Tin chỉ đạo điều hành
 
 TTĐT - Ngày 16 - 12, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3247/QĐ-UBND về việc "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải  tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".
 
 
  
TTĐT - Ngày 25-11,  UBND tỉnh ban hành Công văn số 3619/UBND-VX về việc “Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước”.
 
 
   TTĐT - Ngày 25-11,  UBND tỉnh ban hành Công văn số 3619/UBND-VX về việc “Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước”.
 
 
  
TTĐT - Ngày 28/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3686/KH-UBND về việc triển khai Quyết định số 1110/QĐ-TTg, ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
 
 
   TTĐT - Ngày 28/11, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3686/KH-UBND về việc triển khai Quyết định số 1110/QĐ-TTg, ngày 17/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
 
 
 
TTĐT - Ngày 12/12/2013, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đón mừng năm mới 2014, kỷ niệm 17 năm tái lập tỉnh, 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2.
 
 
 TTĐT - Ngày 12/12/2013, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đón mừng năm mới 2014, kỷ niệm 17 năm tái lập tỉnh, 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2.
 
 
   
TTĐT - Ngày 28-11, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc “Tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2014”.
 
 
    TTĐT - Ngày 28-11, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND về việc “Tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2014”.
 
 
  
TTĐT - Ngày 14 - 11, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2875/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Phê duyệt kết quả Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2024NewPhê duyệt kết quả Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2024

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2024.​

Theo đó, phê duyệt kết quả thi tuyển công chức đối với 83 thí sinh tham dự Kỳ thi tuyển công chức tỉnh Bình Dương năm 2024 (Khối Nhà nước), trong đó có 40 thí sinh trúng tuyển và 43 thí sinh không trúng tuyển (có danh sách kèm theo).

Giao Giám đốc Sở Nội vụ thông báo công khai kết quả thi tuyển và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển đến người trúng tuyển theo quy định; ban hành quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp trúng tuyển theo thẩm quyền được phân cấp kể từ ngày 01/11/2024.

Quyết định số 3088/QĐ-UBND

10/31/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Kỳ thi tuyển công chức 879-phe-duyet-ket-qua-ky-thi-tuyen-cong-chuc-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu - Đăng Quang
0.00
121,000
0.00
121000
Giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 1)Giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 1)

TTĐT - ​UBND tỉnh giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 1).

Theo đó, phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách trung ương (đợt 1) đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03/12/2021 cho Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Phú Giáo.

dtc2023.png

Căn cứ Kế hoạch đầu tư công năm 2023 nguồn vốn ngân sách trung ương được giao, Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Phú Giao tổ chức thực hiện phấn đấu hoàn thành​ tốt nhiệm vụ được giao.

Quyết định

1/11/2023 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGiao, Kế hoạch, đầu tư công, năm 2023, vốn, ngân sách, trung ương, đợt 1228-giao-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2023-von-ngan-sach-trung-uong-dot-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Ra mắt Phòng đọc Địa chíRa mắt Phòng đọc Địa chí

Thư viện tỉnh vừa đưa vào phục vụ Phòng đọc Địa chí. Phòng đọc Địa chí đã có 1.214 tài liệu trước năm 1975; 8.186 tài liệu sau năm 1975 và 367 ảnh.

Các tài liệu địa chí đã được xây dựng thành hệ thống thư mục truyền thống bao gồm mục lục chữ cái và mục lục phân loại, mục lục thông tin trực tuyến (OPAC), chọn số hóa trên 10.000 tài liệu, lưu trữ trên CD Rom và trên máy tính. Ngoài ra, Thư viện còn bổ sung phát triển từ 355 bản sách địa chí ban đầu, nâng số bản sách địa chí lên 1.280 bản sách, tăng 260,56% so với trước năm 2005 và đạt tỷ lệ 0,65% so với tổng số sách hiện có tại Thư viện.
 
 Ngọc Trinh(Theo báo Bình Dương)
1/22/2009 8:20 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết700-Ra-mat-Phong-doc-Dia-chiThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16Bình Dương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 16) và thực hiện "xanh hóa" địa bàn.

Theo đó, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi các thành phố, thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên kể từ 0 giờ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 15/9/2021 theo Chỉ thị 16 và thực hiện áp dụng hạn chế tối đa việc lưu thông, hoạt động trong khung thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tăng cường giãn cách xã hội trên địa bàn 15 phường thuộc các thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên trong thời gian nêu trên.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo kể từ 0 giờ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 05/9/2021 theo Chỉ thị 16; không thực hiện áp dụng hạn chế tối đa việc lưu thông, hoạt động trong khung thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Sau ngày 05/9/2021, căn cứ diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên từng địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh sẽ xem xét, chỉ đạo thực hiện các hình thức giãn cách xã hội và biện pháp phòng, chống dịch cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh và Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 24/08/2021 của UBND tỉnh. Trong đó tăng cường thực hiện nghiêm, triệt để, dứt khoát việc giãn cách xã hội theo tinh thần "ai ở đâu ở đó"; tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người, không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự để người dân tự giác, yên tâm tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không để đứt gãy chuỗi cung ứng an sinh, bảo đảm tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong thời gian nghỉ lễ và thực hiện giám sát xã hội.

Các địa phương chủ động chuẩn bị phương án đối phó với tình hình dịch bệnh và áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở "mức cao hơn" và không được "chậm hơn" khi xử lý tình huống. Khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để giảm mạnh "vùng đỏ", "xanh hóa" địa bàn, xây dựng và bảo vệ "vùng xanh", sớm đưa các địa phương về trạng thái "bình thường mới", trong đó 04 địa phương (Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) đến ngày 05/9/2021; 02 địa phương (Thủ Dầu Một, Bến Cát) đến ngày 10/9/2021; 03 địa phương (Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên) đến ngày 15/9/2021.

Trường hợp để xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của đơn vị, địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định. 

Văn bản ​

8/31/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tiếp tục, thực hiện, giãn cách, xã hội, Chỉ thị 16663-binh-duong-tiep-tuc-thuc-hien-gian-cach-xa-hoi-theo-chi-thi-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
676.00
121,000
0.00
121000
0
91 phạm nhân được đặc xá91 phạm nhân được đặc xá
Chiều 17-1, lãnh đạo Trại tạm giam Công an tỉnh tổ chức công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho 91 phạm nhân.
Đại diện các phạm nhân được đặc xá, phạm nhân Nguyễn Thái Dương tỏ lòng cám ơn Đảng và Nhà nước đã khoan hồng cho những người lầm đường, lạc lối, cám ơn Ban Giám thị trại tạm giam đã quan tâm sâu sắc, giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện thuận lợi để các phạm nhân cải tạo tốt; đồng thời hứa, sau khi trở về với gia đình tuyệt đối không vi phạm pháp luật, tìm công ăn việc làm ổn định, trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Phó Giám đốc Công an tỉnh - Đại tá Nguyễn Văn Sơn nhắn nhủ các phạm nhân được đặc xá khi trở về đoàn tụ với gia đình không nên có mặc cảm, hòa nhập nhanh với cộng đồng, cố gắng hoàn thành trách nhiệm xã hội; ghi nhớ lỗi lầm của mình và không vi phạm lần nữa. Các phạm nhân còn lại trong trại tiếp tục cố gắng cải tạo tốt để được xem xét đặc xá lần sau.
 Ngọc Tùng
(Theo báo Bình Dương)
1/19/2009 1:11 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1406-91-pham-nhan-duoc-dac-xaThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổng quyết toán ngân sách năm 2014Tổng quyết toán ngân sách năm 2014
​TTĐT - Ngày 23-12, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 61/2015/QĐ-UBND ​về tổng quyết toán ngân sách năm 2014.

Theo Quyết định, tổng quyết toán ngân sách năm 2014 như sau: tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế - xã hội trên địa bàn được quyết toán là 31.738.960.856.988 đồng, trong đó số thu từ kinh tế - xã hội ngân sách địa phương được hưởng quyết toán là 11.150.017.133.450 đồng.Tổng chi ngân sách địa phương được quyết toán là 13.853.482.375.645 đồng.

Kết dư ngân sách địa phương năm 2014 là 3.440.709.180.858 đồng, gồm kết dư ngân sách tỉnh là 2.582.256.729.995 đồng, ngân sách cấp huyện là 761.289.597.906 đồng, ngân sách cấp xã là 97.162.852.957 đồng.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính công khai tổng quyết toán ngân sách năm 2014 theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.​

12/30/2015 6:25 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTong quyet toan ngan sach nam 20142058-Tong-quyet-toan-ngan-sach-nam-2014Thông tin chỉ đạo, điều hành
Điều chỉnh quy mô giường của Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương và hai Khu điều trị trực thuộcĐiều chỉnh quy mô giường của Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương và hai Khu điều trị trực thuộc

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh quy mô giường của Bệnh viện dã chiến số 1 – Bình Dương và hai Khu điều trị trực thuộc Bệnh viện.

Theo đó, điều chỉnh quy mô giường của Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương từ 1.500 giường lên 2.786 giường (trong đó 250 giường phục vụ tầng 2 của tháp điều trị theo hướng dẫn của S Y tế).

