Tin chỉ đạo điều hành
 
  TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 2042 /KH-UBND về việc “Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020” (Chiến lược).
 
 
 
TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2022/KH-UBND về việc “Sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
 
 
  TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2022/KH-UBND về việc “Sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
 
 
 
TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1561/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Dương”.
 
 
  TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1561/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Bình Dương”.
 
 
 
TTĐT - Căn cứ công văn số 4058/BYT-DP ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế về việc "Tăng cường truyền thông phòng chống Mers-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam", ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2041/UBND-VX  chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện.
 
 
  TTĐT - Căn cứ công văn số 4058/BYT-DP ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế về việc "Tăng cường truyền thông phòng chống Mers-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam", ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2041/UBND-VX  chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện.
 
 
 
TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về việc “Thay đổi thành viên các Ban chỉ đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập”.
 
 
  TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về việc “Thay đổi thành viên các Ban chỉ đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập”.
 
 
 
TTĐT - Ngày 22-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1546/QĐ-UBND về việc “Ban hành Quy chế phối hợp trong việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính (TTHC) về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địaBình Dương quy định trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa
    TTĐT - Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND về việc sửa đổi Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh quy định về trình tự triển khai công tác bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa sử dụng vốn sự nghiệp giao thông đối với các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
   
Theo đó, Quyết định sửa đổi Khoản 7, Điều 1 Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh, cụ thể: “Khoản 7. Ngoài các nội dung trên, các công việc khác còn lại thực hiện theo hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa tại Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT/BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ”.
  
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
   
Hoài Hương
4/18/2013 10:44 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1454-Binh-Duong-quy-dinh-trinh-tu-trien-khai-cong-tac-bao-tri-duong-bo-duong-thuy-noi-diaThông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốcTổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023) và tuyên dương gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2021-2023.

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các phong trào thi đua với khẩu hiệu "Người người thi đua, ngành ngành thi đua"; tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 22/02/2023 của UBND tỉnh về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023, chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11/6/1948 - 11/6/2023); tập trung triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của từng ngành, từng cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.

Song song đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng "Thi đua ái quốc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; tổ chức các hoạt động kỷ niệm, giao lưu, họp mặt, hội nghị, hội thảo, tọa đàm,… nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023); biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới; bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, tạo sức lan tỏa trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn xã hội.​

Kế hoạch 

5/31/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, kỷ niệm, 75 năm, Chủ tịch, Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi, thi đua, ái quốcThông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
412.00
0
0.00
0
Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cuối nămTriển khai các nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) dịp cuối năm.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác bảo đảm TTATGT. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông.

Đồng thời, duy trì thường xuyên công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, trật tự đô thị, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lề đường làm nơi buôn bán gây mất TTATGT. Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm ATGT , phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội xuân, Rằm tháng Giêng năm 2023.

Ban ATGT tỉnh tiếp tục theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông và giữ gìn mỹ quan đô thị; triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tai nạn giao thông" tại Việt Nam năm 2022 do Ủy ban ATGT Quốc gia phát động (hoàn thành trong năm 2022); tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm TTATGT năm 2022; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch Năm ATGT 2023 (trong tháng 12/2022).

Song song đó, phối hợp triến khai công tác bảo đảm ATGT và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân năm 2023; tiếp tục phối hợp với các cơ quan Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT.

Văn bản 

12/6/2022 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, nhiệm vụ, trọng tâm, bảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, dịp, cuối năm787-trien-khai-cac-nhiem-vu-trong-tam-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-dip-cuoi-naThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
403.00
121,000
0.00
121000
0
Thêm 115.768 người dân 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX. Tân Uyên được nhận lương thực, thực phẩm Thêm 115.768 người dân 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX. Tân Uyên được nhận lương thực, thực phẩm

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 4134/KH-UBND ngày 22/8/2021 về việc cung cấp lương thực, thực phẩm ứng phó khẩn cấp cho người dân trong thời gian thực hiện "khóa chặt, đông cứng" trên địa bàn 11 phường thuộc TP.Thuận An và TX.Tân Uyên.

 

​Theo đó, bổ sung tăng thêm 115.768 người dân được nhận lương thực, thực phẩm so với Kế hoạch số 4134/KH-UBND. Cụ thể, bổ sung 868 tấn gạo (nguồn cấp theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia cho các tỉnh, thành phố để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19) và 86 tỷ 826 triệu đồng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tương đương 50.000 đồng/người/ngày trong vòng 15 ngày.

Sở Công Thương phối hợp UBND TP.Thuận An, TX.Tân Uyên và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết.​

Kế hoạch ​

8/30/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThêm, 115.768, người dân, 11 phường, TP.Thuận An, TX. Tân Uyên, lương thực, thực phẩm 158-them-115-768-nguoi-dan-11-phuong-thuoc-tp-thuan-an-va-tx-tan-uyen-duoc-nhan-luong-thuc-thuc-phamThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
215.00
121,000
0.00
121000
0
Xây dựng Cổng thông thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình DươngXây dựng Cổng thông thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Đề án xây dựng Cổng thông thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, mục tiêu của Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Cổng thông tin điện tử PBGDPL tỉnh Bình Dương; quản lý, khai thác, vận hành Cổng thông tin điện tử PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm phổ biến giáo dục pháp luật để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử PBGDPL tỉnh Bình Dương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ PBGDPL thông qua ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ làm công tác PBGDPL; xây dựng hệ thống đảm bảo đầy đủ các tính năng cơ bản, giao diện thân thiện, phù hợp với đa số các trình duyệt thông dụng hiện nay, tùy ứng tốt trên các thiết bị và sử dụng tên miền con của binhduong.gov.vn là pbgdpl.binhduong.gov.vn để truy cập Cổng thông tin điện tử PBGDPL.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Quy chế cập nhật, quản lý, vận hành và khai thác Cổng thông tin điện tử về PBGDPL.​

Quyết định ​​

6/22/2020 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXây dựng, Cổng thông thông tin điện tử, Phổ biến, giáo dục, pháp luật804-xay-dung-cong-thong-thong-tin-dien-tu-pho-bien-giao-duc-phap-luat-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
344.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Dương
    
TTĐT - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 24 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. 
  
Thực trạng và quản lý

Vị trí địa lý Bình Dương nằm ở hạ lưu của những con sông lớn và ở thượng nguồn, nên rất dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bình Dương có 6 hồ chứa thủy lợi, thủy điện cấp quốc gia đang hoạt động (Hồ thủy lợi Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, hồ chứa thủy điện Thác Mơ, cần Đom, Srok Phu Miêng và hồ Phước Hòa trên sông Bé, hồ thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai). Diện tích đất đai nhỏ, phần lớn bạc màu (diện tích đất tự nhiên 2.694,4 km2, chiếm 0,83% so với cả nước. Bao gồm 6 nhóm đất chính : phèn, phù sa, xám, đỏ vàng, dốc tụ, xói mòn và sỏi đá).
  
