/8/2021 không còn vùng đỏ trên địa bàn.

Thị xã Bến Cát còn tồn tại nhiều vùng nguy cơ (03 vùng đỏ, 05 vùng cam, 13 vùng vàng), Ban Chỉ đạo thị xã phải tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ để đến 31/8/2021 không còn vùng đỏ trên địa bàn và tăng tối đa vùng xanh. Đẩy mạnh triển khai công tác lấy mẫu, xét nghiệm đảm bảo trả kết quả kịp thời và tăng cường công tác xét nghiệm tầm soát tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đối với các khu vực vùng xanh, cần xác định việc phục hồi sản xuất là nhiệm vụ quan trọng; yêu cầu triển khai xây dựng mô hình 3 xanh gồm "Nhà máy xanh", "Nhà trọ xanh", "Công nhân xanh", để đưa việc sản xuất trở lại tình trạng "bình thường mới", đảm bảo phòng, chống dịch.

Giao UBND cấp huyện hướng dẫn cho doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Ban Quản lý Khu công nghiệp hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Trước mắt, các huyện khẩn trương chọn doanh nghiệp để làm thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi triển khai diện rộng.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tiến hành tiêm ngừa dứt điểm cho công nhân của các doanh nghiệp "3 tại chỗ" trong khu công nghiệp, hoàn thành trước 30/8/2021.

Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng phương án tiêm vắc xin trong thời gian tới, đảm bảo tiêm đúng tiến độ, đúng đối tượng, lưu ý các đối tượng ưu tiên.

Các các huyện, thị xã xác định công tác đầu tư công là nhiệm vụ rất quan trọng sau khi "xanh hóa" địa bàn, là động lực để thúc đẩy kinh tế. Từ đó chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể, phù hợp, khả thi để thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án đầu tư công đã được bố trí vốn.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ chuyển các trường hợp F0 được phát hiện trong quá trình tầm soát tại các huyện phía Nam thuộc "vùng đỏ" lên các cơ sở điều trị ở các huyện phía Bắc - đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trọng quá trình phòng, chống dịch; vì vậy các huyện, thị xã thuộc khu vực "vùng xanh" chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác hỗ trợ.

Thông báo​ 

8/26/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThực hiện, quyết liệt, giải pháp, xanh hoá, địa phương, phía Bắc573-thuc-hien-quyet-liet-cac-giai-phap-de-xanh-hoa-cac-dia-phuong-phia-baThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,065.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050NewTriển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, theo dõi, tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Đông Nam bộ là vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh; vùng biển ven bờ của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm, trong đó TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 đô la Mỹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10-11%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 35 - 40%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%.​

Về xã hội: Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống khoảng 5% trong tổng số lao động làm việc; phấn đấu đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 95%; phấn đấu đạt 450 sinh viên đại học trên 10.000 dân; có 02 - 03 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới…

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, bao gồm khoảng 850 km đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng tru​ng chuyển quốc tế, các cảng hàng không, đường thủy nội địa; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quốc phòng, an ninh: Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, nhất là tại khu vực biên giới, biển, đảo; bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triền kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh…

Tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á; môi trường sinh thái được bảo vệ, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế xanh, cacbon thấp. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 đô la Mỹ.

Văn bản ​​

5/16/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, Quy hoạch, vùng, Đông Nam bộ, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, năm 2050901-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
799.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 5/2018 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 5/2018 của UBND tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo về Chương trình làm việc tháng 5/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, trong tuần thứ II (07-11/5/2018), UBND tỉnh sẽ thông qua Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020.

Trong tuần thứ IV (21-25/5/2018), UBND tỉnh sẽ báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5 năm 2018; thông qua một số nội dung trình Kỳ họp thứ 6 (thường lệ giữa năm 2018) – HĐND tỉnh khoá IX.

Trong tuần thứ V (28-31/5/2018), UBND tỉnh sẽ sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình huy động và phát huy các nguồn lực từ các thành phần kinh tế để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016-2020; sơ kết việc triển khai thực hiện: Chương trình Tiếp tục phát triển dịch vụ chất lượng cao phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị, giai đoạn 2016-2020, Chương trình Phát triển đô thị theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân, Chương trình Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới; thông qua quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương về việc điều tra thu thập thông tin thị trường bất động sản và quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

5/11/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtchương trình làm việc, tháng 5/2018290-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2018-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
309.00
121,000
0.00
121000
37,389,000
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin; tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị; 100% các tổ chức, cá nhân tham gia Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số; triển khai phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số quốc gia.

Đến năm 2030, hình thành Mạng lưới chuyển đổi số của tỉnh, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với Mạng lưới chuyển đổi số quốc gia triển khai nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Hàng năm bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. 

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp với thẩm quyền, phạm vi quản lý. 

Song song đó, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ cấp tỉnh đến cấp xã; xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến, quản lý dự án, khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ, khai thác và phân tích dữ liệu; quản lý tri thức, trợ lý ảo, an toàn thông tin mạng; nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban/Tổ Chỉ đạo chuyển đổi số các cấp; phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số.

Kế hoạch ​​​

3/11/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKiện toàn, tổ chức, bộ máy, nâng cao, năng lực, quản lý, Nhà nước, thực thi, pháp luật, chuyển đổi số 292-kien-toan-to-chuc-bo-may-nang-cao-nang-luc-quan-ly-nha-nuoc-va-thuc-thi-phap-luat-ve-chuyen-doi-soThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
615.00
121,000
0.00
121000
0
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 01/5Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ lễ Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 01/5.​

​Theo đó, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 26/4/2024.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm, an toàn.

Các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh, UBND thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào cùng thời gian nêu trên.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 02 ngày, từ ngày 30/4/2024 đến hết ngày 01/5/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ hai (29/4/2024) sang ngày thứ bảy (04/5/2024). Như vậy, dịp nghỉ lễ Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 01/5 năm 2024, công chức, viên chức, được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ tư ngày 01/5/2024 và làm bù vào ngày thứ bảy 04/5/2024.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày lễ kỷ niệm, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước các ngày lễ kỷ niệm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ,… tại trụ sở làm việc cũ hiện đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.

Thông báo​ ​

4/19/2024 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, 5 ngày, liên tục, dịp lễ, 30/4, 01/5347-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-va-nguoi-lao-dong-duoc-nghi-5-ngay-lien-tuc-dip-le-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
584.00
121,000
0.00
121000
0
Thêm 115.768 người dân 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX. Tân Uyên được nhận lương thực, thực phẩm Thêm 115.768 người dân 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX. Tân Uyên được nhận lương thực, thực phẩm

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 4134/KH-UBND ngày 22/8/2021 về việc cung cấp lương thực, thực phẩm ứng phó khẩn cấp cho người dân trong thời gian thực hiện "khóa chặt, đông cứng" trên địa bàn 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX.Tân Uyên.

