Tin tức sự kiện
 

TTĐT - ​Sáng 24-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh đã diễn ra Đại hội Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Bình Dương lần thứ II,​ nhiệm kỳ 2023 – 2028.

 
 

TTĐT - ​Sáng 23-11, Đoàn công tác tỉnh Bình Dương do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chào xã giao Đại sứ quán Việt Nam tại Thủ đô Ulan Bato, Mông Cổ.

 
 

TTĐT - ​Chiều 23-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương để trình HĐND tỉnh xem xét thông qua.

 
 

TTĐT - Chiều 21-11, tại Trung tâm Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh đã diễn ra Lễ ký kết tài trợ và xuất quân Đội Xe đạp nam Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 21-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị triển khai công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2023. Bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

 
 

TTĐT - ​​​Chiều 21-11, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tiếp Đoàn công tác Chính quyền bang Oregon, Hoa Kỳ do bà Katherine Lam - Ủy viên Hội đồng Cảng Portland, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn khách sạn Bambuza làm Trưởng đoàn, cùng các Hạ nghị sĩ bang Oregon đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh Bình Dương. 

 
 

TTĐT - Sáng 21-11, tại TX.Bến Cát, Trường Đại học Việt Đức (VGU) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và khai giảng năm học mới 2023-2024, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 
 

TTĐT - ​​Sáng 20-11, Đoàn công tác HĐND tỉnh do bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023). 

 
 

TTĐT - Chiều 20-11, tại TP​.Thủ Dầu Một, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023) và tổng kết việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học côn​​​g nghệ cấp cơ sở năm 2023.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 0​​8-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh tổ chức ​Phiên họp lần thứ 60 xem xét cho ý kiến dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành.

"Kim chỉ nam" định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đi tới gần cuối chặng đường. Hội đồng thẩm định Trung ương đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý cho dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng và Quốc gia. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo và thông qua HĐND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xem là công cụ quan trọng, "kim chỉ nam" để tỉnh định hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh hướng tới phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới. 

Dự thảo Đồ án Quy hoạch xây dựng tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế Quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, thúc đẩy và lan tỏa phát triển với các địa phương trong vùng; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 8,2%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 12%/năm. Dân số đến năm 2030 đạt 4,04 triệu người.

IMG_2430.jpg

Quy hoạch hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững

Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD: Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An; phát triển vành đai đô thị - công nghiệp dịch vụ theo đường Vành đai 4; phát triển hai hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; tái phát triển khu vực đô thị - công nghiệp - dịch vụ phía Nam; hướng tới mô hình cấu trúc phát triển gồm: 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 Vành đai liên kết; 04 Trung tâm động lực; 05 vùng phát triển.

Phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm TP.Hồ Chí Minh, theo mô hình vùng đô thị lớn, với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trở thành vùng đổi mới sáng tạo của Quốc gia, đô thị sinh thái, năng động của vùng TP.Hồ Chí Minh.

Khu vực phía Nam gồm Dĩ An, Thuận An chuyển đổi thành các trung tâm dịch vụ cấp vùng về thương mại và dịch vụ logictics; khu vực Thủ Dầu Một phát triển hoàn thiện thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ và đổi mới sáng tạo; khu vực Bến Cát - Tân Uyên phát triển hoàn thiện mô hình đô thị công nghiệp dịch vụ hiện đại. 

Khu vực phía Bắc (Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên) phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp sinh thái có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Xây dựng và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, văn minh và có tính tiên phong dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

ph602.jpg

Ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch báo cáo tại Phiên họp

Báo cáo về tiến độ Quy hoạch, ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho biết, đơn vị tư vấn đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý để điều chỉnh kết cấu bố cục Đồ án Quy hoạch theo các quy hoạch đã được phê duyệt, nhưng vẫn giữ chiến lược tích hợp để làm rõ đặc điểm riêng của Bình Dương. Đồng thời, đơn vị tư vấn cũng đã làm việc, trao đổi với các ngành, địa phương cập nhật các phương án quy hoạch ngành, địa phương phát sinh trong giai đoạn vừa qua liên quan tới định hướng tổng thể, từ đó chỉnh sửa các thông tin cụ thể về tên, địa danh, đơn vị hành chính, các thông tin về quy mô, nội dung liên quan đến giải pháp quy hoạch được thể hiện trong thuyết minh, dự thảo Quyết định và bản vẽ. Dựa trên khung định hướng chung, chiến lược phát triển dài hạn để lựa chọn giải pháp tối ưu cho định hướng các ngành liên quan đến các địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong phát triển chung. 

Trình phê duyệt Quy hoạch trong tháng 6/2024

Tại Phiên họp, lãnh đạo các sở ngành đã đánh giá cao một số nội dung được bổ sung, điều chỉnh trong Quy hoạch, đồng thời tiếp tục thảo luận góp ý hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch trước khi thực hiện các quy trình thủ tục tiếp theo để tháng 6/2024 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

ph603.jpg

Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải phát biểu tại Phiên họp

Liên quan đến việc quy hoạch hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13 vào danh mục phương án phát triển đường bộ của tỉnh. Ông cũng cho biết, các công trình cầu, đường kết nối với các tỉnh, thành trong vùng mang tính chất quy mô, liên kết vùng, do đó cần bổ sung các công trình vào quy hoạch để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần bổ sung danh mục một số Trung tâm đăng kiểm, bến xe, cảng, bến thủy nội địa… vào Quy hoạch. 

ph604.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại Phiên họp

Trong khi đó, ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, giai đoạn tới Bình Dương sẽ quy hoạch thêm nhiều khu, cụm công nghiệp tại khu vực phía Bắc của tỉnh, do đó cần nghiên cứu phương án để có thể bổ sung thêm vào Quy hoạch các nhà máy cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu cho các khu, cụm công nghiệp trong tương lai. 

Ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị tiếp tục rà soát các loại quy hoạch của ngành, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của từng địa phương đối với từng loại đất như đất khu công nghiệp, đất ở… để điều chỉnh, lý giải phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. 

ph605.jpg

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp​

Qua ý kiến của đơn vị tư vấn và các sở ngành, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian để hoàn chỉnh Quy hoạch không còn nhiều, các sở ngành, địa phương và đơn vị tư vấn phải phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, gấp rút hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch. Đặc biệt các sở ngành cần rà soát kỹ nội dung thuộc lĩnh vực quản lý đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện song song các bước để đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt Quy hoạch. 

Phiên họp cũng đã xem xét thông qua các nội dung: Phương án đấu giá đất cụ thể tính tiền thuê đất thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II); dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 do các cơ sở giáo dục lựa chọn sử dụng từ năm học 2024-2025; tổ chức lại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP.Thuận An


5/8/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtQuy hoạch tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025542-khan-truong-hoan-chinh-quy-hoach-tinh-binh-duong-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.615384
13
Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông 2016Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông 2016

TTĐT - ​Sáng 8-5, tại Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Công đoàn Bình Dương (phường An Thạnh, TX.Thuận An), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia phối hợp với Tỉnh Đoàn, Ban ATGT tỉnh Bình Dương và Công ty Honda Việt Nam tổ chức Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông 2016.  

​Tham dự Ngày hội,​ có các ông: Nguyễn Phi Long-Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Nguyễn Trọng Thái-Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia​, Đặng Minh Hưng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Trần Bá Luận-Giám đốc Sở Giao thông vận tải, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh-Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, bà Nguyễn Phạm Duy Trang-Bí thư Tỉnh Đoàn và hơn 1.200 đoàn viên, thanh niên công nhân, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.


​Ông Đặng Minh Hưng -Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà và nón bảo hiểm cho đoàn các nạn nhân bị tai nạn giao thông 

Tại Ngày hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban ATGT quốc gia và Công ty Honda Việt Nam trao tặng 1.000 nón bảo hiểm đạt chuẩn cho đoàn viên thanh niên. Đồng thời, trao 10 suất quà (gồm 1 triệu đồng và nón bảo hiểm) cho các nạn nhân bị tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngày hội cũng đã diễn ra các hoạt động như: Diễu hành cổ động tuyên truyền ATGT, tập huấn kỹ thuật lái xe khoa học, an toàn; chương trình triển lãm ảnh, tranh tuyên truyền về ATGT; tổ chức các điểm tiếp nhận đổi bằng lái xe trực tiếp cho đoàn viên thanh niên, tặng nón bảo hiểm cho sinh viên, thanh niên công nhân các khu nhà trọ. 