Khoáng sản có trữ lượng không nhiều, chủ yếu là phi kim loại, dùng để làm vật liệu xây dựng thông thường (sét gạch ngói là 492 triệu m3, đá xây dựng là 3,9 tỷ m3, kaolin là 6,5 triệu m3, cát xây dựng là 4,6 triệu m3). Tài nguyên và môi trường chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế - xã hội (năm 2012, GDP tăng 12,5%, cơ cấu kinh tế về công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp có tỷ trọng tương ứng là 62% - 34,2% - 3,8%. Toàn tỉnh có 13.386 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 102.771 tỷ đồng, 2.117 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn là 17,327 tỷ USD. Dân số 1,7 triệu người).
 
Thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm, Vì vậy, đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả bước đầu quan trọng, nhằm phục vụ cho phát trển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách địa phương (thu ngân sách về tài nguyên và môi trường năm 2009 là 1.889 tỷ, 2010 là 1.472 tỷ, 2011 là 1.495 tỷ, 2012 là 1.489 tỷ. Chiếm tỷ trọng so với tổng thu nội địa tương ứng qua các năm là 19%, 11%, 14%, 10%).
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung chủ trì Phiên họp UBND tỉnh lần thứ 50 thông qua dự thảo xây dựng Chương trình hành động về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương (Ảnh: Hoàng Phạm)
 
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp đã quan tâm chú trọng đến nhiệm vụ này. Vì vậy, hệ thống các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế, chính sách pháp luật được cụ thể hóa ban hành đầy đủ và kịp thời theo phân cấp. Tổ chức bộ máy sớm được kiện toàn theo quy định của Trung ương, nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường. Vệc kiểm tra, thanh tra, giám sát được tiến hành thường xuyên, mang lại hiệu quả thiết thực.
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, đã xây dựng kịch bản và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, tiếp tục củng cố hoàn thiện các trạm quan trắc nước mặt, nước dưới đất. Xây dựng mới Trung tâm khí tượng thủy văn với trang thiết bị tự động, hiện đại để nâng cao một bước năng lực dự báo, cảnh báo.
 
Đồng thời, ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh. Triển khai công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”) thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng các tuyến đê, kè ven sông để chống sạt lở, ngập úng, ngăn mặn và triều cường. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải khí nhà kính bước đầu đã được nghiên cứu và ứng dụng.
 
Về quản lý tài nguyên, vốn đầu tư cho điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên được chú ý nhiều hơn. Việc lập và cập nhật Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, khoáng sản được thực hiện kịp thời và nâng dần chất lượng.
 
Hoạt động khoáng sản, khai thác nước ngầm, mục đích sử dụng đất đã được chấn chỉnh theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Khoáng sản khai thác được cung ứng chủ yếu cho tỉnh. Nhu cầu về nước tăng nhanh nhưng vẫn bảo đảm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tưới tiêu và nhiều mục đích khác. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị, hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác được đảm bảo. Duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao, bảo vệ đất lúa và giữ lại diện tích rừng hợp lý, tạo mảng xanh cho môi trường. Đến nay, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng ở Bình Dương còn 34ha. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 95%.
 
Về bảo vệ môi trường, nhiều Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Cơ chế và chính sách về bảo vệ môi trường đã được ban hành. Hoạt động đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung.
  
Đội ngũ cán bộ môi trường từ cấp tỉnh cho đến cấp xã được tăng cường, lực lượng cảnh sát môi trường và Quỹ bảo vệ môi trường đã được thành lập. Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát về bảo vệ môi trường được tiến hành thường xuyên (trong năm 2011 và 2012, đã kiểm tra 2.460 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 953 trường hợp với số tiền gần 19 tỷ đồng).
 
Đến nay, hệ thống quan trắc tự động đã giám sát được 40% lượng nước thải công nghiệp, 96,2% các khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị giai đoạn I của thành phố Thủ Dầu Một đã đi vào hoạt động, khắc phục triệt để 133/146 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị theo kế hoạch 16/33 cơ sở gây ô nhiễm môi trường. 60% cơ sở sản xuất - kinh doanh mới thành lập đạt khá về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 87%, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt trên 97%. Mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, các điểm nóng về môi trường đã được kiểm soát, chất lượng nước các kênh, rạch từng bước được cải thiện. Trên 97% dân cư đô thị và 96,2% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Quy hoạch một số các khu bảo tồn đa dạng sinh học đang được triển khai thực hiện. Độ che phủ của rừng và cây lâu năm đạt 56,7%.
 
 
Hệ thống nước thải Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (Ảnh: Mai Xuân)
 
 
Chương trình hành động chủ động ứng phó biến đổi khí hậu
 
Về ứng phó với biến đổi khí hậụ, đến năm 2020, Bình Dương sẽ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững.
 
Cụ thể, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Hình thành trong mỗi thành viên của xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đối khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
 
Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, xả lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven sông, nhất là các xã, phường ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai của thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An và huyện Tân Uyên.
 
Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010 theo quy định của Trung ương.
  
     
     
Nhà máy xử  lý nước thải thành phố Thủ Dầu Một (phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một) được xây dựng, góp phần bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương và còn góp phần thực hiện “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020” (Ảnh: Hoàng Phạm)
   
Về quản lý tài nguyên, cần quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên. Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt. Đến năm 2014, chấm dứt việc khai thác nước dưới đất ở những nơi đã có nước cấp tập trung. Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, giám sát chặt chẽ việc xả nước thải. Đảm bảo tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là trên 95% ở thành thị và trên 90% ở nông thôn. Nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP. Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
Bên cạnh đó, cần giữ và sử dụng linh hoạt 3.150 ha đất chuyên trồng lúa, 153.286 ha đất trồng cây lâu năm và diện tích đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đến năm 2015, hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hạn chế tối đa việc mở rộng thêm diện tích và số lượng đơn vị khai thác khoáng sản. Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng, bảo đảm mảng xanh đô thị, tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đạt 57%.
 
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp, giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP.
 
Để quản lý, bảo vệ môi trường, 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường. 70% các khu đô thị, khu nhà ở phải xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải tập trung. Kiểm soát và xử lý được ít nhất 70% tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Không để phát sinh mới và xử lý triệt để 100% các cơ sở cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nâng cao chất lượng môi trường không khí và giảm tiếng ồn ở các đô thị, khu vực đông dân cư. 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường buộc phải tự chấm dứt hoạt động hoặc di dời ra khỏi các khu dân cư, đô thị theo quy định. Thu gom, xử lý chất thải rắn đạt 95%, tái chế đạt 65%, chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế đạt 100%.
 