 

​Theo đó, bổ sung tăng thêm 115.768 người dân được nhận lương thực, thực phẩm so với Kế hoạch số 4134/KH-UBND. Cụ thể, bổ sung 868 tấn gạo (nguồn cấp theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia cho các tỉnh, thành phố để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19) và 86 tỷ 826 triệu đồng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tương đương 50.000 đồng/người/ngày trong vòng 15 ngày.

Sở Công Thương phối hợp UBND TP.Thuận An, TX.Tân Uyên và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết.​

Kế hoạch ​

8/30/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThêm, 115.768, người dân, 11 phường, TP.Thuận An, TX. Tân Uyên, lương thực, thực phẩm 158-them-115-768-nguoi-dan-11-phuong-thuoc-tp-thuan-an-va-tx-tan-uyen-duoc-nhan-luong-thuc-thuc-phamThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
215.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương thực hiện thí điểm phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyếnBình Dương thực hiện thí điểm phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện phương án thí điểm phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến đối với một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh trong quý III/2021.

Theo đó, cấm phương tiện kéo rơ-moóc và xe sơ-mi rơ-moóc lưu thông từ 06 giờ 00 phút đến 08 giờ 00 phút, 16 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút; cấm ô tô tải có trọng tải toàn bộ xe trên 10 tấn (trừ phương tiện kéo rơ-moóc và xe sơ-mi rơ-moóc) lưu thông buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 14 giờ 00 phút tại các tuyến đường.

Cụ thể, Quốc lộ 13: Đoạn từ ngã 5 Phước Kiến đến cầu Vĩnh Bình.

Đường Mỹ Phước - Tân Vạn: Đoạn từ giao lộ Mỹ Phước - Tân Vạn với đường Phú Lợi đến giao lộ Mỹ Phước - Tận Vạn với ĐT.743a (giáp Khu du lịch Thủy Châu).

Đường ĐT.743: Đoạn từ giao lộ Mỹ Phước - Tân Vạn với đường Phú Lợi đến giao lộ ĐT.743b với đường Độc Lập (Khu công nghiệp Sóng Thần 1).

Đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ Quốc lộ 13 đến đường Phú Lợi.

Đường Huỳnh Văn Cù: Đoạn từ ngã 5 Phước Kiến đến ngã ba Bến Đò (Củ Chi).

Đường ĐT.747: Đoạn từ Ngã tư Miếu ông Cù đến cầu ông Tiếp.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với đơn vị có liên quan theo dõi, điều chỉnh phân luồng giao thông cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế; trong thời gian thực hiện thí điểm, nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Giao thông vận tải chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan kịp thời điều chỉnh phương án thí điểm cho phù hợp. Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm làm việc, phối hp và hướng dẫn các doanh nghiệp BOT triển khai hiệu quả việc lắp đặt các biển báo cấm trên các tuyến đường chính và tại các giao lộ vi đường chính.

UBND TP. Thủ Dầu Một, TP. Dĩ An, TP. Thuận An, UBND TX. Tân Uyên và các doanh nghiệp BOT chủ động phối hợp rà soát, lắp đặt biển báo trên các tuyến nhánh đấu nối vào các tuyến đường được phân luồng trên và tại các giao lộ (các doanh nghiệp BOT lắp đặt biển báo tại các giao lộ, các địa phương lắp đặt biển báo trên các tuyến nhánh). Trên Tỉnh lộ 8, Công ty cổ phần BOT cầu Phú Cường phối hợp với địa phương, đơn vị chức năng của TP. Hồ Chí Minh để triển khai thực hiện đoạn từ Ngã 3 Bình Mỹ đến Ngã 4 Tân Quy.

Văn bản ​​

5/27/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết thí điểm, phân luồng, giao thông, giờ, tuyến432-binh-duong-thuc-hien-thi-diem-phan-luong-giao-thong-theo-gio-theo-tuyeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
471.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 33 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 33 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

​Theo đó, UBND tỉnh xác định 33 chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 theo Quyết định số 4084/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Trong đó, tăng trưởng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 8,5-8,7% so với năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 161,8 triệu đồng/năm.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 12% trong năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với năm 2020.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, chuyển đổi số và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16%.

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm; tăng cường liên kết vùng; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn vốn trong nước, thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, nhất là dòng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 150 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020, chiếm 34,7% GRDP năm 2021; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,8 tỷ đô la Mỹ.

Tập trung nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, trong năm 2021, tạo việc làm tăng thêm cho 35.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 81% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 31%).

Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân…​

Kế hoạch

1/29/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNhiệm vụ, giải pháp, thực hiện, 33 chỉ tiêu, phát triển, kinh tế-xã hội, năm 2021840-nhiem-vu-giai-phap-thuc-hien-33-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
613.00
121,000
3,331.00
121000
0
/PublishingImages/2021-02/33chitieuphatrienktxh.mp3
Đến ngày 10/9/2021, hoàn thành bóc tách F0 tại các địa phương "vùng đỏ"Đến ngày 10/9/2021, hoàn thành bóc tách F0 tại các địa phương "vùng đỏ"

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với "vùng đỏ" tại Thông báo số 206-TB/TU ngày 06/9/2021 khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.

Theo đó, tiếp tục xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện, bóc tách F0 khỏi cộng đồng trong vòng 03 ngày đối với các địa phương "vùng đỏ" để có cơ sở đánh giá việc thực hiện trạng thái "bình thường mới" trong thời gian tới. Riêng đối với thành phố Thuận An, cần phát huy tối đa năng lực của lực lượng tại chỗ, tỉnh sẽ tăng cường lực lượng cho Thuận An trong công tác xét nghiệm tại các "điểm đỏ, vùng đỏ" để đến ngày 10/9/2021 hoàn thành việc bóc tách F0.

Những trường hợp F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện, các trường hợp khác phải đưa vào cơ sở cách ly tập trung, không để F0 cách ly tại các khu nhà trọ.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan khẩn trương điều phối 13.000 F0 của thành phố Thuận An theo Thông báo kết luận số 199-TB/TU ngày 02/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Thuận An.

Đến ngày 10/9/2021 các địa phương "vùng đỏ" phải hoàn thành việc tiêm vắc xin cho các đối tượng trên địa bàn. Riêng thành phố Thủ Dầu Một phải hoàn thành việc tiêm trong ngày 08/9/2021 để hỗ trợ cho thành phố Thuận An.