Điều chỉnh quy mô giường của Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa trực thuộc Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương từ quy mô 5.300 giường lên 10.303 giường (trong đó 2.200 giường có hệ thống oxy trung tâm phục vụ tầng 2 của tháp điều trị theo hướng dẫn của Sở Y tế). Cụ thể, Block A 4.370 giường (trong đó 800 giường có hệ thống oxy trung tâm phục vụ tầng hai của tháp điều trị);  Block B có 5.933 giường (trong đó 1.400 giường có hệ thống oxy trung tâm phục vụ tầng 2 của tháp điều trị)

Điều chỉnh quy mô giường của Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 Thới Hòa 2 trực thuộc Bệnh viện dã chiến số 1 - Bình Dương từ 6.500 giường lên 13.920 giường.

Để hỗ trợ và bảo đảm hoạt động của các bệnh viện và khu điều trị đạt hiệu quả, Sở Y tế tăng cường nhân lực y tế; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh trật tự; Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp – CTCP liên hệ với các địa phương khác để tiếp nhận chi viện, bổ sung nguồn nhân lực ban điều hành bệnh viện thực hiện phương án thuê hợp đồng bệnh nhân F0 khỏe, không có triệu chứng bệnh để thực hiện một số công việc phù hợp nhằm giảm áp lực cho đội ngũ y tế.

Quyết định ​

9/3/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, quy mô, giường, Bệnh viện dã chiến, số 1, Bình Dương, Khu điều trị, trực thuộc41-dieu-chinh-quy-mo-giuong-cua-benh-vien-da-chien-so-1-binh-duong-va-hai-khu-dieu-tri-truc-thuoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
342.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013Bình Dương hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ 2013
    TTĐT - Ngày 15/11/2012, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch “Dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 trên địa bàn tỉnh Bình Dương”
   
Qua 09 tháng năm 2012 thực hiện Kế hoạch 929/KH-UBND ngày 11/4/2012 về “Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Bình Dương đến hết 01/4/2013” của UBND tỉnh đã được các ngành Sở ngành, doanh nghiệp phối hợp, hưởng ứng tích cực thực hiện theo tinh thần của Kế hoạch đề ra nhằm trên các lĩnh vực : mặt hàng sách giáo khoa, vở, dụng cụ học sinh (giá bán thấp hơn giá thị trường 10-15%), lương thực, thực phẩm thiết yếu (giá thấp hơn giá thị trường tự do từ 10-15% với các hình thức: bình ổn tại siêu thị, bán hàng lưu động), thuốc trị bệnh cho người được sản xuất trong nước  (với giá bản lẻ do ngành Y tế phê duyệt), gạo không biến động lớn (giá gạo thông thường từ 10.000đ đến 11.000/kg,… đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, chữa bệnh, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân một cách phù hợp.
  
Với mục tiêu bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Quý Tỵ năm 2013 tiếp tục bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, tránh tình trạng khan hiếm hàng giả tạo với hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
  
Các mặt hàng thiết yếu được đề ra bao gồm lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống như: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt (mì chính), nước chấm, thịt gia súc, gia cầm, nước giải khát, bánh mứt,… thuốc trị bệnh cho người (sản xuất trong nước) với tổng giá trị 504.89 tỷ đồng. Theo Cục Thú y Bình Dương, dự kiến cung ứng tại thị trường tết Quý Tỵ 2013 gồm 44.294 (con) heo giết mổ, 5.076 (con) trâu, bò giết mổ, 764.100 (con) gia cầm giết mổ và 7.380.291 quả trứng gia cầm.
  
Ngoài việc bán hàng bình ổn tại các siêu thị, các doanh nghiệp sẽ thực hiện bán hàng lưu động ở các xã nông thôn và khu, cụm công nghiệp; mặt hàng thuốc được bán bình ổn tại 07 nhà thuốc của bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố và Công ty cổ phần Dược Becamex; mặt hàng xăng dầu được giao nhiệm vụ cho hai doanh nghiệp: Công ty xăng dầu Sông Bé và Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH một thành viên cung ứng với 80.000m3 có giá trị khoảng 1.811 tỷ đồng.
  
Các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi dự trữ để dự trữ hàng bình ổn giá thị trường với 67.65 tỷ đồng.   
     
Hoài Hương
11/28/2012 4:09 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1447-Binh-Duong-ho-tro-doanh-nghiep-vay-von-du-tru-hang-hoa-binh-on-thi-truong-tet-Quy-Ty-2013Thông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015
 TTĐT - Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh truyền nhiễm, ngày 21/8/2012, UBND tỉnh Bình Dương đã ký Quyết định số 2287/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015.
 
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm tại địa phương, khống chế không để dịch xảy ra. Cụ thể, đến cuối năm 2012, 100% Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp được thành lập hoặc kiện toàn. Hàng năm, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, ưu tiên tuyên truyền về các bệnh có khả năng gây dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng (TCM), cúm A(H5N1), cúm A (H1N1), sốt rét, viêm màng não do não mô cầu, bệnh tả.
 
Huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh TCM và khống chế không để xảy ra thành dịch; giảm 10% số mắc sốt xuất huyết và giảm tỷ lệ tử vong/số mắc xuống dưới 0,1% và khống chế không để dịch lớn xảy ra; giảm 10% số mắc và tử vong do bệnh sốt rét và khống chế không để xảy ra thành dịch; tăng cường năng lực cho hệ thống giám sát, chủ động phòng, phống dịch bệnh truyền nhiễm tại các tuyến; trên 90% ổ dịch được xử lý triệt để. 100% bệnh viện công lập đều có phương án cụ thể hàng năm trong bố trí khu vực, kho, phòng thu dung điều trị bệnh truyền nhiễm; hàng năm, 100% cơ sở y tế tại địa phương thực hiện đúng thông tin báo bệnh truyền nhiễm theo quy định.
 
Để đạt được các mục tiêu trên, các biện pháp thực hiện được tập trung chủ yếu, như: Thành lập hoặc kiện toàn các Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn; kiện toàn hệ thống phòng, chống dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở; thiết lập đường dây nóng, tổ chức trực báo dịch từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền; tăng cường năng lực hệ thống dự phòng; triển khai mạng lưới điều trị chuyên biệt…
 
Đối với các nhóm bệnh lây truyền qua côn trùng, động vật, tăng cường giám sát tình hình bệnh dịch tại các địa bàn, nhất là các vùng có yếu tố dịch tễ lưu hành bệnh, các ổ dịch cũ; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống bệnh, ngăn chặn kịp thời, không để bùng pháp thành dịch tại địa phương; tăng cường công tác kiểm dịch y tế, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm; phát hiện lưu hành của các tác nhân gây bệnh trên động vật và trên người. Đồng thời đảm bảo hậu cần, cơ sở vật chất để có thể đáp ứng hoạt động ngăn chặn dịch xảy ra.
 
Xuân Mai
8/27/2012 10:32 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1704-Ke-hoach-phong-chong-dich-benh-truyen-nhiem-tren-dia-ban-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2012-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch Thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn và phát triển làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp với du lịch thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một" từ năm 2020 đến năm 2023 (gọi tắt là Đề án).

Theo đó, trong năm 2021, Ban Chỉ đạo Đề án tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án chi tiết đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật, tiến hành kế hoạch đấu thầu theo quy định và công bố bàn giao hồ sơ, tài liệu, mặt bằng để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ: xây dựng Cổng chào làng nghề (hoặc bảng chỉ dẫn); nâng cấp, cải tạo đoạn đường Lò Lu - đoạn đường dẫn vào khu vực xây dựng làng nghề (không thuộc Dự án đường ĐX144); cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu làng nghề và khuôn viên làng nghề,… Tiếp tục thuê các đơn vị tư vấn có năng lực khảo sát, xây dựng các dự án chi tiết tiếp theo: Nhà thờ Tổ (kèm theo hội trường hoa viên, nhà làm việc Ban quản trị làng nghề, nhà trưng bày lịch sử), khu trưng bày, quảng bá sản phẩm sơn mài kết hợp kinh doanh mua bán, giới thiệu từng cơ sở riêng biệt, khu căn tin, khu sản xuất các cơ sở (kèm theo khu thực hành các công đoạn sản phẩm sơn mài phục vụ cho du khách), khu gia công (dùng cho các hộ không đủ điều kiện sản xuất, chỉ thực hiện gia công các công đoạn, tiết mục). Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về việc xây dựng làng nghề thông qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài,…) với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Theo dõi và giới thiệu các sản phẩm đạt kết quả cao trong cuộc thi phát động khởi nghiệp từ nghề truyền thống năm 2020 do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức cho các cơ sở sản xuất sơn mài để áp dụng, sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm.

Cùng với đó, theo dõi tiến độ thi công cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khuôn viên làng nghề, tiếp tục thực hiện các dự án chi tiết kêu gọi xã hội hóa để công bố và kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà sản xuất sơn mài vào hoạt động trong làng nghề. Thành lập Ban đại diện làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp và xây dựng quy chế hoạt động Ban đại diện và quy chế hoạt động làng nghề (bao gồm: tổ chức quản lý, giới thiệu sản phẩm sơn mài, bảo vệ sản phẩm,…).

Tháng 6/2021, tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch này và điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những nội dung hoạt động có liên quan phù hợp tình hình thực tế. Tháng 12/2021, sơ kết 02 năm hoạt động Ban Chỉ đạo Đề án và triển khai nhiệm vụ thực hiện năm 2022.