Bảo tồn tại chỗ các loài cây ăn trái thuần chủng và đặc thù của tỉnh Bình Dương như: măng cụt, bòn bon, sầu riêng, bưởi... Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.
    
Đến năm 2050, Bình Dương sẽ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên, bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái. Phấn đấu hoàn thành sớm các chỉ tiêu về môi trường do Trung ương quy định.
  
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh.
 
Hoài Hương
8/24/2013 8:13 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết913-Chuong-trinh-chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạchPhấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị chủ đầu tư tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2024, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, ưu tiên nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đảm bảo đầy đủ các nội dung, khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư theo quy định. Tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đó lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động lớn.

Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết; hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nghiên cứu xây dựng các hồ sơ mẫu để chủ đầu tư tham khảo nhằm rút ngắn thời gian, tránh lãng phí nguồn lực; thực hiện đồng bộ ngay từ đầu bao gồm cả việc thu hồi đất, việc di dời lưới điện và hạ tầng kỹ thuật khác…

Chỉ thị 

4/23/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhấn đấu, tỷ lệ, giải ngân, vốn, đầu tư công, năm 2024, chủ đầu tư, tối thiểu, 95%, kế hoạch375-phan-dau-ty-le-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2024-cua-tung-chu-dau-tu-dat-toi-thieu-95-ke-hoacThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
396.00
121,000
0.00
121000
0
Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023Công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

​Theo đó, công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023 từ ngày 23/4/2024. UBND thị xã Bến Cát có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định.

UBND xã Phú An có trách nhiệm tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết định ​​

4/25/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, xã, Phú An, thị xã, Bến Cát, đạt chuẩn, nông thôn mới, kiểu mẫu, văn hóa, năm 2023710-cong-nhan-xa-phu-an-thi-xa-ben-cat-dat-chuan-nong-thon-moi-kieu-mau-ve-van-hoa-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
126.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020Triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

TTĐT - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 2466/KH-UBND về việc triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020.


Theo đó, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, phấn đấu giảm tai nạn giao thông hàng năm trên địa bàn tỉnh từ 5% trở lên về số vụ, số người chết, số người bị thương, trong giai đoạn giai đoạn 2016-2020, Bình Dương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1089/QĐ-UBND ngày 03/5/2013, Kế hoạch số 3193/KH-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh và các Chương trình phát động phong trào thi đua "Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020", tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ giai đoạn 2016-2020 và Cuộc vận động xây dựng phong trào "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước giai đoạn 2016-2020".

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ; chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông.

Bảo đảm tiến độ và thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách; đẩy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng kết nối các đô thị trung tâm tỉnh với trung tâm huyện, các khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tập trung xử lý các vi phạm về hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện vận tải, an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông, các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông.


Phấn đấu giảm tai nạn giao thông hàng năm trên địa bàn tỉnh từ 5% trở lên về số vụ, số người chết, số người bị thương

Đổi mới và nâng cao  hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông tới các tầng lớp nhân dân, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục ùn tắc giao thông tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là các địa bàn trọng điểm như: Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An; khuyến khích sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.

Ban An toàn Giao thông tỉnh, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; các chương trình, kế hoạch chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định.


7/22/2016 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật445-trien-khai-cong-tac-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-tren-dia-ban-tinh-giai-doan-2016-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2016Định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2016
 
TTĐT - Ngày 30-12, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 4352/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bình Dương năm 2016”.
 
Theo đó, có 7 lĩnh vực được phê duyệt: khoa học xã hội và nhân văn, y tế, nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, bảo vệ môi trường và tài nguyên, an ninh - quốc phòng, công nghệ, công nghiệp.
 
Giao Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh, các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ liên quan để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2016 đúng định hướng. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện, phát sinh, vướng mắc về Ủy ban nhân dân tỉnh để được chỉ đạo xử lý, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
    
Hoài Hương
1/19/2015 8:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1121-Dinh-huong-nghien-cuu-khoa-hoc-va-phat-trien-cong-nghe-tinh-Binh-Duong-nam-2016Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường truyền thông phòng, chống Mers-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt NamTăng cường truyền thông phòng, chống Mers-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam
  TTĐT - Căn cứ công văn số 4058/BYT-DP ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế về việc "Tăng cường truyền thông phòng chống Mers-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam", ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2041/UBND-VX  chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND  tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục triển khai thực thực hiện những nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 790/CĐ-TTg ngày 03/6/2015 về việc "Phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút corona (Mers-CoV)".
 
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore các ngành liên quan), UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Mers-CoV đối với công dân Hàn Quốc và các nước vùng Trung Đông đang lao động, làm việc trên địa bàn tỉnh; thống kê danh sách các hộ gia đình có người thân sinh sống, học tập, làm việc tại Hàn Quốc để có kế hoạch tiếp cận, tư vấn, tuyên truyền biện pháp phòng, chống dịch bệnh Mers-CoV.
 
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh Mers-CoV.
  
Hoài Hương
6/25/2015 5:01 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1924-Tang-cuong-truyen-thong-phong-chong-Mers-CoV-doi-voi-cong-dan-nuoc-ngoai-tai-Viet-NamThông tin chỉ đạo, điều hành
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2015Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2015
  
TTĐT - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 433/CĐ- TTg ngày 31/03/2015, ngày 09-4, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1077/UBND-NC về việc "Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5/2015”.
  
  
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Thông tin Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông, chú trọng tuyên truyền, vận động đội mủ bảo hiểm đúng quy định và không lái xe khi đã sử dụng rượu bia.
 
Sở Giao thông Vận tải tổ chức tuyên truyền, yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải có phương tiện bảo đảm đủ năng lực và chất lượng; chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, phối hợp Cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; bảo đảm an ninh, trật tự tại bến xe và phương tiện đang tham gia giao thông. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án tổ chức, điều tiết giao thông, bố trí đủ phương tiện cứu hộ, cứu nạn để giải quyết kịp thời các sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Tổ chức kiểm tra, rà soát, yêu cầu các đơn vị quản lý đường tỉnh thực hiện bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông; hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn.
   
Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng cảnh sát tăng cường tuần tra lưu động, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi pham trật tự an toàn giao thông; tăng cường lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng khác ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm, không để xẩy ra ùn tắc giao thông kéo dài.
   
