Trả lời phản ánh kiến nghị
Thứ 4, Ngày 21/02/2024, 16:00
Nội dung trả lời kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XV
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/02/2024 | Phương Chi

STTĐƠN VỊNỘI DUNG KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRINỌI DUNG TRẢ LỜI
01Công an tỉnh 1. Cử tri Đinh Tấn Thiện (phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên) phản ánh: theo Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an về quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, cảnh sát giao thông được quyền hóa trang (mặc thường phục), sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. Cử tri cho rằng những quy định trên có thể làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người dân, tạo ra nhiều hệ lụy như: các đối tượng xấu lợi dụng để giả danh Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng, trục lợi trong ngành Công an. Cử tri kiến nghị Công an tỉnh có biện pháp thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, quán triệt đối với những lực lượng được giao thực thi nhiệm vụ trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn để người dân được hiểu rõ quy định nêu trên.

Theo quy định tại Mục 3, Điều 11 Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang. Một Tổ Cảnh sát giao thông sẽ luôn có hai bộ phận cùng thực hiện nhiệm vụ là bộ phận hóa trang và bộ phận công khai, không có trường hợp chỉ có một bộ phận Cảnh sát giao thông hóa trang làm nhiệm vụ, trong đó: cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông hóa trang (mặc thường phục, sử dụng phương tiện giao thông dân sự…), phối hợp với bộ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa ​​​bàn được phân công.

Lực lượng hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho lực lượng tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý mà không trực tiếp dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ hoặc liên quan đến ANTT nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì bộ phận Cảnh sát giao thông hóa trang sẽ sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, sau đó thông báo và phối hợp với bộ phận công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

Trong quá trình xử lý, nếu người dân có nghi ngờ lực lượng làm nhiệm vụ giả danh Công an thì có thể tiến hành xác minh bằng cách liên hệ trực tiếp Công an cơ sở gần nhất (Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an khu công nghiệp…) để nhờ xác minh hoặc gọi điện trực tiếp cho trực ban Công an cấp huyện, trực ban Công an tỉnh Bình Dương để xác nhận (số trực ban Công an tỉnh 02743.822.638).

Liên quan vấn đề này, Công an tỉnh có các tổ công tác thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên tuyến, địa bàn giao thông theo quy định của pháp luật.

Công an tỉnh cũng khuyến khích người dân thực hiện việc giám sát theo quy định pháp luật đối với các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên tuyến, địa bàn giao thông. Trường hợp phát hiện lực lượng làm nhiệm vụ có sai phạm thì phản ánh, khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để chấn chỉnh, xử lý.

02Sở Nội vụ chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo2. Cử tri Nguyễn Thành Tâm (phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên) phản ánh: hiện nay vẫn còn tình trạng thiếu nhiều giáo viên ở các cấp học trên địa bàn tỉnh, mặc dù năm học 2022-2023, tỉnh Bình Dương đã được bổ sung 605 biên chế giáo viên theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương nhưng việc tuyển dụng hiện nay không đủ chỉ tiêu. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục rà soát, chỉ đạo tăng biên chế viên chức ngành giáo dục ở các cấp học trên địa bàn tỉnh còn thiếu; đồng thời có giải pháp, phương án tổ chức tuyển dụng bảo đảm đủ số lượng theo chỉ tiêu đã được phân bổ.

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập trong ngành báo cáo tình hình sử dụng biên chế của đơn vị và xây dựng kế hoạch biên chế cho năm học mới. Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc xem xét, thống nhất nhu cầu biên chế của ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm học sau đối với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện theo từng cấp học; báo cáo Sở Nội vụ tổng hợp trình UBND tỉnh. Theo phân cấp quản lý của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện (hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền) tiến hành xem xét, giải quyết cho viên chức xin chuyển công tác theo nguyện vọng cá nhân và điều chuyển viên chức từ nơi dôi dư sang nơi còn thiếu theo vị trí việc làm được quy định, sau đó tiến hành công tác tuyển dụng nhằm bổ sung viên chức còn thiếu cho năm học mới theo chỉ tiêu biên chế đã được phân bổ.

Trên cơ sở biên chế được giao so định mức biên chế theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét, bổ sung biên chế cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương nhằm bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu do học sinh tăng nhanh hàng năm.