​​​​Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo Đề án tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động của làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp về thuê quyền sử dụng đất, về các loại thuế có liên quan trình HĐND tỉnh thông qua để khuyến khích, kêu gọi, vận động, huy động các nguồn vốn đầu tư, xã hội hóa. Rà soát, liên hệ các cơ quan, đơn vị có liên quan và các cơ sở sản xuất sơn mài đang hoạt động ở phường Tương Bình Hiệp, các phường lân cận để xem xét tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ, hoặc chiêu sinh, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh tại làng nghề. Xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc, thống nhất hoạt động liên kết, phối hợp các Công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, các hộ sản xuất sơn mài, chủ vườn cây ăn trái, hộ kinh doanh ẩm thực tại phường Tương Bình Hiệp, Tân An, Ban quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo,… ở địa phương để xây dựng chương trình kết hợp tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí tại làng nghề nhằm tạo nguồn thu góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo Đề án rà soát, kiểm tra lại tiến độ, chất lượng các công trình thi công cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn viên làng nghề để nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tiếp tục kêu gọi để đầu tư (xã hội hóa) các khu vực sản xuất, trưng bày, kinh doanh mua bán và xây dựng nhà thờ Tổ (kể cả hội trường và nhà lưu niệm). Thực hiện tổng kết 04 năm hoạt động Ban Chỉ đạo Đề án giai đoạn 2020-2023 và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện đầu tư xây dựng, đưa làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp vào hoạt động.​

Kế hoạch 

11/2/2020 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtbảo tồn, phát triển, làng nghề, sơn mài, Tương Bình Hiệp, du lịch 482-thuc-hien-bao-ton-va-phat-trien-lang-nghe-son-mai-tuong-binh-hiep-ket-hop-voi-du-lichThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
888.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện công tác dân vận tỉnh Bình DươngKế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện công tác dân vận tỉnh Bình Dương
  TTĐT - Ngày 08 - 11, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 3425/KH-UBND về việc "Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác dân vận của chính quyền và thực hiện Quy chế phối hợp số 1978/QCPH-UBND-BDV" từ năm 2012 đến 2013.
  
Theo đó, đối tượng kiểm tra, giám sát gồm các sở, ngành quản lý Nhà nước, cấp huyện và cấp xã.
 
Về công tác dân vận của chính quyền, sẽ kiểm tra, giám sát việc tổ chức học tập quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về “Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan", Quyết định 129/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Thực hiện quy chế văn hóa công sở", Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị", Quy chế phối hợp số 1978 và các văn bản liên quan khác.
 
Công tác tuyên truyền các nội dung dân vận của chính quyền, xây dựng, nhân rộng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về công tác dân vận của chính quyền. Công tác xây dựng và triển khai các văn bản đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh. Việc tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại đơn vị, địa phương, cách thức tổ chức, bố trí nhân sự, cơ sở vật chất. Kết quả thực hiện, các tồn đọng, khó khăn trong quá trình thực hiện cơ chế một cửa.
   
  
Ủy ban nhân dân TP.Thủ Dầu Một khen thưởng những tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Dân vận khéo" (Ảnh: Kim Chi)
 
  
 
 
 
 Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An khen tặng các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Dân vận khéo" (Ảnh: Tuấn Anh-Hồng Nguyên)
  
Công tác tiếp dân (cơ sở pháp lý, bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, nơi tiếp công dân), việc tiếp nhận và xử lý các vấn đề phản ánh của công dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ theo Nghị định 71/1999/NĐ-CP của Chính phủ và thực hiện quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan Nhà nước theo Quyết định 129/QĐ-TTg. 
 
Các mô hình, biện pháp cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc, thái độ, phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát của cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác dân vận của chính quyền, cải cách thủ tục hành chính, quy chế dân chủ và văn hóa công sở.
 
   
Đại diện các khu phố phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một ký kết thực hiện chất lượng, hiệu quả tại Lễ phát động "Tiếp tục hưởng ứng thực hiện cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư" ngày 09/11/2013
 
Về công tác thực hiện quy chế phối hợp số 1978, sẽ kiểm tra quá trình tổ chức học tập, tuyên truyền, xây dựng và triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa UBND và Ban Dân vận, UBNDMT Tổ quốc, đoàn thể cùng cấp. Việc xây dựng hoặc rà soát, bổ sung các văn bản pháp luật về thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân, các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thực hiện đối thoại trực tiếp với nhân dân, doanh nghiệp, lắng nghe, tháo gỡ các khó khăn của nhân dân, doanh nghiệp.
 
Công tác triển khai, cụ thể hóa các nội dung theo Quy chế phối hợp số 1978 trên địa bàn quản lý của UBND cấp huyện và Ban Dân vận cùng cấp. Phối hợp thực hiện giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác tôn giáo, dân tộc, công tác tập hợp quần chúng, nhân dân.
 
 
Thời gian kiểm tra, giám sát
 
*Ngày 26/11/2013, kiểm tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (buổi sáng), kiểm tra Sở Xây dựng (buổi chiều).
 
*Ngày 27/11/2013, kiểm tra UBND phường Tân Bình, thị xã Dĩ An (buổi sáng), kiểm tra UBND thị xã Dĩ An (buổi chiều).
 
*Ngày 28/11/2013, kiểm tra UBND thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo ( buổi sáng), kiểm tra UBND huyện Phú Giáo (buổi chiều).

Hoài Hương

11/13/2013 10:07 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1699-Ke-hoach-kiem-tra-giam-sat-thuc-hien-cong-tac-dan-van-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015 - 2020Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015 - 2020
  TTĐT - Căn cứ Công văn số 2082/BNN-KTHT ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT, ngày 24/12/2014, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4540/KH-UBND về “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015 -2020”.
 
Theo đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác”. Chủ trì xây dựng và quản lý thực hiện các dự án hỗ trợ hợp tác xã trong nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HTX và các chương trình, dự án do UBND tỉnh phân công.
  
Xây dựng một số mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp phù hợp với từng ngành hàng nông sản. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện và tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp. Củng cố bộ phận kinh tế hợp tác của Phòng kinh tế các huyện, thị trong tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này.
 
 
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 
1. Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác (triển khai Luật HTX năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan; tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể đến người dân, các chủ trang trại tại các xã, phường, thị trấn).
 
2. Thực hiện khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến tiêu thụ nông sản tại địa phương. Tạo điều kiện về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích xây dựng các mô hình hoạt động có hiệu quả để nhân rộng và phát triển.
 
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (xác định rõ chức năng quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác tại Chi cục Phát triển nông thôn; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; xây dựng, ban hành hướng dẫn chuyên môn, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về tổ chức, quản lý và hoạt động về kinh tế hợp tác trong ngành nông nghiệp).
 
4. Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình HTX theo Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp.
 
5. Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế (xây dựng ít nhất 3 mô hình mô hình liên kết bền vững; tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng... cùng với nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết;
 
6. Huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách của Nhà nước; hỗ trợ HTX và các tổ chức đại diện của nông dân tham gia vào các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh; thực hiện lồng ghép, kết hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác).
 
    
 
Hoài Hương
1/5/2015 1:59 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1635-Doi-moi-phat-trien-cac-hinh-thuc-to-chuc-kinh-te-hop-tac-trong-nong-nghiep-tinh-Binh-Duong-giai-doan-2015-2020Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2009
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Chính phủ đã và đang đề ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ngăn ngừa lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội.
Kết quả thực hiện các giải pháp và chính sách 4 tháng đầu năm 2009 bước đầu đang có chuyển biến tích cực. Tình hình cụ thể của từng ngành và lĩnh vực như sau:
 
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
 
Nông nghiệp
 Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp tháng này là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ đông xuân ở các địa phương phía Bắc, thu hoạch lúa và hoa màu ở các địa phương phía Nam. Tính đến trung tuần tháng 4/2009, các địa phương phía Bắc đã gieo cấy được 1140,3 nghìn ha lúa đông xuân, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã kết thúc gieo cấy, diện tích đạt 553,3 nghìn ha, tăng 0,9%; các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đạt 337,2 nghìn ha, tăng 1,7%. Một số tỉnh có diện tích lúa tăng khá là: Thanh Hoá tăng 3,4 nghìn ha; Phú Thọ, Bắc Giang và Hà Nội cùng tăng 1,8 nghìn ha; Vĩnh Phúc tăng 1,2 nghìn ha; Nam Định tăng 1,4 nghìn ha; Hà Nam tăng 930 ha. Mặc dù lúa hiện đang phát triển tốt nhưng sâu bệnh đang xuất hiện cục bộ trên các trà lúa. Các địa phương đã chủ động phun thuốc và đang tích cực phòng trừ, ngăn chặn sâu bệnh lây lan trên diện rộng.
 
Tính đến 15/4/2009, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1568,7 nghìn ha lúa đông xuân, chiếm 82,4% diện tích gieo cấy và bằng 92,8% cùng kỳ năm trước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản thu hoạch xong, năng suất ước tính đạt 63,4 tạ/ha, giảm 1 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước, sản lượng đạt 9,8 triệu tấn, giảm 9,6 nghìn tấn.
 
Cùng với thu hoạch lúa đông xuân, các địa phương phía Nam đã gieo sạ được 346,4 nghìn ha lúa hè thu, bằng 98,5% cùng kỳ năm trước; trong đó đồng bằng sông Cửu Long đạt 319,6 nghìn ha, bằng 92,2%. Tiến độ gieo sạ lúa hè thu chậm chủ yếu do thời vụ thu hoạch lúa đông xuân năm nay chậm hơn năm trước.
 