Hoài Hương
4/11/2015 5:28 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1228-Bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-304-va-0152015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương phấn đấu đến năm 2025 có trên 80.000 doanh nghiệpBình Dương phấn đấu đến năm 2025 có trên 80.000 doanh nghiệp

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về việc triển khai Nghị quyết (NQ) số 45/NQ-CP ngày 31/3/2023 của Chính Phủ.

Theo đó, mục tiêu Kế hoạch là phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, bền vững, là động lực trong thực hiện thắng lợi NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 80.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập. Bình quân mỗi năm có trên 7.500 DN thành lập mới gia nhập thị trường. Qua đó, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng và năng lượng cạnh tranh khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4. Trong đó nhiều DN tham gia sâu vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Để đạt được mục tiêu, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển như: Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hồ sơ phục vụ chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và đạo đức đội ngũ công chức, viên chức;…

Đồng thời, hỗ trợ mở rộng khả năng tham gia thị trường của kinh tế tư nhân và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng thông qua các giải pháp, chính sách khai thác hiệu quả thị trường nội địa, phát triển thị trường trong tỉnh; cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, nhu cầu kết nối tiêu thụ giữa DN sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường;…

Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch gắn với việc hình thành các tuyến đường trọng điểm; hình thành hệ thống cảng thủy, ICD, Logistics đa phương thức. Trong đó, tập trung xây dựng các khu công nghiệp khoa học công nghệ, cụm công nghiệp theo định hướng net zero.

Tạo điều kiện cho DN, nhất là DN vừa và nhỏ tiếp cập vốn tín dụng ngân hàng; đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng và các thủ tục cung ứng dịch vụ khác.

Hỗ trợ, hướng dẫn các DN, tổ chức, cá  nhân trong hoạt động bảo hộ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh triển khai các đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh; mô hình ba nhà gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;…

Ngoài ra, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.​

Kế hoạch​​

11/22/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết191-binh-duong-phan-dau-den-nam-2025-co-tren-80-000-doanh-nghieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương sẽ hỗ trợ người lao động chưa có Bảo hiểm xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19Bình Dương sẽ hỗ trợ người lao động chưa có Bảo hiểm xã hội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

​TTĐT - Để góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, đảm bảo đời sống, an sinh xã hội và an toàn cho người lao động trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ người lao động làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp nhưng không đảm bảo về đối tượng và các điều kiện để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

​Theo đó, thống nhất bổ sung các đối tượng là người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội (khoảng 109.000 người) với nhiều nguyên nhân (người lao động đang trong thời gian thử việc, người lao động làm việc thời vụ, người sử dụng lao động không thực hiện ký hợp đồng lao động hoặc chưa thực hiện việc tham gia Bảo hiểm xã hội đối với người lao động), có thời gian làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp từ 30 ngày trở lên vào đối tượng áp dụng được quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh (Các đối tượng khác phải tạm dừng công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19).

Đồng thời, cập nhật và công bố danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng những người lao động nêu trên nhưng không thực hiện đúng quy định pháp luật lao động; đưa vào kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể đối tượng, điều kiện được hưởng. Việc hỗ trợ phải kịp thời, nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch; tránh hiện tượng so bì, trục lợi chính sách.​

Văn bản ​

8/11/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếthỗ trợ, 109.000, người lao động, Bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng, dịch Covid-19285-binh-duong-se-ho-tro-nguoi-lao-dong-chua-co-bao-hiem-xa-hoi-bi-anh-huong-boi-dich-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
335.00
121,000
0.00
121000
0
CPI năm 2009 nhiều khả năng dưới 7%CPI năm 2009 nhiều khả năng dưới 7%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,55% so với tháng 10 và nhiều khả năng, CPI của cả năm 2009 sẽ ở mức dưới 7%.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng 4,35% so với tháng 11/2008 và tăng 5,07% so với tháng 12/2008. Cách tính CPI tháng 11 dựa dựa trên “rổ” hàng hóa mới và giá kỳ gốc 2009 thay vì giá kỳ gốc năm 2005.
 
Mức độ tăng CPI này cao hơn mức tăng CPI của tháng 10 (0,37%) nhưng vẫn thấp hơn tháng 9 (0,62%). Như vậy, CPI của 11 tháng qua đã tăng 6,91% so với cùng kỳ 2008.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 11 tăng ở 10/11 nhóm hàng trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03 - 0,87%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông lại giảm 0,05%.
 
Mức tăng giá một số mặt hàng chủ yếu trong tháng 11/2009 so với tháng 10/2009
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống Lương thực Thực phẩm  Nhà ở và vật liệu xây dựng Đồ uống, thuốc lá Giao thông Vàng USD
 0,87%  2,22%  0,62%  0,75%  0,44%;  0,42% 10,08% 1,45%
 
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại Giá cả, Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, sở dĩ giá lương thực trong nước tháng qua tăng cao là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang đẩy mạnh việc thu mua thóc lúa trong dân. 

Bên cạnh đó, giá lương  thực thực phẩm còn chịu ảnh hưởng nặng của đợt bão lũ nặng nề vừa qua ở miền Trung và Tây Nguyên.

Cùng với lương thực, thực phẩm, việc tăng giá mặt hàng vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng như việc tăng “nóng” giá nhà ở, đất ở tại các thành phố lớn trong thời gian qua đã tạo một lực đẩy đối với CPI tháng 11.

Thêm vào đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu trong tháng 11 cũng là nguyên nhân khiến CPI tăng.
Ngoài ra, hiện đang là mùa cưới, mùa lễ hội cuối năm nên giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu cũng tăng do nhu cầu tiêu dùng cao.

Theo dự báo của các chuyên gia, CPI tháng 12 có thể tiếp tục tăng cao hơn tháng 11. Vì theo quy luật thị trường, tháng 12 thường là tháng có mức tăng giá tiêu dùng cao do người dân đẩy mạnh chi tiêu mua sắm cuối năm

Tuy nhiên, ngay cả với mức tăng mạnh của CPI tháng 12 thì CPI năm 2009 cũng chỉ ở mức trên dưới 7%.
 
Theo Chinhphu.vn
11/26/2009 9:22 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết807-CPI-nam-2009-nhieu-kha-nang-duoi-7Thông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức Ngày pháp luậtKế hoạch tổ chức Ngày pháp luật

TTĐT - Ngày 26-8, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 3098/QĐ-UBND về việc tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11/2016”.


Theo đó, Ngày Pháp luật có chủ đề: Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật được tổ chức trong cả năm bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và tập trung trong 02 tháng, bắt đầu từ ngày 01/10 đến hết ngày 30/11/2016; cao điểm trong tuần lễ từ ngày 07/11 đến ngày 12/11/2016.

