Trả lời phản ánh kiến nghị
Thứ 3, Ngày 05/12/2023, 10:00
Kết quả trả lời kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XV
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
05/12/2023 | Phương Chi

​​

STTĐƠN VỊNỘI DUNGKẾT QUẢ GIẢI QUYẾT
01Sở Xây dựng1. Cử tri cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang làm việc tại Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh kiến nghị UBND tỉnh xem xét xây dựng nhà ở công vụ và nghiên cứu có chính sách, chế độ nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong Tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh nói riêng để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động yên tâm công tác, cống hiến lâu dài cho tỉnh Bình Dương[1].

- Qua rà soát các đối tượng[2] được thuê nhà ở công vụ và điều kiện được thuê nhà ở công vụ tại Điều 32, Luật Nhà ở năm 2014, hiện nay nhu cầu về nhà ở công vụ là chưa có và cấp thiết. Do đó, tại Quyết định số 3893/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, không đầu tư xây dựng nhà ở công vụ trên địa bàn tỉnh.

- Sở Xây dựng tiếp thu ý kiến của cử tri và đề nghị các cử tri là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động căn cứ Điều 32 Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ của Luật Nhà ở 2014 xét thấy đủ điều kiện và có nhu cầu về nhà ở công vụ đăng ký nhu cầu nơi đơn vị công tác để tổng hợp gửi về Sở Xây dựng tổng hợp, xem xét nhu cầu và đề xuất cấp thẩm quyền phát triển nhà ở công vụ trong Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh.

02Sở Giao thông Vận tải2. Cử tri phản ánh việc quy hoạch giai đoạn 2 Cảng Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến nay đã nhiều năm nhưng chưa được thực hiện. Cử tri kiến nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan nhanh chóng tiếp tục triển khai quy hoạch[3].Theo Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng Thạnh Phước giai đoạn đến năm 2030 quy mô 10-17ha, giai đoạn đến năm 2050 quy mô 53ha. Theo báo cáo kỳ cuối – quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng Thạnh Phước giai đoạn đến năm 2030 quy mô 10-17ha, giai đoạn đến năm 2050 quy mô 53ha. Sở Giao thông vận tải xin ghi nhận kiến nghị của Quý cử tri, sẽ chỉ đạo chủ đầu tư dự án Cảng Thạnh Phước tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch giai đoạn 2.
03Sở Tài nguyên và Môi trường 3. Cử tri phản ánh Công ty Cổ phần Bất động sản U&I chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hỗ trợ tiền tái định cư cho người dân theo văn bản thỏa thuận giữa người dân và Công ty Cổ phần Bất động sản U&I đối với dự án Cụm Công nghiệp - Thương mai - Dịch vụ Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cử tri kiến nghị tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan giải quyết vấn đề trên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân[4].

- Liên quan đến kiến nghị của cử tri việc Công ty Cổ phần Bất động sản U&I chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chậm hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân thuộc dự án Cụm Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Tân Phước Khánh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 3019/STNMT-CCQLĐĐ ngày 21/7/2023 báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung kiến nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Tân Uyên và ý kiến của Sở Xây dựng.

- Ngày 08/8/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh có Công văn số 4051/UBND-KT giao Ủy ban nhân dân thành phố Tân Uyên nghiên cứu ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Thông báo số 329/TB-UBND ngày 28/9/2022 và Thông báo số 234/TB-UBND ngày 23/6/2023 phối hợp với Chủ đầu tư và các Sở, ngành để thực hiện.

- Ngày 22/9/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Tân Uyên có Văn bản số 2615/UBND-SX tiếp tục kiến nghị tháo gỡ khó khăn đối với dự án Cụm Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ Tân Phước Khánh.

- Ngày 09/10/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Thông báo số 348/TB-UBND về Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo tại cuộc họp Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh ngày 26/9/2023, với ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, phương hướng xử lý cụ thể, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

- Ngày 30/10/2023, Sở Xây dựng có Văn bản số 3860/SXD-QHKT báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Tân Uyên xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty Cổ phần Bất động sản U&I.

- Ngày 06/11/2023, tại cuộc họp Ban chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng Ban chỉ đạo giao Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Tân Uyên tiếp tục xem xét giải quyết.