Ông Phùng Văn Huệ - đại diện Công ty Honda Việt Nam (bìa trái) trao bảng tượng trưng tặng 1.000 nón bảo hiểm cho Tỉnh Đoàn 

  

 Ông Nguyễn Trọng Thái-Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia trao nón bảo hiểm cho các bạn đoàn viên thanh niên  

Bên cạnh đó, Tỉnh Đoàn, Ban ATGT tỉnh, Thường trực các Huyện, Thị, Thành Đoàn ký cam kết hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên với văn hóa giao thông" với một số nội dung cơ bản như: 100% các cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT và xây dựng văn hóa giao thông vào sinh hoạt định kỳ; 100% Đoàn các cấp thực hiện đảm bảo không có đoàn viên, thanh niên chưa đủ tuổi hoặc chưa có bằng lái xe điều khiển xe mô tô gắn máy; 100% Đoàn trường học xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”; xây dựng và duy trì các mô hình “Cổng trường an toàn”, “Bến đò ngang an toàn”, “Điểm giao cắt đường bộ - đường sắt an toàn”...​


  Ký cam kết hưởng ứng cuộc vận động "Thanh niên với văn hóa giao thông"


 Diễu hành cổ động tuyên truyền ATGT tại Ngày hội

Ngày hội nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động, kêu gọi tuổi trẻ chung tay xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, cung cấp các kiến thức về văn hóa giao thông cho đoàn viên thanh niên, thanh niên công nhân. ​​


5/8/2016 2:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtvăn hóa giao thông, tặng nón bảo hiểm, giao thông, an toàn giao thông, thanh niên với giao thông 9024-Ngay-hoi-Thanh-nien-voi-van-hoa-giao-thong-2016False
Tỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon (Hàn Quốc): Ký kết hợp tác hỗ trợ người khuyết tậtTỉnh Bình Dương và thành phố Daejeon (Hàn Quốc): Ký kết hợp tác hỗ trợ người khuyết tật

TTĐT - ​Chiều 11-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Jeong Yun Ho -​ Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Daejeon (Hàn Quốc).​

Tại buổi tiếp, ông Jeong Yun Ho – Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Daejeon cảm ơn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã dành thời gian đón tiếp Đoàn. Ông đánh giá cao công tác chăm lo, hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh Bình Dương. Ông hy vọng, thông qua chương trình ký kết biên bản hợp tác giữa Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương với Hội người khuyết tật thành phố Daejeon (Hàn Quốc) sẽ giúp hai đơn vị trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm nâng cao hiệu quả chăm lo, hỗ trợ cho người khuyết tật của hai địa phương; qua đó giúp người khuyết tật có cơ hội học tập, tìm được công việc ổn định, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

IMG_ôngNLH8027.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Ông Nguyễn Lộc Hà cảm ơn ông Jeong Yun Ho và Hội người khuyết tật thành phố Daejeon đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực dành cho người khuyết tật, người yếu thế trong xã hội của tỉnh Bình Dương. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành giám sát để các hoạt động trong Biên bản hợp tác được triển khai thực hiện hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương mong muốn thời gian tới, tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Hội người khuyết tật thành phố Daejeon dành cho người khuyết tật ở nhiều lĩnh vực hơn nữa.

IMG_ôngNLH8031.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng quà lưu niệm cho ông Jeong Yun Ho – Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Daejeon

Tại buổi làm việc, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương và Hội người khuyết tật thành phố Daejeon đã ký kết Biên bản hợp tác. Theo nội dung ký kết, hai đơn vị nhất trí hợp tác trên các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của hai bên như: Cun​g cấp giáo dục tin học miễn phí cho người khuyết tật và nhóm người dễ bị tổn thương tại tỉnh Bình Dương; đào tạo kỹ năng máy tính cơ bản (sử dụng máy tính, Excel, Word, PowerPoint, ...); giáo dục công nghệ thông tin kỹ thuật số cơ bản (mã hóa, sử dụng thiết bị thông minh,…) cùng các hoạt động hỗ trợ khác cho các nhóm dễ bị tổn thương.

IMG_ôngNLH8042.jpg

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương và Hội người khuyết tật thành phố Daejeon ký kết Biên bản hợp tác

Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương có nhiệm vụ hỗ trợ địa điểm cho công tác giáo dục tin học và các thủ tục hành chính cần thiết cho dự án; thảo luận, phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố Daejeon để đưa ra kế hoạch hợp tác cụ thể.

Hội người khuyết tật thành phố Daejeon sẽ cung cấp máy tính, máy tính bảng,… và hỗ trợ các chi phí cần thiết cho các hoạt động của dự án. Đồng thời tuân thủ pháp luật Việt Nam khi tiến hành hợp tác và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chủ động trao đổi thông tin các vướng mắc phát sinh (nếu có) để cùng tỉnh Bình Dương đưa ra giải pháp giải quyết.

1/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtBình Dương và thành phố Daejeon (Hàn Quốc), ký kết, hỗ trợ người khuyết tật699-tinh-binh-duong-va-thanh-pho-daejeon-han-quoc-ky-ket-hop-tac-ho-tro-nguoi-khuyet-taTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Tập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình DươngTập đoàn Giant mở rộng đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 22-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Giant do bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn làm Trưởng đoàn.

​Tại buổi tiếp, bà Bonnie Tu cho biết, năm 2021, Tập đoàn Giant đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) II-A của tỉnh Bình Dương, với số vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 60 triệu đô la Mỹ và quy mô dài hạn của dự án là sản xuất 1 triệu chiếc xe đạp mỗi năm. 

Sau thời gian hoạt động tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Giant nhận thấy có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô và phát triển hơn nữa. Chính quyền tỉnh Bình Dương đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn.

tiepgiaant.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Sắp tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất tại VSIP III với quy mô khoảng 120 triệu đô la Mỹ. Bà Bonnie Tu cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã luôn quan tâm và mong muốn các sở, ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục pháp lý để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra.

tiepgiant 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm bà Bonnie Tu – Chủ tịch Tập đoàn Giant

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư của Tập đoàn Giant. Đồng thời chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục quan tâm và hỗ trợ giải quyết thủ tục kịp thời cho dự án. Bình Dương sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất hiệu quả.

tiepgiant 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Tập đoàn Giant thành lập năm 1972 tại Đài Loan (Trung Quốc), nổi tiếng trên thế giới với 4 lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất xe đạp và xe đạp điện (e-bike), sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe đạp và xe đạp điện, dịch vụ du lịch xe đạp và cho thuê xe đạp công cộng. Năm 2020, sản lượng của Giant trên toàn cầu đạt 6,5 triệu chiếc, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2018 với chỉ khoảng 3,7 triệu chiếc. Năm 2021, lợi nhuận của Tập đoàn là 81,8 tỷ đài tệ (tương đương 2,95 tỷ đô la Mỹ). 

Tập đoàn hiện có hơn 15 nhà máy tại Hà Lan, Hungary, Trung Quốc, Việt Nam. Tập đoàn quyết định đầu tư vào Việt Nam chủ yếu nhằm tăng quy mô sản xuất, đáp ứng xu hướng tăng trưởng mạnh của nhu cầu xe đạp và xe đạp điện trên toàn cầu. Ngoài ra, Tập đoàn còn có các công ty con hoạt động tại Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Anh, Trung Quốc, Australia, Canada, Hàn Quốc, Ba Lan và Mexico.​

4/22/2024 10:00 PMĐã ban hànhĐầu tư phát triển; Tin kinh tếTinXem chi tiếtTập đoàn, Giant, mở rộng, đầu tư, Bình Dương589-tap-doan-giant-mo-rong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.1875
8
Bình Dương là một điển hình của cả nước về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bình Dương là một điển hình của cả nước về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

TTĐT - Nhằm chuẩn bị nội dung phục vụ Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII sắp tới, sáng 22-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Hội đồng lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp tổ chức Toạ đàm "Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì toạ đàm.​

Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Bình Dương là một điển hình của cả nước về thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, Hội đồng lý luận Trung ương mong muốn được khảo sát, tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, mô hình mang tính đột phá, sự vận dụng các chủ trương, chính sách trong quá trình điều hành của chính quyền địa phương. Đồng thời, lắng nghe các ý kiến đề xuất, gợi ý của tỉnh về chủ trương, chính sách cụ thể góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời gian tới, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

​​​IMG_6627.JPG

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng thông tin về một số kết quả trọng tâm mà Bình Dương đạt được sau 25 năm xây dựng phát triển

Từ định hướng trên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã thông tin về một số kết quả trọng tâm mà Bình Dương đạt được sau 25 năm xây dựng và phát triển. Đồng thời nêu ra 3 "điểm nghẽn" đang gây ra rào cản cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh là hạ tầng giao thông, nhân lực chất lượng cao, thể chế chưa đồng bộ, phù hợp. Đặc biệt, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh vai trò quan trọng của một doanh nghiệp mang tính tiên phong, đầu đàn để đồng hành cùng tỉnh hiện thực hoá các chủ trương, chính sách từ Trung ương đến địa phương.