Văn bản ​

9/9/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐến ngày, 10/9/2021, hoàn thành, bóc tách, F0, địa phương, vùng đỏ818-den-ngay-10-9-2021-hoan-thanh-boc-tach-f0-tai-cac-dia-phuong-vung-doThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
666.00
121,000
0.00
121000
0
Đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếuĐảm bảo cân đối cung - cầu thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10/2022.

Theo đó, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý; chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường, ưu tiên đảm bảo nguồn cung, cân đối cung - cầu thị trường nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt heo, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.

Song song đó, tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Văn bản ​

1/13/2023 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐảm bảo, cân đối, cung, cầu, thị trường, hàng hóa, dịch vụ, quan trọng, thiết yếu792-dam-bao-can-doi-cung-cau-thi-truong-doi-voi-hang-hoa-dich-vu-quan-trong-thiet-yeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên taiNewChủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó với thiên tai

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó. Tăng cường công tác cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt người dân ở khu vực trũng thấp, ven sông, suối và hạ lưu các hồ chứa để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan.

Cùng với đó, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do dông, lốc xoáy, sét và mưa đá gây ra trên địa bàn tỉnh trong thời điểm chuyển mùa, các tháng đầu mùa mưa và sau các đợt giảm mưa. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh dông, lốc xoáy, sét và mưa đá trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và thực hiện như: Thường xuyên kiểm tra, chằng néo, gia cố vững chắc nhà cửa, công trình phụ; hạn chế đi ra ngoài khi có mưa dông, không trú mưa dưới gốc cây to, vật kiến trúc không vững chắc; kiểm tra, rà soát hệ thống cây xanh trên đường phố, công viên, trường học… để đốn hạ, cắt mé nhánh những cây có khả năng gãy đổ gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Đồng thời, kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm và hiệu quả; đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm " bốn tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

Chỉ thị 

5/15/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChủ động, biện pháp, phòng tránh, ứng phó, thiên tai903-chu-dong-cac-bien-phap-phong-tranh-ung-pho-voi-thien-taThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
399.00
121,000
0.00
121000
0
Đẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnhĐẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
 
TTĐT - Nhằm tăng cường việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/5/2012, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1448/UBND-VX thúc đẩy việc sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
 
Theo Chỉ thị 15/CT-TTg thì các cơ quan nhà nước từ cấp đơn vị trực thuộc các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên phải sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi các văn bản trong nội bộ cơ quan như: giấy mời hợp nội bộ, tài liệu phục vụ họp, văn bản để báo cáo, thông báo chung của cơ quan, các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc.
 
Đối với các cơ quan nhà nuớc từ cấp đơn vị trực thuộc các Bộ, từ cấp sở, ban, ngành, quận, huyện tại các địa phương trở lên đã được trang bị hệ thống quản lý văn bản và điều hành phải sử dụng hệ thống này để trao đổi các thông tin về: thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; lịch công tác của cơ quan; các chương trình, kế hoạch của cơ quan, công văn...
 
Ngoài ra, sẽ tăng cường sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác thông qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống quản lý văn bản và điều hành để gửi và nhận văn bản hành chính.
 
Tại tỉnh Bình Dương, qua Công văn số 1448 thì UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị và thành phố Thủ Dầu Một tiến hành triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc chuyển đổi từ phương thức làm việc trên giấy sang phương thức làm việc qua môi trường internet.
 
 
Hải Sư
6/11/2012 8:51 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết942-Day-viec-su-dung-van-ban-dien-tu-trong-hoat-dong-tai-cac-co-quan-nha-nuoc-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức dạy học trên sóng truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2021Tổ chức dạy học trên sóng truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2021

TTĐT - ​UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tổ chức dạy học trên sóng truyền hình tỉnh Bình Dương năm 2021.

Theo đó, chấp thuận cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức dạy học trực tuyến trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương với chuyên đề truyền hình bậc 3 (34 số) từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương bố trí khung giờ dạy học trực tuyến bằng hình thức phát trên sóng truyền hình cho phù hợp, đảm bảo chất lượng giáo dục; đồng thời liên hệ Sở Tài chính để hướng dẫn về kinh phí thực hiện theo quy định.

Văn bản ​​

10/1/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, dạy học,sóng truyền hình, tỉnh Bình Dương, năm 2021467-to-chuc-day-hoc-tren-song-truyen-hinh-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
135.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương thực hiện kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụBình Dương thực hiện kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ
   
TTĐT -  Việc gắn kết phát triển du lịch với phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2013 và những năm tiếp theo, đó là Chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm kích cầu tiêu thụ hàng hóa nội địa - nhất là các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển.
  
Kích cầu du lịch gắn kết phát triển dịch vụ là hoạt động xây dựng hình ảnh du lịch Bình Dương với chất lượng phục vụ tốt nhất, trở thành điểm đến thường xuyên của du khách và người dân địa phương Năm 2013, phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu về lượt khách là 4.280.000 lượt, trong đó, khách nội địa 4.146.250 lượt, khách quốc tế 133.750 lượt với doanh thu du lịch ước đạt 1.043 tỷ đồng.
   
Quảng bá hình ảnh du lịch Bình Dương  
  
Bằng hình thức tham gia một số sự kiện văn hóa, du lịch tại tỉnh bạn, khu vực  và toàn quốc, sẽ góp phần hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh đất và người Bình Dương, có thể mời gọi du khách đến với Bình Dương.
 
Cụ thể, năm 2013, tỉnh tham gia "Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần IX - năm 2013", tham gia “Liên hoan ẩm thực Đồng Nai ”.
 
Riêng năm 2014 và những năm tiếp theo, tỉnh sẽ tham gia Hội chợ triển lãm du lịch tại tỉnh Lâm Đồng, nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Dương đến với các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tham gia "Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh năm 2014" và các hoạt động khác do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục Du lịch tổ chức. Hỗ trợ các đơn vị hoạt động du lịch của tỉnh tham gia “Liên hoan ẩm thực Đồng Nai” hoặc “Liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam”.
 
Thực hiện quảng bá tại chỗ để nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư địa phương về vị trí, vai trò trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao mức sống và tạo việc làm cho người dân địa phương.
  