Tính đến trung tuần tháng 4/2009, cả nước đã gieo trồng được 469,8 nghìn ha ngô, bằng 92,2% cùng kỳ năm trước; 94,9 nghìn ha khoai lang, bằng 84,6%; 160,4 nghìn ha sắn, bằng 105,3%; 171,2 nghìn ha lạc, bằng 96,7%; 86,4 nghìn ha đậu tương, bằng 86,7%; 14,4 nghìn ha thuốc lá, bằng 116,1% và 432 nghìn ha rau đậu, bằng 105,6% so với cùng kỳ năm trước.
 
Chăn nuôi gia súc, gia cầm 4 tháng đầu năm 2009 phát triển ổn định. Đàn bò cả nước ước tính tăng 1-2% so với cùng kỳ năm trước; đàn lợn tăng 3-4%; đàn gia cầm tăng 6-7%. Công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương được đặc biệt quan tâm và triển khai kịp thời nên đã thu được kết quả tốt. Dịch lở mồm long móng ở trâu, bò, dịch lợn tai xanh và dịch cúm gia cầm đã được khống chế trên địa bàn cả nước. Riêng dịch tiêu chảy và tụ huyết trùng trên trâu, bò, lợn vẫn xảy ra rải rác tại một số tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, Tây Ninh, Bạc Liêu. Cơ quan chức năng các địa phương đã triển khai kịp thời công tác tiêm phòng vacxin nên không xảy ra hiện tượng tái phát dịch.
 
Lâm nghiệp
 Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, diện tích rừng trồng tập trung cả nước ước tính đạt 37,3 nghìn ha, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Số cây trồng phân tán đạt 76,2 triệu cây, giảm 2,5%.  Sản lượng gỗ khai thác đạt 606 nghìn m3, tăng 1,9%.
Công tác kiểm lâm tuy được tăng cường nhưng hiện tượng cháy rừng, phá rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Bốn tháng đầu năm 2009, diện tích rừng bị thiệt hại 1005,8 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 490,6 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Lạng Sơn 142,8 ha; Yên Bái 136,8 ha; Bình Thuận 51,8 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Lâm Đồng 240,7 ha; Bình Phước 188 ha; Đắk Nông 72,8 ha.
 
Thuỷ sản
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 1383,1 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 1060,2 nghìn tấn, tăng 4,5%; tôm 118,2 nghìn tấn, tăng 3,6%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 580,6 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước do người nuôi thiếu vốn đầu tư hoặc chưa ký được hợp đồng tiêu thụ ổn định lâu dài với các doanh nghiệp nên diện tích thả nuôi tăng chậm. Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 802,5 nghìn tấn, tăng 8,8%, mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, chủ yếu do khai thác biển tăng khá, đạt 741,7 nghìn tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt khai thác cá ngừ đại dương được mùa và được giá, trong đó Bình Định khai thác được 2,5 nghìn tấn, tăng 51,5% so với 4 tháng đầu năm 2008; Phú Yên 2,2 nghìn tấn, tăng 15,7%.
 
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn các mức tăng của 3 tháng đầu năm. Một số sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao là: Kính thủy tinh tăng 61,8%; khí hóa lỏng tăng 33%; xà phòng giặt tăng 26%; dầu thô khai thác tăng 21,9%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 11,1%; phân hóa học tăng 10,6%; thuốc lá tăng 9%; sơn hóa học tăng 8,9%. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy các chủ trương, chính sách đồng bộ và kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời gian qua đã và đang phát huy tác dụng tích cực. 
 
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm : Khu vực kinh tế Nhà nước giảm 0,9% (Trung ương quản lý tăng 0,4%; địa phương quản lý giảm 5,5%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 6,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,3% (dầu mỏ và khí đốt tăng 15,8%, các sản phẩm khác tăng 1,7%). Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp quan trọng 4 tháng đầu năm 2009 giữ được mức tăng ổn định và có dấu hiệu phục hồi như: Dầu thô khai thác tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2008; xà phòng giặt tăng 12,2%; xi măng tăng 10,2%; thuốc lá điếu tăng 9,5%; bia tăng 9,2%; điện sản xuất tăng 5%; tivi lắp ráp tăng 4,6%; nước máy thương phẩm tăng 4,2%; thép tròn tăng 2,5%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Máy giặt giảm 3,3%; sữa bột giảm 4,7%; thuỷ hải sản chế biến giảm 4,9%; xe máy lắp ráp giảm 5,2%; than sạch khai thác giảm 7,9%; dầu thực vật tinh luyện giảm 11,9%; phân hoá học giảm 12,2%; đường kính giảm 12,7%; kính thuỷ tinh giảm 13,6%; quần áo người lớn giảm 18,3%; vải dệt từ sợi bông giảm 23,7%; giấy, bìa giảm 25,8%; gạch lát ceramic giảm 28,1%; xe chở khách giảm 31,5%.
 
Nhiều địa phương có qui mô sản xuất công nghiệp lớn tuy không duy trì được tốc độ phát triển cao như những năm trước nhưng giá trị sản xuất 4 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm trước vẫn đạt tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước như: Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 10,1%; Quảng Ninh tăng 9% ; Khánh Hoà tăng 7,3%; Hải Phòng tăng 7,1%; Đồng Nai tăng 6,9%; Cần Thơ tăng 6,9%; Thanh Hoá tăng 4,2%; Bình Dương tăng 4,1%. Một số địa phương có tốc độ giảm hoặc tăng thấp như: Hải Dương giảm 6,8%; Đà Nẵng giảm 10,7%; Phú Thọ giảm 13,1%; Vĩnh Phúc giảm 15,2% (chủ yếu do liên doanh lắp ráp ô tô giảm mạnh); Hà Nội tăng 3,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,8%.
 
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 4/2009 ước tính đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, bằng 7,7% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn trung ương đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, bằng 7%; vốn địa phương đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 28,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch năm, gồm có:
 
- Vốn trung ương quản lý đạt 9 nghìn tỷ đồng, bằng 25,3% kế hoạch năm, trong đó: Vốn đầu tư thực hiện của Bộ Công Thương đạt 96,1 tỷ đồng, bằng 40,4% kế hoạch năm; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 200,6 tỷ đồng, bằng 37,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 243 tỷ đồng, bằng 31,6%; Bộ Xây dựng 128 tỷ đồng, bằng 30%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 801,8 tỷ đồng, bằng 27,1%; Bộ Y tế 250,3 tỷ đồng, bằng 24,8% ; Bộ Giao thông Vận tải 1383 tỷ đồng, bằng 22,6%.
 
- Vốn địa phương quản lý đạt 19,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,6% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Hòa Bình 409,2 tỷ đồng, bằng 42,3% kế hoạch năm; Bắc Ninh 352,6 tỷ đồng, bằng 41,3%; Hải Phòng 613,8 tỷ đồng, bằng 39,3%; An Giang 234,8 tỷ đồng, bằng 39,3%; Quảng Trị 287,9 tỷ đồng, bằng 37,5%.
 
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/4/2009 đạt 6,4 tỷ USD, giảm 72,2% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm: Vốn đăng ký 2,5 tỷ USD của 145 dự án được cấp phép mới (giảm 87,5% về vốn và giảm 68,7% về số dự án so với cùng kỳ năm trước); vốn đăng ký bổ sung 3,9 tỷ USD của 23 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 2,2 tỷ USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2008.
 
Các dự án được cấp mới trong 4 tháng đầu năm nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với 2,1 tỷ USD, chiếm 84,6% tổng vốn đăng ký; công nghiệp và xây dựng 372,6 triệu USD, chiếm 15%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,2 triệu USD, chiếm 0,4%.
 
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 957 triệu USD, chiếm 38,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 531,3 triệu USD, chiếm 21,4%; quần đảo Virgin thuộc Anh 484,9 triệu USD, chiếm 19,5%; Xin-ga-po 255,3 triệu USD, chiếm 10,3%; Đài Loan 84,4 triệu USD, chiếm 3,4%. Riêng Hoa Kỳ chỉ đạt 1,2 triệu USD vốn đăng ký cấp mới trong 4 tháng đầu năm 2009, nhưng nếu tính thêm 3801,4 triệu USD vốn đăng ký bổ sung của 3 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước thì tổng vốn đăng ký đạt tới 3802,6 triệu USD.
 
Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước bốn tháng đầu năm 2009 ước tính bằng 31,4% dự toán năm, bao gồm: Thu nội địa bằng 32,4%; thu từ dầu thô bằng 27%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 32,3%; thu viện trợ không hoàn lại bằng 30%.  
Tổng chi ngân sách Nhà nước bốn tháng đầu năm 2009 ước tính bằng 28,5% dự toán năm, bao gồm: Chi đầu tư phát triển bằng 30,1%; chi trả nợ và viện trợ bằng 32,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh bằng 32,3%.
 
Thương mại, giá cả, dịch vụ
 
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 360,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó: Kinh doanh thương nghiệp đạt 282,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78,4% tổng số và tăng 22,2%; khách sạn nhà hàng đạt 40,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3%, tăng 18,4%; dịch vụ đạt 33 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,2% và tăng 16,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2009 tăng 7,4% (cao hơn mức tăng 6,5% của quý I/2009). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2009 của hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 127,5 nghìn tỷ đồng, bao gồm Hà Nội đạt 45,1 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước; thành phố Hồ Chí Minh đạt 82,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18%.
 
Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 4/2009 ước tính đạt 4,5 tỷ USD, giảm 15,3% so với tháng trước và giảm 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đang có dấu hiệu tích cực với nhiều mặt hàng chủ lực tăng hơn tháng trước như: Điện tử máy tính tăng 28 triệu USD; giày dép tăng 21 triệu USD; thuỷ sản tăng 17 triệu USD; hàng dệt may tăng 11 triệu USD do nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn ổn định.
 
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 18,6 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 26,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trừ dầu thô đạt 6,4 tỷ USD, giảm 8,5%. Nếu loại trừ tái xuất vàng thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2009 giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng trong 4 tháng đầu năm 2009 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó dầu thô đạt 2 tỷ USD, giảm 44,7% (lượng tăng 20,2%); giày dép đạt 1,2 tỷ USD, giảm 10,8%; thủy sản đạt trên 1 tỷ USD; giảm 7,1%; cà phê đạt 809 triệu USD, giảm 12,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 774 triệu USD, giảm 18,1%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 707 triệu USD, giảm 7,1%; than đá đạt 389 triệu USD, giảm 9,6% (lượng giảm 11,1%); sản phẩm chất dẻo đạt 238 triệu USD, giảm 11,1%; cao su đạt 219 triệu USD, giảm 45,5%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước là: Hàng dệt may đạt 2,6 tỷ USD, tăng 1,8%; gạo đạt 1,2 tỷ USD, tăng 43,9% (lượng tăng 49,9%); sắn và sản phẩm từ sắn đạt 291 triệu USD, tăng 155,8%.
 
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu quí I/2009 sang một số thị trường chủ yếu sụt giảm, trong đó: Thị trường Mỹ đạt 2,3 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước; EU đạt 2,2 tỷ USD, giảm 9,8% (giảm chủ yếu ở các mặt hàng giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ); ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, giảm 5,8% (dầu thô giảm 41,6%; máy tính, linh kiện, điện tử giảm 26,1%; dây điện và cáp điện giảm 47,1%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 10,3%; riêng gạo tăng 104% và hàng dệt may tăng 27,7%); Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, giảm 35%.
 
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 4/2009 ước tính đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước nhưng giảm 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu tháng 4/2009 của một số mặt hàng tăng cao so với tháng trước là: Kim loại thường tăng 114%; bông tăng 84%; gỗ và nguyên liệu gỗ tăng 27%; vải tăng 11%; nguyên phụ liệu giày dép tăng 15%; xăng dầu tăng 12% (giá nhập khẩu xăng dầu tăng 11% so với tháng trước).
 
Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 17,8 tỷ USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 11,5 tỷ USD, giảm 45,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,3 tỷ USD, giảm 29,5%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước 4 tháng đầu năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, giảm 27,3%; xăng dầu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 57,3%; vải đạt 1,2 tỷ USD, giảm 7,7%; sắt thép đạt 1,2 tỷ USD, giảm 67,7%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 954 triệu USD, giảm 21%; chất dẻo đạt 694 triệu USD, giảm 31,5%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 599 triệu USD, giảm 19,8%; ô tô nguyên chiếc đạt 12,3 nghìn chiếc, giảm 57,6%; phân bón đạt 466 triệu USD, giảm 33,8%; hóa chất đạt 445 triệu USD, giảm 27,9%; sản phẩm hóa chất đạt 415 triệu USD, giảm 14,5%.
 
Nhập khẩu hàng hoá quý I/2009 từ các thị trường lớn cũng giảm mạnh, trong đó: Thị trường Trung Quốc đạt 2,9 tỷ USD, giảm 31%; ASEAN đạt 2,5 tỷ USD, giảm 51,8% (giảm chủ yếu ở các mặt hàng máy móc, thiết bị, xăng dầu, sắt thép); Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 26,3%; EU đạt 1,1 tỷ USD, giảm 18,4%; Mỹ đạt 500 triệu USD, giảm 24%.
 
Nhập siêu tháng 4/2009 ước tính 700 triệu USD, bằng 15,6% kim ngạch hàng hoá xuất khẩu. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, xuất siêu 801 triệu USD, bằng 4,3% kim ngạch xuất khẩu.
 
Giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2009 tăng 0,35% so với tháng trước, hầu hết các nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng nhẹ từ 0,10- 0,48%, trong đó: Giáo dục tăng 0,1%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,2%; dược phẩm, y tế tăng 0,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,28%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43% (Lương thực tăng 0,03%; thực phẩm tăng 0,46%); hai nhóm đồ uống và thuốc lá; nhà ở và vật liệu xây dựng đều tăng 0,45%; phương tiện đi lại, bưu điện tăng 0,48%. Riêng nhóm văn hoá, thể thao, giải trí giảm 0,64%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2009 tăng 9,23% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 1,68% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng/2009 so với 4 tháng/2008 tăng 13,14%.
 
Chỉ số giá vàng tháng 4/2009 tăng 1,4% so với tháng trước; tăng 7,98% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 17,17% so với tháng 12/2008. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,25% so với tháng trước, tăng 3,88% so với tháng 12 năm trước và tăng 11,21% so với cùng kỳ năm 2008.
 
Vận tải
Vận chuyển hành khách 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 638,2 triệu lượt khách, tăng 6,7% và 27,4 tỷ lượt khách.km, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm : Vận tải trung ương đạt 9,6 triệu lượt khách, giảm 15,4% và 7,1 tỷ lượt khách.km, giảm 5,2%; vận tải địa phương đạt 628,6 triệu lượt khách, tăng 7,2% và 20,3 tỷ lượt khách.km, tăng 7,5%. Trong các ngành vận tải, vận tải đường bộ phát triển ổn định, đạt 574,8 triệu lượt khách, tăng 7,3% và 19,5 tỷ lượt khách.km, tăng 7,8%; vận tải đường sông đạt 54,3 triệu lượt khách, tăng 2,3% và 1,1 tỷ lượt khách.km, tăng 1,8%; vận tải đường biển đạt 2 triệu lượt khách, tăng 3,2% và 127,8 triệu lượt khách.km, tăng 5,5%; vận tải đường sắt đạt 3,5 triệu lượt khách, giảm 3% và 1,2 tỷ lượt khách.km, giảm 11,1%; vận tải đường hàng không đạt 3,5 triệu lượt khách, giảm 3,2% và 5,4 tỷ lượt khách.km, giảm 4,4%.
 
Vận tải hàng hóa 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 207,9 triệu tấn, giảm 0,8% và 53,3 tỷ tấn.km, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trung ương giảm 22,5% về số tấn và giảm 7,3% về số tấn.km; vận tải địa phương tăng 0,8% về số tấn và tăng 3,6% về số tấn.km. Trong vận tải hàng hoá, các ngành vận tải đều giảm hoặc tăng ở mức thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, trong đó: Đường sắt giảm 18,5% về khối lượng vận chuyển và giảm 19,5% về khối lượng luân chuyển; tương tự đường hàng không giảm 11,1% và giảm 13%; đường sông giảm 2,3% và giảm 6,6%; đường biển giảm 5,6% và giảm 3,9%; đường bộ tăng 0,4% và tăng 1,4%. 
 
Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 9,7 triệu thuê bao, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thuê bao điện thoại cố định đạt 1,4 triệu thuê bao, tăng 62,9%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 4/2009 đạt 89,1 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 53,4 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng thông rộng trên cả nước tính đến cuối tháng 4/2009 ước tính đạt 2,4 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 1,6 triệu thuê bao. Số người sử dụng internet đạt 22,1 triệu người. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 24,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 18,3 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1%.
 
Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta 4 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 1297,7 nghìn lượt người, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 797,7 nghìn lượt người, giảm 19,7%; đến vì công việc 219,2 nghìn lượt người, giảm 27,7%; thăm thân nhân đạt 201,7 nghìn lượt người, giảm 1,9%. Khách đến bằng đường hàng không 1120,7 nghìn lượt người, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008; đến bằng đường biển 23,3 nghìn lượt người, giảm 63,1%, đến bằng đường bộ 153,7 nghìn lượt người, giảm 43,1%.
 
Trong 4 tháng đầu năm 2009, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng so với cùng kỳ năm trước là: Hoa Kỳ 152,2 nghìn lượt người, tăng 7,8%; Ôx-trây-li-a 84,8 nghìn lượt người, tăng 1,3%; Ca-na-da 36,2 nghìn lượt người, tăng 6,4%. Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc 141,6 nghìn lượt người, giảm 30,1%; Hàn Quốc 134 nghìn lượt người, giảm 26,1%; Nhật Bản 128,7 nghìn lượt người, giảm 10%; Đài Loan 94,2 nghìn lượt người, giảm 15,7%; Pháp 68,2 nghìn lượt người, giảm 0,7%.
 
