Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Đề án "Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, giai đoạn 2023 - 2030" (gọi tắt là Đề án).

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

​ 

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 .

 
 

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định lập, công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh năm 2023.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ lễ Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 01/5.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạngTăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, phấn đấu tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 90% hồ sơ công việc của các sở ngành, cơ quan cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp huyện và 60% hồ sơ công việc của các cơ quan cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 80% báo cáo định kỳ của cơ quan nhà nước cấp tỉnh – huyện – xã được thực hiện thông qua hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối hệ thống báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành...

Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, phấn đấu 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 của tỉnh được cung cấp trên cổng dịch vụ công của tỉnh; 100% dịch vụ công mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 100% cơ quan nhà nước tham gia xử lý các vấn đề người dân phản ánh qua Tổng đài 1022 đúng thời gian quy định…

Đối với bảo đảm an toàn thông tin, phấn đấu 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, 50% cơ quan nhà nước cấp xã được giám sát an toàn thông tin theo mô hình 04 lớp thông qua Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh (SOC); 100% hệ thống thông tin cấp tỉnh, huyện được xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ...

Đối với ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng đô thị thông minh, phấn đấu 100% các sở, ban, ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin dữ liệu và thực hiện chia sẻ; triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ thành phố thông minh tỉnh Bình Dương.

Kế hoạch sẽ được thực hiện trong 05 năm, từ 2021-2025. Việc triển khai sẽ tập trung một số công tác thường xuyên và các dự án trọng điểm và các dự án tin học hoá các hoạt động tại các sở, ban, ngành. 

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Song song đó, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặc biệt đối với các tỉnh kết nghĩa với tỉnh Bình Dương; đảm bảo nguồn vốn để xây dựng trung tâm điều hành, tích hợp dữ liệu, các ứng dụng quản lý, điều hành. 

Quyết định ​​​​​

9/17/2021 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, ứng dụng, công nghệ thông tin, hoạt động, cơ quan, nhà nước, phát triển, chính quyền số, bảo đảm, an toàn, thông tin mạng401-tang-cuong-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong-cua-co-quan-nha-nuoc-phat-trien-chinh-quyen-so-va-bao-dam-an-toan-thong-tin-manThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
580.00
121,000
0.00
121000
0
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung: Bình Dương sẽ vận dụng mọi chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuấtChủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung: Bình Dương sẽ vận dụng mọi chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất
   
TTĐT - Phát biểu tại buổi Trao tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại tại tỉnh Bình Dương vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung khẳng định, tỉnh Bình Dương sẽ vận dụng mọi chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ và thẩm quyền của tỉnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất.
     
 
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung
   
Chủ tịch cho biết, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là Tổ Công tác làm việc tích cực, kịp thời, trách nhiệm với từng doanh nghiệp để có hướng đề xuất giải quyết cụ thể về việc “Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách” theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Tài chính với thời gian sớm nhất. Hiện tại, các cơ quan chức năng đang thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ của Chính phủ và theo thẩm quyền của UBND tỉnh đối với các vấn đề về thuế, giãn thuế, miễn thuế, khấu trừ, hoàn thuế. Tỉnh sẽ xem xét tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại của từng doanh nghiệp mà đưa ra mức hỗ trợ phù hợp. Chủ tịch đề nghị các doanh nghiệp hợp tác để các cơ quan của tỉnh triển khai nhanh nhất có thể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sớm ổn định, đi vào sản xuất và vượt qua khó khăn.
 
Về việc xác định nguyên nhân thiệt hại, đến nay, công tác khám nghiệm hiện trường, xác định mức độ thiệt hại và chuẩn bị kết luận nguyên nhân thiệt hại cơ bản đã hoàn thành. Sau khi có kết luận, sẽ gửi đến các doanh nghiệp bảo hiểm làm cơ sở đền bù bảo hiểm theo phạm vi đối tượng Chính phủ đã chỉ đạo. Chủ tịch đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét kết quả điều tra khám nghiệm hiện trường, xác định mức độ và nguyên nhân thiệt hại của từng doanh nghiệp, nhằm hoàn thành thẩm định và thông báo mức bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiện ổn định sản xuất, chăm lo đời sống cho người lao động.
 
Ngoài ra, Chủ tịch cũng đề nghị các Tổng lãnh sự, lãnh đạo các hiệp hội thương gia cùng với tỉnh có thông báo, giải thích, hợp tác kịp thời để giải quyết các bước tiếp theo, làm cơ sở cho việc giải quyết bảo hiểm thiệt hại của các khách hàng với các doanh nghiệp bảo hiểm đã ký.
    
Chiều 06 - 6, tại Trung tâm Hội nghị LuckySquare, Bộ Tài Chính phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức chương trình trao tạm ứng tiền bồi thường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bị thiệt hại tại tỉnh Bình Dương. Trong đợt này, có 113 doanh nghiệp bị thiệt hại được tạm ứng với số tiền 114,7 tỷ đồng, trong đó có 87 doanh nghiệp Đài Loan với số tiền 59,5 tỷ đồng, 03 doanh nghiệp Singapore với 28,3 tỷ đồng, 04 doanh nghiệp HongKong với số tiền 21,8 tỷ đồng, 03 doanh nghiệp Hàn Quốc với số tiền 3,3 tỷ đồng... Các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi tạm ứng bồi thường bảo hiểm lần này gồm Fu Bon, Bảo Việt, Bảo Minh, Pijico, Ca Thay, MSIG, Samsung Vina...
 
 
 
 
Hoàng Phạm
6/11/2014 1:59 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1045-Chu-tich-UBND-tinh-Le-Thanh-Cung-Binh-Duong-se-van-dung-moi-chinh-sach-de-tao-dieu-kien-cho-cac-doanh-nghiep-phuc-hoi-san-xuatThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương triển khai Chiến dịch 60 ngày thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dânBình Dương triển khai Chiến dịch 60 ngày thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến dịch "60 ngày" thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) cho công dân đủ điều kiện gắn với việc triển khai Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2023 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chiến dịch sẽ diễn ra từ ngày 25/7 đến 25/9/2023, triển khai đến các đối tượng là công dân hiện đang sinh sống, làm việc, lao động trên địa bàn tỉnh đã được cấp thẻ Căn cước công dân (CCCD) chưa thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID, chưa có tài khoản ĐDĐT hoặc chưa kích hoạt, sử dụng tài khoản ĐDĐT mức độ 2.

Chiến dịch huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp xã, nòng cốt là lực lượng Công an, Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ), Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã và đoàn thể các cấp.

Chiến dịch được chia thành 02 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ ngày 25/7/2023 đến 25/8/2023), phấn đấu đạt 500.000 tài khoản ĐDĐT mức độ 2 được kích hoạt thành công. Trong đó, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và chiến sỹ lực lượng vũ trang (gọi chung là CBCC) thuộc các sở, ban, ngành và đoàn thể từ tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh, có tài khoản ĐDĐT mức độ 2 và đã cài đặt, đăng nhập tài khoản ĐDĐT trên ứng dụng VNeID.

Giai đoạn 2 (từ ngày 26/8/2023 đến ngày 25/9/2023), phấn đấu đạt 200.000 tài khoản ĐDĐT mức độ 2 được kích hoạt thành công.

Hàng ngày, Công an cấp xã có trách nhiệm thống kê các hồ sơ đã được phê duyệt chưa kích hoạt theo từng địa bàn ấp, khu phố chuyển cho các Tổ CNSCĐ và Tổ công tác triển khai Đề án 06 ấp, khu phố và các Tổ tình nguyện viên để tiến hành "đi đến từng nhà, hướng dẫn, hỗ trợ, vận động từng trường hợp cụ thể" thực hiện kích hoạt tài khoản ĐDĐT.