 
   
Tác phẩm “Đảo Trường Sa - Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” của nghệ nhân Nguyễn Văn Tấn tham dự "Hội thi tạo hình nghệ thuật từ hoa, quả" tại Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín 2013" (Ảnh: Hoàng Phạm)
 
 
Chương trình kích cầu du lịch
 
Tổ chức mời các công ty lữ hành, các cơ quan báo, đài trong và ngoài tỉnh tham gia khảo sát một số điểm đến (Famtrip) du lịch Bình Dương, bao gồm: làng nghề truyền thống (sơn mài, gốm sứ), di tích lịch sử văn hóa, Khu liên hiệp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ tỉnh Bình Dương, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, các điểm du lịch sinh thái vườn cây ăn trái Lái Thiêu và các điểm mua sắm,…
  
Cung cấp thông tin về Bình Dương đến du khách bằng các hình thức: cẩm nang Du lịch Bình Dương, bản đồ du lịch Bình Dương, tập gấp, brochure, cổ động trực quan (Pano tuyên truyền)... xây dựng Website du lịch Bình Dương.
    
Sản xuất các chương trình để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh, con người Bình Dương và các điểm đến tiêu biểu như: Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, gốm sứ Minh Long, gốm sứ Tân Phước Khánh, di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật, các vườn cây ăn trái, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, với thời lượng khoảng 30 phút để cung cấp thông tin cho du khách.
 
Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh sạch - đẹp tại nơi công cộng, không xả rác, đổ nước ra đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường. Giảm thiểu tiến tới không còn tình trạng cò mồi, chèo kéo,  gian lận, lừa gạt du khách tại các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa... trên địa bàn tỉnh. Tiến đến tổ chức lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín năm 2014” chất lượng và hiệu quả.
   
 
Hội thảo "Giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn trái cây Lái Thiêu" (Ảnh : Hoàng Phạm)
  
 
Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ
 
Nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, Tết của dân tộc và các sự kiện do tỉnh tổ chức, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh vận động các doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch tham gia thực hiện một số nội dung điển hình. Cụ thể, bình ổn giá thông qua vận động doanh nghiệp cam kết không tăng giá vé vào cổng, giá phòng và giá các dịch vụ trong thời gian tới. Áp dụng chính sách khuyến mãi, giảm giá để thu hút du khách đến lưu trú vào những ngày bình thường như: cung cấp miễn phí một phần dịch vụ (khách lưu trú 03 đêm miễn phí 01 đêm hoặc giảm giá dịch vụ trong khách sạn như ăn uống, massage, karaoke,...). Cam kết bán đúng giá niêm yết, không tăng giá tour. Xây dựng sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn và tổ chức tuyên truyên giới thiệu quảng bá một cách rộng rãi
                  
Khuyến khích nhân dân địa phương đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà vào dịp tổ chức các sự kiện du lịch tại địa phương. Tích cực tham gia công  tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường
  
Vận động các Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh xây dựng tour du lịch với mức giá hợp lý, kèm theo những chính sách ưu đãi, giảm giá trong ngày bình thường, nhằm thu hút đông đảo du khách đến Bình Dương. Cam kết đảm bảo thực hiện chương trình khuyến mãi một cách tích cực. Xây dựng chương trình tham quan kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí, các điểm du lịch sinh thái tự nhiên, văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh. Đưa các chương trình này trở thành hoạt động thường xuyên, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch..
   
Triển khai xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các công trình nhà vệ sinh công cộng để phục vụ du khách tại các khu, điểm du lịch và khu vực thường tập trung đông người trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu trong năm 2013-2014, có 100% nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu du lịch, điểm du lịch, các điểm tham quan,trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí quy định của Tổng cục Du lịch.
 
Phát động chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trong toàn ngành. Tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch phục vụ du khách.
  
 
Ra quân thực hiện Chương trình “Du lịch Bình Dương có trách nhiệm với môi trường” (Ảnh : Mai Xuân)
  
  
Tổ chức thực hiện
  
Để tổ chức thực hiện chất lượng và hiệu quả chương trình kích cầu du lịch năm 2013 và những năm tiếp theo gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện.
   
Theo chỉ đạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm chủ trì, làm đầu mối trực tiếp triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp Hiệp hội Du lịch Bình Dương và các sở, ngành có liên quạn vận động doanh nghiệp tham gia chiến dịch khuyến mãi, bình ổn giá phục vụ người dân trong tỉnh và du khách. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch để quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch Bình Dương đến với du khách trong và ngoài nước. Xây dựng dự toán kinh phí tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách để triển khai các hoạt động trong Chương trình kích cầu du lịch cho phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh và đảm bảo các quy định hiện hành. Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn du lịch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
     
Bên cạnh đó, tích cực vận động các đơn vị kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch, các khách sạn xếp hạng sao và các công ty du lịch lữ hành triển khai cam kết thực hiện Chương trình kích cầu du lịch, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ.
  
Tăng cường hoặc mở thêm các tuyến xe buýt đi các tỉnh, thành lân cận, thuận tiện cho người dân trong tỉnh và du khách khi tham quan du lịch tại Bình Dương. Vận động các đơn vị vận chuyển hành khách không tăng giá cước, nhất là Taxi.
  
Về công tác truyền thông, quảng bá, Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thông báo đến Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Cổng Thông tin điện tử tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục dành riêng cho Chương trình kích cầu du lịch.
   
Hoài Hương

7/13/2013 8:59 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết838-Binh-Duong-thuc-hien-kich-cau-du-lich-gan-voi-viec-thuc-day-phat-trien-cac-nganh-dich-vuThông tin chỉ đạo, điều hành
Phân loại đường để tính giá cước năm 2017Phân loại đường để tính giá cước năm 2017

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định​ về việc phân l​oại đường để tính giá cước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Quyết định kèm theo bảng phân loại đường tính cước đường bộ trên 16 tuyến đường tỉnh, gồm: ĐT741, ĐT742, ĐT743a, ĐT743b, ĐT743c, ĐT744, ĐT746, ĐT747a, ĐT747b, ĐT748, ĐT749a, ĐT749b, ĐT750, ĐT741b, ĐT749c, ĐT749d.

Quyết định cũng phân loại các tuyến đường thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một có 86 tuyến, thị xã Dĩ An có 45 tuyến, thị xã Thuận An có 37 tuyến, thị xã Bến Cát có 11 tuyến, thị xã Tân Uyên có 21 tuyến, huyện Dầu Tiếng có 21 tuyến, huyện Bàu Bàng có 12 tuyến, huyện Bắc Tân Uyên có 10 tuyến, huyện Phú Giáo có 20 tuyến.

Tất cả các tuyến đường đều được lập bảng cụ thể điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, loại đường (từ loại 1 đến loại 6).​​

8/3/2017 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtphân loại đường, tuyến đường, giá cước 2017678-phan-loai-duong-de-tinh-gia-cuoc-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
174.00
121,000
0.30
121000
21,090,300
Cho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình DươngCho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Dương
   TTĐT - Ngày 11-3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND về việc “Cho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Dương” (Hội).
   