Một số vấn đề xã hội
 
Thiếu đói trong nông dân
Trong tháng 4/2009 (Tính đến 21/4), theo báo cáo của các địa phương, cả nước có 76,2 nghìn hộ thiếu đói và 344,7 nghìn nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,7% tổng số hộ và 0,7% số nhân khẩu nông nghiệp của cả nước. So với cùng kỳ năm trước, số hộ thiếu đói và nhân khẩu thiếu đói trong tháng 4/2009 đều giảm với tỷ lệ giảm tương ứng là 50,3% và 45%. Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, trong đó Đắk Nông là tỉnh có tỷ lệ số hộ và số nhân khẩu thiếu đói cao nhất với 10,5% số hộ nông nghiệp và 10,7% số khẩu nông nghiệp.
 
Tình hình dịch bệnh
Từ 20/3/2009 đến 20/4/2009, trên địa bàn cả nước có 6,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 3,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 126 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút và 66 trường hợp mắc bệnh thương hàn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, cả nước có 12,5 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 14,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 1,4 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút và 182 trường hợp mắc bệnh thương hàn.
 
Trước cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về dịch cúm heo đang diễn biến phức tạp tại Mexico, Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện các tỉnh, thành phố trên cả nước yêu cầu tăng cường giám sát, đề phòng dịch cúm heo. Các đơn vị này có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện sớm nhất những trường hợp nghi ngờ mắc cúm heo với các biểu hiện về viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi.... Đặc biệt chú ý đối với những người di chuyển từ vùng đang xảy ra dịch bệnh trên thế giới tới Việt Nam.
 
Cũng trong tháng 4/2009, tại các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 936 trường hợp bị ngộ độc, trong đó 7 người tử vong. Như vậy, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009, cả nước đã có 1,7 nghìn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 10 người tử vong.
 
Trong tháng đã phát hiện thêm 4,4 nghìn trường hợp nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV của cả nước tính đến 20/4/2009 lên 186,1 nghìn người, trong đó 73,6 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 42,5 nghìn người đã tử vong do AIDS.
 
Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Uỷ ban ATGT quốc gia, từ 01/3/2009 đến 31/3/2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra trên 1055 vụ tai nạn giao thông, làm chết 989 người và làm bị thương 682 người. So với tháng 02/2009, số vụ tai nạn giao thông tăng 19,1%, số người chết tăng 19,6% và số người bị thương tăng 20,5%. So với cùng kỳ năm 2008, số vụ tai nạn giao thông tăng 0,5%, số người chết tăng 1,9% và số người bị thương tăng 10,2%.
 
Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 3230 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3032 người và làm bị thương 2110 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 1,7%, số người chết giảm 0,5% và số người bị thương tăng 1,8%.
 
Thiệt hại thiên tai
Từ 21/3/2009 đến 20/4/2009, thiên tai đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư của 16 tỉnh gồm: Thái Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang và Cần Thơ.
 
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiên tai đã làm sập và tốc mái 9,8 nghìn ngôi nhà; hơn 3 nghìn ha lúa và 2,8 nghìn ha hoa mầu bị hư hỏng. Ước tính tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra là 81 tỷ đồng, trong đó Nghệ An bị thiệt hại nặng nhất với 55,1 tỷ đồng, chiếm 68% tổng giá trị thiệt hại của cả nước. Chính quyền các địa phương đã chỉ đạo các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống dân cư.   
 
Khái quát lại, tình hình kinh tế-xã hội nước ta 4 tháng đầu năm 2009 tuy gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm hơn cùng kỳ năm trước, nhưng tháng Tư đang có dấu hiệu phát triển tích cực. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có xu hướng tăng; xuất khẩu từng bước được đẩy mạnh; giá tiêu dùng ổn định; đời sống dân cư tiếp tục được quan tâm và cải thiện hơn. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, cần tập trung làm tốt một số vấn đề trọng tâm sau đây:
 
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm và đồng bộ Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
 
2.  Kịp thời đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và tác động cũng như hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ theo từng Bộ, ngành, lĩnh vực, từng địa phương có liên quan và của cả nước nói chung. Đồng thời các địa phương, các Bộ/ngành khẩn trương rà soát các chính sách hiện hành, đề xuất sửa đổi và bổ sung các chính sách mới kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp;
 
3. Thực hiện tốt Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp;
 
4. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa để cùng chia sẻ trách nhiệm, kinh nghiệm, lợi ích và rủi ro. Từ đó tạo cân đối cung cầu hàng hoá hợp lý trên thị trường, làm cơ sở cho sản xuất của từng ngành, từng lĩnh vực phát triển vững chắc và ổn định.
 
5. Các địa phương tiếp tục triển khai mạnh và hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống; đẩy nhanh hoạt động xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá có kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả đạt được.
 
Nguồn: Tổng cục Thống kê
5/11/2009 8:12 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2012-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-4-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Báo cáo Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và tình hình KTXH, ANQP tháng 02/2015Báo cáo Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và tình hình KTXH, ANQP tháng 02/2015
  
TTĐT - Ngày 21-01, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 165/UBND-TH về việc chỉ đạo báo cáo Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh (KTXH-QPAN) tháng 2/2015 .
 
Theo đó, để tăng cường công tác quản lý điều hành trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 và đánh giá tình hình KTXH-QPAN tháng 02, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai báo cáo.
 
Về tình hình Tết Nguyên đán Ất Mùi
 
Các đơn vị phải chủ động báo cáo cấp thẩm quyền các nội dung vướng mắc, bất thường để kịp thời giải quyết, ổn định tình hình, báo cáo nhanh tình hình từng ngày Tết (từ 27 tháng Chạp đến mùng 05 Tết) trước 09 giờ. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35/CT-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh về việc "Tổ chức các hoạt động và lễ kỷ niệm chào mừng năm mới 2015 Tết Nguyên đán Ất Mùi"; rà soát, nắm chắc tình hình trước, trong và sau Tết thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; báo cáo lịch trực cơ quan và tình hình trước, trong và sau Tết cho UBND tỉnh -đảm bảo nội dung và thời gian quy đinh.
 
Về tình hình KTXH-QPAN tháng 2, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2015
 
Đề nghị lãnh đạo các đơn vị chủ động tổ chức xây dựng báo cáo tình hình hoạt động của đơn vị trong tháng 02, nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 vào ngày 25/02/2015.
 
 
 
GỬI BÁO CÁO VỀ ĐỊA CHỈ
 
Theo đường công văn hỏa tốc;
 
 Qua fax                  : 06503 822174;
 
Qua hộp thư điện tử: tonghopvpub@binhduong.gov.vn;
 
Qua điện thoại        : cơ quan (06503 822200), Chánh Văn phòng UBND tỉnh (0913.951.291), Trưởng phòng Tổng hợp - Văn phòng UBND tỉnh (0913.667.090).
 
 
 
Hoài Hương
2/2/2015 1:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1143-Bao-cao-Tet-Nguyen-dan-At-Mui-2015-va-tinh-hinh-KTXH-ANQP-thang-022015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Xử lý nợ đọng xây dựng cơ bảnXử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
   TTĐT - Ngày 27-7, UBND tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 2511/UBND-KTTH về việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) theo Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Thủ Dầu Một, Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công nghiêm túc quán triệt và tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/4/2015. Đồng thời, khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
   
Báo cáo chính thức bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư về khối lượng nợ đọng XDCB phát sinh trước ngày 31/12/2014; nghiêm túc thực hiện kế hoạch thanh toán nợ đọng phần khối lượng này trong năm 2015 và giai đoạn 2016-2020.
 
Đối với khối lượng thực hiện đã phát sinh trong năm 2015 (tiềm ẩn nguy cơ gây nợ đọng XDCB): các đơn vị phải chủ động đình, hoãn, giãn tiến độ một số dự án chưa thực sự cấp bách để điều chuyển nội bộ; bố trí thanh toán dứt điểm phần khối lượng đã được nghiệm thu từ ngày 01/01/2015 đến 31/5/2015.


UBND tỉnh Bình Dương vừa  yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị, Thành phố Thủ Dầu Một và các Chủ đầu tư xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản
 

Các Chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án, công trình theo tiến độ đề ra, phù hợp với kế hoạch vốn được giao trong năm 2015. Tuyệt đối không để nhà thầu ứng vốn thi công công trình, gây phát sinh khối lượng nợ đọng trong 06 tháng cuối năm 2015.
 
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều hòa kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thứ tự ưu tiên bố trí vốn cho các dự án và đảm bảo thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao.
  
 Đình Lý
7/29/2015 8:40 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2154-Xu-ly-no-dong-xay-dung-co-banThông tin chỉ đạo, điều hành
Cho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình DươngCho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Dương
  
TTĐT - Ngày 11-3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND về việc “Cho phép thành lập Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Bình Dương” (Hội).
   
Theo đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. 
Trong thời gian 90 ngày  - kể từ ngày cho phép thành lập Hội có hiệu lực, Ban Vận động thành lập Hội có trách nhiệm tổ chức Đại hội thành lập Hội theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Hội.
   
Hội là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các doanh nhân cựu chiến binh, cựu quân nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh Bình Dương. Hội có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu, có tài khoản riêng, tự trang trải mọi kinh phí, phương tiện hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 
 
Hoài Hương
3/13/2015 11:32 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1183-Cho-phep-thanh-lap-Hoi-Doanh-nhan-cuu-chien-binh-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình làm việc tháng 6/2015 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 6/2015 của UBND tỉnh
    
TTĐT -Tháng 6, Chương trình làm việc của UBND tỉnh có một số nội dung trọng điểm liên quan đến nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm.