Đối với các trường hợp công dân không sử dụng điện thoại thông minh thì hướng dẫn, hỗ trợ kích hoạt tài khoản ĐDĐT trực tiếp thông qua website https://vneid.gov.vn.

Đối với các trường hợp công dân vắng mặt tại nơi cư trú, không thể hướng dẫn, hỗ trợ kích hoạt tài khoản ĐDĐT, các Tổ CNSCĐ, Tổ công tác triển khai Đề án 06 và các Tổ tình nguyện viên ghi chú, lập danh sách gửi trả về Công an cấp xã để nắm, thực hiện theo quy trình nghiệp vụ.

Kế hoạch 

7/20/2023 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, triển khai, Chiến dịch, 60 ngày, thu nhận, kích hoạt, tài khoản, định danh điện tử, công dân814-binh-duong-trien-khai-chien-dich-60-ngay-thu-nhan-kich-hoat-tai-khoan-dinh-danh-dien-tu-cho-cong-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5Tăng cường kiểm soát trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

​Theo đó, Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông như: Vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy; vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng, đỗ phương tiện trái phép; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy... Cương quyết ngăn chặn tụ tập điều khiển xe chạy thành đoàn, đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, tụ tập gây rối trật tự công cộng, có biện pháp trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Tăng cường phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải ứng trực thường xuyên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các khu vực có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông; xây dựng phương án tổ chức giao thông an toàn, thông suốt gắn chặt với hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong việc đi lại, sẵn sàng giải tỏa, cứu nạn kịp thời khi xảy ra sự cố về hạ tầng, phương tiện và tai nạn giao thông, không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. 

Đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước; rà soát, xử lý kịp thời các điểm đen tai nạn giao thông mới phát sinh; tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công xây dựng. Các trạm thu phí cầu, đường bộ (B.O.T) phải có phương án tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng, có biện pháp xử lý linh hoạt khi mật độ phương tiện tăng cao, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài tại các trạm thu phí...

Văn bản ​

4/26/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, nghỉ lễ, 30/4, 01/5535-tang-cuong-kiem-soat-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-30-4-01-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
557.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh quý I năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh quý I năm 2009
(TTĐT) - Kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương quý I/2009 bước đầu đã vượt qua được một số khó khăn, thách thức, lạm phát được kiềm chế, sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển, các mục tiêu an sinh xã hội tiếp tục đạt kết quả tốt, giữ vững ổn định chính trị. BBT Website tỉnh xin trích đăng báo cáo tháng 3 năm 2009 của Tỉnh uỷ để bạn đọc cùng tham khảo.
 
1) Về văn hóa – xã hội
 
       Trong quý, ngành Giáo dục – Đào tạo Tỉnh đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi Trung học phổ thông cấp Tỉnh năm 2008 – 2009 cho 609 học sinh, kết quả có 2 học sinh đạt giải nhất, 2 học sinh đạt giải nhì, 12 học sinh đạt giải ba và 125 đạt giải khuyến khích; tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi giải toán trên máy tính cho 238 học sinh ở các môn toán, lý, hóa, sinh lớp 12 và môn toán lớp 9, kết quả có 43 học sinh đạt giải. Ngoài ra Ngành cũng đã tổ chức Hội thi giáo viên giỏi bậc tiểu học cấp Tỉnh năm 2008 – 2009.
 
       Đến nay, toàn Tỉnh có 61/306 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 19.9%, trong đó: Mầm non có 19/98 trường, đạt tỷ lệ 19.4%; Tiểu học có 35/129 trường, đạt tỷ lệ 27.13%; Trung học cơ sở có 5/53 trường, đạt tỷ lệ 9.43%; Trung học phổ thông có 2/26 trường, đạt tỷ lệ 7.69% và 01 trường Mầm non công lập.
 
       Về hoạt động Y tế, Tỉnh chỉ đạo tăng cường thường xuyên giám sát các ổ dịch cũ, đảm bảo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết, cúm A H5N1, tiêu chảy cấp, hội chứng tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác, đến nay, toàn tỉnh không có phát sinh dịch bệnh; tổ chức Đoàn kiểm tra vệ sinh thực phẩm nhà hàng, khách sạn, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và bếp ăn tập thể; đồng thời, duy trì giám sát và chỉ đạo các tuyến về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia tại các huyện, thị…
 
2) Tình hình sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư:
 
a/ Tình hình sản xuất công nghiệp:
 
        Tháng 3/2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 6.004,3 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 5,7%. Trong đó: Khu vực kinh tế trong nước thực hiện 1.820,7 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4.183,6 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 7,3%. Quý I/2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17.052,7 tỷ đồng, đạt 17,8% kế hoạch năm, so với cùng kỳ tăng 4%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước thực hiện 5.290,8 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 4,6%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11.761,8 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 3,7%.
 
b/ Tình hình xuất nhập khẩu:
 
-        Kim ngạch xuất khẩu: Tháng 3/2009 ước thực hiện đạt 454,1 triệu USD, so với tháng trước tăng 2,9%, so với cùng kỳ tăng 3,6%; trong đó: khu vực kinh tế trong nước thực hiện 115,8 triệu USD, so với tháng trước tăng 5,8% và so với cùng kỳ chỉ bằng 93,4%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 338,3 triệu USD, so với tháng trước tăng 1,9%, so với cùng kỳ tăng 7,6%. Lũy kế quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.330,8 triệu USD, đạt 17,8% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với cùng kỳ. Do kinh tế thế giới suy giảm nên hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, giá cả một số hàng nông sản xuất khẩu giảm so với cùng kỳ như: hạt điều giảm 5,3%, hạt tiêu giảm 14,2%, mủ cao su giảm 43,5%. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có sản lượng sụt giảm như các doanh nghiệp da giày, điện tử phải ngừng xuất khẩu vì không có đơn đặt hàng. Cụ thể các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ như: Hàng nông sản giảm 27,1%, hàng điện tử giảm 43,3%, dây điện và cáp điện giảm 39,4%, da giày giảm 11,8%...
 
-        Kim ngạch nhập khẩu: Tháng 3/2009 ước đạt 331,9 triệu USD, tăng 3,9% so với tháng trước. Lũy kế quý I/2009, kim ngạch nhập khẩu đạt 993,7 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 24,6%; trong đó: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 20,4%. Một số mặt hàng nhập khẩu giảm so với cùng kỳ như: sữa và sản phẩm sữa giảm 37,1%, phụ liệu hàng may mặc giảm 15,8%, phụ liệu giày dép giảm 56,6%, sắt thép giảm 29,4%...
 
c) Tình hình thu hút đầu tư:
 
-         Đầu tư trong nước: Trong quý I/2009, tổng vốn đăng ký kinh doanh từ các thành phần kinh tế trong nước đạt 1.570 tỷ đồng; trong đó: có 251 dự án mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 909 tỷ đồng và 68 lượt doanh nghiệp bổ sung vốn 682 tỷ đồng. Tính đến nay, toàn Tỉnh có 7.183 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 48.262 tỷ đồng.
 
-           Đầu tư nước ngoài: Trong quý I/2009, tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài đạt 314,7 triệu USD, trong đó có 21 dự án đầu tư mới với số vốn đăng ký là 206,4 triệu USD và 28 doanh nghiệp bổ sung vốn với số vốn tăng thêm là 108,3 triệu USD; tuy số vốn thu hút đầu tư chỉ bằng 46% so với cùng kỳ, nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của các cấp chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Tính đến nay, toàn Tỉnh có 1.842 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 11 tỷ 423 triệu USD.
 