Kết quả, tỉnh Bình Dương đã được bổ sung thêm 605 biên chế trong năm học 2022-2023, năm học 2023-2024 đã tiếp tục được bổ sung thêm 801 biên chế (trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung cho ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước giai đoạn 2022-2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

03Sở Giao thông Vận tải 3. Cử tri Lâm Văn Nghĩa (phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên) phản ánh: tuyến đường ĐT 747a (đoạn từ cầu Ông Tiếp đến Uyên Hưng) xuống cấp, nhỏ, hẹp, không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thường xuyên gây tai nạn giao thông và không đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông hàng ngày. Cử tri kiến nghị xem xét sớm đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT. 747a (đoạn từ cầu Ông Tiếp đến Uyên Hưng).

Tuyến đường ĐT 747a đoạn từ cầu Ông Tiếp đến Uyên Hưng (qua địa bàn thành phố Tân Uyên) được đầu tư theo phương thức BOT, thời hạn thu phí 30 năm (kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2002). Việc nâng cấp mở rộng tuyến đường này là rất cần thiết.

Hiện Sở Giao thông vận tải đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan và chủ đầu tư bàn bạc thống nhất phương án xử lý các trạm thu phí để tạo thuận lợi trong việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường này.

Ngày 21/02/2023, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 468/SGTVT-KHTĐ tham mưu UBND tỉnh danh mục thứ tự các dự án giao thông ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 và sau 2025; theo đó, dự án Nâng cấp, mở rộng ĐT.747a đoạn từ cầu Ông Tiếp đến thị trấn Uyên Hưng thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025, sau năm 2025 thực hiện công tác đầu tư. Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp thực hiện.

04Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn4. Cử tri Nguyễn Thị Cúc (xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên) phản ánh: một số khu vực ở bờ kè xã Thạnh Hội có nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm cho người dân đang sinh sống trên địa bàn xã. Cử tri kiến nghị các ngành chức năng kiểm tra, khảo sát, khắc phục và sớm triển khai đầu tư dự án bờ kè cho xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên.

Cù Lao Rùa thuộc xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên có diện tích khoảng 277ha được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ (tẻ nhánh) bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trong đó, Nhánh sông chính dài 5,2km, chiều rộng B=(200 ÷ 400)m, đoạn rộng nhất ngay tại vị trí cổ Cù Lao Rùa, cao trình đáy sông trung bình khoảng -10m và có xu hướng sâu dần về phía hạ lưu; Nhánh sông phụ có chiều dài 6,3km, chiều rộng B=(120 ÷ 220)m, đoạn rộng hẹp nhất ngay tại vị trí cổ Cù Lao Rùa, cao trình đáy sông trung bình khoảng (-6 ÷ -7)m và có xu hướng sâu dần về phía hạ lưu.

Từ năm 2015 trở về trước tình hình xói lở diễn biến phức tạp, tồn tại 05 vị trí xói lở bờ với chiều dài (60 ÷ 750)m và 03 vị trí xói lở lòng dẫn với chiều sâu xói sâu hơn lòng sông trung bình từ (4 ÷ 6) m dài từ (200 ÷ 600)m. Từ năm 2015 đến nay các vị trí xói lở này đã ổn định, không mở rộng thêm.

Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiên cứu và công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh, Đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở đất ở ù Lao Rùa (Thạnh Hội) trong thời gian qua, nguyên nhân, dự báo và đề xuất giải pháp khắc phục" tại Quyết định số 111/QĐ-SKHCN ngày 13/6/2018. Theo đó, từ năm 2015 trở về trước khu vực cù Lao Rùa có 05 đoạn sạt lở và 03 vị trí hố xói dưới lòng sông. Nguyên nhân do sạt lở và xói: Bao gồm, yếu tố thủy lực, dòng chảy; yếu tố mực nước; yếu tố khai thác cát; yếu tố sóng do tàu thuyền di chuyển trên sông. Trong đó, yếu tố khai thác cát là nguyên nhân chủ yếu dẫn sạt lở đất tại Cù Lao Rùa. Cụ thể:

- 07 vị trí sạt lở (gồm sông chính 05 đoạn dài 1.760m, nhánh phụ 02 đoạn dài 800m) và xuất hiện từ năm 2015 trở về trước (sau 2015 đến nay đã ổn định không mở rộng thêm).