04​ ​

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

4. Cử tri phản ánh số lượng các trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay còn thiếu dẫn đến quá tải số học sinh trên lớp. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh xem xét và có chủ trương xây dựng thêm trường Trung học phổ thông công lập ở các xã, phường, thị trấn để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, đặc biệt là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện kinh tế để học tập ở các trường tư thục[5].

Căn cứ Công văn số 5449/UBND-KT ngày 05/11/2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương về việc thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Tổng số trường đầu tư theo thứ tự ưu tiên gồm 176 công trình (176 trường). Tất cả các công trình này đều do UBND tỉnh và UBND cấp huyện làm Chủ đầu tư.

Tính đến 11/2023, theo danh mục ưu tiên UBND cấp huyện đã xây dựng hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 25 trường gồm xây mới, nâng cấp và cải tạo với tổng mức đầu tư trên 2.101 tỷ đồng, từ đó từng bước giải quyết việc quá tải ở một số địa phương, trong đó có 05 trường THPT (Thanh Tuyền, Tây Nam, Thái Hòa, Trịnh Hoài Đức, Bàu Bàng); đang thi công xây dựng có 19 công trình, trong đó có 02 trường THPT (Tây Nam và Nguyễn Thị Minh Khai), ...

Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố còn đầu tư từ ngân sách địa phương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024 gồm 05 trường và 01 trường đang xây dựng. Các công trình từ ngân sách địa phương thực hiện ở những thành phố, thị xã như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát,… nơi có số lượng học sinh tăng nhanh.

Vấn đề quá tải học sinh, hầu hết chỉ tập trung ở các thành phố lớn như: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, do tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp nên dân số tăng nhanh, đặc biệt là độ tuổi học sinh đi học. Các huyện, thị xã, thành phố còn lại cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh.

Hiện tại, 30 trường đã có quyết định chủ trương đầu tư và đang thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình thực hiện xây dựng công trình trường học. Trong giai đoạn sắp tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư thực hiện xây dựng mới các trường từ cấp mầm non đến phổ thông.

Theo quy định của Luật Đầu tư công 2019, để có trường cho học sinh sử dụng cần phải thực hiện tuần tự qua các khâu: phải có Quyết định cho chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của UBND tỉnh, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của UBND cấp huyện, tổ chức thi công và hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng thường là 05 năm, trên cơ sở có quỹ đất sạch và được UBND tỉnh bố trí đủ vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nước ta như hiện nay, nhu cầu về nhân lực có tay nghề cao, được đào tạo chính quy ngày càng tăng lên. Chính vì thế, học sinh không đủ điểm để vào các trường THPT công lập hoặc không đủ điều kiện để vào các trường THPT tư thục thì còn có Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Ngoài ra, các trường nghề, trường trung cấp nghề đã, đang và sẽ tiếp tục được nhiều học sinh và bậc phụ huynh có con em tốt nghiệp trung học cơ sở chọn lựa thay vì học lớp 10 THPT. Hiện nay, các trường trung cấp, cao đẳng nghề kết hợp vừa dạy nghề vừa dạy văn hóa bổ trợ, văn hóa GDTX như: Trường Cao đẳng Việt Nam - Singapore, Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp, Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công đoàn Bình Dương.

Đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THCS theo học tại các trường Trung cấp nghề theo định hướng phân luồng của Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025": Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Hiện nay, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS theo học tại các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh, đối tượng này học trung cấp nghề được UBND tỉnh cấp bù học phí.

5. Cử tri kiến nghị tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát tình hình quản lý, sử dụng biên chế viên chức ngành giáo dục tại địa phương, có phương án tổ chức tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng theo chỉ tiêu được phân bổ hằng năm nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu về chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh hiện nay. Đồng thời, trên cơ sở đáp ứng đủ số lượng biên chế được giao, có đánh giá và đề xuất bổ sung biên chế ngành giáo dục phù hợp với mật độ dân số và tỷ lệ học sinh ngày càng tăng ở địa phương[6].

