Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2923/UBND-VX về việc đảm bảo số liệu để công khai tình hình giải quyết hồ sơ hành chính của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thống kê trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xác định nội dung công việc, tiến độ, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Thống kê, bảo đảm tính kịp thời, thống nhất và hiệu quả.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Công văn số 2892/UBND-VX về việc tăng cường kiểm tra, rà soát, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.


 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2843/UBND-NC về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC-CNCH) đối với khu dân cư và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1982/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Chương trình làm việc những tháng cuối năm 2016 của UBND tỉnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/8/2016.


 
 

TTĐT - Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông (ATGT), kịp thời ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn về việc “Tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách bảo đảm trật tự, ATGT trên địa bàn tỉnh”.


 
 

TTĐT- Ngày 26-7, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1923/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


 
 

TTĐT- Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Chỉ thị tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.


 
 

TTĐT- Ngày 25-7, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Thông báo số 122/TB-UBND về “Chương trình làm việc tháng 8/2016 của UBND tỉnh”.


 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ươngBình Dương phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I trực thuộc Trung ương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ và Chương trình số 113/CTr-TU ngày 22/3/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kế hoạch).

Theo đó, Kế hoạch phấn đấu mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương cơ bản trở thành một thành phố thông minh và đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, là một trong các đô thị hiện đại, đáng sống, văn minh, nghĩa tình. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng, trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới; đổi mới căn bản mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, nhất là phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe trong khu vực. Phát triển công nghiệp thế hệ mới hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0 tạo lập một vành đai công nghiệp. Xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển thuộc nhóm các địa phương đứng đầu cả nước. Đảm bảo tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, tổ chức bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh toàn diện trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2045, Bình Dương phấn đấu trở thành địa phương có cơ cấu kinh tế hiện đại; là một bộ phận quan trọng trong trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và là một trong những trung tâm tài chính của khu vực; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường; đảm bảo tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức quán triệt, xây dựng các chương trình cụ thể thực hiện Kế hoạch trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân...

Kế hoạch ​​

10/31/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, đến năm, 2030, cơ bản, tiêu chí, đô thị, loại I, trực thuộc, Trung ương548-binh-duong-phan-dau-den-nam-2030-co-ban-dat-cac-tieu-chi-do-thi-loai-i-truc-thuoc-trung-uonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
489.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với tỉnh Bình DươngThực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương

TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành văn bản về việc quán triệt triển khai thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt đến cán bộ, công chức và viên chức trong đơn vị, địa phương các ý kiến phát biểu chỉ đạo và kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 85/TB-VPCP ngày 08/3/2019 của Văn phòng Chính phủ; tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ, giải pháp theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, chủ động đề xuất tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên từng ngành, lĩnh vực.

Về đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt kết nối vùng, Sở Giao thông vận tải theo dõi tiến độ Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo thí điểm việc cắm mốc ngoài thực địa theo quy hoạch; theo dõi việc đề xuất phương án đầu tư của Bộ với Thủ tướng Chính phủ.

Về dự án nâng cấp cầu Bình Lợi, Sở Giao thông vận tải phối hợp các sở, ngành chủ động tạo điều kiện thuận lợi; theo dõi việc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Về nạo vét, thanh thải đá ngầm trên luồng đường thủy sông Đồng Nai, Sở Giao thông vận tải theo dõi tiến độ Bộ Giao thông vận tải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 69/TB-VPCP ngày 08/02/2017.

Về việc bố trí các nguồn vốn đầu tư cho công trình cầu Bạch Đằng 2 và đường Thủ Biên - Đất Cuốc, Sở Giao thông vận tải phối hợp​ Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ về chủ trương đầu tư 02 dự án này. Đối với việc sử dụng vốn ODA, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xây dựng, đề xuất dự án cụ thể và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về bổ sung vốn đầu tư dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đê bao An Tây – Phú An và Tân An – Chánh Mỹ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh có văn bản báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.

Về đề xuất hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cải tiến, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của Công ty TNHH Minh Long 1, Cục Thuế tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp liên quan đến nội dung trên. ​

Văn bản ​​​

4/2/2019 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThực hiện, kết luận, Phó Thủ tướng, Chính phủ, Vương Đình Huệ722-thuc-hien-ket-luan-cua-pho-thu-tuong-chinh-phu-vuong-dinh-hue-tai-buoi-lam-viec-voi-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
538.00
121,000
0.00
121000
65,098,000
/PublishingImages/2019-04/tin 9- tthuc hien KL cua P.TT Vuong Dinh Hue.mp3
Tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19Tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

​​Theo đó, tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 12 tập thể và 64 cá nhân đã có thành tích trong côn​g tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quyết định 


3/1/2022 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTặng, Bằng khen, tập thể, cá nhân, thành tích, công tác, dịch Covid-1924-tang-bang-khen-cho-cac-tap-the-ca-nhan-co-thanh-tich-trong-cong-tac-phong-chong-dich-covid-1Thông tin khen thưởngFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Chương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo về chương trình làm việc tháng 11/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, trong tuần thứ II (05-09/11/2018), UBND tỉnh sẽ thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2018 gồm có 06 báo cáo; 08 tờ trình và dự thảo Nghị quyết.

Trong tuần thứ III (12-16/11/2018), UBND tỉnh sẽ tiếp tục thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm 2018 gồm có 06 báo cáo; 04 tờ trình và 05 dự thảo Nghị quyết.​

Thông báo​​​​

11/6/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, tháng 11/2018, UBND tỉnh134-chuong-trinh-lam-viec-thang-11-2018-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
105.00
121,000
0.00
121000
12,705,000
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình DươngPhát triển thị trường khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Theo đó, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia về giá trị giao dịch hàng hóa KHCN hàng năm tăng bình quân đạt 25%, trên 30% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 15%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 30%; tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 35% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước. Hình thành 02 tổ chức trung gian và kết nối vào mạng lưới các tổ chức trung gian KHCN quốc gia. 