Cụ thể, từ ngày 01/11/2016 đến ngày 11/11/2016, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các trường học, địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền pháp luật; phổ biến về mục đích, ý nghĩa, nội dung, chủ đề Ngày Pháp luật năm 2016. Ngày 06/11/2016, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Công an, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tổ chức Ngày hội công nhân với pháp luật, với hoạt động tư vấn pháp luật cho công nhân trong các lĩnh vực như lao động, việc làm, hộ tịch, hộ khẩu, chăm sóc sức khỏe…


Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho công nhân lao động Công ty TNHH Tân Thành Đạt (TX.Dĩ An)

Trong các tháng 9, 10, 11/2016, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh; tháng 10, 11/2016, cấp phát sách, tài liệu liên quan đến pháp luật cho các thư viện của trường tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Sở Tư pháp phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan; cấp phát tài liệu pháp luật như sách, tờ gấp, đĩa VCD và CD và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8/26/2016 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, Ngày pháp luật, Ngày pháp luật 9/11/2016, tỉnh Bình Dương, tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật643-ke-hoach-to-chuc-ngay-phap-luaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tửKhai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử

​TTĐT - UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bình Dương và các cơ quan báo chí phối hợp triển khai việc khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử.

Theo đó, Cục Thuế tỉnh tiếp tục triển khai Hệ thống khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trên địa bản tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương phối hợp với Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp đã được cấp chữ ký số sử dụng chữ ký số để khai và nộp các khoản thuế, phí phát sinh bằng hình thức điện tử.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore phổ biến đến các doanh nghiệp mới thành lập lợi ích của việc thực hiện khai báo thuế qua mạng để đăng ký thực hiện nộp thuế điện tử. Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền, vận động các tổ chức nhận thông báo thuế đối với các khoản thu liên quan đến đất đai thực hiện nộp thuế bằng hình thức điện tử.

Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế trong công tác triển khai, chấp nhận chứng từ nộp thuế điện tử đối với các thủ tục hành chính có liên quan đến tiền thuế của doanh nghiệp, liên hệ cơ quan thuế để xác nhận thêm thông tin về chứng từ nộp thuế điện tử và không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm bất cứ giấy tờ xác nhận khác tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Kho bạc nhà nước tỉnh tuyên truyền, vận động các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp đang nộp thuế tại Kho bạc thực hiện nộp thuế bằng hình thức điện tử đối với các khoản nộp không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; nhắc nhở Kho bạc nhà nước các huyện, thị xã, và Phòng giao dịch thành phố Thủ Dầu Một hạn chế thấp nhất hạch toán sai mã số thuế, ngày nộp thuế, nội dung kinh tế, cơ quan quản lý thu,… để nâng cao chất lượng dịch vụ nộp thuế điện tử, tạo sự tin tưởng cho doanh nghiệp.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bình Dương có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế tại quầy thì vận động, hỗ trợ cho doanh nghiệp nộp ngay khoản thuế phải nộp bằng hình thức điện tử; quán triệt các ngân hàng thương mại không thu thuế bằng tiền mặt (trừ các khoản thu lệ phí trước bạ) theo Công văn số 16133/BTC-TCT ngày 02/11/2015 của Bộ Tài chính).

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một chỉ đạo các ban, ngành cùng cấp hỗ trợ các Chi cục thuế trong công tác triển khai nộp thuế điện tử, chấp nhận chứng từ điện tử đối với các thủ tục hành chính có liên quan đến tiền thuế của doanh nghiệp.

 

9/22/2016 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnộp thuế điện tử, các sở, ban, ngành, UBND các huyện thị, khai thuế qua mạng, doanh nghiệp, nộp thuế162-khai-thue-qua-mang-va-nop-thue-dien-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, tổ chức Định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, tổ chức

TTĐT - Ngày 7/9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2322/QĐ-UBND quy định định mức xe ô tô chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2892/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 và Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 của UBND tỉnh.

Theo đó, Quyết định quy định về chủng loại, số lượng xe ô tô chuyên dùng được hình thành từ nguồn vốn ngân sách, có nguồn gốc ngân sách (kể cả nguồn vốn vay, viện trợ, quà biếu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật). Đối với xe ô tô chuyên dùng phục vụ công tác tại các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, quốc phòng - an ninh, công an nhân dân thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

Về định mức, trang bị tối đa 02 xe đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc khối tỉnh và khối huyện, thị xã, thành phố. Khối xã, phường, thị trấn trang bị 01 xe tải dùng để phục vụ công tác an ninh, trật tự. Cụ thể:

Cơ quan, đơn vị cấp tỉnh
Chủng loạiSố lượng
Văn phòng UBND tỉnhXe ô tô chuyên dùng 02 cầu có gắn còi hú để phục vụ cho công tác chỉ đạo kịp thời và xử lý đảm bảo an ninh trật tự, biểu tình, đình công, phòng, chống lụt bão thiên tai đột xuất01 xe
Ngành y tế
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Xe phục vụ công tác cứu thương120 giường/01 xe cứu thương
Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Xe phục vụ công tác cứu thươngTối đa 02 xe cứu thương
Bệnh viện Y học cổ truyền Xe phục vụ công tác cứu thươngTối đa 02 xe cứu thương
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Xe phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnhTối đa 02 xe (bán tải)
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sảnXe phục vụ công tác cứu thươngTối đa 02 xe cứu thương
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đoàn ca múa nhạc dân tộcXe phục vụ chở diễn viên, xe sân khấu01 xe sân khấu, 01 xe chở diễn viên, 01 xe ô tô bán tải vận chuyển đạo cụ và làm phương tiện quảng cáo, thông tin tuyên truyền
Trung tâm Thể dục Thể thaoXe chở vận động viênTối đa 01 xe
Trung tâm Văn hóa và Điện ảnhXe truyền thông01 xe truyền thông lưu động
Ngành Giao thông - Vận tải

Thanh tra Giao thông

Các đội thanh tra
Xe phục vụ công tác chuyên môn

Tối đa 02 xe

Tối đa 01 xe/Đội

Chi cục Quản lý thị Trường

Đội Quản lý thị trường

Phòng, chống buôn lậu, chống hàng giả.

Tối đa 02 xe

Tối đa 01 xe/Đội

Chi cục Kiểm lâm

Các Hạt Kiểm lâm

Ban Quản lý rừng

Phục vụ quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng

Tối đa 01 xe

Tối đa 01 xe/Hạt

Tối đa 01 xe
Chi cục Thú yDùng để vận chuyển mẫu và vật tư lấy mẫu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnhTối đa 01 xe

Thanh tra Xây dựng

Các đội thanh tra

Tối đa 01 xe

Tùy theo nhiệm vụ đặc thù được quy định riêng của ngành



Cơ quan, đơn vị khối huyện, thị xã, thành phố:Chủng loạiSố lượng





​Đơn vị chuyên ngành

​ ​ ​ ​ ​ ​
Xe quét rác01 xe
Xe ép rác 600 tấn rác/xe/tháng
Xe cần cẩu01 xe
Xe nâng01 xe
Xe bồn, tưới cây01 xe
Xe xúc01 xe
Xe hút bùn01 xe
Trung tâm Văn hóaXe phục vụ cho công tác văn hóa01 xe
Trung tâm Y tếXe phục vụ công tác cứu thươngTối đa 02 xe cứu thương
Phòng Khám đa khoaXe phục vụ công tác cứu thươngTối đa 01 xe cứu thương


9/7/2016 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐịnh mức, ô tô chuyên dùng, trang bị, cơ quan, tổ chức, đơn vị, tỉnh Bình Dương401-dinh-muc-xe-o-to-chuyen-dung-trang-bi-cho-cac-co-quan-to-chucThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Thay đổi thành viên các Ban chỉ đạo do UBND tỉnh quyết định thành lậpThay đổi thành viên các Ban chỉ đạo do UBND tỉnh quyết định thành lập
 
TTĐT - Ngày 23-6, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về việc “Thay đổi thành viên các Ban chỉ đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập”.
 
Theo đó, cử ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban 05 Ban Chỉ đạo (BCĐ) do UBND tỉnh quyết định thành lập.
    
Cụ thể: Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (thành lập theo Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 06/04/2015 của UBND tỉnh);
   
Trưởng Ban Chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Bình Dương (thành lập theo Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 20/03/2015);
   
    
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hùng Dũng
   
Trưởng BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2020 (thành lập theo Quyết định số 1857/QĐ-UBND ngày 08/08/2014);
    
Trưởng BCĐ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (thành lập theo Quyết định số 1374/QĐ-UBND, ngày 16/06/2014);
   
Trưởng BCĐ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015 (thành lập theo Quyết định số 1525/QĐ-UBND, ngày 06/06/2012).
   
Phương Chi
6/25/2015 1:43 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1302-Thay-doi-thanh-vien-cac-Ban-chi-dao-do-UBND-tinh-quyet-dinh-thanh-lapThông tin chỉ đạo, điều hành
Tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhiTham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Theo đó, Đề án hướng đến các đối tượng là thanh thiếu nhi có nguy cơ cao, thanh niên công nhân và lao động trẻ, thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đề án được triển khai nhằm mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong khu nhà trọ thông qua việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng cộng tác viên tuyên truyền và phòng, chống ma túy tại các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả ít nhất 01 "Câu lạc bộ Bạn đồng hành" hỗ trợ, giúp thanh niên có nguy cơ cao, thanh niên sau cai nghiện, đồng thời định kỳ hàng năm giúp đỡ ít nhất cho 01 thanh thiếu niên trong đối tượng này tiến bộ và hòa nhập cộng đồng; xây dựng và vận hành hiệu quả chuyên mục cấp tỉnh "Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi" trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội của Đoàn và qua các chương trình truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, phấn đấu 100% Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (trực tiếp, trực tuyến) về tác hại của tệ nạn ma túy, pháp luật và kỹ năng phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; 100% Đoàn cấp huyện chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng ít nhất 01 hình thức, cách làm hiệu quả về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi trên địa bàn.

Định kỳ, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động "Thắp sáng niềm tin" tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các câu lạc bộ Bạn đồng hành, các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ, trong đó: Đoàn cấp tỉnh tổ chức 02 hoạt động/năm ở các cơ sở cai nghiện ma túy; Đoàn cấp huyện tổ chức 01 hoạt động/quý và Đoàn cấp xã tổ chức định kỳ "hàng tháng".

Kế hoạch 

5/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTham gia, tuyên truyền, ma túy, thanh thiếu nhi154-tham-gia-tuyen-truyen-va-phong-chong-ma-tuy-cho-thanh-thieu-nhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
437.00
121,000
0.00
121000
0
Tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niênTư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

Theo đó, Đề án được triển khai nhằm mục tiêu tư vấn, hỗ trợ pháp lý, sức khỏe sinh sản, hôn nhân và gia đình, nghề nghiệp, việc làm,…với nhiều hình thức đa dạng dành cho 30.000 lượt học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ.

Bên cạnh đó, tổ chức 35 lớp huấn luyện và đào tạo kỹ năng thực hành xã hội cho 3.000 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ; tổ chức 50 "Sân chơi cuối tuần" cho 35.000 thanh niên công nhân và lao động trẻ; phối hợp tổ chức 03 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, lập nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn, dự án và có ít nhất 600 học sinh THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ được tư vấn, hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp.

Đồng thời, tổ chức 50 buổi tư vấn hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho 30.000 học sinh THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh Bình Dương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện và tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho 3.500 học sinh, sinh viên, thanh niên công nhân và lao động trẻ…

Quyết định 

4/26/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTư vấn, hỗ trợ, phát triển, thanh niên35-tu-van-ho-tro-phat-trien-thanh-nieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
291.00
121,000
0.00
121000
0
Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
   TTĐT - Ngày 20-3, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 648/QĐ-UBND về việc “Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.
  
Theo đó,  Ban Chỉ đạo phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 gồm 21 người (trong đó, 01 Trưởng ban, 01 Phó ban, 01 thư ký và 18 thành viên).
 
Ban  có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược phòng, chống lao và chỉ đạo, theo dõi kiểm tra và giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược; đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống lao; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định ưu tiên đối với người có thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh lao và việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh lao từ Quỹ bảo hiểm y tế; tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao; triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lao cho người lao động tại nơi làm việc và các chính sách hỗ trợ người lao động bị mắc lao; tổ chức đào tạo, truyền thông, giáo dục sức khỏe và phòng chống bệnh lao cho cán bộ, người lao động, phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng.
 
  
DANH SÁCH BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
 
I. Trưởng, Phó Ban, thư ký
 
1. Ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (Khối Văn Xã) : Trưởng ban;
2. Ông Huỳnh Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế : Phó Trưởng ban;
3. Ông Nguyễn Thành Danh - Giám đốc Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội : thư ký;
II. Thành viên
 
1. Ông Lê Hồng Quân - Phó Giám đốc Sở Nội vụ;
2. Ông Hà Văn Út - Phó Giám đốc Sở Tài chính;
3. Ông Trịnh Thanh Long - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
4. Bà Nguyễn Hồng Sáng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
5. Ông Ngô Bá Niên - Phó Trưởng phòng PA83 Công An tỉnh;
6. Ông Lê Văn Khánh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
7. Bà Nguyễn Thị Minh Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
8. Ông Nguyễn Phùng Trung - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
9. Bà Trần Thị Kim Lan - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
10. Bà Nguyễn Thu Cúc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một;
11. Bà Huỳnh Thị Thanh Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An;
12. Bà Hoàng Lệ Chi - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An;
13. Ông Võ Văn Tính - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Tân Uyên;
14. Bà Trần Thị Thảo - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã Bến Cát;
15. Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Dầu Tiếng;
16. Ông Nguyễn Văn Long - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phú Giáo;
17. Ông Trần Văn Phương - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên;
18. Ông Võ Thành Giàu - Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Bàu Bàng.
   

Hoài Hương

3/26/2015 2:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1934-Thanh-lap-Ban-chi-dao-phong-chong-lao-tinh-Binh-Duong-den-nam-2020-va-tam-nhin-2030Thông tin chỉ đạo, điều hành
Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh

TTĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm vừa ký ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND về việc phân công công tác của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND tỉnh Bình Dương, khoá IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm sẽ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh. Chịu trách nhiệm quan hệ phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Quốc phòng, an ninh; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống tham nhũng; cải cách tư pháp; tổ chức bộ máy, cán bộ công chức; cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; an toàn giao thông; thi đua khen thưởng và kỷ luật; ngoại vụ; giáo dục quốc phòng - an ninh; phòng không nhân dân; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh, các huyện, thị xã và thành phố (trừ các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực do các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách); tài chính, ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế; thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (FDI); đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng tỉnh, Cục Thống kê, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Tổng Công ty Becamex, Tổng Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Theo dõi và quản lý nhà nước đối với Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương.

Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, Thành viên Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai; Chủ tịch một số Hội đồng, Trưởng một số Ban Chỉ đạo của tỉnh thuộc lĩnh vực trực tiếp phụ trách. Theo dõi thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Hùng Dũng làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì và điều phối hoạt động chung của UBND tỉnh khi Chủ tịch UBND tỉnh đi vắng hoặc được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền.

Giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường; đấu giá đất, giá đất, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đo đạc, bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; công tác thi hành án dân sự; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tỉnh; theo dõi quản lý công tác khối thu ngân sách.

Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Bình Dương.

Trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch một số Hội đồng, Trưởng một số Ban Chỉ đạo của tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Theo dõi thị xã Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Công nghiệp, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp; điện lực; dịch vụ, thương mại - xuất nhập khẩu; quản lý thị trường; quy hoạch xây dựng, xây dựng, quản lý và chỉnh trang đô thị; nhà ở xã hội, nhà ở; giao thông, vận tải; tín dụng, ngân hàng; phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các ngân hàng thương mại, Viện Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh, Công ty Điện lực Bình Dương.

Kiêm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Trực tiếp làm Chủ tịch một số Hội đồng, Trưởng một số Ban Chỉ đạo của tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Theo dõi huyện Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, các ban Đảng Tỉnh ủy.

Giúp Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục đào tạo, dạy nghề; phát triển nguồn nhân lực; y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, dân số kế hoạch hóa gia đình; bảo hiểm xã hội; lao động – thương binh và xã hội; văn hóa – nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch, quảng cáo, gia đình; tôn giáo, dân tộc; nhân quyền; dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền; khoa học công nghệ, công nghệ thông tin; thông tin truyền thông, bưu chính, viễn thông, phát thanh truyền hình; báo chí, xuất bản; phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; vốn phi Chính phủ nước ngoài (NGOs).

Theo dõi và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị tỉnh, các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Theo dõi và quản lý nhà nước đối với Trường Chính trị tỉnh, Bưu điện Bình Dương, Viễn thông Bình Dương.

Trực tiếp làm Chủ tịch một số Hội đồng, Trưởng một số Ban Chỉ đạo của tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Theo dõi thị xã Dĩ An và thị xã Tân Uyên.

Các Ủy viên UBND tỉnh và Thủ trưởng các sở, ngành thuộc tỉnh theo dõi, tham mưu UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh và các nội dung có liên quan được quy định tại Quyết định này. Tham dự các cuộc họp, buổi làm việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh với các sở, ngành, đơn vị và địa phương khi được mời.

9/22/2016 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhân công nhiệm vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh, sở, ban, ngành tỉnh860-phan-cong-cong-tac-cua-chu-tich-va-cac-pho-chu-tich-ubnd-tinhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseMai Xuân
0.00
121,000
0.50
121000
60,500
Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. ​​​​

Theo đó, chấp thuận điều chỉnh bổ sung 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 cho dự án Giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án sau khi điều chỉnh bổ sung là 39 tỷ đồng.

Nguồn vốn bổ sung từ cắt giảm 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 của dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án trên sau khi điều chỉnh giảm còn 6.175 tỷ 423 triệu đồng.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 và Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 15/4/2024 của UBND tỉnh.

Căn cứ kế hoạch điều chỉnh được giao, chủ đầu tư tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong kế hoạch điều chỉnh đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Quyết định 

5/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, nội bộ, kế hoạch, vốn, đầu tư công, năm 2024330-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-von-dau-tu-cong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022Danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và điều chỉnh, bổ sung Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm học 2021-2022.

STTTên sáchTên tác giảNhà xuất bản
1

Tiếng Việt 1

(Tập 1, 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan, Vũ Kim Bảng, Trịnh Cẩm Lan, Chu Thị Phương, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2Toán 1Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Trần Thuý Ngà, Nguyễn Thị Thanh Sơn.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
3​Đạo đức 1Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Lê Thị Tuyết Mai, Lục Thị Nga.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4Tự nhiên và Xã hội 1Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5Hoạt động trải nghiệm 1Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6Âm nhạc 1Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Đỗ Thanh Hiên.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7Mĩ thuật 1Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Giáo dục thể chất 1Đặng Ngọc Quang (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Công Trường.Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
9Tiếng Anh 1Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
10

Tiếng Việt 2

(Tập 1, tập 2)

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên) Bùi Mạnh Hùng, Trần Thị Hiền Lương (đồng Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương,  Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Chu Thị Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Trần Kim Phượng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
11

Toán 2

( Tập 1, tập 2)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường,  Bùi Bá Mạnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
12Đạo đức 2Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên), Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Thị Tuyết Mai.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13Tự nhiên và Xã hội 2Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Đào Thị Hồng, Phương Hà Lan, Phạm Việt Quỳnh, Hoàng Quý Tỉnh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14Hoạt động trải nghiệm 2Phó Đức Hào, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên); Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (đồng Chủ biên); Nguyễn Hồng Kiên; Nguyễn Thị Bích Liên; Nguyễn Thị Hà Liên; Vũ Phương Liên; Nguyễn Hà My; Lại Thị Yến Ngọc; Đặng Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Huyền Trang; Trần Thị Quỳnh Trang; Lê Phương Trí.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
15Âm nhạc 2Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên); Tạ Hoàng Mai Anh; Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
16Mĩ thuật 2Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiến (đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
17Giáo dục thể chất 2Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên); Phạm Đông Đức (Chủ biên); Nguyễn Duy Linh; Phạm Tràng Kha Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
18Tiếng Anh 2Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh.Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
19

Toán 6

(Tập 1, tập 2)

Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức QuangNhà xuất bản Đại học Sư phạm
20

Ngữ văn 6

(Tập 1, tập 2)

Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc ThúyNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
21Tiếng Anh 6Hoàng Văn Vân (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Chi (Chủ biên)Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
22Giáo dục công dân 6Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn ( đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23Lịch sử và Địa lí 6Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn TrungNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
24Khoa học tự nhiên 6Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc ThắngNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
25Tin học 6Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị MaiNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
26Giáo dục thể chất 6Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn ThànhNhà xuất bản Đại học Sư phạm
27

Nghệ thuật

(Âm nhạc 6)

Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
28

Nghệ thuật

(Mĩ thuật 6)

Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị VânNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
29Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình VănNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
30​Công nghệ 6Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn SỹNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam​
Văn bản
5/12/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, sách giáo khoa, lớp 1, lớp 2, lớp 6, sử dụng, cơ sở, giáo dục phổ thông, năm học 2021-2022873-danh-muc-sach-giao-khoa-lop-1-lop-2-va-lop-6-su-dung-trong-cac-co-so-giao-duc-pho-thong-tu-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,263.00
121,000
0.00
121000
0
Xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việcXử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Đồng thời, tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm…

Kế hoạch ​​​

4/25/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXử lý, ngăn chặn, tình trạng, nhũng nhiễu, gây, phiền hà, người dân, doanh nghiệp, giải quyết, công việc262-xu-ly-ngan-chan-tinh-trang-nhung-nhieu-gay-phien-ha-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-trong-giai-quyet-cong-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7Tổ chức kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tổ chức kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

​Theo đó, các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với đất nước, về ý nghĩa Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và sự hy sinh cao cả của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, giới thiệu những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống; những cá nhân, đơn vị, địa phương đã tham gia thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở địa phương.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện các chính sách người có công, đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho đối tượng. Tổ chức đoàn đưa người có công tiêu biểu đi tham quan Thủ đô Hà Nội, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm lại chiến trường xưa tại Phú Quốc. 

Tiếp tục thực hiện tốt phong trào phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống; mở rộng việc vận động đỡ đầu chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn neo đơn; kiểm tra, rà soát những gia đình chính sách thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh để có kế hoạch xem xét, hỗ trợ giúp họ ổn định vươn lên trong cuộc sống…​

Chỉ thị ​​​​​

4/19/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, kỷ niệm, 77 năm, Ngày, Thương binh, Liệt sĩ, 27/7553-to-chuc-ky-niem-77-nam-ngay-thuong-binh-liet-si-27-Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
335.00
121,000
0.00
121000
0
Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 16/NQ-HĐND về Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 – 2026. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 15/7/2022, có hiệu lực kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16/12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021.

Theo đó, phê chuẩn Danh mục các lĩnh vực đầu tư, cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022-2026:

STTLĩnh vực đầu tư, cho vay
ILĩnh vực giao thông, môi trường, năng lượng
1​Dự án về giao thông
Các dự án đầu tư hệ thống vận tải công cộng
2Dự án về môi trường
Các dự án kết nối đầu tư hệ thống cấp nước sạch, đầu tư dự án xử lý nước thải, rác thải, khí thải, đầu tư hệ thống tái chế, tái sử dụng chất thải
3Dự án về năng lượng
3.1​Các dự án đầu tư lưới điện ở địa bàn có điều kiện đi lại khó khăn
3.2Các dự án di dời lưới điện khi Nhà nước giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
II​Lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ
1Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu mới
3Các dự án chuyển đổi số và chế tạo Robot
IIILĩnh vực nông, lâm và phát triển nông thôn
1Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các dự án phục vụ sản xuất, phát triển nông thôn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2Dự án đầu tư chế biến, bảo quản sản phẩm từ nông nghiệp
IVLĩnh vực xã hội hóa hạ tầng xã hội
1Dự án nhà ở
1.1Các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá sinh viên
1.2​Các dự án đầu tư khu tái định cư; chung cư thu nhập thấp
1.3Các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà trọ đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
2Dự án y tế, y dược
2.1Các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ khám chữa bệnh
2.2Các dự án đầu tư cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế
3Dự án Văn hóa, thể thao
3.1Các dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao
3.2Các dự án đầu tư cụm làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, các dự án di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất làng nghề
4​  Dự án giáo dục
Các dự án đầu tư mới, mở rộng, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
5 ​​Dự án ưu tiên khác
Các dự án di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường

Các dự án về đầu tư, cho vay theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND9 ngày 16 /12/2016 của HĐND tỉnh về danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2021 đã được ký kết trước khi Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã được ký kết cho đến hết hợp đồng.

Nghị quyết 16/NQ-HĐND

12/7/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtDanh mục, lĩnh vực, đầu tư, cho vay, Quỹ Đầu tư, Phát triển, Bình Dương, giai đoạn, 2022-2026386-danh-muc-linh-vuc-dau-tu-cho-vay-cua-quy-dau-tu-phat-trien-tinh-binh-duong-giai-doan-2022-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
714.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, theo dõi, tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Đông Nam bộ là vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh; vùng biển ven bờ của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm, trong đó TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 đô la Mỹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10-11%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 35 - 40%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%.​

Về xã hội: Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống khoảng 5% trong tổng số lao động làm việc; phấn đấu đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 95%; phấn đấu đạt 450 sinh viên đại học trên 10.000 dân; có 02 - 03 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới…

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, bao gồm khoảng 850 km đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng tru​ng chuyển quốc tế, các cảng hàng không, đường thủy nội địa; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quốc phòng, an ninh: Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, nhất là tại khu vực biên giới, biển, đảo; bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triền kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh…

Tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á; môi trường sinh thái được bảo vệ, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế xanh, cacbon thấp. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 đô la Mỹ.

Văn bản ​​

5/16/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, Quy hoạch, vùng, Đông Nam bộ, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, năm 2050901-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
799.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next