Các đại biểu tham dự toạ đàm đã trao đổi, làm rõ hơn một số thách thức đang đặt ra đối với tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nổi bật là vấn đề liên kết vùng, thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân, vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

IMG_6663.JPG

GS.TS Tạ Ngọc Tấn phát biểu kết luận tọa đàm

Phát biểu kết luận tọa đàm, GS.TS Tạ Ngọc Tấn đánh giá cao sự phát triển của Bình Dương thời gian qua, trong đó có nỗ lực tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo, công tác chỉ đạo điều hành linh hoạt, sáng tạo. Tỉnh có 03 điểm đột phá về thể chế, nhân lực chất lượng cao, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin, đặc biệt là cách Bình Dương tiếp cận với sân chơi thế giới, minh chứng là Bình Dương đã bốn lần liên tiếp nằm trong TOP 21 (Smart 21) và lọt vào TOP 7 Cộng đồng có Chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới năm 2022. GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho biết những thông tin từ toạ đàm là cơ sở dữ liệu để Hội đồng lý luận Trung ương tư vấn, định hướng cho lãnh đạo Đảng, Chính phủ con đường, cách thức hiệu quả góp phần hiện thực hoá chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ​​

IMG_6668.JPG

GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương ​tặng quà lưu niệm cho tỉnh Bình Dương

IMG_6671.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà lưu niệm cho GS.TS Tạ Ngọc Tấn

6/22/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2022-06/tdcnhhdhdn.mp3Xem chi tiếtBình Dương, điển hình của cả nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá 627-binh-duong-la-mot-dien-hinh-cua-ca-nuoc-ve-thuc-hien-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương có 21 điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019Bình Dương có 21 điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019

TTĐT - ​Sáng 06-6, tại Trung tâm Hà​nh chính tỉnh Bình Dương, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh Kỳ thi trung​ học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019. ​

​Năm 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương chủ trì Hội đồng thi số 47, phối hợp với trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, trường Đại học Lạc Hồng và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại 21 điểm thi, gồm 16 điểm thi đặt tại các trường THPT, 04 điểm thi đặt tại các trường trung học cơ sở và 01 điểm thi đặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Dầu Tiếng. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 24 đến 27/6/2019.

Năm nay, toàn tỉnh có 10.925 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 582 thí sinh chỉ thi xét tốt nghiệp, 9.916 thí sinh vừa thi xét tốt nghiệp vừa xét tuyển sinh và 427 thí sinh chỉ thi lấy điểm xét tuyển sinh. Phân chia theo môn thi, môn Toán có 10.881 thí sinh đăng ký dự thi, Vật lý 5.369 thí sinh, Hóa học 5.450 thí sinh, Sinh học 5.369 thí sinh, Ngữ văn 10.689 thí sinh, Lịch sử 5.431 thí sinh, Địa lý 5.302 thí sinh, Ngoại ngữ 9.105 thí sinh và Giáo dục công dân 3.949 thí sinh.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương đã báo cáo nội dung, tiến độ công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đánh giá cao sự chủ động của các ngành, các cấp trong công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi. Ông lưu ý, đây là kỳ thi quan trọng, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, do đó tỉnh cần thực hiện các khâu tổ chức kỳ thi một cách công khai, minh bạch và đúng quy định. Trong đó cần chú trọng công tác tuyên truyền quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như chỉ đạo của tỉnh liên quan đến kỳ thi; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia kỳ thi. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở ngành, địa phương, các trường đại học thực hiện tốt việc bảo mật trong sao in, vận chuyển, quản lý đề thi và công tác coi thi, chấm thi, đảm bảo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại Bình Dương diễn ra an toàn, nghiêm túc.

21 điểm thi THPT quốc gia năm 2019 thuộc Hội đồng thi số 47 - tỉnh Bình Dương:

Mã điểm thiĐiểm thiĐịa bàn
1THPT chuyên Hùng VươngThành phố Thủ Dầu Một
2THPT Võ Minh ĐứcThành phố Thủ Dầu Một
3THPT An MỹThành phố Thủ Dầu Một
4THPT Nguyễn Đình ChiểuThành phố Thủ Dầu Một
5THPT Bình PhúThành phố Thủ Dầu Một
6THCS Chu Văn AnThành phố Thủ Dầu Một
7THPT Trịnh Hoài ĐứcThị xã Thuận An
8THPT Nguyễn TrãiThị xã Thuận An
9THPT Trần Văn ƠnThị xã Thuận An
10THPT Dĩ AnThị xã Dĩ An
11THCS Võ Trường ToảnThị xã Dĩ An
12THPT Bình AnThị xã Dĩ An
13THPT Huỳnh Văn NghệThị xã Tân Uyên
14THPT Tân Phước KhánhThị xã Tân Uyên
15THPT Bến CátThị xã Bến Cát
16THCS Mỹ PhướcThị xã Bến Cát
17THPT Bàu BàngHuyện Bàu Bàng
18THPT Phước VĩnhHuyện Phú Giáo
19THPT Phước HòaHuyện Phú Giáo
20THCS Nguyễn Bỉnh KhiêmHuyện Dầu Tiếng
21Trung tâm GDNN - GDTX huyện Dầu TiếngHuyện Dầu Tiếng​


6/6/2019 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtĐiểm thi THPT quốc gia, năm 2019, tỉnh Bình Dương999-binh-duong-co-21-diem-thi-trung-hoc-pho-thong-quoc-gia-nam-201True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.249999
16
Công ty TNHH Sharp Manufacturing Việt Nam kỳ vọng phát triển thịnh vượng tại Bình Dương Công ty TNHH Sharp Manufacturing Việt Nam kỳ vọng phát triển thịnh vượng tại Bình Dương

TTĐT - Sáng 16-8, tại Khu công nghiệp VSIP II-A, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã dự Lễ kỷ niệm thành lập Công ty TNHH Sharp Manufacturing Việt Nam (SMV).​

​Tham dự buổi lễ có Ngài Nobuhiro Watanabe - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh; ông Kozo Mizushima - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Công ty Sharp Manufacturing Việt Nam thành lập và đi vào hoạt động tại Khu Công nghiệp VSIP II-A, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên vào ngày 16/8/2020. Công ty chuyên sản xuất các dòng sản phẩm điện tử gia dụng hàng đầu thế giới, như: Máy lọc không khí, màn hình LCD dùng cho ô tô, module Camera cùng một số sản phẩm khác. Các dòng sản phẩm đều hướng đến sự cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và cuộc sống của con người nhờ vào các sản phẩm hỗ trợ.

bdIMG-4635.jpg

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương đưa nhà máy đi vào hoạt động tại buổi lễ kỷ niệm 2 năm thành lập Công ty SMV

Tại buổi lễ, lãnh đạo Tập đoàn Sharp (Nhật Bản) đã vui mừng khẳng định, sau 2 năm thành lập, đến nay, Công ty SMV đi vào hoạt động có hiệu quả tại Bình Dương, bất chấp khó khăn thử thách do tình hình dịch bệnh Covid–19 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng diễn biến rất phức tạp. Để có được kết quả này, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp, các ngành tại Việt Nam và Bình Dương là sự nỗ lực của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên Công ty SMV với quyết tâm đưa dự án đi vào hoạt động kịp tiến độ đề ra. Công ty đang đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 là 3.150 tỷ đồng, gấp 3 lần thời điểm thành lập năm 2020 với 1.500 nhân viên, người lao động, tăng gấp đôi so với năm 2020. Tập đoàn Sharp hướng đến mục tiêu biến nhà máy phát triển thịnh vượng tại tỉnh Bình Dương.

IMG-4644.jpg

 Đại biểu tham quan mô hình hoạt động của Công ty SMV

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh khẳng định, những kết quả đạt được của Công ty SMV đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh Bình Dương. Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng Công ty nhân kỷ niệm 2 năm thành lập và chúc Công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh thuận lợi, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu đề ra, cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mang tầm quốc tế.

Ông tin tưởng rằng tỉnh Bình Dương, với bề dày kinh nghiệm hàng chục năm trong thu hút đầu tư nước ngoài cùng với chiến lược phát triển thông minh và bền vững trong tương lai sẽ là địa điểm phù hợp để Tập đoàn Sharp phát triển lâu dài và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chính quyền tỉnh Bình Dương cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Tập đoàn trong suốt quá trình phát triển, xây dựng và vận hành dự án tại tỉnh.​

8/16/2022 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtCông ty TNHH Sharp Manufacturing Việt Nam, Bình Dương 392-cong-ty-tnhh-sharp-manufacturing-viet-nam-ky-vong-phat-trien-thinh-vuong-tai-binh-duongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.9545454
11
Bình Dương: Nhiều hoạt động phong phú tại Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 Bình Dương: Nhiều hoạt động phong phú tại Lễ hội Mùa trái chín năm 2024

TTĐT - ​Chiều 22-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp triển khai Kế hoạch tổ chức Lễ hội Mùa trái chín năm 2024.

Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan.

 

Toàn cảnh cuộc họp


Báo cáo kế hoạch tổ chức lễ hội, ông Bùi Hữu Toàn – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, chủ đề của Lễ hội Mùa trái chín năm 2024 là "Lái Thiêu mùa hẹn". Dự kiến tổ chức từ ngày 08/6 đến ngày 15/6/2024 (tức từ mùng 03/5 đến mùng 10/5 Âm lịch) tại phường Hưng Định, TP. Thuận An.

Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 20 giờ 15 phút, thứ Bảy, ngày 08/6/2024 (mùng 03/5 Âm lịch) và Lễ bế mạc vào lúc 18 giờ, thứ Bảy, ngày 15/6/2024 (mùng 10/5 Âm lịch).

Lễ hội năm nay diễn ra nhiều hoạt động phong phú. Trong đó, Hội chợ Trái cây và Liên hoan Ẩm thực – Du lịch với chủ đề "Ngọt ngào phương Nam" có khoảng 100 - 120 gian hàng trưng bày trái cây tạo hình nghệ thuật; bày bán trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây, cây giống, cây ăn trái; trưng bày hoa lan, chim cảnh, bán sản phẩm gốm sứ, sơn mài và bày bán các món ăn, thức uống đặc trưng của Bình Dương, cũng như các vùng miền trên cả nước và nước ngoài. Trong đó, 40 gian hàng của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; 36 gian hàng của các tỉnh, thành trong khu vực miền Đông và Tây Nam bộ (Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng…); 02 gian hàng của Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh.