- 03 vị trí xói lở lòng sông từ năm 2015 trở về trước (sau 2015 đến nay đã ổn định không mở rộng thêm): (1) Hố xói 1, đối diện với cửa ra suối Cái nhánh chính, mép sát bờ cù Lao Rùa, phạm vi chiều dài của hố xói khoảng 600m; (2) Hố xói 2, tại đỉnh cong uốn khúc ngay tại cổ cù Lao Rùa, hố xói lệch về phía bờ lõm (phía cù Lao Rùa), chiều dài hố xói khoảng 400m; (3) Hố xói 3, tại hạ lưu cầu Thạnh Hội, hố xói ở giữa lòng sông, dài khoảng 200m.

Thực hiện kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học và Công nghệ, năm 2021, UBND tỉnh giao UBND thành phố Tân Uyên thực hiện đầu tư xây dựng kè chống sạt lở cù Lao Rùa, xã Thạnh Hội tại Đoạn 1 và Đoạn 5 với tổng chiều dài là 1.019m (trong đó: chiều dài bên nhánh sông chính khoảng 569m và nhánh sông phụ khoảng 450m). Công trình được khởi công xây dựng ngày 11/01/2021 và hoàn thành đưa vào sử dụng vào ngày 22/9/2022.

Qua phản ánh của cử tri Nguyễn Thị Cúc, xã Thạnh Hội; ngày 16/01/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Tân Uyên, UBND xã Thạnh Hội tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng sạt lở bờ sông Đồng Nai, xã Thạnh Hội. Kết quả ghi nhận như sau:

- Các vị trí sạt lở của các đoạn sông còn lại chưa được nhà nước đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, hiện nay các hộ dân hoặc doanh nghiệp, nhà chùa tự xây dựng các loại kết cấu phổ biến như: Đóng cừ tràm, cừ dừa bảo vệ đất; kè đổ đá; kè bằng tường cọc kết hợp tấm thép hoặc tấm đan bê tông cốt thép; kè dạng tường đứng bằng đá xây hoặc bê tông cốt thép.

- Còn 02 vị trí chưa được xây dựng kè: (1) Đoạn từ đất bà Mai Thị Thy (thửa đất số 790, tờ bản đồ số 4) đến đất ông Đặng Xuân Phước (thửa đất số 224, tờ bản đồ số 4) dài khoảng 500m thuộc ấp Thạnh Hóa; (2) Đoạn từ đất ông Nguyễn Minh Thức (thửa đất số 262, tờ bản đồ số 7) đến đất ông Dương Cao Quan (thửa đất số 195, tờ bản đồ số 7) dài khoảng 300m thuộc ấp Thạnh Hiệp. Sạt lở xuất hiện từ năm 2015 trở về trước (sau 2015 đến nay đã ổn định không mở rộng thêm).

Việc kiến nghị đầu tư xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh các công trình chống sạt lở cho các đoạn còn lại xung quanh cù Lao Rùa, xã Thạnh Hội. Đề nghị UBND thành phố Tân Uyên rà soát các vị trí sạt lở so sánh, đánh giá với kết quả đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở đất ở Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) trong thời gian qua, nguyên nhân, dự báo và đề xuất giải pháp khắc phục" tại Quyết định số 111/QĐ-SKHCN ngày 13/6/2018 của Sở Khoa học và Công nghệ từ đó đề xuất biện pháp đầu tư cho phù hợp.

05Sở Tài nguyên và Môi trường5. Cử tri Nguyễn Văn Hào (xã An Thái, huyện Phú Giáo) phản ánh: nhiều hộ dân đang sinh sống tại khu đất 2.894,97 ha tọa lạc tại tổ 13 ấp 5 xã An Thái, huyện Phú Giáo chậm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất dù đã sinh sống nhiều năm tại địa phương. Khu đất này được UBND tỉnh thu hồi của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bình Dương, giao UBND huyện Phú Giáo quản lý và xây dựng phương án sử dụng đất. Ngày 13/11/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2958/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án sử dụng đất cho UBND huyện Phú Giáo đối với khu đất nêu trên. Ngày 20/4/2022, UBND huyện Phú Giáo đã có công văn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tính thuế đối với khu đất 2.894,97 ha nhưng đến nay chưa có văn bản trả lời, do đó, chưa có cơ sở để địa phương thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất cho người dân làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cử tri kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét, giải quyết nội dung trên.Liên quan đến khu đất diện tích 2.894,97ha tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Báo cáo số 4242/STNMT-CCQLĐĐ ngày 24/9/2020 báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Phú Giáo căn cứ phương án sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 và các quy định pháp luật đất đai có liên quan, khẩn trương xem xét giải quyết thủ tục cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định. Ngày 16/10/2020, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5077/UBND-KT chỉ đạo UBND huyện Phú Giáo thực hiện theo kiến nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Cử tri: Trần Thị Lệ, Vũ Văn Thắng (phường Tân Bình, thành phố Dĩ An): bức xúc kiến nghị các cơ quan chuyên môn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân tại Khu dân cư Trung Thành. Đồng thời, cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai cấp đất tái định cư cho người dân trong vùng dự án Khu dân cư Đông Bình Dương sớm ổn định cuộc sống.