3/ Sản xuất nông nghiệp
 
       Quý I/2009, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh không thuận lợi do ảnh hưởng thời tiết khí hậu, dịch rầy nâu, dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm có nguy cơ tái phát; mực nước trên các hồ xuống thấp, tình hình nhiễm mặn trên sông Sài Gòn. Kết thúc vụ Đông Xuân năm 2008 – 2009, diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt 8.566 ha, giảm 3,9% so cùng kỳ, trong đó diện tích cây lúa 2.970 ha, so với cùng kỳ giảm 2,7%, ước sản lượng đạt 12.180 tấn, giảm 0,9%; rau các loại 2.110 ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ, sản lượng đạt 31.446 tấn, tăng 0,4%. Diện tích cây lâu năm đạt 137.220 ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây cao su 125.500 ha, tăng 1,7%. Diện tích cao su cho sản phẩm đạt 107.100 ha, tăng 6,3%, sản lượng đạt 190.639 tấn, tăng 9,3%. Diện tích cây điều đạt 5.740 ha, giảm 8,1%, diện tích điều cho sản phẩm 5.620 ha, giảm 5,6%, sản lượng đạt 5.218 tấn, giảm 5,2%.
 
         Nhìn chung, các loại cây trồng phát triển tốt; tuy nhiên do thời tiết nắng nóng kết hợp với một số cơn mưa trái mùa làm phát sinh một số sâu bệnh gây hại như: Rầy nâu, bọ trĩ trên cây lúa; bệnh rầy xanh, sâu xanh, nhện đỏ, sương mai, thán thư trên cây rau; bệnh chết chậm, tuyến trùng trên cây tiêu..các ngành chức năng đã hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời nên mức độ thiệt hại không đáng kể.
 
       Về công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật: tiếp tục thực hiện dự án sản xuất rau an toàn theo VietGap, hướng dẫn cho nông dân phương pháp bón phân, phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu ở mức độ an toàn; tiếp tục hướng dẫn người dân phòng trừ tổng hợp theo “Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và sử dụng hiệu quả nông dược trong sản xuất rau an toàn.
 
       Về chăn nuôi: Tiếp tục chăm sóc và phát triển đàn gia súc, gia cầm; ước quý I/2009, tổng đàn bò tăng 0,4%, đàn lợn tăng 1,3%, gia cầm tăng 8,7%.
 
      Công tác tiêm phòng dịch: Ngành chức năng đã tích cực giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, đồng thời kiểm tra và quản lý chặt chẽ công tác kiểm dịch xuất nhập động vật, thực hiện tiêm phòng, chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm. Củng cố và tăng cường hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm ở địa phương; ban hành quy chế làm việc và phân công thành viên theo dõi địa bàn giám sát đến tận thôn, ấp phát hiện kịp thời dịch bệnh. Giao nhiệm vụ giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm ở cơ sở cho chính quyền địa phương và thú y xã, phường, thị trấn. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc đợt I/2009, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hiện tiêm phòng bổ xung thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm.
 
      Về lâm nghiệp: Tăng cường công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng trong mùa khô, đồng thời củng cố các Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng, xây dựng kế hoạch trồng cây phân tán năm 2009.
 
     Về thủy lợi: Thường xuyên kiểm tra các công trình thủy nông hiện có; xây dựng kế hoạch phòng chống hạn, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình còn dở dang, tổ chức kiểm tra nạo quét phát hoang các kênh rạch, khơi thông dòng chảy ở các xã ven sông Sài Gòn, theo dõi tình hình nhiễm mặn trên các con sông chính; vận hành và điều tiết tốt các nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong khu dân cư.
 
4/ Thương mại, giá cả
 
      Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 3/2009 ước thực hiện 2.178,7 tỷ đồng, tăng 6,8% so với tháng trước, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Lũy kế quý I/2009 ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 6.483,7 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ; trong đó thương nghiệp tăng 18,7%, dịch vụ tăng 17,6%.
 
      Về giá cả thị trường: Tháng 3/2009, do ảnh hưởng của giá dầu thế giới giảm và nông dân thu hoạch các sản phẩm rau quả được mùa… nên giá cả một số mặt hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh giảm; chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2009 giảm 0,22% với tháng trước, trong đó: nhóm hàng thực phẩm giảm 1,75%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,8%; giao thông, bưu chính viễn thông giảm 0,78%... Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng có chỉ số tăng như: nhóm hàng lương thực tăng 1,38%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,76%; hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,36%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,27%...
 
       Giá Vàng luôn biến động, Vàng 99,9% trong tháng 3/2009 giá bán bình quân 1.938.667 đồng/chỉ, so với tháng trước tăng 4,98%, so với cùng kỳ tăng 3,55% và so với tháng 12 năm trước tăng 14,58%; giá đô la Mỹ tại Ngân hàng Công thương bán ra bình quân 17.481 đồng Việt Nam/USD, so với tháng trước giảm 0,03%, so với cùng kỳ tăng 9,91% và so với tháng 12 năm trước tăng 2,95%.
 
5/ Hoạt động tài chính - tín dụng
 
        Tỉnh đã chỉ đạo cho ngành Thuế, Hải quan triển khai kịp thời các Thông tư của Bộ Tài chính về việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Nhìn chung, nguồn thu ngân sách Nhà nước giảm do việc miễn giảm nhiều chính sách thuế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.
 
        Thu mới ngân sách quý I/2009 ước thực hiện là 2.771 tỷ đồng, đạt 23% dự toán năm, bằng 88% so với cùng kỳ ; trong đó: thu từ sản xuất kinh doanh trong nước đạt 2.131 tỷ đồng, đạt 26% dự toán, bằng 102% so với cùng kỳ; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 640,2 tỷ đồng, đạt 17% dự toán, bằng 75% so với cùng kỳ.
 
        Chi ngân sách ước thực hiện 687 tỷ 307 triệu đồng, đạt 14% dự toán năm; trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản 329 tỷ 173 triệu đồng, đạt 15% dự toán năm và chiếm 47% tổng chi.
 
        Hoạt động tín dụng: Tổng vốn huy động tháng 3/2009 ước đạt 24.159,6 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước, tăng 27,5% so với cùng kỳ và tăng 2,7% so với đầu năm, trong đó: huy động tiền gửi tiết kiệm với 3 chỉ số tăng tương ứng 1,5%, 33,4% và 9,4%.
 
        Dư nợ cũng tăng, ước tính đến cuối tháng 3/2009 tổng dư nợ đạt 29.160,3 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm, trong đó: dư nợ ngắn hạn bằng 96,8%, dư nợ trung và dài hạn tăng 11,6%.
 