 

Bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Chủ tịch UBND TP.Thuận An góp ý kế hoạch tổ chức lễ hội


Bên cạnh đó, còn có chương trình Hội thi "Duyên dáng Bình Dương" nhằm bình chọn phụ nữ đẹp, duyên dáng, tài năng đại diện nét đẹp văn hóa người Bình Dương, dự kiến Vòng chung kết diễn ra vào 19 giờ, Chủ nhật, ngày 09/6/2024 (mùng 04/5 Âm lịch).

Giải việt dã "Cung đường Mùa trái chín" sẽ khai mạc lúc 06 giờ 30 phút, thứ Bảy, ngày 08/6/2024 (mùng 3/5 Âm lịch).

Hội thi Ảnh đẹp chủ đề: "Sắc màu quê hương" sẽ phát động từ tháng 4/2024; sau đó trưng bày và trao giải từ ngày 08/6 - 15/6/2024.

Cuộc thi Triển lãm ảnh đẹp Du lịch Bình Dương diễn ra từ ngày 08 - 15/6/2024 tại khu vực tổ chức Lễ hội và các tuyến đường trọng điểm dẫn vào khu Lễ hội, vườn cây trái Lái Thiêu.

Liên hoan Đờn ca Tài tử và ca nhạc hàng đêm diễn ra từ 19 giờ đến 22 giờ từ ngày 09 - 15/6/2024.


Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cơ bản thống nhất nội dung kế hoạch. Ông đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu và bổ sung ý kiến đóng góp của các sở, ngành và địa phương hoàn chỉnh Kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành để sớm triển khai thực hiện. ​

4/22/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết187-binh-duong-nhieu-hoat-dong-phong-phu-tai-le-hoi-mua-trai-chin-nam-2024True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.1666667
3
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ra quân huấn luyện chiến đấu năm 2024Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh ra quân huấn luyện chiến đấu năm 2024

TTĐT - ​Sáng 01-3, tại TP. Thủ Dầu Một, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện chiến đấu năm 2024 nhằm quán ​triệt, phổ biến nhiệm vụ huấn luyện, phát động thi đua, động viên lực lượng vũ trang tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện. 

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, Bộ CHQS tỉnh.

Tại buổi lễ, Bộ CHQS tỉnh đã quán triệt, phổ biến nhiệm vụ huấn luyện lực lượng vũ trang năm 2024. Theo đó, các cơ quan, đơn vị tiếp tục quán triệt thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của các cấp về lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện; huấn luyện theo phương châm "Cơ bản - Thiết thực - Vững chắc" coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, đổi mới tổ chức, phương pháp huấn luyện các cấp; lấy huấn luyện, rèn luyện cán bộ chỉ huy, cơ quan là trọng tâm, huấn luyện theo nhiệm vụ, đối tượng, phù hợp với địa bàn, tổ chức biên chế và trang bị hiện có. Đặc biệt, luôn gắn huấn luyện chiến đấu với xây dựng chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh; xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu", mô hình "3 nhất", các mô hình của Quân khu và tỉnh Bình Dương…

huanluyen.jpeg

huanluyen 1.jpeg

Đại tá Nguyễn Hoàng Minh - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trao Quyết định công nhận Danh hiệu đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu" năm 2023 của Tư lệnh Quân khu 7 cho các đơn vị

Dịp này, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "Tiếp bước chiến sĩ Điện Biên - Tiến lên giành 3 nhất" với tinh thần chỉ đạo xuyên suốt "Giữ vững đoàn kết; mẫu mực nêu gương; tăng cường kỷ cương; tích cực chủ động; đổi mới sáng tạo; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"; kêu gọi cán bộ, chiến sĩ đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) tiến tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).

huanluyen 2.jpeg

Lãnh đạo tỉnh chứng kiến các đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2024

Đợt thi đua cao điểm sẽ diễn ra từ ngày 01/3 đến 07/5/2024. Nội dung thi đua tập trung vào nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao nhất; thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt kết quả cao nhất; xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật, kỷ luật nghiêm nhất, bảo đảm tuyệt đối an toàn.  

huanluyen 4.jpeg

huanluyen 3.jpeg

huanluyen 5.jpeg

huanluyen 6.jpeg

huanluyen 7.jpeg

Duyệt đội ngũ tại Lễ ra quân huấn luyện chiến đấu năm 2024

huanluyen 10.jpeg

huanluyen 9.jpeg

huanluyen 8.jpeg

Đại biểu tham quan các sáng kiến, cải tiến mô hình, học cụ, giáo án huấn luyện của các đơn vị

3/1/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBộ Chỉ huy, Quân sự, ra quân, huấn luyện, chiến đấu, năm 2024825-bo-chi-huy-quan-su-tinh-ra-quan-huan-luyen-chien-dau-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộỨng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Nam bộ

TTĐT - ​Sáng 17-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng Đông Nam bộ lần thứ XVI và triển khai Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Tham dự hội nghị có ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN; đại diện Sở KH&CN của 07 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ; các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản.

 

Ông Nguyễn Văn Lộc (bìa trái) - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng hội nghị cho ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN


KHCN hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội

Theo báo cáo, năm 2022, vùng Đông Nam bộ đóng góp 30,8% GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người toàn vùng đạt 6.900 đô la Mỹ, cao hơn mức bình quân của cả nước (4.110 đô la Mỹ), trong đó Bình Dương đạt 7.139 đô la Mỹ, TP.Hồ Chí Minh đạt 6.770 đô la Mỹ.

Cơ cấu kinh tế của Vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ đã chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của Vùng và từng địa phương. Ngoài quan tâm tới việc đặt hàng nhiệm vụ xuất phát từ nhu cầu và tính ứng dụng trong thực tế, các địa phương đã chú trọng nghiên cứu để nâng cao giá trị sản phẩm, năng suất, chất lượng hàng hóa là thế mạnh, sản phẩm chủ lực của từng địa phương ở quy mô lớn. Các địa phương đã tập trung phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao như cơ khí chính xác, công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử - tin học, sản xuất các thiết bị tự động hóa, thiết bị y tế, năng lượng, sản xuất vật liệu mới, phát triển các ngành công nghiệp đóng tàu, dầu khí, công nghiệp phần mềm.


 

Toàn cảnh hội nghị

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà, thời gian qua, Bình Dương đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN). Bên cạnh đó, chú trọng thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST); hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương... Qua đó, ngành KH&CN đã có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể, việc gia tăng ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới, ứng dụng công nghệ trong xây dựng, y tế và các ngành dịch vụ… đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định.

Cần nhiều hơn cơ chế chính sách cho KHCN

Tại hội nghị, ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định, mặc dù KHCN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, tuy nhiên, trình độ công nghệ của các địa phương trong Vùng còn thấp, hoạt động đổi mới công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những kết quả đạt được trong hoạt động KHCN thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của Vùng, chưa thực sự trở thành động lực để duy trì, phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần có những cơ chế chính sách cho KHCN.


Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ KH&CN thảo luận tại hội nghị

Thảo luận về các giải pháp trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc, cũng như những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động KHCN và ĐMST ở các địa phương thời gian qua, nhiều đề tài tham luận đã được các đại biểu trình bày tại hội nghị như: Chỉ số ĐMST cấp địa phương năm 2023; ĐMST Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh vùng Đông Nam bộ; ứng dụng các thành tự khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn; doanh nghiệp gỗ Bình Dương trong tiến trình phát triển của công nghiệp gỗ Việt Nam và trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng và thương mại gỗ toàn cầu.


Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương trình bày tham luận với chủ đề “Doanh nghiệp gỗ Bình Dương trong tiến trình phát triển của  công nghiệp gỗ Việt Nam và trong bối cảnh thay đổi xu hướng tiêu dùng và thương mại gỗ toàn cầu”

 

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KHCN TP. Hồ Chí Minh thảo luận tại hội nghị

Trong thực tế triển khai các hoạt động KHCN và ĐMST còn những vướng mắc, bất cập. Theo ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở KH&CN TP. Hồ Chí Minh, việc ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KHCN và ĐMST của thành phố ngày càng đi vào chiều sâu và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thành phố. Thông qua đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi ĐMST của thành phố ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện TP. Hồ Chí Minh đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong các cơ chế thực hiện các chính sách như: Chính sách miễn thuế; chính sách miễn thuế chuyển nhượng cho nhà đầu tư; chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền công đối với các chức danh lãnh đạo trong tổ chức KHCN công lập và thù lao thực hiện nhiệm vụ KHCN,…

Bước sang giai đoạn mới, Bình Dương xác định KHCN là phương tiện cấp thiết để hỗ trợ tỉnh vượt qua "bẫy thu nhập trung bình". Do đó, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ KHCN, ĐMST, tạo động lực để tỉnh phát triển, hướng đến thành phố thông minh, kinh tế số, kinh tế tri thức, đáp ứng nhu cầu mới của người dân và doanh nghiệp. Ông Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương chia sẻ, hiện lĩnh vực KHCN rất cần sự hỗ trợ nguồn nhân lực, biên chế trong điều kiện cơ chế tài chính khá phức tạp của ngành. Cơ chế của KHCN là cơ chế rất trừu tượng. Do đó, rất cần Nhà nước ban hành những chính sách thật cụ thể và xác thực với thực tế để chính sách thật sự mang lại những giá trị cần thiết cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. 