Theo quy định pháp luật, đây là các dự án khu dân cư nên việc chuyển nhượng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ và Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ, cụ thể: dự án phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền; Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án... Đến nay, Công ty Cổ phần Trung Thành chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.

- Qua rà soát, kiểm tra Thanh tra tỉnh, Sở Xây dựng đã yêu cầu Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện, rà soát hoàn thiện thủ tục đất đai, xây dựng, nghĩa vụ tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch chi tiết được duyệt… làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng… Đến nay, dự án chưa hoàn thành theo chỉ đạo nêu trên. Do đó, dẫn đến việc người dân nhận chuyển nhượng, đang sinh sống trong dự án bức xúc và kiến nghị đến các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong các kỳ tiếp xúc cử tri hoặc qua Ban Tiếp công dân để được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định. Để có cơ sở giải quyết dứt điểm các vụ việc nêu trên, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án và đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 4126/STNMT-CCQLĐĐ ngày 25/9/2023 kiến nghị UBND tỉnh nội dung này. Hiện nay, tình hình này diễn ra tại nhiều dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh, do đó UBND tỉnh đang thành lập các tổ để rà soát, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp tại các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh.

06Ban Quản lý chuyên ngành nước thải tỉnh7. Cử tri Nguyễn Văn Sắc (phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một) phản ánh tuyến đường Bàu Bàng thuộc phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một chưa được đấu nối hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh dẫn đến tình trạng nước thải sinh hoạt của các hộ dân trên truyến đường này phải thoát ra mương gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Cử tri kiến nghị Ban quản lý chuyên ngành nước thải tỉnh rà soát và sớm đấu nối hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải ở tuyến đường Bàu Bàng.

Trong giai đoạn 1 của dự án Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương đã thi công hệ thống thu gom trên các trục đường chính và các hẻm. Tuy nhiên, một số hẻm nằm trong  lưu vực có cao độ thấp, dòng chảy ngược không thu về được hướng thoát trên trục chính như đường Yersin, Bàu Bàng. UBND tỉnh đã chỉ đạo khảo sát, lập dự án mở rộng mạng lưới thu gom nước thải trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,  để thu gom nước thải đồng bộ, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.    

Ban quản lý chuyên ngành nước thải tỉnh đã trình UBND tỉnh tại Văn bản số:188/CV-BQL-CNNT ngày 27/06/2022 về việc xin làm chủ đầu tư dự án mở rộng mạng lưới thu gom nước thải trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Ngày 04/11/2022 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số : 316/BC-SKH báo cáo trình UBND tỉnh. Ngày 07/12/ 2022, UBND tỉnh có Văn bản số 6435/UBND-KT chấp thuận cho Ban quản lý dự án chuyên ngành nước thải nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát nhu cầu đấu nối nước thải các khu phố, các phường chưa đầu tư hệ thống thu gon nước thải trên địa bàn Thủ Dầu Một để lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Hiện nay, Ban quản lý chuyên ngành nước thải đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để khảo sát, tìm kiếm nguồn vốn ODA để lập chủ trương đầu tư dự án mở rộng mạng lưới thu gom nước thải trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

07Sở Y tế 8. Cử tri: Lê Văn Lít, Phạm Thị Dung (phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một); Nguyễn Minh Tuấn, Lâm Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Liễu, Ngô Thị Cẩm Tú (phường Khánh Bình, thành phố Tân Uyên): tiếp tục phản ánh tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng và sức khỏe của người dân. Cử tri kiến nghị lãnh đạo Tỉnh chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vaccine, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.

1. Việc mua thuốc phục vụ khám chữa bệnh phải thực hiện theo Luật Đấu thầu, hiệu lực gói thầu mua thuốc có hiệu lực đến tháng 4/2024, do đó đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc cục bộ ờ vài cơ sở y tế, Sở Y tế đã tiến hành điều tiết thuốc giữa các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hoặc xin điều tiết ở các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, Sở Y tế đang khẩn trương tiến hành tổ chức đấu thầu mua thuốc, cụ thể như sau:

- Đối với gói thầu mua thuốc dược liệu, thuốc đông y: Sở Y tế đang tiến hành tổ chức đấu thầu, dự kiến tháng 02/2024 có kết quả lựa chọn nhà thầu.