 
 
Theo đó, Chương trình làm việc sẽ thông qua một số nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2015; Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ giai đoạn 2016-2020; tổng kết (việc thực hiện Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 -2015; phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, đầu tư, xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh giai đoạn 2011-2015; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 - 2015).
 
Các sở ngành báo cáo UBND tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; tình hình, kết quả và giải pháp trọng tâm thực hiện 6 tháng cuối năm 2015 (trình kỳ họp HĐND cuối năm) về vấn đề thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm, kết quả năm học 2014 - 2015; đề án xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
      
 Hoài Hương
6/2/2015 10:29 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1278-Chuong-trinh-lam-viec-thang-62015-cua-UBND-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Trưng dụng nhà xưởng của hai doanh nghiệp làm khu cách ly tập trungTrưng dụng nhà xưởng của hai doanh nghiệp làm khu cách ly tập trung

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc trưng dụng nhà xưởng của Công ty cổ phần Công nghiệp DSVK và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Golden Fortune (Việt Nam) để làm khu cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, trưng dụng khoảng 17.562m2 (04 tầng) thuộc nhà xưởng của Công ty Cổ phần Công nghiệp DSVK tại  CN6, đường N4, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một và khoảng 17.000m2 thuộc nhà xưởng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Golden Fortune (Việt Nam) tại Khu phố Phước Hải, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên để làm khu cách ly tập trung dưới sự quản lý, sử dụng của UBND thị xã Tân Uyên.

Thời hạn trưng dụng: Bắt đầu từ 19/8/2021 đến khi hoàn thành nhiệm vụ.

UBND thị xã Tân Uyên chịu trách nhiệm tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng và quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng đúng mục đích, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm khu cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.​

Quyết định ​​

8/20/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTrưng dụng, nhà xưởng, doanh nghiệp, khu cách ly, tập trung80-trung-dung-nha-xuong-cua-hai-doanh-nghiep-lam-khu-cach-ly-tap-trunThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
233.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh năm 2022Tổ chức diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh năm 2022

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức diễn tập phương án CNCH cấp tỉnh năm 2022.

Theo đó, tình huống diễn tập là tổ chức CNCH khi xảy ra cháy, nổ phức tạp tại Chung cư A2 (Charm Ruby) - Khu liên hợp cao ốc Sóng Thần thuộc Công ty TNHH DCT Partners Việt Nam, khu phố Thống Nhất, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Thời gian dự kiến tập luyện và diễn tập: Tháng 9 và 10/2022.

Quy mô: Cấp tỉnh.

Hình thức: Xây dựng phim cơ chế diễn tập và diễn tập thực binh.

Khoảng 500 người tham gia diễn tập; 30 xe các loại và trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết.

Lực lượng, phương tiện và nội dung nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương, cơ sở được phân công cụ thể trong phương án, kịch bản tổ chức tập luyện, diễn tập.

Công an tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng phương án để huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tập luyện, diễn tập đảm bảo nội dung, thời gian đề ra. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kinh phí triển khai thực hiện, chủ động trong việc mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, dụng cụ để trang bị đảm bảo phục vụ công tác diễn tập. Kết thúc công tác diễn tập phương án, Công an tỉnh có trách nhiệm thu hồi, kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị, phương tiện, vật tư, dụng cụ còn sử dụng được và đưa vào thường trực sử dụng phục vụ công tác trong thời gian tới.

Kế hoạch

7/11/2022 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, diễn tập, phương án, cứu nạn, cứu hộ, cấp tỉnh, năm 2022589-to-chuc-dien-tap-phuong-an-cuu-nan-cuu-ho-cap-tinh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
307.00
121,000
0.00
121000
0
Cập nhật, cung cấp thông tin về những vướng mắc, bất cập của quy định pháp lý và thực thi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpCập nhật, cung cấp thông tin về những vướng mắc, bất cập của quy định pháp lý và thực thi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo cập nhật, cung cấp thông tin về ​những vướng mắc, bất cập của quy định pháp lý và thực thi ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

​Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3983/BKHĐT-QLKTTW ngày 29/5/2023 về cung cấp những thông tin bất cập của quy định pháp lý và thực thi ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó chú trọng nêu bật những bất cập, rào cản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh và các thủ tục hành chính liên quan; những thuận lợi, khó khăn trong triển khai các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh và bài học kinh nghiệm, thực hiện báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

Văn bản

6/5/2023 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCập nhật, cung cấp, thông tin, vướng mắc, bất cập, quy định, pháp lý, thực thi, ảnh hưởng, hoạt động, kinh doanh, doanh nghiệp524-cap-nhat-cung-cap-thong-tin-ve-nhung-vuong-mac-bat-cap-cua-quy-dinh-phap-ly-va-thuc-thi-anh-huong-toi-hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnhBình Dương: Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnh

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/04/2022 của Chính phủ về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, Kế hoạch nhằm đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp gia tăng năng xuất lao động, tạo động lực tăng tưởng mới; đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương ổn định và phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tạo nền tảng hướng đến mục tiêu năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Kế hoạch phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm; cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh đến năm 2025 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%; tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP; tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt không dưới 0,1% tổng chi ngân sách Nhà nước của tỉnh; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm; thu ngân sách tăng 8%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 9-10%/năm; duy trì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%; tất cả các ngân hàng thương mại (không bao gồm các ngân hàng yếu kém) áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 80.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 5% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh khoảng 45%...

Các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Đồng thời, phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thế, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.

Kế hoạch ​​

8/9/2022 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, đổi mới, mô hình, tăng trưởng, tái cơ cấu, kinh tế, thực hiện, 06, trụ cột, phát triển410-binh-duong-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-tai-co-cau-kinh-te-gan-voi-thuc-hien-06-tru-cot-phat-trien-cua-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
590.00
121,000
0.00
121000
0
Triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn TựTriển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn Tự
(TTĐT) - Sáng 27-3 (nhằm mùng 02 tháng 3 năm Kỷ Sửu), tại Châu Thới Sơn Tự thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã long trọng diễn ra buổi triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng thuộc Phật giáo Tây Tạng Trung Quốc.
Tới tham dự và chứng minh có Hòa thượng Thích Minh Thiện - Trưởng Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Bình Dương, Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ trì Châu Thới Sơn Tự và gần 400 Tăng Ni Phật tử của các Tự viện ở Bình Dương, Đồng Nai và Tp.HCM về tham dự lễ.
 
Buỗi lễ diễn ra long trọng và trang nghiêm với lễ bái Đạo tràng và an vị Xá Lợi theo nghi lễ và cách thức cúng dường Xá Lợi Phật.  Các Tăng Ni Phật tử đã kính cẩn nghiêm trang chiêm bái trước hơn 500 viên Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng. Ngay sau buổi lễ, các Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng được trưng bày triển lãm tại chánh điện chùa Châu Thới Sơn từ ngày 27 đến ngày 29-3.

CTV.Quốc Vũ

3/27/2009 3:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2112-Trien-lam-Xa-Loi-Phat-va-chu-thanh-Tang-o-Chau-Thoi-Son-TuThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương  trình làm việc năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình DươngChương  trình làm việc năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
     TTĐT - Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành “Chương trình làm việc năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh” kèm theo Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012.
   
Chương trình được phân công cụ thể cho Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đảm nhiệm triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh tại các quý trong năm, bao gồm: tình hình trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Tỵ 2012; tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, giáo dục; thu chi ngân sách; chương trình hành động của Tỉnh ủy về khoa học và công nghệ; sơ kết hai năm triển khai chương trình bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015;
  
Các Đề án quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bình Dương; hệ thống tượng đài và tranh hoành tráng tỉnh Bình Dương; bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương; phát triển báo chí; điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bổ sung quy hoạch đến năm 2025; điều chỉnh quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương; phát triển ngành Xuất bản, In và Phát hành sách; chương trình phát triển công nghiệp CNTT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2020;
   
Và nội dung trình kỳ họp giữa năm của HĐND tỉnh:  kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2013; quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn Bình Dương; điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách cho giáo viên và học sinh ngành giáo dục và đào tạo, chế độ hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiêu dùng nông sản trên địa bàn Bình Dương; mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực, mức thu lệ phí hộ tịch;    
     
Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm gồm kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, vốn đầu tư-xây dựng cơ bản năm 2014 và các Nghị quyết về dự toán, phân bổ ngân sách Nhà nước 2014, thông qua Đề án nâng cấp đô thị Thủ Dầu Một lên đô thị loại II, quy định chuẩn nghèo trên địa bàn tỉnh, chế độ hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, cơ chế chính sách hỗ trợ việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các thiết chế văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
   
Đồng thời, quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Sở và tương đương; quản lý xây dựng Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoach hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; Kế hoạch vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013, điều hòa vốn đầu tư-xây dựng cơ bản năm 2013; phương án thu phí nước thải; các chính sách: ưu đãi các chủ đầu tư xây dựng công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp; biên chế hành chính sự nghiệp tỉnh Bình Dương 2014; chế độ thu hút, phụ cấp thêm cho học viên tại Trung tâm giáo dục việc làm của tỉnh và hỗ trợ người có công cách mạng.
 