         Dự báo quý I/2009, Quỹ đầu tư phát triển tỉnh cho vay được 26,4 tỷ đồng, đạt 13% kế hoạch năm, bằng 84% so cùng kỳ, trong đó: Vay vốn trung và dài hạn 14,8 tỷ đồng, vay ngắn hạn 11,6 tỷ đồng. Ước tính giải ngân vốn cho vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là 14,4 tỷ đồng. Dư nợ vay đến cuối kỳ 383,9 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
 
 
Nguồn báo cáo 187/BC-TU
4/14/2009 3:48 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2013-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-cua-tinh-quy-I-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tháng 4: Thị trường tiền tệ ổn định, đầu tư cho nền kinh tế tăngTháng 4: Thị trường tiền tệ ổn định, đầu tư cho nền kinh tế tăng
Nhìn chung, trong tháng 4/2009, mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ giá niêm yết mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại tương đối ổn định. Riêng tỷ giá liên ngân hàng giảm nhẹ.
                      Tháng 4/2009, hoạt động tín dụng
              của các ngân hàng thương mại tăng ổn định
Cụ thể, so với cuối tháng 3/2009, mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 0,2-1,5%/năm. Hiện lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 7,1-8,6%/năm.
Lãi suất cho vay vẫn giữ ổn định ở mức 8-10,5%/năm.
Các ngân hàng thương mại Nhà nước cho biết đã điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng đã ký có mức lãi suất cho vay cao hơn 10,5%/năm xuống tối đa là 10,5%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất USD tiếp tục giảm so với cuối tháng trước, mức giảm từ 0,5-1%/năm đối với lãi suất huy động, từ 0,3-0,7%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 1,4-2,81%/năm và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 4-7%/năm.
Lãi suất cho vay thỏa thuận của các tổ chức tín dụng đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng hiện tại phổ biến ở mức 12-15%/năm.
Tháng 4, tỷ giá niêm yết mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại tương đối ổn định. Ngày 29/4, tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.937 đồng/USD, giảm 0,1% so với cuối tháng 3/2009. Tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép.
Tỷ giá EUR/VND biến động theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 29/4, tỷ giá EUR/VND trên thị trường chính thức ở mức 23.405-23.949 đồng/USD, tăng 0,6% so với cuối tháng 3/2009. Tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.
Trong tháng 4, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 3,43% so với tháng 3 và tăng 11,4% so với cuối năm 2008. Trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 0,6% so với tháng 3 và tăng 19,37% so với cuối năm 2008.
Về huy động vốn, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4 ước tăng 3,74% so với cuối tháng 3 và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 4,52% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,07% so với cuối tháng 3/2009.
 
Tăng cường quản lý sàn giao dịch này và thị trường ngoại hối
 
Tháng 4, đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 4,86% so với cuối tháng 3 và tăng 11,16% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 5,81% và đầu tư bằng ngoại tệ ước tăng 0,65% so với cuối tháng 3/2009.
 
NHNN cho biết, để tạo điều kiện cho các sàn giao dịch vàng hoạt động tốt và đúng quy định của pháp luật, trong tháng 4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng theo hướng NHNN quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng có sự tham gia của các tổ chức tín dụng dưới hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản; đồng thời Bộ Công thương quản lý hoạt động của Sàn giao dịch vàng vật chất. Đối với các tổ chức tín dụng chưa có hoạt động liên quan đến sàn giao dịch vàng tính từ ngày 01/4/2009, thì không được thực hiện các hoạt động này cho đến khi có văn bản hướng dẫn cụ thể của NHNN.
 
Về vấn đề quản lý ngoại hối, NHNN cho biết đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ như đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép  của tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm khắc đối với hành vi mua bán ngoại tệ vượt trần biên độ theo quy định của các tổ chức tín dụng; đồng thời yêu cầu các đơn vị  trong ngành Ngân hàng kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ và xử lý nghiêm các vi phạm.
Theo Giang Oanh (chinhphu.vn)
5/5/2009 7:36 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết779-Thang-4-Thi-truong-tien-te-on-dinh-dau-tu-cho-nen-kinh-te-tangThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2024Kế hoạch tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với thanh niên năm 2024.

​Theo đó, chủ đề đối thoại năm 2024: "Phát huy vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên trong xây dựng Bình Dương thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại".

Nội dung chương trình đối thoại: Thông tin một số chủ trương, quy định của Trung ương, của tỉnh Bình Dương về chính sách đối với thanh niên tình nguyện; phóng sự báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức triển khai hoạt động tình nguyện của thanh niên Bình Dương phát huy vai trò xung kích tình nguyện trong xây dựng Bình Dương thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại; trao đổi và trả lời những đề xuất của thanh niên đối với chương trình, chính sách đối với thanh niên tình nguyện của tỉnh.

Giao Sở Nội vụ và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ động căn cứ tình hình thực tế để bố trí thời gian phù hợp (trong tháng 3/2024) tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, quy mô khoảng 350 người. 

Kế hoạch ​​

3/19/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, gặp gỡ, đối thoại, Chủ tịch, UBND tỉnh, thanh niên, năm 2024291-ke-hoach-to-chuc-gap-go-doi-thoai-giua-chu-tich-ubnd-tinh-voi-thanh-nien-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
215.00
121,000
0.00
121000
0
Người hoàn thành cách ly tập trung phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình, doanh nghiệpNgười hoàn thành cách ly tập trung phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình, doanh nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Thông báo số 97/TB-VPCP ngày 06/5/2021 của Văn phòng Chính phủ và tình hình thực tế của địa phương tổ chức triển khai thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, đợt dịch này có nhiều yếu t phức tạp hơnxuất hiện biến chủng vi rút mới lây nhiễm nhanh hơn và nặng hơn, do đó, đòi hỏi phải quyết tâm cao hơn, đặc biệt không để dịch bệnh lây lan từ người nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh tấn công. Sẵn sàng phương án, kịch bản đối phó để chủ động chuẩn bị các điều kiện cách ly, xét nghiệm điều trị, nhất thiết không để bị động.

Tập trung rà soát các trung tâm cách ly và toàn bộ quy trình cách ly, bàn giao người hoàn thành giữa trung tâm cách ly và địa phương nơi người hoàn thành cách ly lưu trú hoặc làm việc để quản lý, bảo đảm theo dõi y tế sau cách ly tập trung. Đối với người hoàn thành cách ly tập trung, khi về nơi cư trú phải được chính quyền địa phương, cơ sở ký cam kết bàn giao cho từng gia đình hoặc doanh nghiệp, kèm theo hướng dẫn, phổ biến cho người hoàn thành cách ly các nghĩa vụ, trách nhiệm họ phải thực hiện, tuân thủ trong thời gian theo dõi y tế. Tuyệt đối không để tình trạng người đang trong thời gian theo dõi y tế sau cách ly tụ tập đông người, làm lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị tiếp nhận chuyên gia đến làm việc, p​hải ký cam kết hướng dẫn, phổ biến, quản lý chuyên gia của doanh nghiệp, đơn vị mình…

Văn bản 

5/19/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếthoàn thành, cách ly, tập trung, chính quyền, địa phương, cơ sở, cam kết, bàn giao, gia đình, doanh nghiệp837-nguoi-hoan-thanh-cach-ly-tap-trung-phai-duoc-chinh-quyen-dia-phuong-co-so-ky-cam-ket-ban-giao-cho-tung-gia-dinh-doanh-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
341.00
121,000
2,027.00
121000
0
/PublishingImages/2021-05/PhatbieuVDD.mp3
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.​

​Theo đó, Kế hoạch phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023.

Cụ thể, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5 - 8,7% so với năm 2022; tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong cơ cấu kinh tế tương ứng đạt 67,00% - 23,09% - 2,49% - 7,42%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%; GRDP bình quân đầu người khoảng 177,1 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 9 - 10%; kim ngạch nhập khẩu tăng 9 - 10%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 74.617 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương đạt 23.273 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 15%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 11%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%; xây mới nhà ở xã hội 8.000 - 10.000 căn.

Đối với các chỉ tiêu về xã hội: Tạo việc làm cho 35.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 33%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh đạt < 2%; tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 92%; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 83,16%; số bác sĩ/vạn dân đạt 7,55 bác sĩ; số giường bệnh/vạn dân đạt 20,4 giường bệnh; diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 31 m2/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 84%; tỷ lệ hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện đạt 99,99%.

Đối với chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 99,64%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 98,6%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý đạt 100%; tỷ lệ độ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm đạt 57,5%.

Đối với chỉ tiêu về phát triển đô thị: Tỷ lệ lượng thông tin cung cấp công khai cho người dân có cơ chế phản hồi thông tin đạt 90%; tỷ lệ dân cư có bệnh án điện tử đạt 30%; tỷ lệ cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện cho phép đăng ký khám chữa bệnh thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đạt 50%; tỷ lệ các điểm công cộng được lắp đặt hệ thống giám sát an ninh đạt 100%; tỷ lệ các sở ngành xây dựng danh mục tài nguyên thông tin và thực hiện chia sẻ đạt 79%; tỷ lệ trường THPT, THCS có sử dụng sổ liên lạc điện tử đạt 100%...​

Nghị quyết số 33/NQ-HĐND​​

12/23/2022 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, phát triển, kinh tế - xã hội, năm 2023685-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
572.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý MãoKế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2023, Tết Nguyên đán Quý Mão và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

Theo đó, tập trung dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá, trong đó, tập trung cho giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão (từ ngày 01/12/2022 đến ngày 01/3/2023), sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2023.

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân bao gồm: Lương thực (gạo, nếp…); thực phẩm công nghệ (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, mì gói, bánh mứt, kẹo…); thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả…); thực phẩm chế biến (giò lụa, lạp xưởng, xúc xích....); mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng, chống dịch, sinh phẩm test nhanh…)

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 6.072 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh…), trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 khoảng 2.100 tỷ đồng.

Dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố dự kiến như sau:

STTChợLương thực (tấn)Thực phẩm chế biến (tấn)Thực phẩm tươi sống (tấn)

Giá trị

(tỷ đồng)

1Thủ Dầu Một786,5880115,568,2
2Thuận An106,784793,541,8
3Dĩ An101,27928837,4
4Bến Cát94,6130,285,815,7
5Tân Uyên70,480,47712,6
6Bắc Tân Uyên75,957,284,712
7 Bàu Bàng74,856,197,912,1
8Dầu Tiếng 82,559,483,613,75
9Phú Giáo73,750,693,511,4
Tổng cộng1.4662.953820225
Có 14 doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn. Riêng mặt hàng xăng dầu, giao nhiệm vụ cho 2 doanh nghiệp xăng dầu là Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP và Công ty xăng dầu Sông Bé - TNHH MTV đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% – 12% so với cùng kỳ.

Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo nhà thuốc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bình ổn thuốc trị bệnh cho người, các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch, sinh phẩm test nhanh…) và triển khai đến các trạm y tế xã, phường, thị trấn với giá bán lẻ do ngành Y tế quy định đảm bảo đủ số lượng phục vụ tại các bệnh viện và dân cư cộng đồng.

Đồng thời, bình ổn thị trường thịt heo 7.800 tấn/tháng; đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân. Sở Công Thương chỉ đạo các siêu thị và công ty tham gia thực hiện bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh, cam kết đảm bảo số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký (thấp hơn giá thị trường 5 - 10%).

Các giải pháp bình ổn thị trường bao gồm: Giá bán bình ổn thị trường; tổ chức bán hàng bình ổn thị trường và công tác kết hợp cùng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; bố trí sắp xếp chợ Tết; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Kế hoạch 

11/25/2022 12:00 PMĐã ban hànhTài liệuXem chi tiếtKế hoạch, bình ổn, thị trường, hàng hóa, thiết yếu, năm 2023, Tết Nguyên đán, Quý Mão655-ke-hoach-binh-on-thi-truong-hang-hoa-thiet-yeu-nam-2023-va-tet-nguyen-dan-quy-maThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
616.00
121,000
0.00
121000
0
Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung về Chỉ số cải cách hành chính tỉnhKết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung về Chỉ số cải cách hành chính tỉnh
 TTĐT - Ngày 26/3/2014, tại Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung chủ trì họp thông qua Chỉ số cải cách hành chính tỉnh và Đề án tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hiện đại tại UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã có ý kiến kết luận, chỉ đạo như sau:
   
Về Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Dương
  
UBND tỉnh cơ bản thống nhất với các tiêu chí, tiêu chí thành phần của Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã do Sở Nội vụ đã trình bày. Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Dương được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí của Bộ Nội vụ đã ban hành và có những điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, để việc ban hành có sự thống nhất cao, giao Sở Nội vụ rà soát kỹ trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, địa phương để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung. Trong đó, cần chú ý một số vấn đề cụ thể:
  
Trong quá trình quản lý, điều hành, cấp huyện cũng ban hành văn bản để thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của cấp trên, do đó, cần đưa vào tiêu chí để đánh giá phù hợp, đảm bảo tính công bằng, khách quan. Ngoài ra, để cải tiến, tinh gọn và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, đối với việc cập nhật, công bố Bộ thủ tục hành chính cấp huyện, giao Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, phân cấp cho UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
  
Đối với Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp xã, cần rà soát thêm các tiêu chí để đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, địa phương, đảm bảo khi triển khai hướng dẫn cụ thể, dễ làm, đúng thẩm quyền, giúp cho người điều hành công việc và nhân dân hiểu để thực hiện.
  
Để việc ban hành Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Bình Dương được kịp thời, đúng quy định và sát với từng đối tượng cụ thể, giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với lãnh đạo các Sở, ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và Văn phòng UBND tỉnh rà soát, hoàn chỉnh nội dung Chỉ số cải cách hành chính, gửi Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành.
 
Về Đề án tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hiện đại tại UBND cấp huyện
  
Về tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hiện đại được cơ cấu từ các phòng ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, do 01 Phó Chánh Văn phòng HĐNĐ- UBND phụ trách. Cán bộ làm việc tại Bộ phận này phải là những người có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức, thái độ ứng xử tốt với người dân, doanh nghiệp, am hiểu lĩnh vực phụ trách. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến tiến trình cải cách chung của tỉnh cần phải được quan tâm thực hiện, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
  
Về đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho mô hình một cửa hiện đại tại UBND cấp huyện, giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính xây dựng dự toán để triển khai đưa phần mềm vào sử dụng đồng bộ từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các phường, thị trấn, gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc. Việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho mô hình một cửa hiện đại được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.
  
Mô hình một cửa hiện đại sẽ được áp dụng đồng loạt tại 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, tạo sự công bằng, thống nhất, đồng bộ trong quá trình hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh Bình Dương. Đối với 2 huyện mới thành lập là Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên, cần từng bước đưa công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại vào sử dụng, tập huấn để triển khai hiệu quả khi chuyển sang trụ sở làm việc chính thức.
   
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các Sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ để rà soát, chỉnh sửa hoàn chỉnh các nội dung trên, trình UBND tỉnh ký ban hành trong tuần thứ hai tháng 4/2014.

Mai Xuân

 

 

 

 

 

4/17/2014 1:39 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1736-Ket-luan-cua-Chu-tich-UBND-tinh-Le-Thanh-Cung-ve-Chi-so-cai-cach-hanh-chinh-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất đạt 9-10 tỷ đô la MỹBình Dương phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất đạt 9-10 tỷ đô la Mỹ

TTĐT - ​​UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Đề án nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đạt trình độ công nghệ hiện đại, có khả năng sản xuất các sản phẩm gỗ cao cấp với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.  

Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất tỉnh Bình Dương đạt 9-10 tỷ đô la Mỹ; năm 2030 đạt 12 - 13 tỷ đô la Mỹ. Xây dựng 09 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ với diện tích trung bình 70-75 ha/cụm; hoàn thành 01 cụm công nghiệp trong năm 2022 và tiếp tục hoàn thành 08 cụm còn lại trước năm 2025. Nhu cầu gỗ xẻ đạt 3.855.107 m3 và gỗ công nghiệp đạt  474.616 m3.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tỉnh Bình Dương bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 20%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 10%/năm.

Đề án cũng ban hành các định hướng phát triển cụ thể. Đối với ngành chế biến gỗ nguyên liệu: Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, bao gồm đầu tư giống cây trồng để tạo ra những loại nguyên liệu gỗ nhân tạo, gỗ công nghiệp; duy trì và phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng (gỗ cao su và gỗ tràm) tại các địa phương trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; hình thành mối liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, ưu tiên thu hút những dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh; duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao…

Đối với ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ: Đa dạng hóa mẫu mã các loại sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Cơ cấu sản phẩm gồm dòng sản phẩm cao cấp được làm từ gỗ cao cấp (chiếm 15- 20%) và sản phẩm chất lượng cao được làm từ gỗ có chất lượng phổ thông (80 - 85%) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu các loại sản phẩm đồ gỗ nội thất chất lượng cao của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm từ gỗ chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước…

Đối với định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ: Nghiên cứu, lựa chọn một số khu công nghiệp được quy hoạch, đáp ứng các điều kiện về quy mô diện tích, cơ sở hạ tầng, ngành nghề thu hút đầu tư để phát triển mô hình "nhà xưởng cao tầng trong khu công nghiệp" phục vụ thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất đồ gỗ nội thất; nghiên cứu tích hợp vào quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 một số khu công nghiệp chuyên ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Sau khi quy hoạch tỉnh Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tổ chức triển khai trong giai đoạn sau năm 2025.

Đồng thời, bố trí các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất vào các khu công nghiệp gắn với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến gỗ. Phát triển cụm công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống hạ tầng; phân bố và quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ tại các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương một cách hợp lý…

Quyết định 

11/29/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, năm 2025, kim ngạch, xuất khẩu, công nghiệp, chế biến, gỗ, sản xuất, nội thất, 9-10, tỷ, đô la Mỹ324-binh-duong-phan-dau-den-nam-2025-kim-ngach-xuat-khau-nganh-cong-nghiep-che-bien-go-va-san-xuat-do-noi-that-dat-9-10-ty-do-la-mThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
822.00
121,000
0.00
121000
0
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin tạo miễn dịch cộng đồng để Bình Dương sớm trở lại trạng thái "bình thường mới"Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin tạo miễn dịch cộng đồng để Bình Dương sớm trở lại trạng thái "bình thường mới"

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạocủa Tỉnh ủy tại Thông báo số 200-TB/TU ngày 03/9/2021 khẩn trương, nghiêm túc thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.​

Để quyết tâm thực hiện đến ngày 15/9/2021 đưa tỉnh trở lại trạng thái "bình thường mới", cần đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm tăng độ bao phủ miễn dịch cộng đồng, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Ngành Y tế phảihuy động cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng, bao gồm các cơ sở trong và ngoài công lập đối với ngành Y tế, lực lượng Công an, Quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể, kể cả các địa phương khác để hỗ trợ triển khai tiêm chủng đối với 01 triệu liều vắc-xin Vero Cell của Sinopharm và tất cả các loại vắc-xin khác do Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương, với chỉ tiêu đặt ra là phấn đấu tiêm 250.000 liều/ngày, kết hợp với việc thực hiện tốt công tác nhập liệu số lượng người được tiêm trong thời gian quy định. Bên cạnh đó, có kế hoạch bố trí nhân lực, vật tư, trang thiết bị tiêm chủng để thực hiện theo chỉ tiêu đề ra; phốihợp với Sở Thông tin và Truyền thông bố trí lực lượng đảm bảo công tác nhập liệu kịp thời.

Các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương để thực hiện tốt hơn nữa, trên cơ sở rút kinh nghiệm từ việc điều chuyển bệnh nhân F0 từ cấp huyện lên cấp tỉnh trong thời gian qua. 

Công an tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cả vòng trong và vòng ngoài cho các cơ sở điều trị; triển khai theo dõi, nắm tình hình sinh hoạt của bệnh nhân trong khu điều trị để tìm ra nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây mất an ninh trật tự nhằm có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Ngành Y tế phân công cán bộ phụ trách chuyên môn trong việc chuẩn bị, cung cấp thuốc cho bệnh nhân F0 để đảm bảo cho công tác điều trị đạt hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc; thường xuyên tổ chức hội ý với nhau về chuyên môn để xử lý những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Thống nhất việc hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại 15 phường của thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên (đối với 03 phường Dĩ An, An Bình, Đông Hòa của thành phố Dĩ An chỉ thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân tại các khu phố đang tiếp tục thực hiện khóa chặt; các khu phố không thực hiện khóa chặt thì không thực hiện chính sách hỗ trợ này) để tiếp tục thực hiện nghiêm theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/9/2021 (mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày, giữ nguyên đối tượng được hỗ trợ như trước đây). Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các gói hỗ trợ, cần đơn giản hóa các thủ tục, linh hoạt trong cấp phát, gắn với tăng cường trách nhiệm lãnh đạo phụ trách để các chính sách hỗ trợ đến người dân sớm nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

Văn bản ​

9/6/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐẩy nhanh, tiến độ, tiêm, vắc-xin, miễn dịch, cộng đồng, Bình Dương, trở lại ,trạng thái, bình thường mới594-day-nhanh-tien-do-tiem-vac-xin-tao-mien-dich-cong-dong-de-binh-duong-som-tro-lai-trang-thai-binh-thuong-moiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
653.00
121,000
0.00
121000
0
Áp dụng bảng giá các loại đất và hệ số điều chỉnh giá đất (K) trên địa bàn thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân UyênÁp dụng bảng giá các loại đất và hệ số điều chỉnh giá đất (K) trên địa bàn thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành văn bản thống nhất việc áp dụng bảng giá các loại đất và hệ số điều chỉnh giá đất (K) trên địa bàn thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên.

​​Theo đó, tiếp tục áp dụng Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020 – 2024 trên địa bàn xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên theo Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh cho thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên. Đồng thời, tiếp tục áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (K) năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương quy định đối với các tuyến đường thuộc xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên theo Công văn số 263/HĐND-KTNS ngày 22/12/2020 của Thường trực HĐND tỉnh cho thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên.

Văn bản 

6/22/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtÁp dụng, bảng giá, loại đất, hệ số, điều chỉnh ,giá đất, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên848-ap-dung-bang-gia-cac-loai-dat-va-he-so-dieu-chinh-gia-dat-k-tren-dia-ban-thi-tran-tan-binh-huyen-bac-tan-uyeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
162.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị​ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; xây dựng và công bố đơn giá xây dựng công trình sử dụng VLXKN để các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước và các công trình nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất VLXKN để trình duyệt theo quy định, đồng thời giới thiệu địa điểm sản xuất phù hợp tại các khu công nghiệp của tỉnh để các tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc lựa chọn, phát triển đầu tư…

 Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ được giao; đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin được quy định tại Chỉ thị này cho Sở Xây dựng, định kỳ hàng năm trước ngày 10/12 hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh.

3/23/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtvật liệu xây dựng,  vật liệu xây không nung,  gạch đất sét nung838-tang-cuong-su-dung-vat-lieu-xay-khong-nung-va-han-che-san-xuat-su-dung-gach-dat-set-nung-tren-dia-ban-tinh-binh-duongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
310.00
121,000
0.40
121000
37,558,400
Thông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng VươngThông báo nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo về việc nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương​.