Đến năm 2030, góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia về giá trị giao dịch hàng hóa KHCN hàng năm tăng mạnh, bình quân đạt 30%, trên 35% đối với một số lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực; tỷ trọng giao dịch tài sản trí tuệ đạt trên 20%, tỷ trọng giao dịch các công nghệ nhập khẩu từ các nước phát triển đạt 35%; tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước. Phát triển 04 tổ chức trung gian của thị trường KHCN. Số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu.

Sở KHCN phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ KHCN theo quy định.

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Kế hoạch phát triển thị trường KHCN đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương

 

STTNội dungThời gian thực hiệnCơ quan chủ trìCơ quan phối hợp chính
1Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, dự án…liên quan đến phát triển thị trường KH&CN2022-2030Sở Khoa học và Công nghệĐài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
2Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội, quảng bá thành tựu phát triển thị trường KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo2022-2030Sở Khoa học và Công nghệĐài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
3Điều tra, thống kê đánh giá trình độ công nghệ2022-2023Sở Khoa học và Công nghệCục thống kê tỉnh, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp có liên quan​
4Lựa chọn kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được nghiệm thu để hỗ trợ thương mại hóa2022-2030Sở Khoa học và Công nghệCác doanh nghiệp, viện trường, tổ chức KHCN trên địa bàn tỉnh
5Phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KHCN2022-2030Sở Khoa học và Công nghệCác sở, ban, ngành, viện trường có liên quan
6Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ (lồng ghép trong chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến 2030)2022-2030Sở Khoa học và Công nghệCác sở, ban, ngành, huyện, thị, viện trường có liên quan

​​Quyết định ​ ​

4/25/2022 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhát triển, thị trường, khoa học,công nghệ,  địa bàn tỉnh, Bình Dương773-phat-trien-thi-truong-khoa-hoc-va-cong-nghe-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
633.00
121,000
0.00
121000
0
Đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện năm 2023Đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2023.​

​Theo đó, dự kiến đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 326 thanh niên.

Cơ quan thực hiện đặt hàng đào tạo là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo trình độ sơ cấp: Các  trường  cao  đẳng,  trung  cấp;  các  Trung  tâm  Giáo  dục  nghề nghiệp; các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo khác đủ điều kiện đào tạo trình độ sơ cấp (có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước phải phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Tùy theo nhu cầu đào tạo thực tế của học viên, cơ quan đặt hàng có thể linh động chuyển đổi nghề đào tạo để đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhưng không vượt quá nguồn kinh phí theo kế hoạch.

Đối tượng được hỗ trợ đào tạo là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, được hỗ trợ đào tạo nghề khi đáp ứng các điều kiện: Có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp mà được cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ đào tạo nghề (sau đây gọi là Thẻ) và Thẻ còn giá trị sử dụng trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cấp Thẻ; chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; Thẻ chỉ được hỗ trợ học nghề 01 lần.

Thanh niên tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp Thẻ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong một năm kể từ ngày cấp. Các mức hỗ trợ gồm hỗ trợ chi phí đào tạo; mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo từng nghề đào tạo…

Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ thì người học tự chi trả phần kinh phí chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ thì ngân sách nhà nước quyết toán số chi thực tế.

Trong thời gian đào tạo nghề, nếu thanh niên thôi học (không tiếp tục học cho đến khi tốt nghiệp) thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập biên bản hoặc ban hành quyết định và được quyết toán chi phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ tiền ăn kể từ ngày khai giảng đến ngày thanh niên đó thôi học.

Việc thực hiện chỉ tiêu đào tạo trình độ sơ cấp cho Thanh niên trên địa bàn tỉnh năm 2023 bằng hình thức đặt hàng đào tạo theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Trên cơ sở chỉ tiêu đào tạo UBND tỉnh giao và dự toán kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện các thủ tục đặt hàng đào tạo theo từng lớp nghề, số lượng học viên với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo đảm bảo đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Quyết định ​

6/16/2023 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐặt hàng, đào tạo nghề, trình độ, sơ cấp, thanh niên, hoàn thành, nghĩa vụ, Quân sự, Công an, tình nguyện, năm 2023596-dat-hang-dao-tao-nghe-trinh-do-so-cap-cho-thanh-nien-hoan-thanh-nghia-vu-quan-su-nghia-vu-cong-an-thanh-nien-tinh-nguyen-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
815.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

TTĐT - ​​UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp có trách nhiệm lãnh đạo, quyết tâm giữ vững tinh thần vượt khó, đoàn kết, tự lực, tự cường, chủ động thích ứng, linh hoạt đổi mới sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm với các giải pháp chủ yếu.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện hiệu quả NQ số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các NQ, chương trình hành động thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Tổng kết các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2026 - 2030.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, kết hợp với ngoại lực là quan trọng, cần thiết, đột phá, thường xuyên.

Tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng giữa các chính sách. Nâng cao năng lực dự báo tình hình, bám sát thực tiễn, linh hoạt trong quản lý và điều hành, nhất là đối với những vấn đề cấp bách phát sinh, đồng thời thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ trong trung và dài hạn.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số của tỉnh. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; chấn chỉnh, khắc phục triệt để việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Phát triển văn hóa, chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh. Thực hiện tốt các chính sách người có công, đối tượng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự xã hội; củng cố, tăng cường quốc phòng. Thực hiện tốt công tác tuyển, gọi thanh niên nhập ngũ.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề án được giao.​

Kế hoạch​

2/15/2024 8:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết343-nhiem-vu-va-giai-phap-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-va-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốcTổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và tuyên dương gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2023.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các phong trào thi đua với khẩu hiệu "Người người thi đua, ngành ngành thi đua"; tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 22/02/2023 của UBND tỉnh về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2023); tập trung triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.