 

Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các địa phương


Các ý kiến cũng như những đề xuất của các địa phương đã được đại diện các cơ quan liên quan giải đáp tại hội nghị. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định đề nghị lãnh đạo các đơn vị chủ động phối hợp với các địa phương để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Bộ các phương án hỗ trợ, xử lý. Bên cạnh đó, các địa phương cần có những ý kiến đóng góp thật chi tiết, cụ thể, đồng thời có những đề xuất giải pháp để Bộ KH&CN có cơ sở những nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách phù hợp thực tiễn nhất.

 

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại hội nghị


Riêng đối với Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ huy động, tập trung trí tuệ, tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan trong ứng dụng KHCN, ĐMST để tạo bước đột phá tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh, bền vững. "Bình Dương mong muốn thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác, liên kết nội Vùng nói riêng và cả nước nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là lĩnh vực KHCN nhằm đưa lĩnh vực này trở thành một trong những động lực thúc đẩy tích cực cho tăng trưởng kinh tế Vùng" – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Tại hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở KH&CN vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ.

 

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở KH&CN Vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ


Theo kế hoạch, Hội nghị lần thứ XVII năm 2025 sẽ do Sở KH&CN tỉnh Bình Phước đăng cai tổ chức​. Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương đã bàn giao vai trò chủ nhà đăng cai hội nghị cho bà Bùi Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước.

 

Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương bàn giao vai trò chủ nhà đăng cai hội nghị năm 2025 cho bà Bùi Thị Minh Thúy - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước


11/17/2023 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết695-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-tao-dot-pha-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-nam-bTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Sôi nổi hoạt động đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024Bình Dương: Sôi nổi hoạt động đua thuyền truyền thống mở rộng năm 2024

TTĐT - ​Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890- 19/5/2024), sáng 27-4, tại đoạn sông Sài Gòn, khu vực Công viên Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải Đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2024.

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Tham gia Giải năm nay có 108 vận động viên của 9 đội đến từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh như: Bến Cát; Dầu Tiếng; Thạnh Hội - Tân Uyên; Phú Giáo; Bạch Đằng - Tân Uyên; Thạnh Phước - Tân Uyên; Bắc Tân Uyên; Thuận An; Thủ Dầu Một.

Các đội tranh tài ở 02 nội dung thi đấu 500m và 2.000m.

Ở nội dung thi đấu 500m chia làm 3 bảng; chọn đội nhất, nhì ở mỗi bảng vào thi đấu chung kết xếp hạng.

Ở nội dung 2.000m, các đội thi đấu 01 lượt lấy thành tích xếp hạng trực tiếp.

Duathuyen-AnhChong.jpg 

Ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc

Phát biểu tại lễ khai mạc Giải, ông Cao Văn Chóng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hoạt động đua thuyền không chỉ là cuộc thi tài thể thao, mà còn là hoạt động văn hóa truyền thống tốt đẹp, mang bản sắc riêng và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của nhân dân; thể hiện sự gắn kết, cầu mong cuộc sống tốt lành, yên vui.

Giải Đua thuyền truyền thống tỉnh Bình Dương mở rộng năm 2024 nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", vận động đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh thường xuyên tham gia hoạt động thể thao; củng cố, duy trì và phát triển phong trào đua thuyền của tỉnh và đưa hoạt động đua thuyền trở thành truyền thống hàng năm nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ.

Duathuyen-Donvidangcai.jpg 

Ông Bùi Hữu Toàn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Cờ lưu niệm cho đơn vị đăng cai​ là Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh TP. TDMDuathuyen-Donvidonghanh.jpg

Ông Cao Văn Chóng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ông Trần Bảo Lâm – Phó Chủ tịch UBND TP. Thủ Dầu Một tặng Cờ lưu niệm cho đơn vị đồng hành cùng Giải

Tại lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã tặng Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự giải.

Duathuyen-Tangcoluuniem.jpg

Các đại biểu tặng Cờ lưu niệm cho các đơn vị tham dự

Duathuyen-Tranhtai3.jpg

Duathuyen-Tranhtai2.jpg 

Một số hình ảnh thi đấu của các đội


Kết quả thi đấu, ở nội dung 500m, giải nhất thuộc về đội Thuận An; giải nhì: Bến Cát; giải ba: Thủ Dầu Một; giải khuyến khích thuộc về 3 đội: Bạch Đằng - Tân Uyên, Thạnh Hội – Tân Uyên, Dầu Tiếng.

Ở nội dung 2.000m, giải nhất: Thạnh Hội – Tân Uyên; giải nhì: Thạnh Phước – Tân Uyên; giải ba: Thuận An; giải khuyến khích thuộc về 3 đội: Thủ Dầu Một, Bến Cát, Tân Uyên – Bạch Đằng.​

Nhat 2000.jpg 

Ban Tổ chức trao giải nhất cự ly 2.000m cho đội Thạnh Hội – Tân Uyên

nhat 500.jpg 

Ban Tổ chức trao giải nhất cự ly 500m cho đội Thuận An

4/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết158-binh-duong-soi-noi-hoat-dong-dua-thuyen-truyen-thong-mo-rong-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh và điều kiện mớiBình Dương: Phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế trong bối cảnh và điều kiện mới

TTĐT - ​Sáng 21-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Tọa đàm khoa học "Thực trạng mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương và ý nghĩa trong tiến trình đổi mới của đất nước".


​Chủ trì có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương.​

Mô hình phát triển sáng tạo

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, Tọa đàm là bước chuẩn bị cho buổi Hội thảo "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước" vào tháng 11 sắp tới.

IMG_tchn5700.jpg

Toàn cảnh buổi Tọa đàm khoa học

Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình hợp tác thực hiện Đề án "Tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050" giữa Tỉnh ủy Bình Dương và Hội đồng Lý luận Trung ương. Đề án là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, cấp thiết, không chỉ định hình sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong khoảng ba thập kỷ tới, mà còn góp phần cung cấp luận cứ xây dựng Văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng và tổng kết 40 năm đổi mới đất nước.

z4803686071518_0878644a98afaa199e28a47b223ca656.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi Tọa đàm

Tỉnh Bình Dương cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để góp phần thúc đẩy quá trình hoàn thành việc tổng kết mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới của đất nước và tầm nhìn định hướng đến năm 2050 đúng kế hoạch đề ra; mà trước mắt phối hợp tổ chức thành công Hội thảo "Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước" vào tháng 11 tới đây.

z4803732950284_6ec70a04c3ebe405df78e2f1b2949096 (1).jpg

Sau 26 năm phát triển Bình Dương đã đạt những thành tựu ấn tượng

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, những thành tựu phát triển của tỉnh Bình Dương đạt được trong hơn 25 năm qua đã phản ánh mô hình phát triển hết sức sáng tạo "Trung ương mở đường, địa phương kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành, người dân tham gia";  và cũng là mô hình độc đáo, hội đủ cách tiếp cận: "Tư duy toàn cầu, tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương". Mô hình Bình Dương được Hội đồng Lý luận Trung ương chọn lựa thực hiện Đề án với kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục phát triển là một hình mẫu, điển hình lan tỏa ở nhiều địa phương, để cả nước có nhiều mô hình phát triển như Bình Dương. ​

IMG_onggs5708.jpg

GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc 

Với xuất phát điểm là tỉnh thuần nông, Bình Dương đã quyết định tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế theo hướng hiện đại dựa trên phát huy lợi thế vị trí địa lý, nguồn lực sẵn có và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, đưa Bình Dương trở thành tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 trong cả nước với 65 lãnh thổ, quốc gia lựa chọn Bình Dương là điểm đến đầu tư. Bình Dương đã chuyển mình, vươn lên trở thành một tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thu nhập bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người/năm, được Trung ương đánh giá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước. Tốc độ đô thị hóa nhanh, đạt tỷ lệ trên 84%. Theo PGS.TS Trần Kim Chung – Thư ký Khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương, thành công của mô hình phát triển tỉnh Bình Dương xuất phát từ nhiều yếu tố, trước hết là nhờ đội ngũ lãnh đạo kiên định trong tầm nhìn, trong ý chí và trong hành động đổi mới. Trong suốt hơn 25 năm, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Bình Dương vẫn luôn giữ tinh thần đổi mới. Từ giai đoạn đầu thu hút nhà đầu tư, đến giai đoạn thu hút đầu tư lớn, chuyển qua giai đoạn đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường liên kết vùng và hiện nay tổng kết mô hình để chuyển giao giai đoạn phát triển mới, đội ngũ lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn luôn đi đầu trong việc tìm tòi để phát triển.

IMGgstkc_5716.jpg

PGS.TS Trần Kim Chung – Thư ký Khoa học Hội đồng Lý luận Trung ương​ trình bày tham luận

Tỉnh có chủ trương và tổ chức thực hiện đúng đắn trong việc tăng cường liên kết để thu hút nguồn lực: Vốn, lao động. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước tác động lan tỏa, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển doanh nghiệp tư nhân được khẳng định trên thực tế. Mô hình liên doanh liên kết trong phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp giữa doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh và doanh nghiệp FDI trong suốt 25 năm qua, có thể nói là một trong những lý do thành công của Bình Dương.