​Theo đó, các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong 01 ngày: Thứ Năm, ngày 18/4/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ lễ trong 01 ngày: Thứ năm, ngày 18/4/2024.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau ngày lễ, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước ngày lễ, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân tổng vệ sinh ở khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức treo cờ tại trụ sở làm việc đơn vị mình đang quản lý để tuyên truyền về lễ Giổ Tổ Hùng Vương.​

Thông báo​

 

4/16/2024 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nghỉ, 1 ngày, Giỗ Tổ, Hùng Vương846-thong-bao-nghi-le-gio-to-hung-vuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng dịch vụ côngTriển khai quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng dịch vụ công

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện trên Cổng dịch vụ công.

Theo đó, BHXH tỉnh tổ chức triển khai Quyết định số 3510/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT và Quyết định số 3511/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy trình đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trên Cổng dịch vụ công.

Các sở, ban, ngành và các cấp theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH tỉnh; BHXH cấp huyện lập danh sách người thuộc các nhóm đối tượng thuộc hộ nghèo đa chiều, hộ cận nghèo, hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình, chuyển về ngành BHXH cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu để triển khai quy trình đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT, tham gia BHXH tự nguyện trên Cổng dịch vụ công được kịp thời, đúng quy định.

Nguồn dữ liệu phải đảm bảo khớp đúng với dữ liệu đang quản lý được xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm các trường thông tin như: Số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.

Định kỳ khi có thay đổi thông tin các nhóm đối tượng trên thì phải thường xuyên cung cấp thông tin dữ liệu về cơ quan BHXH tỉnh, huyện để cập nhật kịp thời, chính xác nhằm đảm bảo triển khai đúng quy định.

Văn bản 

1/17/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, quy trình, đăng ký, đóng, cấp, thẻ, Bảo hiểm y tế, tham gia, Bảo hiểm xã hội, tự nguyện, Cổng, dịch vụ công61-trien-khai-quy-trinh-dang-ky-dong-cap-the-bao-hiem-y-te-tham-gia-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-tren-cong-dich-vu-conThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
310.00
121,000
0.00
121000
0
Hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các đối tượngHỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các đối tượng

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 từ nguồn ngân sách địa phương cho 23 nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ cho các đối tượng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cơ bản như mức hỗ trợ Tết Nguyên đán năm 2021. Tuy nhiên, tăng hỗ trợ cho người phục vụ trong các khu điều trị Covid-19 tập trung (F0) với mức chi 2.000.000 đồng/người (phục vụ từ ngày 31/01/2022 đến ngày 03/02/2022).

Bên cạnh đó, tăng số phần quà Tết cho đối tượng là công nhân lao động nghèo xa quê có hoàn cảnh khó khăn không về quê ăn Tết năm 2022, trong đó, khối tỉnh là 10.009 suất (tăng 5.109 suất so với năm 2021) và khối huyện là 11.850 suất (tăng 3.500 suất so với năm 2021).

Các đơn vị cấp phát tiền Tết có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thẩm định đúng theo đối tượng và trình tự thủ tục quy định hiện hành, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra xác minh để đảm bảo tiền Tết được cấp đúng đối tượng và mức chi được hưởng. Việc cấp phát tiền Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 cho tất cả các đối tượng được hưởng phải thực hiện xong trước ngày 21/01/2021 (ngày 19/12 âm lịch).

Quyết định 

1/20/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, tiền, Tết Nguyên đán, Nhâm Dần, năm 2022, đối tượng273-ho-tro-tien-tet-nguyen-dan-nham-dan-nam-2022-cho-cac-doi-tuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
269.00
121,000
0.00
121000
0
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạchPhấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị chủ đầu tư tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2024, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, ưu tiên nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đảm bảo đầy đủ các nội dung, khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư theo quy định. Tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đó lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động lớn.

Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết; hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nghiên cứu xây dựng các hồ sơ mẫu để chủ đầu tư tham khảo nhằm rút ngắn thời gian, tránh lãng phí nguồn lực; thực hiện đồng bộ ngay từ đầu bao gồm cả việc thu hồi đất, việc di dời lưới điện và hạ tầng kỹ thuật khác…

Chỉ thị 

4/23/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhấn đấu, tỷ lệ, giải ngân, vốn, đầu tư công, năm 2024, chủ đầu tư, tối thiểu, 95%, kế hoạch375-phan-dau-ty-le-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2024-cua-tung-chu-dau-tu-dat-toi-thieu-95-ke-hoacThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
396.00
121,000
0.00
121000
0
Từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thôngTừng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thông

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Chương trình số 120-CTr/TU ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành, Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực giao thông; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm TTATGT theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra, xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để làm rõ trách nhiệm, xử lý cá nhân, tổ chức có liên quan và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Từng đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực tuyên truyền vận động người thân, gia đình và người dân thực hiện đúng theo các quy định pháp luật về việc bảo đảm TTATGT; đồng thời không can thiệp vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT của các cơ quan chức năng.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT; tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT; khắc phục bất cập hạ tầng giao thông, ùn tắc giao thông tại các tuyến trọng điểm.​

Kế hoạch ​

4/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, gương mẫu, tích cực, tuyên truyền, vận động, người dân, bảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông813-tung-dang-vien-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-phai-guong-mau-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
445.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2017- 2020Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2017- 2020

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Kế hoạch triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; xây dựng mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, triển khai hình thành và vận hành mô hình Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh và phát triển đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên kết hợp với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền nâng cao nhận thức về nghề công tác xã hội tại cộng đồng; điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển nghề công tác xã hội; giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và trường Đại học Thủ Dầu Một cùng thực hiện Kế hoạch.​

5/26/2017 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNghề công tác xã hội  Bình Dương  2017-2020543-ke-hoach-thuc-hien-de-an-phat-trien-nghe-cong-tac-xa-hoi-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.40
121000
48,400
Tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niênTư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

Theo đó, Đề án được triển khai nhằm mục tiêu tư vấn, hỗ trợ pháp lý, sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình, nghề nghiệp, việc làm,…với nhiều hình thức đa dạng dành cho 30.000 lượt học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ.

Bên cạnh đó, tổ chức 35 lớp huấn luyện và đào tạo kỹ năng thực hành xã hội cho 3.000 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ; tổ chức 50 "Sân chơi cuối tuần" cho 35.000 thanh niên công nhân và lao động trẻ; phối hợp tổ chức 03 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn, dự án và có ít nhất 600 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ được tư vấn, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp.

Đồng thời, tổ chức 50 buổi tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho 30.000 học sinh THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện và tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 3.500 học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ…

Quyết định 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTư vấn, hỗ trợ, phát triển, thanh niên35-tu-van-ho-tro-phat-trien-thanh-nieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
291.00
121,000
0.00
121000
0
Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

​Theo đó, công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023 từ ngày 23/4/2024. UBND thị xã Bến Cát có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.

UBND xã Phú An có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết định ​​

4/25/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, xã, Phú An, thị xã, Bến Cát, đạt chuẩn, nông thôn mới, kiểu mẫu, văn hóa, năm 2023710-cong-nhan-xa-phu-an-thi-xa-ben-cat-dat-chuan-nong-thon-moi-kieu-mau-ve-van-hoa-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
126.00
121,000
0.00
121000
0
HĐND tỉnh thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Cây Trường HĐND tỉnh thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Cây Trường

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 42/NQ-HĐND thông qua Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu công nghiệp Cây Trường tại thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X thông qua bằng hình thức lấy phiếu biểu quyết của đại biểu HĐND tỉnh, có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2023.

Theo đó, khu vực quy hoạch Khu công nghiệp Cây Trường có vị trí tại thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường II, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.  