Song song đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng "Thi đua ái quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu, họp mặt, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,… nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023); biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới; bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, tạo sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn xã hội.​

Kế hoạch 

5/31/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, kỷ niệm, 75 năm, Chủ tịch, Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi, thi đua, ái quốcThông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
412.00
0
0.00
0
Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở để góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở để góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, từng bước chuyển đổi đài truyền thanh cơ sở sử dụng phương thức truyền thanh không dây dùng sóng vô tuyến FM (đài truyền thanh FM) đã hư hỏng, xuống cấp không còn hoạt động sang đài truyền thanh ứng dụng CNTT - viễn thông. Các đài truyền thanh cơ sở khi thiết lập mới phải triển khai hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT - viễn thông theo điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông của địa phương.

Đồng thời, phấn đấu 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân; 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở. Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng CNTT để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật phù hợp với vị trí việc làm.

Đến năm 2030, người dân tiếp nhận đầy đủ thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật ở cơ sở trên hệ thống thông tin cơ sở; hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở để góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. Các cụm dân cư trên địa bàn tỉnh đều có cụm loa ứng dụng CNTT - viễn thông; trụ sở UBND cấp xã, các khu tập trung dân cư (chợ, quảng trường, công viên) trên địa bàn tỉnh đều được trang bị bảng tin điện tử công cộng.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền trên báo, đài và hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã về ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin cơ sở; xây dựng bản tin nội bộ, bản tin thông tin cơ sở đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn tỉnh sử dụng các ứng dụng CNTT trong việc tiếp nhận thông tin thiết yếu và góp ý, đánh giá hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật ở cơ sở, trao đổi, tương tác, thông tin hai chiều giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước.

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá hiện trạng và lập Kế hoạch nâng cấp, trang bị hệ thống truyền thanh ứng dụng CNTT-viễn thông thay thế đài truyền thanh FM bị xuống cấp, hư hỏng trên địa bàn cấp huyện. 

Kế hoạch

5/23/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHiện đại hóa, hệ thống, thông tin, cơ sở, góp phần, công tác, thông tin, tuyên truyền 38-hien-dai-hoa-he-thong-thong-tin-co-so-de-gop-phan-lam-tot-cong-tac-thong-tin-tuyen-truyenThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
549.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch triển khai hạ tầng ngầm cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020Kế hoạch triển khai hạ tầng ngầm cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​ triển khai hạ tầng ngầm cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT) có trách nhiệm triển khai đầu tư hạ tầng ngầm tại các khu đô thị, khu công nghiệp,... do Becamex IDC đầu tư; Viễn thông Bình Dương có trách nhiệm triển khai đầu tư hạ tầng ngầm tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên và huyện Dầu Tiếng (trừ các khu vực giao cho VNTT); Viettel Bình Dương triển khai đầu tư tại thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo (trừ các khu vực giao cho VNTT); Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT Miền Nam - Chi nhánh Bình Dương triển khai đầu tư tại thị xã Thuận An (trừ các khu vực giao cho VNTT). Bên cạnh đó, chủ đầu tư các khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp,... phải đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung và tạo điều kiện để tất cả doanh nghiệp viễn thông triển khai hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ. Đối với các hạ tầng ngầm đã được đầu tư trước đây nhưng không thuộc các tuyến đường, khu vực được phân công, doanh nghiệp phải tiếp tục duy tu, khai thác hoặc có thể chuyển giao, chuyển nhượng cho doanh nghiệp được phân công phụ trách tuyến đường, khu vực tiếp tục đầu tư, khai thác.

Các tuyến đường, khu vực triển khai hạ tầng ngầm giai đoạn 2017 – 2020 là các tuyến đường trong Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; các tuyến đường, khu vực nằm trong kế hoạch chỉnh trang đô thị hoặc tuyến đường mở mới của địa phương; các tuyến đường nằm trong kế hoạch hạ ngầm cáp điện lực. Trong đó, 25 tuyến đường ở thành phố Thủ Dầu Một, 05 tuyến đường thị xã Bến Cát, 01 tuyến đường ở huyện Bắc Tân Uyên, 01 tuyến đường ở huyện Bàu Bàng, 06 tuyến đường ở huyện Dầu Tiếng do VNTT triển khai đầu tư; 07 tuyến đường ở thị xã Dĩ An, 04 tuyến đường thị xã Tân Uyên, 07 tuyến đường ở huyện Phú Giáo do Viettel triển khai đầu tư; 10 tuyến đường ở thị xã Thuận An do FPT triển khai đầu tư.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành liên quan, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư, đơn vị quản lý, vận hành hạ tầng ngầm cáp viễn thông, đơn vị tham gia sử dụng chung hạ tầng ngầm cáp viễn thông, Công ty Điện lực tỉnh Bình Dương cùng thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.

10/10/2017 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtcáp viễn thông , hạ tầng ngầm,  VNTT,  Viettel Bình Dương,  FPT Bình Dương787-ke-hoach-trien-khai-ha-tang-ngam-cap-vien-thong-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
500.00
121,000
0.50
121000
60,560,500
Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpSắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo về việc tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai trong cán bộ, công chức, viên chức về các nội dung của Kết luận số 62-KL/TW ngày 02/10/2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 10/7/2023 của Chính phủ, Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/7/2023 của Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong các Nghị quyết.  

Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với các quy định của Trung ương và tình hình thực tiễn của địa phương. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chế độ, chính sách đặc thù theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, đảm bảo trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định.

Văn bản​​​

11/23/2023 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết921-sap-xep-to-chuc-bo-may-cac-co-quan-hanh-chinh-don-vi-su-nghiep-cong-laThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh tay – chân – miệngBình Dương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh tay – chân – miệng
TTĐT - Ngày 22/8/2011, UBND tỉnh đã có Công văn số 2510/UBND – VX  yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh tay – chân – miệng.
Theo đó, UBND các huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống bệnh dịch tay – chân – miệng (TCM); tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh TCM ngay tại hộ gia đình, tại cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, mẫu giáo.
 
Đồng thời, trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra việc triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh dịch TCM trên địa bàn mình quản lý. Khi phát hiện các ổ dịch phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động lực lượng của cả hệ thống chính trị và áp dụng đồng bộ các biện pháp theo hướng dẫn của ngành Y tế để phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn các hộ gia đình tự thực hiện làm vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặt bàn ghế, đồ chơi của trẻ em. Hướng dẫn việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ và trong các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B.
 
Giao Sở Y tế tham mưu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh TCM từ nay đến cuối năm 2011. Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể tập trung làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh TCM và các bệnh truyền nhiễm khác để người dân chủ động thực hiện; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh TCM, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ số thuốc, phương tiện điều trị và giường bệnh, tổ chức tốt phân loại bệnh nhân để kịp thời tiếp nhận, điều trị sớm bệnh, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong.
 
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Y tế và UBND các huyện, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình triển khai các biện pháp thiết thực để phòng bệnh TCM trong mùa tựu trường năm học 2011-2012.
 
Các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp với các ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị tăng cường công tác giáo dục truyền thông về phòng, chống dịch bệnh TCM để mọi người dân hiểu biết và nâng cao nhận thức về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả. 
 
UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể nhân dân triển khai vận động các hội viên, đoàn viên tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành Y tế thực hiên có hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh TCM, bảo vệ sức khỏe và tính mạng nhân dân.
 
Mai Xuân
8/23/2011 3:35 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1466-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ emTăng cường công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

Theo đó, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung tăng cường công tác phòng ngừa các sự cố, tai nạn cho nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh.

Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 26/KH-BCA-C07 ngày 19/01/2023 của Bộ Công an về triển khai thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2023-2030; tập trung triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em trong thời gian nghỉ hè.

Cụ thể, phối hợp với cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước và kỹ năng sơ, cấp cứu người bị đuối nước sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh, phụ huynh và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm điều kiện an toàn về cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống đuối nước đối với các cơ sở kinh doanh bãi tắm, bể bơi, ao, hồ nơi có tập trung nhiều trẻ em theo phân cấp quản lý, kịp thời điều tra, làm rõ các vụ việc trẻ em bị đuối nước để xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật; đảm bảo công tác thường trực và kịp thời huy động lực lượng, phương tiện xử lý khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt là tai nạn đuối nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục và các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên bằng các hình thức phù hợp trong dịp nghỉ hè; tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt hè, ngoại khóa...

Văn bản 

7/19/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, công tác, đuối nước, trẻ em121-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-duoi-nuoc-cho-tre-eThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
411.00
121,000
0.00
121000
0
Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

​Theo đó, công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023 từ ngày 23/4/2024. UBND thị xã Bến Cát có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.

UBND xã Phú An có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết định ​​

4/25/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, xã, Phú An, thị xã, Bến Cát, đạt chuẩn, nông thôn mới, kiểu mẫu, văn hóa, năm 2023710-cong-nhan-xa-phu-an-thi-xa-ben-cat-dat-chuan-nong-thon-moi-kieu-mau-ve-van-hoa-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
126.00
121,000
0.00
121000
0
Số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình DươngSố liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 (áp dụng bộ công cụ đo lường nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 – 2020).

​Theo đó, số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 4.707 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 1,62%). Trong đó, số hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo là 2.818 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,97%); số hộ nghèo thuộc chín​h sách bảo trợ xã hội là 1.888 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,65%); số hộ cận nghèo là 2.883 hộ trên tổng số 290.652 hộ nhân dân của tỉnh (chiếm tỷ lệ 0,99%).

8/15/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnghèo, cận nghèo, hộ nghèo611-so-lieu-ho-ngheo-ho-can-ngheo-nam-2018-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
155.00
121,000
0.00
121000
18,755,000
/PublishingImages/2018-08/sohongheo.mp3
Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024.

​Theo đó, Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024 có chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", hướng tới mục đích đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em sống và phát triển một cách toàn diện, thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, nhất là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Song song đó, tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em tại địa phương nhằm vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với phương thức mỗi người một hành động vì trẻ em hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện, xã nhằm thu thập ý kiến trẻ em về việc thực hiện các quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn, UBND thành phố Tân Uyêntổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024, Lễ khai mạc hè và "Ngày hội thiếu nhi 01/6" tỉnh Bình Dương lần VIII năm 2024.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2024 (dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 - 01/6/2024).

Nội dung chính của Lễ phát động gắn với chủ đề và các khẩu hiệu của Tháng hành động Vì trẻ em.

Đối với cấp tỉnh, tổ chức thăm tặng 2.500 phần quà cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng (chi tiền mặt) từ nguồn ngân sách Nhà nước (đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng). 

Đồng thời, tổ chức đưa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi tham quan, giao lưu, vui chơi, giải trí tại tỉnh Lâm Đồng; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em thông qua các hình thức như: Thi các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, thi kể chuyện theo sách, vẽ tranh,... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em chơi các trò chơi mang tính bạo lực.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, Tháng hành động, trẻ em, Bình Dương, năm 2024782-ke-hoach-thang-hanh-dong-vi-tre-em-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
473.00
121,000
0.00
121000
0
Phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dânPhòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

​ 

​Theo đó, các, sở, ban, ngành phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện nội dung Công văn số 1545/BXD-HTKT ngày 10/04/2024 của Bộ Xây dựng về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, chủ động theo dõi diễn biến, dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, xâm nhập mặn liên quan trực tiếp đến nguồn nước, chất lượng nước; việc vận hành đập, hồ thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước và ưu tiên nguồn phục vụ mục đích sinh hoạt của người dân.

Song song đó, bố trí nguồn lực, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp cấp nước cần thiết, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm đảm bảo chất lượng, lưu lượng nước sinh hoạt tối thiểu cung cấp cho đời sống của người dân trong thời kỳ cao điểm mùa khô, xâm nhập mặn, nắng nóng. Tập trung triển khai các dự án cấp nước vùng, các dự án cấp nước có nguồn nước bền vững theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kịp thời báo cáo, đề xuất hướng giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Tăng cường kết nối hệ thống cấp nước sinh hoạt với nguồn nước bền vững từ hồ chứa nước ngọt, công trình thủy lợi; nghiên cứu giải pháp dự phòng nguồn nước, tăng cường kết nối giữa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước; bố trí quỹ đất cho công trình trữnước trên hệ thống cấp nước tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm đảm bảo nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh lập, thực hiện kế hoạch bảo đảmcấp nước an toàn, quản lý rủi ro; xây dựng quy trình và tổ chức diễn tập nhằm sẵn sàng ứng phó khi xảy ra các sự cố hạn hán, xâm nhập mặn và mất an ninh, an toàn cấp nước; tuyên truyền, hướng dẫn người dân bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm mùa khô, hạn hán, xâm nhập mặn.

Văn bản ​​

 

4/23/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhòng, chống, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập, mặn, đảm bảo, cấp nước, sinh hoạt, người dân925-phong-chong-nang-nong-han-han-xam-nhap-man-dam-bao-cap-nuoc-sinh-hoat-cho-nguoi-daThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
466.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2015Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2015
     
TTĐT - Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em cao nhất, vượt xa những nguyên nhân tử vong khác. Theo số liệu thống kê của các huyện, thị, thành phố về tình hình tai nạn thương tích trẻ em từ năm 2009 - 2011, toàn tỉnh có 13.130 trường hợp trẻ em bị tai nạn thương tích xảy ra, gồm 124 trẻ em bị tử vong, trong đó, có 94 trẻ em tử vong do đuối nước (trung bình mỗi năm có khoảng 24 trẻ em).
  
Dần chấm dứt thực trạng này, ngày 12 tháng 2 năm 2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 3473/QĐ-UBND phê duyệt “Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2015”.
  
Mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ em bị tử vong và tàn tật do đuối nước gây ra. Phấn đấu đến năm 2015 giảm được ¼ số trẻ em bị tử vong đuối nước so với năm 2011. Để thực hiện tốt Kế hoạch, toàn tỉnh phải tích cực triển khai thực hiện việc truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống đuối nước trẻ em với các hình thức: tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, chuyên đề, hội thảo, hội thi, cổ động trực quan, cung cấp tài liệu, tờ rơi. Đồng thời, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em; triển khai các hoạt động dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước; theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình đuối nước trẻ em hằng năm nhằm bổ sung biện pháp khắc phục, thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
   
Kế hoạch phòng, chống đề ra những giải pháp tích cực như: tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên về kỹ năng phòng, chống đuối nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quy định về phòng, chống đuối nước trẻ em tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành (Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông - Vận tải, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Công an tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố …) triển khai đồng bộ công tác phòng, chống đuối nước từ tỉnh đến cơ sở, tổ chức chương trình giảng dạy ngoại khóa cho cấp tiểu học, đào tạo sơ cấp cứu cho các cộng tác viên và học sinh.
   
Dự kiến, kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống đuối nước trẻ em từ 2013 - 2015 là 2.495.000.000 đồng. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí tuyên truyền (405.000.000 đồng); kinh phí tập huấn cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em và y tế thôn bản (390.000.000 đồng); hỗ trợ kinh phí học bơi cho trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em mồ côi, trẻ em bị xâm hại, trẻ em lang thang từ 8 đến 11 tuổi (dự kiến 4000 em với 1.600.000.000 đồng); tổ  chức kiểm tra, giám sát liên ngành và sơ kết, tổng kết (100.000.000 đồng).
     
Hoài Hương
12/21/2012 10:06 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết958-Ke-hoach-phong-chong-duoi-nuoc-tre-em-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2013-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niênTư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

Theo đó, Đề án được triển khai nhằm mục tiêu tư vấn, hỗ trợ pháp lý, sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình, nghề nghiệp, việc làm,…với nhiều hình thức đa dạng dành cho 30.000 lượt học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ.

Bên cạnh đó, tổ chức 35 lớp huấn luyện và đào tạo kỹ năng thực hành xã hội cho 3.000 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ; tổ chức 50 "Sân chơi cuối tuần" cho 35.000 thanh niên công nhân và lao động trẻ; phối hợp tổ chức 03 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn, dự án và có ít nhất 600 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ được tư vấn, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp.

Đồng thời, tổ chức 50 buổi tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho 30.000 học sinh THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện và tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 3.500 học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ…

Quyết định 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTư vấn, hỗ trợ, phát triển, thanh niên35-tu-van-ho-tro-phat-trien-thanh-nieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
291.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình DươngTăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hànhChỉ thị số 29/CT-UBND về việc tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, trình UBND tỉnh hồ sơ của UBND cấp huyện xin thu hồi và giao đất có nguồn gốc của các Công ty nông, lâm nghiệp cho địa phương quản lý, sử dụng; yêu cầu các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc của các công ty nông, lâm nghiệp lập thủ tục giao đất, thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), xác định những diện tích đất, rừng phòng hộ xung yếu; quy hoạch, đưa diện tích đất, rừng bỏ hoang chưa sử dụng hợp lý trước đây, chuyển sang rừng sản xuất để phát huy hiệu quả kinh tế; đảm bảo lực lượng và kinh phí để quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Cục Thuế đề xuất xử lý các kiến nghị về đơn giá thuê đất, thu tiền thuê đất. Thanh tra tỉnh lập kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài chính chủ trì xử lý các kiến nghị về giá đất cụ thể, khấu trừ tiền bồi thường đất của các công ty nông, lâm nghiệp. Bố trí kinh phí cho các sở, ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

UBND các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên khẩn trương xây dựng phương án sử dụng đất đối với diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng; công khai minh bạch Phương án sử dụng quỹ đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Áp dụng các chính sách của Nhà nước để thực hiện Phương án sử dụng đất theo thứ tự ưu tiên như sau: Xây dựng các công trình công cộng; giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất; giao đất, cho thuê đất đối với người đang sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu và việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

Các đơn vị quản lý trực tiếp đất nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh sử dụng, quản lý đất nông, lâm trường chặt chẽ theo đúng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên rà soát và kiểm tra hệ thống mốc ranh đất. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân ký hợp đồng nhận giao khoán sử dụng đất với đơn vị quản lý trực tiếp. Đối với phần diện tích đất nông, lâm trường đã có văn bản thu hồi để phục vụ công trình, dự án thì các đơn vị nhanh chóng thực hiện quyết định thu hồi đất và liên hệ điều chỉnh diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các đơn vị lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/12 hàng năm.

12/31/2016 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tăng cường, quản lý đất đai, nguồn gốc, nông trường, lâm trường quốc doanh762-tang-cuong-quan-ly-dat-dai-co-nguon-goc-tu-nong-truong-lam-truong-quoc-doanh-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai sắp xếp hệ thống các cơ quan báo in gắn với đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in, mỗi cơ quan có thể có nhiều ấn phẩm (trong đó có 01 ấn phẩm chính và có thể có một số ấn phẩm khác). Các cơ quan báo sau khi sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý. Các cơ quan báo chí được giao quyền tự chủ tài chính. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định. Đổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm đáp ứng yêu cầu thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả, vùng miền.

Hệ thống phát thanh, truyền hình đổi mới theo hướng tập trung sản xuất chương trình, bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước); việc khai thác các nội dung từ kênh chương trình nước ngoài tập trung vào tin thời sự quốc tế, khoa học, kỹ thuật, thể thao, giải trí và không vượt quá 30% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của kênh đó. Đến năm 2020, các đài phát thanh, truyền hình tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, đặt hàng đối với các kênh, chuyên mục, chương trình phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu và có cơ chế phù hợp để từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung trong nước.

Đối với hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, số lượng kênh chương trình nước ngoài được phép khai thác nguyên kênh trên hệ thống không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

Phương án sắp xếp đối với báo, tạp chí điện tử tương tự như đối với báo, tạp chí in. Các cơ quan, tổ chức được có cơ quan báo, tạp chí in được phép có báo, tạp chí điện tử. Tạp chí điện tử phải thể hiện đúng tính chất tạp chí, không được sử dụng giấy phép xuất bản tạp chí điện tử để xuất bản báo điện tử. Các báo điện tử hiện có cơ quan chủ quản là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì thực hiện chuyển đổi cơ quan chủ quản hoặc chuyển thành tạp chí.

Các báo điện tử tự cân đối tài chính. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ phát triển một số báo điện tử chủ lực có kỹ thuật, công nghệ hiện đại, tính tương tác cao, phong phú về nội dung, có khả năng thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Sắp xếp hệ thống các báo điện tử gắn với đổi mới công nghệ, quản lý nhằm phát huy tối đa lợi thế về bao phủ thông tin, khả năng tương tác, tìm kiếm thông tin và xâu chuỗi sự kiện, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ đa phương tiện, trở thành công cụ hữu hiệu định hướng thông tin mạng.​

Văn bản​

Quyết định số 362/QĐ-TTg ​

5/7/2019 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, phát triển, báo chí 743-quy-hoach-phat-trien-va-quan-ly-bao-chi-toan-quoc-den-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
752.00
121,000
0.00
121000
90,992,000
/PublishingImages/2019-05/Tin 8- Quy hoach phat trien bao chi.mp3
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Thị trường tài chính tiền tệ tháng 2/2009 tương đối ổn địnhThị trường tài chính tiền tệ tháng 2/2009 tương đối ổn định
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 2/2009, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tăng 1,62% so với tháng 1/2009 và tăng 0,44% so với cuối năm 2008.
Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 0,23% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,13% so với cuối năm 2008. Nhìn chung, thị trường tài chính tiền tệ tương đối ổn định.
Lãi suất có xu hướng giảm, tỷ giá giữ ở mức ổn định
Nhìn chung, tình hình thị trường tài chính tiền tệ tháng 2 tương đối ổn định, các doanh nghiệp hoạt động khởi sắc trở lại nhờ chính sách kích cầu của Chính phủ - Ảnh minh họaĐối với lãi suất bằng VND, NHNN cho biết, so với cuối năm 2008, mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 0,5-1,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 2,5-4%/năm. Tuy nhiên từ giữa tháng 02/2009 đến nay, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng từ 0,3-1%/năm.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 6,8-7,5%/năm, lãi suất cho vay ở mức 8-10,5%/năm. Riêng lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-6%/năm; lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng là 12-14%/năm.
Đối với lãi suất bằng USD, có xu hướng giảm so với cuối năm 2008 với mức giảm từ 0,2-0,5%/năm đối với lãi suất huy động và từ 0,2-1,5%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,2-3,5%/năm và lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5,7-7,4%/năm; lãi suất cho vay đối với khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng là  4%/năm.
Nhờ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường được cải thiện đáng kể nên diễn biến tỷ giá trên thị trường chính thức trong tháng 2/2009 tương đối ổn định. Ngày 25/2, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.973đồng/USD, giảm 0,01% so với tháng trước, tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép. Tuy nhiên, do yếu tố tâm lý, tỷ giá trên thị trường tự do từ ngày 20/2 đến 24/2 dao động với biên độ tương đối lớn, ngày 25/2 giao dịch ở mức 17.700-17.730 đồng/USD.
Tỷ giá EUR/VND biến động giảm theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 25/2, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 22.456-22.876 đồng/EUR, giảm 8,06% so với cuối tháng trước; tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.
Vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng
Tính đến hết tháng 2/2009, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 0,23% so với cuối tháng 1/2009 và tăng 0,54% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 1,35% và đầu tư bằng ngoại tệ ước giảm 2,69% so với cuối năm trước.
Việc tăng đầu tư bằng VND là tác động tích cực chính sách kích cầu của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Về tổng phương tiện thanh toán, ước tháng 2/2009 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cuối năm 2008; trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 4,32% so với tháng trước và tăng 17,67% so với cuối năm trước.
Giang Oanh
(Theo www.chinhphu.vn)
3/6/2009 9:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1947-Thi-truong-tai-chinh-tien-te-thang-22009-tuong-doi-on-dinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/26/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5535-tang-cuong-kiem-soat-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5Thông báo lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Ngày Quốc tế Lao động 01/5.

Theo đó, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 28/4/2023.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm, an toàn.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thiết bị đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang (dự phòng) và bố trí lực lượng để thực hiện phòng, chống dịch cho các đại biểu dự viếng cho phù hợp.

Các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh; UBND TP. Thủ Dầu Một và TP. Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào cùng thời gian nêu trên.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 03 ngày (từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 01/5/2023).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là công chức, viên chức) được nghỉ lễ trong 05 ngày, từ ngày 29/4/2023 đến ngày 03/5/2023 (Do 02 ngày nghỉ lễ trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, nên công chức, viên chức được nghỉ bù vào thứ ba ngày 02/5/2023 và thứ tư 03/5/2023).

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày lễ kỷ niệm, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước các ngày lễ kỷ niệm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ,… tại trụ sở làm việc cũ hiện đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam - thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.

Thông báo ​

4/19/2023 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThông báo, lịch, nghỉ, Lễ, Giỗ tổ, Hùng Vương,30/4 và 01/5172-thong-bao-lich-nghi-le-gio-to-hung-vuong-30-4-va-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
563.00
121,000
0.00
121000
0
Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình DươngPhê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh Bình Dương, phiên bản 1.0.

Theo đó, Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Dương được mô hình hóa dựa trên thiết kế kiến trúc phân lớp với nguyên tắc lớp sau cung cấp dịch vụ cho lớp trước, nhằm phân tích kiến trúc phức tạp của chính quyền điện tử thành các lớp với chức năng, nhiệm vụ xác định, từ đó đưa ra thông tin đơn giản và dễ hiểu hơn, bao gồm: Người dùng/ Hệ thống ngoài (Actors); Kênh truy cập; Nhóm dịch vụ; Ứng dụng; Dữ liệu; Ứng dụng nền tảng; Hạ tầng; Cơ sở vật chất; Quản lý chỉ đạo.

1.jpg

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương

​​Kiến trúc CQĐT được xây dựng nhằm đẩy mạnh phát triển CQĐT, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh  nghiệp ngày càng tốt hơn; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, phù hợp với tầm nhìn định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử. Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Dương phát triển theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; bảo đảm tích hợp dữ liệu, liên thông quy trình giữa các cơ quan, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó, từng bước số hóa các số liệu về dân cư, tài nguyên, doanh nghiệp, thủ tục hành chính, chỉ số kinh tế xã hội… của tỉnh để phục vụ cho việc tổng hợp, báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giúp lãnh đạo tỉnh đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời, hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và cải cách hành chính của tỉnh.

Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Dương được thực hiện theo 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2019 – 2020): Hoàn thành mục tiêu xây dựng nền tảng CQĐT tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 2 (từ năm 2021): Hoàn thành  mục tiêu phát triển toàn diện CQĐT tỉnh Bình Dương.

Các sở, ban, ngành phối hợp với các đơn vị cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; các tổ chức đoàn thể, hiệp hội tập trung thực hiện nghiêm túc các giải pháp về tài chính; tổ chức triển khai; nguồn nhân lực; cơ chế, chính sách theo lộ trình cụ thể. Cùng với đó, định kỳ thực hiện rà soát Kiến trúc CQĐT về các nội dung: Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược của tỉnh đã được triển khai trong Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Dương phiên bản 1.0 để phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển chính quyền điện tử của Trung ương từng giai đoạn.

Quyết định​ ​

10/30/2018 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKiến trúc, Chính quyền điện tử38-phe-duyet-kien-truc-chinh-quyen-dien-tu-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
538.00
121,000
0.00
121000
65,098,000
/PublishingImages/2018-11/Tin 2.mp3
Thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao độngThu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thu thập, cập nhật, tổng hợp thông tin về người lao động thực hiện mô hình 15 trên địa bàn tỉnh.


Theo đó, việc thu thập, cập nhật thông tin nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác theo quy định để nắm bắt thông tin cụ thể về người lao động, người có nhu cầu tìm kiếm việc làm để phục vụ công tác quản lý nhà nước hỗ trợ giao dịch kết nối việc làm. Đồng thời tạo điều kiện trợ giúp khi cần thiết cho người lao động và người có nhu cầu tìm kiếm việc làm ở các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Đối tượng là người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên (nam đến 62 tuổi, nữ đến 60 tuổi) đang cư trú tại địa bàn tỉnh. Tổng số dự kiến 2.064.190 người (thường trú 1.026.655 người, tạm trú 1.037.535 người).

Các thông tin cơ bản của người lao động, trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động…

Đối với người có việc làm: Thu thập thông tin vị thế việc làm, công việc cụ thể đang làm (tham gia Bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, nơi làm việc).

Đối với người thất nghiệp: Tình trạng thất nghiệp, thời gian thất nghiệp.

Đối với người không tham gia hoạt động kinh tế: Lý do không tham gia.

Thông tin cập nhật, điều chỉnh: Kết qu​ả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động; đề xuất sửa đổi, bổ sung của các cơ quan, tổ chức cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chính xác; các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có sự thay đổi.

Thời gian thực hiện: Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin từ ngày 01/4/2024 đến thời điểm hoàn thành. 

Thời gian thu thập thông tin: Thu thập lần đầu trong vòng 150 ngày.

Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp phường, xã, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) chỉ đạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với lực lượng Đoàn Thanh niên, các Tổ, Đội nhóm thanh niên tình nguyện tham gia chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn và các thành viên trong tổ tiến hành triển khai đến các tổ dân phố, thôn tổ chức thu thập thông tin; đồng thời chuyển phiếu thông tin về người lao động cho Công an cấp xã thực hiện triển khai nhập vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.​

Kế hoạch ​

4/9/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThu thập, cập nhật, tổng hợp, thông tin, người lao động103-thu-thap-cap-nhat-tong-hop-thong-tin-ve-nguoi-lao-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
537.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các Lễ hội Xuân năm 2022.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, an toàn và phòng dịch Covid-19.  Tăng cường năng lực vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, an ninh trật tự, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về TTATGT, đồng thời tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đẩy mạnh bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân, công nhân lao động, sinh viên; không để hành khách không thể về quê đón Tết do thiếu phương tiện. Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm Covid-19 tại các đầu mối giao thông như bến xe, bến khách ngang sông... và trên các phương tiện vận tải công cộng.

Song song đó, chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân.

Tập trung kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như tăng giá vé trái quy định; chở quá tải trọng xe, chở quá số người quy định; dừng, đỗ xe trái quy định...

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lòng đường, lề đường, hành lang an toàn giao thông; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về đảm bảo giao thông, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên các tuyến đường trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra việc công tác duy tu sữa chữa, thi công các công trình hạ tầng giao thông, yêu cầu các đơn vị khi thi công các công trình trên các tuyến đường đang khai thác cần thực hiện kịp thời, đảm bảo tiến độ, hạn chế thi công vào giờ cao điểm, không để vật liệu, phương tiện thi công cản trở lưu thông, gây ùn tắc cục bộ và mất an toàn cho người tham gia giao thông, đảm bảo hoàn trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 23/01/2022.

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị thi công công trình giao thông và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước đường bộ; khắc phục kịp thời các hư hỏng tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; tổ chức hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

Yêu cầu các đơn vị BOT cầu, đường thực hiện thu phí đường bộ không dừng, chỉ đạo các trạm thu phí cầu, đường bộ có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài...

Công an tỉnh tổ chức đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/02/2022, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân... 

Văn bản 

12/28/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, đảm bảo, trật tự, an toàn, giao thông, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Nhâm Dần, Lễ hội Xuân, năm 2022957-tang-cuong-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-nham-dan-va-cac-le-hoi-xuan-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
726.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 16/NQ-HĐND về Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2026. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15/7/2022, có hiệu lực kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021.

Theo đó, phê chuẩn Danh mục các lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026:

STTLĩnh vực đầu tư, cho vay
ILĩnh vực giao thông, môi trường, năng lượng
1​Dự án về giao thông
Các dự án đầu tư hệ thống vận tải công cộng
2Dự án về môi trường
Các dự án kết nối đầu tư hệ thống cấp nước sạch, đầu tư dự án xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải
3Dự án về năng lượng
3.1​Các dự án đầu tư lưới điện ở địa bàn có điều kiện đi lại khó khăn
3.2Các dự án di dời lưới điện khi Nhà nước giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
II​Lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ
1Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu mới
3Các dự án chuyển đổi số và chế tạo Robot
IIILĩnh vực nông, lâm và phát triển nông thôn
1Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Dự án đầu tư chế biến, bảo quản sản phẩm từ nông nghiệp
IVLĩnh vực xã hội hóa hạ tầng xã hội
1Dự án nhà ở
1.1Các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá sinh viên
1.2​Các dự án đầu tư khu tái định cư; chung cư thu nhập thấp
1.3Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà trọ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
2Dự án y tế, y dược
2.1Các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ khám chữa bệnh
2.2Các dự án đầu tư cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
3Dự án Văn hóa, thể thao
3.1Các dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao
3.2Các dự án đầu tư cụm làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, các dự án di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất làng nghề
4​  Dự án giáo dục
Các dự án đầu tư mới, mở rộng, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
5 ​​Dự án ưu tiên khác
Các dự án di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường

Các dự án về đầu tư, cho vay theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16 /12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021 đã được ký kết trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết cho đến hết hợp đồng.

Nghị quyết 16/NQ-HĐND

12/7/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, lĩnh vực, đầu tư, cho vay, Quỹ Đầu tư, Phát triển, Bình Dương, giai đoạn, 2022-2026386-danh-muc-linh-vuc-dau-tu-cho-vay-cua-quy-dau-tu-phat-trien-tinh-binh-duong-giai-doan-2022-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
714.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next