Bình Dương có một địa bàn thuận lợi về vị trí địa lý kinh tế, về mặt bằng, về khí hậu. Những năm gần đây, cùng với sự chững lại của thu hút đầu tư, trong đó có đầu tư tư nhân, thể hiện sự cần thiết phải có những động thái mới trong phát triển kinh tế, Bình Dương đã tích cực đi vào cách mạng 4.0. Một trong những thể hiện là việc chuyển từ cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ - đô thị mà rõ nét nhất là việc tham gia vào liên minh các đô thị thông minh. "Vùng thông minh Bình Dương" lấy nòng cốt là một số địa phương phát triển kinh tế xã hội mạnh của tỉnh.

Xác lập mô hình phát triển kinh tế cao hơn

Ngoài việc đi sâu vào  phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ mô hình thành công của Bình Dương, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức mà tỉnh phải đối mặt trong tiến trình phát triển, đồng thời đề xuất, gợi ý các giải pháp cho tỉnh.

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn đã chỉ ra những thách thức, vấn đề đặt ra của Bình Dương hiện nay. Cụ thể, mô hình phát triển của Bình Dương vẫn chưa bền vững, tăng trưởng của Bình Dương không dựa nhiều vào năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) mà chủ yếu dựa vào tăng vốn và lao động.  Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, ngành dịch vụ còn chưa phát triển; tăng trưởng kinh tế phụ thuộc FDI; lao động chủ yếu vẫn là phổ thông, nhập cư, không ổn định; sản xuất chủ yếu là gia công, lắp ráp, chế biến; hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ cấu xã hội còn lạc hậu...

z4803733213253_3d113ee0f5255fa11416b86c4b5ef7ba.jpg 

​Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư chất lượng cao, thu hút và đào tạo lao động có tay nghề cao 

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn để đạt được những mục tiêu của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Bình Dương cần có quy hoạch tổng thể, xác định rõ mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương giai đoạn tới và tầm nhìn đến năm 2050. Mô hình phát triển của Bình Dương giai đoạn tới phải phát huy tốt nhất tiềm năng và lợi thế so sánh trong bối cảnh và điều kiện mới. Chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao phải là đột phá của sự phát triển. Cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh để thu hút, tạo lập được các chuỗi sản xuất, các chuỗi hàng hóa có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, đưa dịch vụ thành ngành chính, trong đó chú trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư kết nối các công trình hạ tầng nội bộ tỉnh và kết nối vùng; thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao đến sinh sống, làm ăn, làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tăng cường thu hút công nghệ cao vào doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Có cơ chế ưu đãi thu hút chuyển giao công nghệ cho các chủ thể trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, cần có các Trung tâm hỗ trợ các giải pháp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để làm vườn ươm cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tập trung hoàn thành việc nâng tỉnh Bình Dương thành thành phố trực thuộc Trung ương với đầy đủ các tiêu chí nhà nước đặt ra. Tạo lập cơ chế cân đối, phân bổ ngân sách nhà nước theo vùng, không theo tỉnh, đối với tổng vốn đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng vùng. Đồng thời, xếp thứ tự ưu tiên cao trong cấp vốn đầu tư công cho các công trình cơ sở hạ tầng mang tính kết nối vùng.

Mặc dù đã có những thành tựu quan trọng, tuy nhiên, theo các đại biểu mô hình phát triển của Bình Dương vẫn còn một số hạn chế, tồn tại: Bình Dương chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược - các "sếu đầu đàn". Tỉnh cũng chưa có chuỗi liên kết sản phẩm, cụm liên kết ngành trên địa bàn tỉnh. Các công trình hạ tầng kết nối vùng vẫn còn đang trong giai đoạn chờ hoàn thiện. Dịch vụ phát triển không tương xứng với công nghiệp và đô thị. Khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa đúng tầm...

IMG_ông cdp5735.jpg

TS.Cao Đức Phát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại tọa đàm

Qua phân tích, TS. Cao Đức Phát - nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương,​ Phó Trưởng Tiểu ban Kinh tế Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, để duy trì tăng trưởng kinh tế, Bình Dương phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư chất lượng cao; thu hút và đào tạo lao động có tay nghề cao; ưu tiên thu hút đầu tư tạo ra giá trị gia tăng cao, sử dụng lao động chất lượng cao hơn, phát triển kinh tế nội địa; phát triển đào tạo nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cấp cơ sở hạ tầng cả ở thành thị và nông thôn; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa trình độ tiên tiến, chất lượng cao; có cơ chế bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

IMG_bdpbtd5727.jpg

TS. Huỳnh Ngọc Đáng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chia sẻ về những định hướng phát triển của Bình Dương thời gian tới

Chia sẻ về những định hướng phát triển thời gian tới, TS. Huỳnh Ngọc Đáng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cho biết, trước xu thế, xu hướng vận động của thế giới, Bình Dương đã xác định cần vượt ra khỏi khuôn khổ mô hình phát triển kinh tế công nghiệp kiểu cũ để xác lập mô hình phát triển kinh tế với đẳng cấp cao hơn nhằm từng bước rời xa thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, ít thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Với định hướng trên, chiến lược thu hút đầu tư của tỉnh đã có những điều chỉnh hết sức cơ bản để vừa tiếp tục phát huy thế mạnh hiện có, vừa phù hợp với xu hướng của đầu tư trong kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới mục tiêu Net zero, thông qua việc chuyển đổi mô hình phát triển từ công nghiệp - đô thị - dịch vụ sang các mô hình phát triển mới thông qua công cụ quy hoạch tỉnh từ đây đến năm 2030 và xa hơn là đến năm 2050. ​

Tiến trình này được tỉnh thực hiện qua 2 giai đoạn: Giai đoạn I, đến năm 2030 hình thành mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh - bền vững. Trong đó xây dựng và nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở thành các khu công nghiệp thông minh, với khả năng cung cấp nền tảng công nghệ 4.0 như IoT, BigData... để giúp nhà đầu tư dễ dàng xây dựng, triển khai mô hình nhà máy thông minh, sản xuất thông minh trong hệ sinh thái của Bình Dương một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhằm gia tăng năng suất lao động và thu hút các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

Giai đoạn II, đến năm 2050 cơ bản hình thành được mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ quốc tế - đổi mới sáng tạo - khoa học công nghệ, trong đó xây dựng các khu công nghiệp gắn liền với khoa học và công nghệ thu hút các viện, trường, các hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo, các ngành dịch vụ, dịch vụ số nhằm thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao.​

10/21/2023 7:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtBình Dương, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế, điều kiện mới567-binh-duong-phat-huy-tot-nhat-tiem-nang-loi-the-trong-boi-canh-va-dieu-kien-moTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
4
3
Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình DươngĐoàn doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 17-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Đoàn lãnh đạo Tập đoàn Gia Định và các doanh nghiệp Hàn Quốc, Mông Cổ đến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương.

​Chào mừng Đoàn đến thăm tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng đã thông tin sơ nét tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, Bình Dương đang tập trung mục tiêu phát triển theo hướng thông minh và bền vững; trong đó, hướng đến nền công nghiệp xanh, trung hòa carbon.

giadinh.jpg

Toàn cảnh buổi tiếp

Hiện nay, tỉnh đang triển khai thêm một số khu cụm, công nghiệp đặc thù, nhằm thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Song song đó, Bình Dương cũng triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như điện mặt trời, điện sinh khối từ xử lý chất thải… nhằm đảm bảo đúng theo định hướng, chủ trương phát triển của tỉnh.

giadinh 1.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho đại diện Đoàn

Ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch Tập đoàn Gia Định khẳng định, Bình Dương là một trong những địa phương có sức hút lớn nhất cả nước về phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Tập đoàn Gia Định đang xúc tiến triển khai Dự án Cụm công nghiệp Tam Lập ở huyện Phú Giáo và mời gọi các nhà đầu tư tham gia. 

Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Mông Cổ bày tỏ ấn tượng khi được tham quan các khu, cụm công nghiệp tại Bình Dương và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về các thông tin, chính sách, môi trường đầu tư của tỉnh.

giadinh 2.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

4/17/2024 11:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtdoanh nghiệp, Hàn Quốc, Mông Cổ, tìm hiểu, môi trường, đầu tư, Bình Dương499-doan-doanh-nghiep-han-quoc-va-mong-co-tim-hieu-moi-truong-dau-tu-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIII, năm 2023Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIII, năm 2023

​TTĐT - Sáng 29-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đoàn – Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dư​ơng lần thứ XXIII, năm 2023. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

 

Toàn cảnh Lễ Chào cờ tại Đại hội

Đại hội đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIII - năm 2023 là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm tôn vinh, khen thưởng 200 đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ đại diện cho 300.000 đội viên, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương và 39 Phụ trách thiếu nhi tiêu biểu xuất sắc.