Phía Đông giáp đất cao su (thuộc thị trấn Lai Uyên).

Phía Tây giáp đường Hồ Chí Minh (thuộc xã Cây Trường II).

Phía Nam giáp Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng và đất cao su.

Phía Bắc giáp đất cao su (thuộc xã Cây Trường II).

Quy mô lập quy hoạch khoảng 700hecta .

Quy mô lao động khoảng 35.000 người.

Khu công nghiệp Cây Trường được xác định là khu công nghiệp tập trung, đa ngành với các loại hình công nghiệp thu hút các dự án đầu tư có các ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh căn cứ quy định pháp luật hiện hành hoàn chỉnh Đồ án quy hoạch, đảm bảo nội dung Đồ án quy hoạch phù hợp với quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng; các chỉ tiêu quy hoạch phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; dự toán kinh phí lập quy hoạch theo định mức, quy định hiện hành và được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đồng thời tổ chức lập quy hoạch theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Nghị quyết số 42/NQ-HĐND 

11/28/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHĐND tỉnh, thông qua, Đồ án, Quy hoạch, phân khu, xây dựng, tỷ lệ, 1/2.000, Khu công nghiệp, Cây Trường 534-hdnd-tinh-thong-qua-do-an-quy-hoach-phan-khu-xay-dung-ty-le-1-2-000-khu-cong-nghiep-cay-truongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
324.00
121,000
0.00
121000
0
Tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19Tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

​​Theo đó, tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 12 tập thể và 64 cá nhân đã có thành tích trong côn​g tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quyết định 


3/1/2022 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTặng, Bằng khen, tập thể, cá nhân, thành tích, công tác, dịch Covid-1924-tang-bang-khen-cho-cac-tap-the-ca-nhan-co-thanh-tich-trong-cong-tac-phong-chong-dich-covid-1Thông tin khen thưởngFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Chương trình làm việc năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình DươngChương trình làm việc năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
  TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 4211/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về việc "Ban hành Chương trình làm việc năm 2015 của UBND tỉnh Bình Dương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
Trong đó, có một số nội dung nổi bật sau: tổng kết thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình của Tỉnh ủy Bình Dương giai đoạn 2011-2015 và 2020 về Phát triển dịch vụ chất lượng cao; Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến; Chương trình phát triển đô thị Bình Dương, Phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bình Dương; Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; Phát triển văn hóa, thể thao, du lịch đầu tư, xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao. Sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
 
Thông qua chính sách hỗ trợ cán bộ xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, ấp; hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới sử dụng nước hợp vệ sinh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020. Danh mục các dự án công trình phải thu hồi đất thực hiện trong năm 2016 các huyện, thị xã, thành phố - trong đó, có các dự án sử dụng đất lúa. Chuẩn nghèo tỉnh giai đoạn 2016-2020.
Điều chỉnh mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân; mức chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, công tác khuyến công; chế độ thu nộp và quản lý lệ phí cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương; mức thu phí của dự án B.O.T đường ĐT741 (đoạn từ Km 0+000 đến Km 49+670,4).
Sửa đổi, bổ sung một số chế độ chính sách thay thế Nghị quyết số 37/2010/NQ-HĐND7 ngày 10/12/2010 và Nghị quyết số 38/2010/ NQ-HĐND7 ngày 10/12/2010 của HĐND tinh Bình Dương về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, áp dụng từ năm học 2015-2016.
Quy hoạch giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2035: thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, dạy nghề tỉnh Bình Dương, phát triển điện lực, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, phát triển ngành xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Định hướng chiến lược nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ giai đoạn 2016 - 2020. Đề án tăng cường năng lực Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch biên chế hành chính tỉnh Bình Dương năm 2016(xem chi tiết, tổng thể Chương trình làm việc của UBND tỉnh Bình Dương).
Hoài Hương
1/5/2015 1:50 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1545-Chuong-trinh-lam-viec-nam-2015-cua-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam Tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2377/UBND-KTN về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. ​

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh vài sáng ngày 10/ 8/2016 tại Hội trường A - UBND thành phố Thủ Dầu Một.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí để tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sở Y tế cử cán bộ và bố trí phương tiện, thiết bị y tế để chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân nhiễm chất độc da cam tham gia Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương thực hiện phóng sự về thảm họa da cam và sự ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh phát trên kênh sóng của Đài nhân dịp kỷ niệm Ngày vì nạn nhân chất độc da cam và kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Báo Bình Dương phối hợp cùng Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh thực hiện các chuyên đề về thảm hoạ chất độc da cam; về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; về sự ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh cũng như sự nỗ lực vươn lên của nạn nhân; về hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin của tỉnh trên địa bàn tỉnh và đăng trên báo Bình Dương trong tháng cao điểm tuyên truyền (từ ngày 01/8/2016 đến ngày 21/8/2016).

UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền về thảm họa chất độc da cam; về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; về sự ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện cũng như sự nỗ lực vươn lên của nạn nhân nhân dịp kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam; đồng thời cử cán bộ y tế tham gia hỗ trợ đưa đón, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam tham dự Lễ kỷ niệm. UBND thành phố Thủ Dầu Một hỗ trợ địa điểm tổ chức Lễ kỷ niệm.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam; thực hiện có hiệu quả phong trào Vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

7/22/2016 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnạn nhân nhiễm chất độc da cam, lễ kỷ niệm, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin275-to-chuc-le-ky-niem-55-nam-tham-hoa-da-cam-o-viet-namThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
0.00
121,000
0.30
121000
36,300
Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Bình Dương đến năm 2020, có xét đến năm 2015Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Bình Dương đến năm 2020, có xét đến năm 2015
 
TTĐT - Ngày 31-12, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 4478/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh Bình Dương đến năm 2020, có xét đến năm 2025” (Quy hoạch).
 
Theo đó, Quy hoạch để bảo đảm tập trung, gắn kết theo chuỗi, đồng bộ, hợp lý giữa kho dự trữ, trạm nạp, trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng, mạng lưới cửa hàng kinh doanh; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước; phát triển gắn liền với cải tạo, nâng cấp các cửa hàng hiện có đủ điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,…
 
Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch, phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Đồng thời, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch theo định kỳ, nhằm kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung, đảm bảo Quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
 
 
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
 
1. Giải pháp về khuyến khích đầu tư;
 
2. Giải pháp về đất đai, vốn đầu tư;
 
3. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính và thị trường;
 
4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
 
5. Giải pháp về tuyên truyền phổ biến quy hoạch, chính sách pháp luật;
 
6. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước;
 
7. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
 
  
 Hoài Hương
1/19/2015 8:45 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1122-Quy-hoach-phat-trien-mang-luoi-kinh-doanh-khi-dau-mo-hoa-long-tinh-Binh-Duong-den-nam-2020-co-xet-den-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình DươngTăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị ​về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Cảnh sát PCCC tỉnh tăng cường tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức tự phòng ngừa, hạn chế xảy ra cháy, nổ; tiếp tục xây dựng phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" gắn với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" với phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở và chuyên ngành; xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn PCCC theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản tại các cụm dân cư, cụm doanh nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong việc bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư; đảm bảo an toàn kho vũ khí, vật liệu nổ, bảo quản chất dễ cháy, nổ; có phương án phòng, chống cháy, nổ, cháy rừng, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong xây dựng cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm quy định về an toàn PCCC; phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra an toàn PCCC các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao trong các khu, cụm công nghiệp…

1/10/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtphòng cháy,  chữa cháy, PCCC, cứu nạn,  cứu hộ36-tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
382.00
121,000
0.40
121000
46,270,400
1 - 30Next