Thời gian qua, đặc biệt là từ khi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT của tỉnh Bình Dương luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nhận thức của người làm công tác nghệ thuật được nâng lên một bước. Công tác tuyên truyền quảng bá nghệ thuật ĐCTT được chú trọng; đội ngũ nghệ nhân, những người yêu thích ĐCTT được tạo điều kiện trao đổi, học tập giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao chất lượng và phát triển phong trào ĐCTT của địa phương. Qua các cuộc kiểm kê cho thấy số lượng câu lạc bộ, đội ngũ nghệ nhân, tài tử tỉnh Bình Dương phát triển khá mạnh, với hơn 844 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Các câu lạc bộ ĐCTT trên địa bàn tỉnh luôn được duy trì, giữ vững, tạo được sân chơi bổ ích cho nhân dân; góp phần vào việc gìn giữ nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Các câu lạc bộ ĐCTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoạt động luôn được duy trì và phát triển
Theo Kế hoạch số 5955/KH-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Bình Dương, việc thực hiện Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2018-2020" có những mục tiêu sau đây: Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT; duy trì và phát triển số lượng, chất lượng phong trào ĐCTT của tỉnh; xây dựng môi trường tốt cho hoạt động nghệ thuật ĐCTT được bảo vệ và phát huy hiệu quả. Để đạt được mục tiêu trên, hàng năm thực hiện kiểm kê, khảo sát, thu thập bổ sung thông tin vào hồ sơ nghệ thuật ĐCTT; hỗ trợ cho 36 câu lạc bộ, đội, nhóm ĐCTT hiện có trong tỉnh về nội dung hoạt động phù hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT, cung cấp trang thiết bị và các nhạc cụ cơ bản. Qua đó nâng cao chất lượng và duy trì hoạt động 10 đội ĐCTT chuyên thực hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; thành lập Hội Liên hiệp các câu lạc bộ ĐCTT tỉnh Bình Dương nhằm tập hợp và gắn kết các câu lạc bộ ĐCTT trong toàn tỉnh…