Theo đó, sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh thu hồi giấy phép khai thác đối với các trường hợp hoạt động khoáng sản vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất là các trường hợp khai thác gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động, mất an ninh trật tự gây bức xúc trong nhân dân vùng có khoảng sản khai thác.
Đẩy mạnh việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy pháp trên lĩnh vực hoạt động khoáng sản, đảm bảo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Không xem xét gia hạn hay bổ sung, cấp mới giấy phép khai thác khoáng sản cho các cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động khoáng sản đã vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.
Thực hiện thường xuyên công tác giám sát chấn động nổ mìn, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nổ mìn khai thác đá tiên tiến để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Kiểm tra và xử lý nghiêm việc cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác đá và quy trình an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại các cảng xuất khoáng sản dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn để có ý kiến với Chi cục Đường thuỷ nội địa phía Nam về việc cấp phép hoạt động cho các bến cảng này.
Thường xuyên tuần tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khoáng sản vi phạm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường nhất là các phương tiện vận chuyển quá khổm, quá tải, không thực hiện việc vệ sinh xe trước khi ra khỏi mỏ làm rơi vãi đất, cát trên đường…
Chỉ thị có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 10/2009/CT-UBND ngày 18/5/2009 của UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.
Hải Sư