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập trong ngành báo cáo tình hình sử dụng biên chế của đơn vị và xây dựng kế hoạch biên chế cho năm học mới. Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc xem xét, thống nhất nhu cầu biên chế của ngành Giáo dục và Đào tạo trong năm học sau đối với các đơn vị trực thuộc Sở và các đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện theo từng cấp học; báo cáo Sở Nội vụ tổng hợp trình UBND tỉnh. Theo phân cấp quản lý của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện (hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo nếu được ủy quyền) tiến hành xem xét, giải quyết cho viên chức xin chuyển công tác theo nguyện vọng cá nhân và điều chuyển viên chức từ nơi dôi dư sang nơi còn thiếu theo vị trí việc làm được quy định, sau đó tiến hành công tác tuyển dụng nhằm bổ sung viên chức còn thiếu cho năm học mới.

Trên cơ sở biên chế được giao so định mức biên chế theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh báo cáo, kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét, bổ sung biên chế cho ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương nhằm bổ sung biên chế giáo viên còn thiếu do học sinh tăng nhanh hàng năm. Kết quả, trong năm học 2022-2023, tỉnh Bình Dương đã được bổ sung thêm 605 biên chế trong tổng số 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung cho ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước giai đoạn 2022-2026 (theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

05Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch6. Cử tri phản ánh Bình Dương chưa có nhà hát lớn để tổ chức các sự kiện giải trí có quy mô trong tỉnh, khu vực và thế giới. Cử tri kiến nghị tỉnh xem xét và có chủ trương xây dựng nhà hát đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế trong thời gian tới[7].  

Trong những năm qua, Đảng bộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng nhiều công trình thiết chế văn hóa, thể thao nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, vui chơi giải trí, tập luyện thể dục, thể thao của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một số công trình được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác tiêu biểu như: Sân vận động tỉnh đạt tiêu chuẩn tổ chức thi đấu các giải cấp quốc gia, quốc tế; Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao tỉnh gồm: Nhà thi đấu thể thao đa năng tỉnh có sức chứa 1.500 chỗ ngồi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4/2014.

Trong thời gian tới, Tỉnh đã có những giải pháp, định hướng đến năm 2025, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất, mang tầm vóc của một tỉnh đô thị loại I, hiện đại, văn minh và đến năm 2030, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh phát triển đạt các tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổ chức các sự kiện lớn để người dân đến tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí của Nhân dân ở các địa phương trong tỉnh.

Theo đó, trong quy hoạch đầu tư từ nay đến 2030 tỉnh tập trung đầu tư, hoàn thiện mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao tuân thủ theo Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1479/QĐ-UBND ngày 08/6/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 với các thiết chế văn hóa gồm: Đầu tư xây dựng Khu liên hợp công nghiệp thể thao tỉnh Bình Dương với các hạng mục công trình đạt tiêu chuẩn cao; Đầu tư xây dựng Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh; Đầu tư xây dựng công trình Nhà hát biểu diễn nghệ thuật đa năng tỉnh; Đầu tư xây dựng Công viên văn hóa kết hợp Quảng trường tại khu vực đối diện tòa nhà Trung tâm hành chính tỉnh; Xây dựng một số công trình văn hóa đạt chuẩn quốc gia, quốc tế theo hình thức đầu tư xã hội hóa như: Nhà hát quy mô từ 2.000 – 2.500 chỗ ngồi, cụm rạp chiếu phim quy mô từ 500 - 1.000 chỗ ngồi, có từ 2 đến 6 phòng chiếu; Trung tâm hội chợ triển lãm,…

 Với những thiết chế dự kiến thực hiện nêu trên sẽ góp phần tạo sân chơi bổ ích, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ của người dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời đáp ứng nhu cầu để tổ chức các sự kiện giải trí có quy mô lớn, phục vụ người dân đến tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

[1] Cử tri là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Tòa nhà TTHC tỉnh.

[2] Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:

a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;

b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

c) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;

đ) Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

e) Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;

g) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công ngh​ệ.

[3] Cử tri Dương Thị Thu (phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên).

[4] Cử tri Nguyễn Văn Bình và cử tri Phạm Hùng Tươi (phường Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên).

[5] Cử tri Nguyễn Thị Cúc (xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên).

[6] Cử tri Nguyễn Thị Thủy Tiên (Trường THCS Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An).

[7] Cử tri Tăng Ngọc Mỹ (phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một).

Lượt người xem:  Views:   261
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Trả lời phản ánh kiến nghị