 

Lãnh đạo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội

Tại Đại hội, các đại biểu đã báo cáo về những kết quả mà đội viên, thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh đã phấn đấu, nỗ lực trong 03 năm qua với các chương trình hành động như: Thiếu nhi Bình Dương làm theo 5 điều Bác Hồ dạy; xây dựng Đội vững mạnh - Vững bước tiến lên Đoàn; công tác bảo vệ, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng; phụ trách tình nguyện vì đàn em thân yêu. Cụ thể, các em đã thực hiện tốt chương trình uống nước nhớ nguồn: Thăm tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với đất nước; tham gia tốt các hành trình đi tìm các địa chỉ đỏ, tìm hiểu di tích lịch sử địa phương. Bên cạnh đó, các em luôn trau dồi kiến thức, ra sức học tập, phát huy khả năng. Kết quả, thiếu nhi toàn tỉnh đã thi đua và thực hiện đạt trên 5 triệu Điểm 10 dâng lên cha mẹ, thầy cô, các anh chị phụ trách. Đồng thời, các em tích cực tham gia các phong trào: Kế hoạch nhỏ; đôi bạn cùng tiến; bạn giúp bạn; hỗ trợ, giúp đỡ ​ đội viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ nguồn kế hoạch nhỏ, các em đã chung tay xây dựng hơn 30 khu vui chơi cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư, 25 ngôi nhà khăn quàng đỏ; trao tặng hơn 7.000 suất học bổng và giúp đỡ được hơn 16.000 thiếu nhi trong dịch bệnh Covid-19 với tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.

 

Thiếu nhi báo công cho lãnh đạo tỉnh tại Đại hội

Phát biểu tại Đại hội, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp to lớn của Hội đồng Đội các cấp trong thời gian vừa qua. Ông gửi lời khen ngợi thiếu nhi đã đạt những thành tích cao trong học tập, sự cố gắng, nỗ lực trong cuộc sống và đóng góp cho cộng đồng.

 

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Đại hội

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh luôn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt cho các cháu trên mọi mặt. Ông yêu cầu các ngành, các cấp  nghiên cứu, xây dựng các thiết chế văn hóa cho thiếu nhi, định hướng bố trí quỹ đất để xây dựng Cung văn hóa cho thiếu nhi Bình Dương trong thời gian tới. Ông mong các cháu thiếu nhi không được tự mãn, chủ quan, mà phải tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện, nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện tốt những lời dạy của Bác Hồ, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; xứng đáng là thế hệ tiếp bước, phát huy truyền thống cách mạng. Đối với cán bộ Ðoàn, các thầy cô giáo cần tiếp tục phấn đấu trau dồi đạo đức, tác phong; tự học tập, rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề để đưa hoạt động Đội ngày càng phát triển toàn diện; là tấm gương sáng để rèn luyện cho nhiều thế hệ Đội viên trưởng thành và trở thành những công dân tốt, những cán bộ, đảng viên gương mẫu, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.


Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và bà Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017-2021 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Dịp này, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương đã vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2017-2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Chủ tịch UBND tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho 200 đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ và 39 cá nhân Phụ trách thiếu nhi tiêu biểu xuất sắc. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng Đại hội bảng đồng với nội dung: "Thiếu nhi Bình Dương - Học tập tốt, rèn luyện chăm - Xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ - Mầm non của Đảng Cộng sản Việt Nam".




Lãnh đạo tỉnh trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho 200 thiếu nhi là đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ

 

Lãnh đạo tỉnh trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 39 cá nhân Phụ trách thiếu nhi tiêu biểu xuất sắc


Lãnh đạo tỉnh trao tặng bảng đồng cho Đại hội​ với nội dung: "Thiếu nhi Bình Dương - Học tập tốt, rèn luyện chăm - Xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ - Mầm non của Đảng Cộng sản Việt Nam".

Sau Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương, 82 đại biểu thiếu nhi và 25 đại biểu phụ trách tiêu biểu nhất sẽ tham gia Hành trình về nguồn “Tiếp nối truyền thống - Vững bước tương lai” năm 2023 với chủ đề “Hoa thơm dâng Bác kính yêu” diễn ra từ ngày 29-31/8/2023 tại Thủ đô Hà Nội. Theo đó, Đoàn đại biểu sẽ thực hiện Lễ báo công tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; gặp gỡ, báo công với lãnh đạo Đảng, Nhà nước (dự kiến); gặp gỡ Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Thường trực Hội đồng đội Trung ương; tham quan Khu di tích Phủ Chủ tịch, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Viện Công nghệ vũ trụ Việt Nam, Bảo tàng cổ vật dưới lòng Nhà Quốc hội.

Cổng Thông tin điện tử xin giới thiệu một số hình ảnh Triển lãm tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIII, năm 2023:


Mô hình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện tại Triển lãm



Những góc trang trí khéo léo tại Triển lãm do thiếu nhi thực hiện


Hội đồng đội huyện Bàu Bàng mang đến Triển lãm những ước mơ, khát vọng thông qua những sản phẩm do chính các em thếu nhi vẽ

 

Góc Triển lãm của Hội đồng đội huyện Phú Giáo


Bức tranh kêu gọi Hãy giữ gìn Thành phố xanh, sạch, đẹp do thiếu nhi thể hiện


Thiếu nhi đang tham quan Triển lãm

8/29/2023 9:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết571-dai-hoi-chau-ngoan-bac-ho-tinh-binh-duong-lan-thu-xxiii-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
0.5
1
Lấy ý kiến dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtLấy ý kiến dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

TTĐT - ​Sáng 21-9, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến góp ý dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội. Các Phó T​hủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang đồng chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trên cơ sở báo cáo rà soát, kiến nghị của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, hiệp hội liên quan, Tổ công tác đã tổng hợp, phân loại thành 24 phụ lục tương ứng với 24 nhóm lĩnh vực được yêu cầu rà soát theo Nghị quyết của Quốc hội.

Các lĩnh vực rà soát gồm 22 lĩnh vực trọng tâm, 01 lĩnh vực pháp luật khác và 01 lĩnh vực đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị.

hnttIMG_4340.jpg

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan thực hiện rà soát là 455 văn bản, gồm 61 luật, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 195 nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 199 văn bản khác do các cơ quan Trung ương ban hành.

Tại hội nghị, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương đã tập trung cho ý kiến đối với các lĩnh vực, nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc tại các luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư. Đáng chú ý là các lĩnh vực trọng tâm còn có nhiều vướng mắc: Đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách Nhà nước, tài chính công, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính…

lmk2-1695277624195732988629.jpg

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ​phát biểu kết luận Hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, dự thảo Báo cáo được chuẩn bị công phu, đầy đủ dù việc rà soát lần này là việc khó do liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, lại được thực hiện trong thời gian ngắn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương.

Đánh giá cao những ý kiến phát biểu góp ý tâm huyết, sát với thực tiễn đối với dự thảo Báo cáo tại hội nghị, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục góp ý chi tiết, trực tiếp vào dự thảo Báo cáo đến hết ngày 21/9 để Bộ Tư pháp tổng hợp, hoàn thiện, xin ý kiến thành viên Chính phủ trước khi trình Quốc hội.

Căn cứ vào nội dung dự thảo Báo cáo, các Bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng để giải trình trước Quốc hội những nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của mình; chủ động sửa đổi, bổ sung, hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ngay trong quý IV/2023 những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành.

Đối với những nội dung liên quan đến luật, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơ hội để Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, theo hướng những nội dung nào thuộc chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2023-2024 thì các Bộ, ngành lựa chọn đưa vào, còn những nội dung chưa có thì đề xuất điều chỉnh ngay trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền kịp thời về những nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm sớm đưa quy định của pháp luật vào cuộc sống, tạo đồng thuận trong xã hội.​​​​​

9/21/2023 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtLấy ý kiến dự thảo Báo cáo, kết quả rà soát hệ thống, văn bản quy phạm pháp luật808-lay-y-kien-du-thao-bao-cao-ket-qua-ra-soat-he-thong-van-ban-quy-pham-phap-luaTrue121000
0.20
121,000
1.00
0
False
3.5
2
Báo Bình Dương kỷ niệm 45 năm thành lậpBáo Bình Dương kỷ niệm 45 năm thành lập

TTĐT - ​Sáng 01-12, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Báo Bình Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Báo Sông Bé – Báo Bình Dương (01/12/1976 – 01/12/2021).

​​Tham dự có ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.