- Đối với gói thầu mua thuốc generic, đã phát hành hồ sơ mời thầu, dự kiến tháng 4/2024 có kết quả lựa chọn nhà thầu.

2. Thời gian qua, việc thiếu thuốc, vật tư y tế đã xảy ra hầu như trên cả nước. Nguyên nhân: công tác cung ứng, đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn do thay đổi Nghị quyết, Nghị định, Thông tư. Các gói thầu phải thông qua các Sở ban ngành dẫn đến một số vật tư y tế, sinh phẩm y tế, hóa chất xét nghiệm không đủ để phục vụ việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi người bệnh. Bệnh viện chỉ được quyền tự quyết đối với những gói thầu dưới 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND ngày 26/07/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hoá, dịch vụ, sữa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh ban hành theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng Nhân dân tỉnh đã phân cấp thẩm quyền cho Bệnh viện tự đấu thầu hoặc Sở Y tế quyết định thì đã cơ bản giải quyết các khó khăn trong công tác cung ứng đấu thầu.

* Về hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm

Khi Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 26/07/2023 có hiệu lực, ngành Y tế đã tập trung nguồn nhân lực để thực hiện gói thầu hóa chất xét nghiệm cho năm 2023, đến ngày 28/11/2023 gói thầu này đã được mở thầu, hiện nay đang ở giai đoạn: Đơn vị tư vấn đánh giá E- Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự, dự kiến sẽ có kết quả trúng thầu gói thầu này trong tháng 01/2024.

* Về vật tư y tế: đang tiến hành các bước tiếp theo để triển khai đấu thầu của 2 gói thầu:

+ Gói thầu: "Mua sắm các loại quả lọc và vật tư y tế tiêu hao trong lọc máu cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2023-2024":

Ngày 29/9/2023 Sở Y tế tỉnh có công văn số 3057/SYT-NVY về việc thống nhất chủ trương mua sắm các loại  quả lọc và vật tư y tế tiêu hao trong lọc máu cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2023-2024. Dự kiến gói thầu này trong quý 1 năm 2024 sẽ có kết quả lựa chọn nhà thầu và tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng.

+ Gói thầu: "Mua sắm vật tư y tế thông thường cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2023-2024":

Ngày 21/8/2023 Sở Y tế tỉnh có công văn số 2538/SYT-NVY về việc mua sắm vật tư y tế thông thường cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2023-2024. Dự kiến gói thầu này trong quý 1 năm 2024 sẽ có kết quả lựa chọn nhà thầu và tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng.

08Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch9. Cử tri Nguyễn Thị Cúc (xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên): kiến nghị trùng tu, nâng cấp, tôn tạo di tích khảo cổ cấp quốc gia Cù lao Rùa và di tích cấp tỉnh Đình Nhựt Thạnh.

1. Di tích Cù Lao Rùa

Di tích Cù Lao Rùa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia tại Quyết định số 836/QĐ-BVHTTDL ngày 03/03/2009.

Di tích Cù Lao Rùa đã trải qua nhiều đợt khai quật, thu được hơn 100.913 di vật lớn nhỏ, trong đó mã số hóa được 13.316 hiện vật.

Do tồn tại một số vướng mắc về đất đai nên đến nay di tích Cù Lao Rùa vẫn chưa được tu bổ, phục hồi, cụ thể: Có một ngôi chùa cổ (chùa Khánh Sơn) đang tọa lạc tại Khu vực bảo vệ I và có 13 hộ dân đang sinh sống trong Khu vực bảo vệ II của di tích.

Để bảo vệ di tích, các hố sau khi khai quật được san lấp trở lại như cũ và cắm mốc đánh dấu vị trí khai quật. Để trùng tu, nâng cấp, tôn tạo di tích Cù Lao Rùa, cần phải thực hiện công tác di dời các hộ dân ra khỏi khu vực bảo vệ di tích; đồng thời phải có nguồn kinh phí lớn đủ để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để bảo vệ và phát huy loại hình di tích khảo cổ

2. Di tích Đình Nhựt Thạnh

Di tích Đình Nhựt Thạnh được UBND tỉnh xếp hạng cấp tỉnh tại Quyết định số 3912/QĐ-UBND ngày 27/12/2019.