Theo đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. 
Trong thời gian 90 ngày  - kể từ ngày cho phép thành lập Hội có hiệu lực, Ban Vận động thành lập Hội có trách nhiệm tổ chức Đại hội thành lập Hội theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Hội.
   
Hội là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các doanh nhân cựu chiến binh, cựu quân nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh Bình Dương. Hội có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu, có tài khoản riêng, tự trang trải mọi kinh phí, phương tiện hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
 
Hoài Hương
3/13/2015 11:32 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1529-Cho-phep-thanh-lap-Hoi-Doanh-nhan-cuu-chien-binh-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháyKhông để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TTg ngày 03/01/2023 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

 

​Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và Kế hoạch số 1210/KH-UBND ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương phải coi trọng và thực hiện tốt công tác phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ chính phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình về PCCC hoạt động hiệu quả; các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh dành thời lượng phù hợp, ưu tiên khung giờ nhiều người theo dõi để tuyên truyền công tác PCCC và cứunạn, cứu hộ (CNCH).

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng nhất là hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ nhiều căn hộ có nhiều tầng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng, cơ sở không tuân thủ quy định pháp luật về PCCC, chây ỳ, không kịp thời khắc phục vi phạm; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc cấp phép hoạt động đối với dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, rà soát nhiệm vụ xây dựng Đề án Quy hoạch hạ tầng PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương và thống nhất, đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ về bảo đảm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, CNCH trên địa bàn.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxảy ra, tình trạng, công trình, xây dựng, cơ sở, tuân thủ, quy định, phòng cháy, chữa cháy792-khong-de-xay-ra-tinh-trang-cac-cong-trinh-xay-dung-co-so-khong-tuan-thu-quy-dinh-ve-phong-chay-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
471.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2009
Kinh tế-xã hội nước ta tháng Hai và 2 tháng đầu năm 2009 tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, ngăn ngừa lạm phát, thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Kết quả bước đầu đã có một số chuyển biến tích cực, tuy nhiên, tốc độ phát triển toàn nền kinh tế diễn ra còn chậm, tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực như sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Nông nghiệp
Trọng tâm sản xuất nông nghiệp tháng Hai là tiếp tục gieo cấy lúa đông xuân ở phía Bắc, thu hoạch lúa đông xuân sớm ở phía Nam và gieo trồng cây màu vụ xuân trên cả nước. Tính đến trung tuần tháng 02/2009, cả nước đã gieo cấy được 2604 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 116,7% cùng kỳ, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 723,7 nghìn ha, bằng 170,6%; các địa phương phía Nam gieo cấy 1880,3 nghìn ha, bằng 104%. Sau tết Nguyên đán, thời tiết nắng ấm thuận lợi cho gieo mạ nên các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, bảo đảm đúng thời vụ. Một số địa phương phía Bắc đã mở rộng diện tích áp dụng phương pháp gieo sạ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên). Phương pháp gieo cấy này có ưu điểm là cho năng suất cao, tiết kiệm được chi phí lao động và giống. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng gieo cấy được 267,1 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước; các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã cơ bản kết thúc gieo cấy, đạt 321,2 nghìn ha, bằng 118,7%.
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 1541 nghìn ha, bằng 102,3% cùng kỳ năm 2008. Giá lúa ở mức cao đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một phần diện tích các cây trồng không hiệu quả sang trồng lúa, một số địa phương có diện tích gieo cấy tăng cao là: Long An tăng 5 nghìn ha; Kiên Giang tăng 7 nghìn ha; Trà Vinh tăng 2,3 nghìn ha. Cùng với gieo cấy lúa đông xuân, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 286,5 nghìn ha lúa đông xuân sớm, chiếm 17% diện tích xuống giống và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng đến trung tuần tháng 02/2009, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 223,5 nghìn ha ngô, bằng 79,4% cùng kỳ năm trước; khoai lang 72,4 nghìn ha, bằng 78,7%; sắn 52,7 nghìn ha, bằng 121,5%; lạc 117,9 nghìn ha, bằng 125%; đỗ tương 63,6 nghìn ha, bằng 89,1% và rau đậu 326,4 nghìn ha, bằng 111,1% cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tháng này tập trung chủ yếu vào đầu tư để tái đàn do số lượng đầu con giảm mạnh sau dịp Tết nguyên đán. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ dịch bệnh nên tốc độ phát triển chậm. Tính đến 22/02/2009, dịch cúm gia cầm vẫn còn xuất hiện ở 10 tỉnh là: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hoà, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau; dịch lở mồm long móng còn ở 7 tỉnh là: Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hoà Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam và Kon Tum; dịch tai xanh chưa qua 21 ngày ở2 tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam.

Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung tháng 02/2009 ước tính đạt 16,5 nghìn ha, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 25,7 triệu cây, tăng 0,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 182 nghìn m3, tăng 0,5%. Tính chung 02 tháng đầu năm 2009, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 24,8 nghìn ha, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây trồng phân tán đạt 40,6 triệu cây, tăng 0,2%; sản lượng gỗ khai thác đạt 374,2 nghìn m3, tăng 0,7%. Trong tháng 02/2009, cả nước xảy ra 13 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 13,3 ha, trong đó Thái Nguyên 6,4 ha; Cao Bằng 4,8 ha.

Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 02/2009 ước tính đạt 334,1 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 24,4 nghìn tấn, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 02/2009 ước tính đạt 129,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 102 nghìn tấn, giảm 2,9% do diện tích nuôi có xu hướng giảm; tôm đạt 14,1 nghìn tấn, tăng 0,7%. Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 02/2009 ước tính đạt 205 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 190,8 nghìn tấn, tăng 5,9%. Sản lượng khai thác tăng chủ yếu do thời tiết thuận lợi, giá nhiên liệu ổn định nên sau tết Nguyên đán nhiều tàu, thuyền đã khẩn trương ra khơi đánh bắt. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 669,7 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm sản lượng nuôi trồng đạt 273,6 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng khai thác đạt 396,1 nghìn tấn, tăng 2,5%.

