Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 3, Ngày 29/10/2013, 10:34
Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phát triển khoa học và công nghệ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/10/2013
  
TTĐT - Ngày 23 - 10, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3191/KH-UBND về việc “Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Chính phủ về “Phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Kế hoạch).
 
Mục đích thực hiện Kế hoạch nhằm phát triển mạnh mẽ KHCN, làm cho KHCN thực sự là động lực quan trọng nhất. Qua đó, phát triển lực lượng sản xuất, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
    
Phát triển nguồn nhân lực  và  tăng cường tiềm lực KHCN
 
Để phát triển tăng cường tiềm lực, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và cung cấp dịch vụ KHCN. Các cấp, các ngành tăng cường đầu tư vốn phát triển KHCN gắn với đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh. Đầu tư tiềm lực, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức KHCN công lập, từng bước chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
 
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng theo Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KHCN trong khu công nghiệp, doanh nghiệp, trường đại học trên địa bàn tỉnh. Đầu tư xây dựng, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (về nông nghiệp, công nghiệp), nâng cao trình độ thực tiễn cho cán bộ kỹ thuật.
 
Về phát triển nguồn nhân lực, phải xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực theo hướng bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng. Cơ cấu ngành nghề chuyên môn phù hợp với quy hoạch phát triển ngành. Hỗ trợ cán bộ trực tiếp làm công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý KHCN cho cán bộ quản lý (tập trung vào công tác chuyển giao tiến bộ KHCN thông qua mô hình ứng dụng, nhân rộng mô hình được kết luận có hiệu quả kinh tế - xã hội).
 
Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh. Đề án phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Các trường đại học, cao đẳng chú trọng gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. Có biện pháp khuyến khích giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh đề xuất, dự tuyển, thực hiện các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển kinh tể - xã hội của tỉnh. Phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, tiềm năng từ các trường đại học đế làm hạt nhân hình thành các doanh nghiệp KHCN.
  
 
  
(Ảnh: Mai Xuân)
  
 
 
Quan tâm đến nguồn nhân lực là yếu tố chủ lực góp phần phát triển KHCN, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước (Ảnh: Hoàng Phạm)
 
Đổi mới, chuyển giao công nghệ
  
Trước tiên, phải đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN. Mở rộng và nâng tầm hợp tác giữa các tổ chức hoạt động KHCN trong và ngoài nước với các doanh nghiệp của tỉnh. Qua đó, nhằm giải quyết các vấn đề KHCN của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, tư vấn biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các trường đại học, các đơn vị hoạt động KHCN đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN.
 
Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển của tỉnh. Mua kết quả nghiên cứu và hỗ trợ doanh nghiệp mua công nghệ từ các tổ chức hoạt động KHCN. Giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cơ chế phân chia lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả.
 
Xây dựng đề án củng cố hoạt động Quỹ phát triển KHCN của tỉnh để làm tốt vai trò cầu nối giữa Quỹ phát triển KHCN quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và doanh nghiệp có nhu cầu vốn nhiều để thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ lớn, tăng lượng vốn vay dự án. Hướng dẫn, khuyến khích thành lập và vận hành Quỹ phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể hoá kịp thời quy định của các Bộ, ngành Trung ương về quản lý và sử dụng quỹ.
 
Từ đó, thúc đẩy đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, tập trung các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, góp phần đạt chỉ tiêu tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 10 - 15%/năm giai đoạn đến năm 2015, 20 - 25%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
 
Tổ chức thẩm tra nội dung về công nghệ, danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong các dự án đầu tư theo quy định hiện hành, nhằm ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khoẻ con người, tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh”.
 
Ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2020, đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2015. Triển khai các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trước mắt, tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, y tế, môi trường. Thống kê, đánh giá tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp, xác định tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị, giá trị giao dịch của thị trường KHCN. Nghiên cứu, đánh giá yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động KHCN. Thống kê định kỳ hàng năm về tình hình nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước.
      