Thực hiện Kế hoạch số 3816/KH-UBND ngày 12/10/2020 của UBND thị xã Tân Uyên về việc tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thị xã Tân Uyên giai đoạn 2021 - 2025 (nay là thành phố Tân Uyên), năm 2023 di tích Đình Nhựt Thạnh đã được UBND thành phố Tân Uyên đầu tư tu bổ các hạng mục Chính điện và Nhà túc, với tổng kinh phí 501.332.000 đồng.

Về cơ bản, hiện nay cơ sở vật chất của Đình Nhựt Thạnh khang trang, sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu thực hành và hưởng thụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương.

09UBND huyện Dầu Tiếng10. Cử tri Mai Văn Hương và các cử tri ấp Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng kiến nghị xem xét việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại bán đảo Tha La do cuộc sống từ năm 1983 đến nay gặp rất nhiều khó khăn. Qua nhiều lần cử tri kiến nghị, UBND huyện đã báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành của tỉnh rà soát phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân sinh sống trong rừng phòng hộ Núi Cậu (khu vực bán đảo Tha La). Ngày 02/6/2023 lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành tỉnh đã khảo sát và làm việc UBND huyện Dầu Tiếng. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả giải quyết, do đó, cử tri kiến nghị sớm có hướng giải quyết việc di dời người dân bán đảo Tha La để người dân có cuộc sống ổn định vì hiện nay khu tái định cư đã hoàn thành.

Hiện nay, UBND huyện Dầu Tiếng đã hoàn thành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm công trình xây dựng, cây trái hoa màu trên đất của các hộ dân sinh sống trong Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng của 102 hộ gia đình, cá nhân/110 hồ sơ và 01 tổ chức là Chùa Thái Sơn; với tổng số tiền 62.455.378.911 đồng (Áp giá theo Quyết định số 09/2023/QĐ-UBND ngày 13/04/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương) và dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án: Xây dựng khu tái định cư và lập Phương án di dời các hộ dân đang sinh sống trong rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng.

Qua điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm của 102 hộ gia đình, cá nhân/110 hồ sơ và 01 tổ chức là Chùa Thái Sơn hỗ trợ, bồi thường của dự án. Trong đó:

- 67 hộ dân có nhà trong rừng phòng hộ Núi Câu, gồm:

+ 42 hộ gia đình, cá nhân khó khăn về nhà ở (có 12 hộ dân có nhà nằm trong cao trình 24.4) có đất và nhà ở gắn liền trên đất bị giải tỏa phải di chuyển chổ ở mà không đủ điều kiện bồi thường về đất và không có chổ ở nào khác thuộc xã Định Thành, xem xét hỗ trợ tái định cư bằng cách giao đất ở, nền tái định cư có thu tiền sử dụng đất theo quy định. Nguồn gốc đất: Đất được giao khoán Chùa Thái Sơn "Theo Quyết định số 143/QĐ-UB ngày 12/11/1992 của UBND tỉnh Sông Bé cho phép Chùa Thái Sơn mượn đất rừng phòng hộ để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và Quyết định số 1585/QĐ-UB ngày 26/4/1994 của UBND tỉnh Sông Bé, giao khoán đất rừng phòng hộ để Chùa Thái Sơn quản lý và bảo vệ"; đến ngày 09/6/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1490/QĐ-UBND về việc thu hồi các Quyết định cho mượn, cấp đất và giao khoán đất cho chùa Thái Sơn để thực hiện bảo về rừng và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

+ 25 hộ dân có nhà, nhà tạm trong Rừng dùng để cho công nhân ở, chứa vật tư cao su, phân bón…

- Còn lại 35 hộ dân có hộ khẩu thường trú ngoài địa phương (có đất canh tác trong Rừng phòng hộ Núi Cậu).

Ngày 03/11/2023, UBND huyện Dầu Tiếng đã có Báo cáo số 290/BC-UBND về việc xin ý kiến chỉ đạo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác hỗ trợ công trình xây dựng khu tái định cư và lập phường án di dời các hộ dân đang sinh sống trong rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng.

Hiện nay UBND huyện Dầu Tiếng đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh để thực hiện các bước tiếp theo đối với công tác hỗ trợ công trình xây dựng khu tái định cư và lập phường án di dời các hộ dân đang sinh sống trong Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng theo quy định.

Lượt người xem:  Views:   148
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Trả lời phản ánh kiến nghị