Hoài Hương
 
11/30/2012 3:55 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1538-Chuong-trinh-lam-viec-nam-2013-cua-Uy-ban-nhan-dan-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Dương lần thứ V Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Dương lần thứ V

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Dương lần thứ V. ​

Mục tiêu Kế hoạch là tổng kết 05 năm (2015-2020) triển khai thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong toàn tỉnh, đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được của phong trào thi đua yêu nước và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đề ra phương hướng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo. Kịp thời biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân là anh hùng, chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong các ngành, các cấp, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân.

Dự kiến tổ chức Đại hội trong quý III/2020 (thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau), tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương. Số lượng đại biểu khoảng 600 người.

Chủ đề Đại hội: "Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đoàn kết, thi đua lao động sáng tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc".

Nội dung chương trình Đại hội: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng giai đoạn 2015 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025; báo cáo tham luận và giao lưu với các điển hình tiên tiến; biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến; phát động phong trào thi đua yêu nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2025.

Kế hoạch​

 

 

 

 

​ 

4/15/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, Đại hội ,Thi đua yêu nước,  Bình Dương, lần thứ V 361-ke-hoach-to-chuc-dai-hoi-thi-dua-yeu-nuoc-tinh-binh-duong-lan-thu-vThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseYến Nhi
316.00
121,000
0.00
121000
0
Xây dựng đô thị Bàu Bàng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 - tầm nhìn đến năm 2030Xây dựng đô thị Bàu Bàng tỉnh Bình Dương đến năm 2020 - tầm nhìn đến năm 2030
    
TTĐT - Ngày 20/11/2002, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3199/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
   
Đô thị Bàu Bàng được quy hoạch ở khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Dương với quy mô diện tích 5.564ha trong đó diện tích trong phạm vi của xã Lai Uyên là 4.042ha, xã Lai Hưng 1.522ha, phía Đông giáp xã Tân Hưng, phía Tây giáp xã Long Nguyên và huyện Dầu Tiếng, phía Nam giáp suối Đồng Sổ và phía Bắc giáp xã Lai Uyên (phần còn lại).
   
Đô thị Bàu Bàng được xác định là trung tâm công nghiệp, trung tâm hành chính-chính trị, trung tâm dịch vụ của Bắc Bến Cát, là đầu mối giao thông và cửa ngõ của khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, khu nông nghiệp đô thị chất lượng cao với quy mô dân số khoảng 110.000 người vào năm 2020 và năm 2030 khoảng 220.000 đến 240.000 người. Theo số liệu đã thống kê, năm 2011 có 12.520 người.
    
Đây là đô thị được định hướng phát triển bền vững, hiện đại, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, san nền, điện, thoát nước mưa, nước thải và vệ sinh môi trường, cấp nước, thông tin liên lạc,…).
     
Hoài Hương
 
11/28/2012 7:40 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết953-Xay-dung-do-thi-Bau-Bang-tinh-Binh-Duong-den-nam-2020-tam-nhin-den-nam-2030Thông tin chỉ đạo, điều hành
Toàn dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Toàn dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Bình Dương (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) ban hành Kế hoạch tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2020.

Theo đó, Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền miệng truyền thống trực tiếp; kết hp phương pháp truyền thống với khoa học công nghệ để tuyên truyn bng hình ảnh, bảng hiệu cảnh báo, phim phóng sự, video clip trực quan, sinh động, thu hút được nhân dân với tổ chức các buổi hội họp kết hp phát tờ rơi tuyên truyền.

Các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, sản xuất phim phóng sự, tài liệu, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng tải, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng thời lượng, tăng tần suất thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhằm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời kết hợp kiểm soát chặt chẽ thông tin trên các trang mạng xã hội.

Các đơn vị thực hiện tuyên truyền thường xuyên đến hết năm 2020 tại các xã, phường, thị trấn của 09 huyện, thị xã, thành phố.

Kế hoạch​ 

 

3/18/2020 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết tội phạm, tệ nạ xã hội,phong trào, bảo vệ, an ninh, Tổ quốc 432-toan-dan-phong-chong-toi-pham-te-nan-xa-hoi-va-xay-dung-phong-trao-toan-dan-bao-ve-an-ninh-to-quocThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
314.00
121,000
0.00
121000
0
/PublishingImages/2020-03/tin 6- toan dan tham gia pc tnxh.mp3
Đẩy mạnh triển khai cài đặt ứng dụng BluezoneĐẩy mạnh triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việ​c đẩy mạnh triển khai cài đặt ứng dụng Bluezone trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND cấp xã huy động toàn thể hệ thống chính trị, xã hội cùng cấp vào cuộc theo phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà để đề nghị, hướng dẫn tất cả người dân có điện thoại thông minh trên địa bàn cài đặt ứng dụng Bluezone. Đảm bảo đến ngày 20/8/2020, tối thiểu 60% người dùng điện thoại thông minh trên địa bàn được cài ứng dụng Bluezone.

UBND cấp huyện chỉ đạo theo dõi, thu thập thông tin tình hình triển khai của các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn để định kỳ báo cáo tiến độ cho UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông).

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế triệt để yêu cầu cán bộ, nhân viên cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh cá nhân; hướng dẫn người dân tham gia khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cài đặt ứng dụng Bluezone.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và xã hội; Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở dạy nghề, trường đại học trên địa bàn triệt để yêu cầu học sinh, sinh viên có điện thoại di động thông minh cài đặt ứng dụng Bluezone cho mình và cho người thân.

Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp chỉ đạo triệt để việc cài đặt ứng dụng Bluezone trong các tổ chức, cá nhân thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trưởng Ban điều hành khu cách ly tập trung cấp tỉnh, huyện chỉ đạo các khu cách ly y tế triệt để yêu cầu các công dân thuộc diện cách ly tập trung, cách ly tại nhà và những công dân thuộc diện phải xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh của mình.

Các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, cấp xã khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả triển khai về UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước 15 giờ 00 hàng ngày qua hộp thư: bluezone@binhduong. gov.vn.

Thông tin chi tiết về ứng dụng Bluezone và các tài liệu tuyên truyền được đăng tải trên https://www.bluezone.gov.vn.

Chỉ thị ​​

8/17/2020 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtcài đặt, ứng dụng, Bluezone132-day-manh-trien-khai-cai-dat-ung-dung-bluezonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
439.00
121,000
0.00
121000
0
/PublishingImages/2020-08/tin 3- trien khai cai dat ung dung blue zone.mp3
Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

TTĐT- Ngày 05-10, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3683/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn tỉnh Bình Dương và hoạt động phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Theo đó, Bình Dương sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, vui tươi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2017.

Cụ thể, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh và chào năm mới 2017 thực hiện theo Kế hoạch số 1317/KH-UBND ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh. Ngoài ra, hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước sẽ phối hợp tổ chức cầu truyền hình nghệ thuật vào tối ngày 28/12/2016, chào mừng kỷ niệm 20 năm tách tỉnh Sông Bé, tái lập hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.

Các hoạt động kỷ niệm trong năm 2017 gồm: Họp mặt kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2017); kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017) và kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017); kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017); kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2017) và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2017); kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 - 13/10/2017); kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017) và 28 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2017).

Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân như: Chợ hoa xuân, hội hoa xuân, hội báo xuân, đường hoa, triển lãm mỹ thuật nhiếp ảnh; tổ chức họp mặt ngoại giao đoàn, chức sắc tôn giáo, kiều bào, cộng đồng người Hoa, báo chí, văn nghệ sĩ.

Trong năm 2017, Bình Dương đăng cai tổ chức Festival đờn ca tài tử toàn quốc lần thứ II từ ngày 8 đến 12/4/2017 tại trung tâm "thành phố mới Bình Dương".

Theo nội dung Kế hoạch, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai công tác tổ chức các hoạt động. Riêng các hoạt động do Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh chủ trì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai công tác tổ chức.

10/11/2016 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, các hoạt động, chào mừng, các ngày lễ lớn, Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, tỉnh Bình Dương496-ke-hoach-to-chuc-cac-hoat-dong-chao-mung-cac-ngay-le-lon-va-tet-nguyen-dan-dinh-dau-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.60
121000
72,600
Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024.

​Theo đó, Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024 có chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", hướng tới mục đích đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em sống và phát triển một cách toàn diện, thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, nhất là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Song song đó, tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em tại địa phương nhằm vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với phương thức mỗi người một hành động vì trẻ em hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện, xã nhằm thu thập ý kiến trẻ em về việc thực hiện các quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn, UBND thành phố Tân Uyêntổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024, Lễ khai mạc hè và "Ngày hội thiếu nhi 01/6" tỉnh Bình Dương lần VIII năm 2024.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2024 (dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 - 01/6/2024).

Nội dung chính của Lễ phát động gắn với chủ đề và các khẩu hiệu của Tháng hành động Vì trẻ em.

Đối với cấp tỉnh, tổ chức thăm tặng 2.500 phần quà cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng (chi tiền mặt) từ nguồn ngân sách Nhà nước (đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng). 

Đồng thời, tổ chức đưa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi tham quan, giao lưu, vui chơi, giải trí tại tỉnh Lâm Đồng; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em thông qua các hình thức như: Thi các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, thi kể chuyện theo sách, vẽ tranh,... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em chơi các trò chơi mang tính bạo lực.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, Tháng hành động, trẻ em, Bình Dương, năm 2024782-ke-hoach-thang-hanh-dong-vi-tre-em-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
473.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next