   
Ứng dụng công nghệ cao tại Khu Nông nghiệp An Thái (Ảnh: Mai Xuân)
     
Chú trọng xây dựng phát triển thị trường KHCN
   
Hướng dẫn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề xuất, tham gia các đề án, chương trình về KHCN (Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN, khoa học xã hội nhân văn, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đề án hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),công nghệ sinh học, chuyển giao tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, công nghiệp, công nghệ và tự động hóa, tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch. Xây dựng một số vùng chuyên canh rau, cây ăn quả. Gắn chuyển giao tiến bộ KHCN với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu). 
     
Hướng dẫn thành lập tổ chức chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, xúc tiến thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tổ chức hội thảo, giao lưu giữa các đơn vị có công nghệ muốn chuyển giao. Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị vùng Đông Nam bộ tại Bình Dương (hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động KHCN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị do các tỉnh, thành phổ tổ chức).
 
Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ, sở hữu trí tuệ. Đầu tư phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN, Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN để liên thông có hiệu quả với các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, thực hiện kết nối cung - cầu về sản phẩm KHCN mới.
 
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức KHCN hoạt động trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ.
 
Tiếp tục đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động KHCN, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực KHCN và nhu cầu phát triển của tỉnh. Xây dựng và thực hiện cơ chế “đặt hàng” đối với các nhà khoa học, tổ chức KHCN. Thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai thực hiện một số dự án KHCN quy mô lớn, có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia và sản phẩm chủ lực của tỉnh.
 
Huy động nguồn vốn xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư cho phát triển KHCN, đưa tổng mức đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030. Thông qua việc hình thành các quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp vay vốn các quỹ phát triển KHCN của địa phương và Trung ương.
 
Nhiệm vụ triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế 
(Kế hoạch số 3191/KH-UBND ngày 23/10/2013 của UBND tỉnh)
TT
Nội dung nhiệm vụ
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Tiến độ
1
Nâng cao năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, phân tích, thí nghiệm của các đơn vị sự nghiệp
 
Sở KHCN
 
Sở Y tế, Sở KHĐT
 
2013­2015
2
 
Chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
 
 
Sở Nội vụ
Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở GDĐT, Sở NNPTNT, Sở Công Thương và các Sở ngành liên quan.
 
 
2013 - 2014
3
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhân lực KHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và hội nhập quốc tế.
 
Sở Nội vụ
Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở KHĐT và các Sở ngành liên quan
 
2014
4
Đề án phát triển trung tâm ươm tạo công nghệ (lĩnh vực công nghệ thông tin).
Tổng Cty Becamex
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính, Thông tin - Truyền thông
2013 - 2015
5
Đề án phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.
Sở Giáo dục và Đào tao
Các trường phổ thông, ĐH, cao đẳng.
2013 - 2014
6
Xây dựng, bổ sung trang thiết bị cho các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp
Sở NN&PTNT
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính
2013 - 2014
7
Xây dựng, bổ sung trang thiết bị các cơ sở thực nghiệm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của ngành công thương
 
Sở Công Thương
 
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính
 
2013 - 2015
8
Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến nông
Sở NN&PTNT
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính
2013 - 2014
9
Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến công
Sờ Công Thương
Sở KHCN, KHĐT, Tài chính
2013 - 2014
10
 
Triển khai xây dựng một số vùng chuyên canh rau, cây ăn quả
 
Sở NN&PTNT
Sở KHCN, Sở Công Thương, Liên minh HTX, Sở Tài chính, các huyện, thị xã, thành phố
 
2013 - 2015
11
Xây dựng và thực hiện cơ chế “đặt hàng” của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học, tổ chức KHCN.
 
 
Sở KHCN
Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố
 
 
 2013
12
Rà soát, bổ sung nội dung các chương trình KHCN trọng điểm.
 
Sở KHCN
Sở NNPTNT, Sở TNMT, Sở Công Thương và các sở ngành liên quan.
 
2013
13
Thống kê nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị (hàng năm).
Cục Thống kê
 
Các sở, ngành
 
2013
14
Nghiên cứu yếu tố năng suất tổng hợp (IFP)
Cục Thống kê
Các sở, ngành
2013
   
Hoài Hương
Lượt người xem:  Views:   408
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành