Mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chọn lọc, phát triển các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân trong từng giai đoạn; kế thừa và phát huy kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân.
Để đạt được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng chính sách, thể chế về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; công tác tham mưu, chỉ đạo; xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật; các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có hiệu quả trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ cấp xã, nhân dân ở nông thôn, người lao động trong các doanh nghiệp, người khuyết tật, nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng; tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương, tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật quan trọng như: an toàn giao thông, đất đai, khiếu nại, tố cáo, tài nguyên-môi trường, bình đẳng giới,…; tổ chức thực hiện thí điểm một số hình thức phổ biến, giải đáp pháp luật mới phù hợp, có hiệu quả…
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ vào Kế hoạch trên để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Xuân Mai