Sản xuất công nghiệp
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2009 tăng chậm do tiếp tục gặp khó khăn từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Giá trị sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm nay theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước giảm 4,4% (Trung ương quản lý giảm 4,2%, địa phương quản lý giảm 5%); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 6,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,3% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,8%, các ngành khác tăng 2,2%).
Một số sản phẩm công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng sản lượng so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô khai thác ước tính đạt 2,98 triệu tấn, tăng 14,2%, chủ yếu do 5 mỏ dầu mới được đưa vào khai thác từ tháng 7, 8 năm 2008; xi măng tăng 10%; đường kính tăng 6,6%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 6,5%; sữa bột tăng 5,4%.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm công nghiệp đạt mức tăng thấp hoặc giảm so với 2 tháng đầu năm 2008 như: Điện sản xuất tăng 0,7%; phân hoá học tăng 1%; điều hòa nhiệt độ giảm 64,1%; kính thủy tinh giảm 50,5%; vải dệt từ sợi bông giảm 29,6%; gạch lát ceramic giảm 20,2%; máy giặt giảm 19%; bình đun nước nóng giảm 16,3%; khí hóa lỏng giảm 12,9%; xe máy giảm 12,7%; dầu thực vật tinh luyện giảm 12,3%; ti vi giảm 11,7%; thép tròn giảm 9%; thủy hải sản chế biến giảm 8,2%; ô tô giảm 6,1%; than sạch khai thác giảm 6%; tủ lạnh, tủ đá giảm 5,2%; khí đốt thiên nhiên giảm 5,1%; gạch xây giảm 4,1%.
Một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng khá so với 2 tháng đầu năm 2008 là: Thanh Hóa tăng 18,4%; Hải Phòng tăng 10,4 %; Cần Thơ tăng 10,3%; Đồng Nai tăng 9,9%; Hà Nội tăng 8,5%; Bình Dương tăng 8,3%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,8%. Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng thấp ở mức 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có tốc độ giảm như: Phú Thọ giảm 29,8%; Vĩnh Phúc giảm 17,5%; Hải Dương giảm 10,9%; Đà Nẵng giảm 8,1%
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, bằng 10,8% kế hoạch năm, bao gồm vốn trung ương đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2%; vốn địa phương đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, bằng 11,1%.
Trong 2 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện của Bộ Xây dựng đạt 68 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch năm; Bộ Công thương 33,7 tỷ đồng, bằng 14,2%; Bộ Giao thông Vận tải 710 tỷ đồng, bằng 11,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 86,8 tỷ đồng, bằng 11,3%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 327,5 tỷ đồng, bằng 11,1%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch 60 tỷ đồng, bằng 11,1%; Bộ Y tế 96,8 tỷ đồng, bằng 9,6%. Một số địa phương có tiến độ vốn đầu tư thực hiện nhanh là: Bắc Ninh 189 tỷ đồng, bằng 23,7% kế hoạch năm; Hòa Bình 195,5 tỷ đồng, bằng 20,2%; Hà Tĩnh 180,2 tỷ đồng, bằng 17,2%; Quảng Trị 121 tỷ đồng, bằng 16,8%.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/02/2009 đạt 1,5 tỷ USD vốn đăng ký với 67 dự án mới được cấp giấy phép. So với cùng kỳ năm trước, số dự án giảm 65%, tổng số vốn đăng ký giảm 69%. Nếu tính thêm 3,8 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 10 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thì tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến 20/02/2009 đạt 5,3 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2008.

Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 179,8 nghìn tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 141,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,2%; khách sạn, nhà hàng đạt 20,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1%; dịch vụ đạt 16,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8%. Riêng hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và tăng 18,5% so với 2 tháng đầu năm 2008.

Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 1,17% so với tháng trước. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng trên 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,67% (lương thực tăng 0,82%; thực phẩm tăng 1,72%); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,59%. Nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng dưới 1% gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,8%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,44%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,7%; dược phẩm, y tế tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,04%.

Các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác có chỉ số giá giảm: Văn hoá, thể thao, giải trí giảm 0,07%; phương tiện đi lại, bưu điện giảm 0,05%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 14,78%; so với tháng 12/2008, chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 tăng 1,49%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm 2009 tăng 16,13% so với cùng kỳ năm 2008.
Chỉ số giá vàng tháng 02/2009 tăng 5,74% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 9,59% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 02/2009 tăng 0,91% so với tháng trước, tăng 9,28% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,4% so với tháng 12 năm trước. 

Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với số liệu đã ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm 23,4%.
Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu như: Giá thế giới giảm, một số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong khâu thanh toán, nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường giảm sút. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2008; dầu thô đạt 958 triệu USD, giảm 42,4% (tăng 26,7% về lượng); giày dép đạt 658 triệu USD, giảm 7,3%; thủy sản đạt 461 triệu USD, giảm 5,8%; cà phê đạt 440 triệu USD, giảm 9,6% (tăng 10,8% về lượng); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 327 triệu USD, giảm 26,3%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 307 triệu USD, giảm 13,7%. Riêng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng cao cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó lượng đạt 919 nghìn tấn, tăng 103,6%; kim ngạch đạt 399 triệu USD, tăng 113,2%. Nếu 8 mặt hàng  (Hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, than đá, dầu thô, cao su) được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18,8% so với số liệu đã ước tính do giảm nhập khẩu một số mặt hàng liên quan đến đầu tư và sả n xuất hàng công nghiệp như: Máy móc thiết bị; hàng điện tử, máy tính và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép; thức ăn gia súc... Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 32,1% so với tháng trước và giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóanhập khẩu  ước tính đạt 7,7 tỷ USD, giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 4,9 tỷ USD, giảm 48,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,8 tỷ USD, giảm 29,8%.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm nay đều giảm về lượng, bên cạnh đó giá thế giới giảm mạnh dẫn đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 1,8 tỷ USD, giảm 24%; xăng dầu đạt 753 triệu USD, giảm 60% (giảm 26,2% về lượng và giá giảm 46%); vải đạt 494 triệu USD, giảm 4,4%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 420 triệu USD, giảm 30,1%; sắt thép đạt 412 triệu USD, giảm 74,2% (giảm 69,7% về lượng và giá giảm 20%); chất dẻo đạt 312 triệu USD, giảm 34,4%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 219 triệu USD, giảm 27,1%; hóa chất đạt 174 triệu USD, giảm 41,6%; phân bón đạt 169 triệu USD, giảm 22,3% về lượng và giảm 33,7% về kim ngạch; số lượng ô tô nguyên chiếc giảm 75,3%. Nếu các mặt hàng chủ yếu được tính theo giá bình quân 2 tháng đầu năm 2008 thì kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2009 chỉ giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 01/2009 là tháng đầu tiên xuất siêu kể từ tháng 01/2006 với mức xuất siêu đạt 390 triệu USD, tháng 02/2009 nhập siêu ước tính 100 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, xuất siêu 290 triệu USD, bằng 3,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 688,8 nghìn lượt người, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 403,4 nghìn lượt người, giảm 14,6%; đến vì công việc 107,7 nghìn lượt người, giảm 20,1%; thăm thân nhân đạt 129,3 nghìn lượt người, tăng 2,4%.

Trong 2 tháng đầu năm, lượng khách từ Hoa Kỳ đến nước ta ước tính đạt 89,5 nghìn lượt người, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ Ôx-trây-li-a đạt 49,5 nghìn lượt người, tăng 14,4%; khách đến từ Pháp 31,2 nghìn lượt người, tăng 12,4%; khách đến từ Ca-na-đa 22,5 nghìn lượt người, tăng 29,8%. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tuy có lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 72,1 nghìn lượt người, giảm 12,9%; Hàn Quốc 70,2 nghìn lượt người, giảm 22,4%; Nhật Bản 67,3 nghìn lượt người, giảm 8,3%; Đài Loan 49,4 nghìn lượt người, giảm 6,2%, Ma-lai-xi-a 26,1 nghìn lượt người, giảm 8,9%.

Vận tải
Vận chuyển hành khách 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 320,2 triệu lượt khách, tăng 7,4% và 13,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách ở hầu hết các ngành vận tải đều tăng, trong đó đường bộ đạt 288,3 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 9,7 tỷ lượt khách.km, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2008; đường sông đạt 27,2 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 0,5 tỷ lượt khách.km, tăng 1,8%; đường hàng không đạt 1,7 triệu lượt khách, tăng 0,8% và 2,9 tỷ lượt khách.km, tăng 3,2%.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 105,6 triệu tấn, giảm 0,4% và 26,7 tỷ tấn.km, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vận tải đường bộ đạt 74,5 triệu tấn, tăng 2,3% và 4,1 tỷ tấn.km, giảm 2,2%; đường sông đạt 21,6 triệu tấn, giảm 2,9% và 3,5 tỷ tấn.km, giảm 6,2%; đường biển đạt 8,6 triệu tấn, giảm 11,5% và 18,6 tỷ tấn.km, giảm 8,5% do lượng xuất khẩu qua cảng biển của một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Bưu chính viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, nhiều loại dịch vụ khuyến mại và chăm sóc khách hàng được cung cấp để kích cầu tiêu dùng. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 4,5 triệu thuê bao, tăng 83,6% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên cả nước tính đến cuối tháng 02/2009 lên 83,9 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 51,2 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 02/2009 ước tính đạt 4,2 triệu thuê bao. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 13,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 10,4 nghìn tỷ đồng, tăng 35,2%.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
3/23/2009 9:16 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2011-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-2-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong kỳ 2014-2018

TTĐT - Ngày 01/3/2019, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018.

Theo đó, có 466 văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành còn hiệu lực gồm 114 Nghị quyết, 342 Quyết định, 10 Chỉ thị; có 496 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ gồm 81 Nghị quyết, 315 Quyết định, 100 Chỉ thị; có 43 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần gồm 05 Nghị quyết, 29 Quyết định; có 90 văn bản cần đình chỉ việc thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới gồm 17 Nghị quyết, 72 Quyết định, 01 Chỉ thị.

Quyết địnhDanh mục văn bản quy phạm pháp luật của từng cơ quan, đơn vị.

3/1/2019 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết615-cong-bo-ket-qua-he-thong-hoa-van-ban-quy-pham-phap-luat-trong-ky-2014-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
205.00
121,000
0.00
121000
24,805,000
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnhTăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉa đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.

​Theo đó, Sở Y tế phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 2508-CV/TU ngày 15/8/2018 và tình hình diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua để tăng cường công tác kiểm soát, có biện pháp phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây; đồng thời tăng cường hoạt động truyền thông, tăng dung lượng, thời lượng, bố trí thời gian thích hợp để tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết; giám sát phát hiện và xử lý ổ dịch triệt để, khống chế không để dịch bùng phát ra cộng đồng; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh đúng quy định.​

Văn bản ​

9/12/2019 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtsốt xuất huyết 919-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-benh-sot-xuat-huyet-tren-dia-ban-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
191.00
121,000
0.00
121000
23,111,000
Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy năm 2024Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy năm 2024

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh năm 2024.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục rà soát theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác PCCC và CNCH. Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác PCCC rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là trong mùa hanh khô năm 2024, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC, bố trí lực lượng thường trực bảo vệ rừng và xây dựng kế hoạch tổ chức thực tập phương án PCCC rừng đối với các rừng phòng hộ, rừng di tích lịch sử Kiến An. Chủ động phát hoang cây cỏ khô, các bãi phế liệu ở các khu đất trống trong và ngoài các khu cụm công nghiệp để phòng ngừa cháy, nổ trong mùa hanh khô.  

Song song đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về PCCC và CNCH; rà soát biên soạn hoàn thiện cụ thể các chuyên đề, nội dung để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về PCCC, thoát nạn, cảnh báo nguy cơ cháy, nổ trên các phương tiện thông tin đại chúng; duy trì tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp tại các cơ sở, khu dân cư, trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thường trực 24/24 giờ của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC chuyên ngành, cơ sở; tăng cường năng lực, các trang thiết bị chuyên dụng để chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ và sự cố, tai nạn xảy ra ngay từ khi mới phát sinh

Đặc biệt, thực hiện nghiêm các quy định về thẩm định, cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh đối với các dự án, công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt, thiết kế về PCCC; thực hiện chặt chẽ quy trình, quy định về thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu an toàn PCCC đối với các dự án, công trình, đặc biệt là các cơ sở chuyển đổi công năng có nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở có tập trung đông người như vũ trường, quán bar, karaoke, nhà cao tầng,... 

Tiếp tục tăng cường kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để các cơ sở đang thi hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động nhưng lén lút hoạt động khi chưa đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC và các điều kiện thoát nạn.  

Kế hoạch ​

3/29/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, công tác, phòng cháy, chữa cháy, năm 2024481-trien-khai-cong-tac-phong-chay-chua-chay-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
509.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu Điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, Kế hoạch nhằm điều tra, đánh giá được chính xác thực trạng, chất lượng, tiềm năng đất đai; làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các cấp, nhất là việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch được tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh; việc điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian lập, tổ chức thực hiện và trình phê duyệt dự án từ quý II/2021 đến quý III/2022.

Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay sau khi hoàn thành và trước ngày 30/12/2022.

Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần đầu gồm: Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa; tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội nghiệp và ngoại nghiệp; xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai.

Việc điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và theo quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT và Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Áp dụng công nghệ thông tin để thực hiện số hóa toàn bộ kết quả điều tra, khoanh vẽ các loại đất, các đối tượng được điều tra đánh giá đầy đủ, chính xác; đồng thời lập Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai ở dạng số để khai thác, sử dụng thuận tiện, lâu dài. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu có chất lượng, phản ánh đúng thực trạng đất đai.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tất cả các công đoạn ở các cấp. Trước khi tiếp nhận kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai lần đầu phải tiến hành kiểm tra, thẩm định về các nội dung theo đúng quy định của Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT và Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kế hoạch 

6/28/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều tra, đánh giá, chất lượng, đất, tiềm năng, đất đai, lần đầu 914-dieu-tra-danh-gia-chat-luong-dat-va-tiem-nang-dat-dai-lan-dauThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
536.00
121,000
0.00
121000
0
Giải quyết ô nhiễm môi trường kênh Ba BòGiải quyết ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò
 
TTĐT - Ngày 16-01, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 114/UBND-KTN về việc “Giải quyết ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò”.
 
Theo đó, Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, quan trắc chất lượng nước thải trên kênh Ba Bò nhằm xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường; rà soát, kiểm tra tổng thể tình hình đấu nối nước thải, xử lý nước thải tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Sóng Thần 2; xử lý nghiêm các trường hợp không đấu nối, thải lén nước thải vào hệ thống thoát nước mưa, xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép. Đồng thời, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Dĩ An tiếp tục kiểm tra, xử lý doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp xả thải vào kênh Ba Bò.
 
UBND thị xã Thuận An tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân không vứt rác và xả nước thải trực tiếp xuống lòng kênh; có biện pháp xử lý đối với các hộ dân cố tình vi phạm; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thu gom, vớt rác trên kênh Ba Bò nếu tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra.

 
Để xử lý dứt điểm tình trạng dân cư thải nước thải sinh hoạt trực tiếp vào kênh Ba Bò, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hạ nguồn kênh Ba Bò trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu Công ty TNHH MTV cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương ưu tiên triển khai thi công tuyến cống thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư đang thải vào kênh Ba Bò trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, dẫn dòng thải tạm thời vào kênh tiêu Bình Hòa trên địa bàn thị xã Thuận An để chuẩn bị khi Trạm xử lý nước thải của Tiểu dự án 2 - dự án xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị Nam Bình Dương hoàn thành sẽ đấu nối ngay vào theo thiết kế dự án được phê duyệt.
 

 Hoài Hương
1/23/2015 5:24 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1134-Giai-quyet-o-nhiem-moi-truong-kenh-Ba-BoThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia Bảo hiểm Y tếTriển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia Bảo hiểm Y tế
    TTĐT - Ngày 12-10, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3536/UBND-VX về việc “Triển khai lập danh sách hộ gia đình tham gia Bảo hiểm Y tế”.
   
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Bảo hiểm Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan căn cứ chỉ đạo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại Công văn số 3824/BHXH-BT ngày 06/10/2015 tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, nội dung yêu cầu của việc kê khai, lập danh sách hộ gia đình tham gia Bảo hiểm Y tế đến từng hộ gia đình; tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo lập danh sách tham gia Bảo hiểm Y tế theo hộ gia đình cấp tỉnh và văn bản chỉ đạo UBND cấp huyện triển khai thực hiện việc lập danh sách hộ gia đình tham gia Bảo hiểm Y tế.
   
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội để kiểm tra, đôn đốc trong quá trình tổ chức, triển khai nhằm hoàn thành công việc theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
   
Phương Chi
10/14/2015 3:40 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2075-Trien-khai-lap-danh-sach-ho-gia-dinh-tham-gia-Bao-hiem-Y-teThông tin chỉ đạo, điều hành
Từ ngày 23/8/2012: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình DươngTừ ngày 23/8/2012: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 TTĐT – Ngày 13/8/2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 11/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
 
Theo đó, sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất là các trường hợp khai thác gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động, mất an ninh trật tự gây bức xúc trong nhân dân vùng có khoảng sản khai thác.
 
Đẩy mạnh việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy pháp trên lĩnh vực hoạt động khoáng sản, đảm bảo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Không xem xét gia hạn hay bổ sung, cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản cho các cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản đã vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.
 
Thực hiện thường xuyên công tác giám sát chấn động nổ mìn, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nổ mìn khai thác đá tiên tiến để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Kiểm tra và xử lý nghiêm việc cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác đá và quy trình an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
 
Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cảng xuất khoáng sản dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để có ý kiến với Chi cục Đường thuỷ nội địa phía Nam về việc cấp phép hoạt động cho các bến cảng này.
 
Thường xuyên tuần tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khoáng sản vi phạm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường nhất là các phương tiện vận chuyển quá khổm, quá tải, không thực hiện việc vệ sinh xe trước khi ra khỏi mỏ làm rơi vãi đất, cát trên đường…
 
Chỉ thị có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 10/2009/CT-UBND ngày 18/5/2009 của UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.
 
 
Hải Sư
8/15/2012 3:53 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2123-Tu-ngay-2382012-Tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-khoang-san-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Thông báo về họp mặt nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014Thông báo về họp mặt nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014
  TTĐT - Thông báo của UBND tỉnh Bình Dương về việc viếng Nghĩa trang liệt sĩ, treo Quốc kỳ, họp mặt nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 (Thông báo số 03/TB-UBND ngày 08/01/2014).
   
Theo đó, lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ được tổ chức vào lúc 06h30 ngày 24/01/2013. Sau lễ viếng Nghĩa trang, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2014) tại Hội trường A - UBND tỉnh.
 
Về việc treo Quốc kỳ, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh phải treo Quốc kỳ trong dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 trong 05 ngày, từ ngày 30/01/2014 (30 tháng chạp âm lịch) đến hết ngày 03/02/2014 (mồng 4 tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014).
 
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được nghỉ 09 ngày liên tục, từ ngày 28/01/2014 (28 tháng chạp âm lịch) đến hết ngày 05/02/2014 (mồng 6 tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014). Tất cả công chức, viên chức sẽ đi làm bù vào 02 ngày thứ 7 (25/01/2014 và 08/02/2014) để nghỉ hoán đổi ngày thứ 3 (28/01/2014) và ngày thứ 4 (29/01/2014).
 
 
  Hoàng Phạm
1/20/2014 3:27 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1955-Thong-bao-ve-hop-mat-nhan-ky-niem-84-nam-ngay-thanh-lap-Dang-Cong-san-Viet-Nam-va-nghi-tet-Nguyen-dan-Giap-Ngo-nam-2014Thông tin chỉ đạo, điều hành
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng VươngThông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương​.

​Theo đó, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 01 ngày: Thứ Năm, ngày 18/4/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ lễ trong 01 ngày: Thứ năm, ngày 18/4/2024.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau ngày lễ, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước ngày lễ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân tổng vệ sinh ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức treo cờ tại trụ sở làm việc đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về lễ Giổ Tổ Hùng Vương.​

Thông báo​

 

4/16/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, 1 ngày, Giỗ Tổ, Hùng Vương846-thong-bao-nghi-le-gio-to-hung-vuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next