Ông Nguyễn Hoàng Thao (giữa) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Bức trướng của Tỉnh ủy tặng Báo Bình Dương


Bà Trương Thị Bích Hạnh (bìa trái) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà (bìa phải) – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng tập thể Báo Bình Dương

Ôn lại truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển của Báo Bình Dương, ông Lê Minh Tùng - Tổng Biên tập Báo Bình Dương cho biết, cách đây 45 năm, ngày 01/12/1976, Báo Sông Bé – Báo Bình Dương chính thức được thành lập và số báo đầu tiên được phát hành vào ngày 10/12/1976. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên hơn 10 người, dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về điều kiện tác nghiệp và phát hành báo, song đội ngũ những người làm Báo Sông Bé đã luôn nỗ lực, cố gắng hết mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Từ những số báo đầu tiên có 4 trang và phát hành 10 ngày/ kỳ, trải qua 45 năm qua, Báo Sông Bé - Báo Bình Dương đã phát triển mạnh mẽ, luôn đổi mới nội dung, hình thức, tăng trang và số lượng phát hành. Đến nay, Báo Bình Dương đã phát hành 6 kỳ 1 tuần, có thời điểm phát hành 120.000 bản/kỳ. Đi đôi cùng sự phát triển của báo in, từ giữa tháng 4/2004, Website Báo Bình Dương điện tử được nâng cấp mở rộng giao diện. Dù ở giai đoạn nào, Báo Bình Dương cũng liên tục "làm mới" mình với việc thay đổi chiến lược nội dung, đa dạng các hình thức chuyển tải thông tin tới bạn đọc chính xác, khách quan; dẫn dắt, định hướng dòng thông tin chính thống giữa hàng loạt các luồng thông tin đến từ các kênh phi chính thống, tin giả… 


Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả mà Báo Sông Bé – Báo Bình Dương đã đạt được thời gian qua. Đồng thời cho rằng với nhiệm vụ chính trị được giao, thời gian qua, Báo Bình Dương đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, làm tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; thể hiện trách nhiệm cung cấp thông tin một cách chính thống, trung thực và kịp thời đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Về định hướng trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, Báo Bình Dương cần đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhân dân. Báo không ngừng đổi mới, sáng tạo về nội dung tuyên truyền phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ và từng đối tượng cụ thể trong xã hội; chuyển tải thông tin đến bạn đọc thật súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên tiếp tục học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 08 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Báo Sông Bé – Báo Bình Dương. Báo Bình Dương tổ chức khen thưởng các tác phẩm đạt giải thưởng Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch".


Bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Báo Sông Bé – Báo Bình Dương


Trao giải nhất Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"


Trao giải nhì Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"


Trao giải ba Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"​


Trao giải khuyến khích Cuộc thi viết "Bình Dương – Tuyến đầu chống dịch"​

12/1/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBáo Bình Dương, kỷ niệm, 45 năm thành lập108-bao-binh-duong-ky-niem-45-nam-thanh-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Hơn 100 triệu “Bước chân gắn kết yêu thương” tại sự kiện thiện nguyện của CapitaLandHơn 100 triệu “Bước chân gắn kết yêu thương” tại sự kiện thiện nguyện của CapitaLand

​TTĐT - Ngày 31-3, CapitaLand Development (CLD) đã tổ chức thành công sự kiện đi bộ ngoài trời tại Thành phố mới Bình Dương, chính thức khép lại chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương” kéo dài trong 05 tuần triển khai.

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 3.000 người, với hơn 10 triệu bước chân được ghi nhận. Bên cạnh đó, chiến dịch đi bộ trực tuyến nằm trong khuôn khổ chương trình cũng ghi nhận hơn 100 triệu bước chân. Với kết quả tích lũy này, CLD đã quyên góp 30.000 đô la Mỹ (hơn 700 triệu đồng) để nâng cấp bếp ăn tại Trường Mầm non Thanh Tuyền (cơ sở 2), huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.


Ông Wyeren Yap - Tổng Giám đốc khu vực miền Nam Việt Nam của CLD Việt Nam (trái) trao tặng gói hỗ trợ tài chính cho đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương

 

Sự kiện được triển khai cạnh Sycamore, dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của CLD tại Việt Nam. Với cự ly 2 km và 5 km liền kề hồ công viên Thành phố mới Bình Dương – nơi được coi là “lá phổi xanh” của thành phố, hoạt động đi bộ ngoài trời còn mang đến cho người tham dự không gian thư giãn thoải mái cùng gia đình, bạn bè, hay thậm chí là thú cưng. Sự kiện ghi nhận sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H'Hen Niê và cầu thủ Nguyễn Thị Thanh Nhã của Đội tuyển Bóng đá nữ Quốc gia Việt Nam. Mang đến cho sự kiện một làn gió sôi động và náo nhiệt là tiết mục biểu diễn của rapper JustaTee, cùng hàng loạt các hoạt động giải trí hấp dẫn khác.


(Từ trái qua phải) Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017 H’Hen Niê, Rapper Justa Tee và cầu thủ Thanh Nhã giao lưu cùng những người tham dự


 

Tất cả vận động viên tham dự chuẩn bị xuất phát

 

Bên cạnh sự kiện cộng đồng ngoài trời diễn ra vào sáng 31-3, chiến dịch đi bộ trực tuyến thuộc khuôn khổ chương trình cũng tạo được tiếng vang lớn trên các nền tảng mạng xã hội. Chỉ trong vòng 5 tuần, từ ngày 24/2 đến ngày 30/3/2024, đã có hơn 100 triệu bước chân được ghi nhận. Tất cả những người tham dự trực tuyến hào hứng chia sẻ số bước chân hàng ngày lên mạng xã hội, kèm theo hashtag #StepForKindness để tạo hiệu ứng lớn mạnh nhằm kêu gọi chung tay vì cộng đồng. 

Ông Ronald Tay - Tổng Giám đốc CLD (Việt Nam) chia sẻ: “Chiến dịch này là một trải nghiệm đáng nhớ vì đây không chỉ là cơ hội để gắn kết cộng đồng, mà còn góp phần thúc đẩy một lối sống năng động hơn. Với kết quả đạt được vượt mục tiêu đề ra, chúng tôi vinh dự được trao tặng 30.000 đô la Mỹ để nâng cấp bếp ăn tại trường mầm non Thanh Tuyền (cơ sở 2), hỗ trợ công tác cải thiện dinh dưỡng cho học sinh tại điểm trường này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực tổ chức thêm nhiều hoạt động cộng đồng với phương châm “Tô điểm cuộc sống, nâng tầm cộng đồng” tại tỉnh Bình Dương.”

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực vì cộng đồng của CLD và sự tham gia nhiệt tình của những vận động viên trong chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương”. Đây không chỉ là một sự kiện đơn thuần, mà còn là cam kết của cộng đồng về một tương lai bền vững cho thế hệ trẻ. Chúng tôi mong chờ những thay đổi tích cực mà các em học sinh Trường Mầm non Thanh Tuyền sẽ nhận được sau chiến dịch này”.

4/1/2024 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtcapitaland, bước chân, gắn kết yêu thương972-hon-100-trieu-buoc-chan-gan-ket-yeu-thuong-tai-su-kien-thien-nguyen-cua-capitalanFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Tập đoàn Tokyu nghiên cứu đầu tư lĩnh vực công nghệ bán dẫn tại Bình DươngTập đoàn Tokyu nghiên cứu đầu tư lĩnh vực công nghệ bán dẫn tại Bình Dương

TTĐT - ​Chiều 10-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Hirohisa Fujiwara - Thường trực Hội đồng quản trị, Giám đốc kinh doanh quốc tế Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) đến chia sẻ tình hình triển khai các dự án tại Thành phố mới Bình Dương và kế hoạch phát triển các dự án mới của Tập đoàn tại tỉnh Bình Dương.

​Cùng tiếp có ông Mai Hùng Dũng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Tại buổi tiếp, ông Hirohisa Fujiwara cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã hỗ trợ tích cực để Tập đoàn triển khai các dự án tại Bình Dương trong suốt thời gian qua.

Ông chia sẻ, trong chuyến thăm lần này, Đoàn cũng thành lập các tổ nghiên cứu, khảo sát để mở rộng đầu tư một số lĩnh vực mới như công nghệ cao, công nghệ bán dẫn… tại Bình Dương trong thời gian tới. 

Ông Hirohisa Fujiwara mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của chính quyền tỉnh. Tập đoàn Tokyu sẽ nỗ lực hết sức để triển khai hoạt động hiệu quả, hoàn thành tốt các dự án; góp phần thúc đẩy tỉnh Bình Dương phát triển thông minh, bền vững hơn.

bttokyu.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi và ông Hirohisa Fujiwara - Thường trực Hội đồng quản trị, Giám đốc kinh doanh quốc tế Tập đoàn Tokyu trao đổi tại buổi tiếp và làm việc​

Hoan nghênh chuyến thăm lần này của Tập đoàn, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã thông tin tóm tắt một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong quý I/2024. Bí thư cho biết, Bình Dương đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh, bền vững trên nền tảng phát triển hệ sinh thái thái công nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh; chú trọng thu hút có chọn lọc các dự án có hàm lượng công nghệ cao, ít tác động đến môi trường, tạo giá trị gia tăng cao… Do đó, định hướng đầu tư của Tập đoàn vào Bình Dương trong thời gian tới rất phù hợp với chủ trương của tỉnh, nhằm xây dựng Bình Dương trở thành thành phố văn minh, giàu đẹp, phát triển bền vững. 

bttokyu 1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi tặng quà lưu niệm cho ông Hirohisa Fujiwara - Thường trực Hội đồng quản trị, Giám đốc kinh doanh quốc tế Tập đoàn Tokyu​

Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, mối quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn Tokyu với tỉnh Bình Dương nói chung và Tổng công ty Becamex IDC nói riêng đã mang lại nhiều thành quả nổi bật. Đồng thời mong muốn thời gian tới, Tập đoàn Tokyu tiếp tục mở rộng đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ chip bán dẫn tại Bình Dương. 

4/10/2024 10:00 PMĐã ban hànhThông tin đối ngoạiTinXem chi tiếtTập đoàn, Tokyu, nghiên cứu, đầu tư, lĩnh vực, công nghệ, bán dẫn, Bình Dương851-tap-doan-tokyu-nghien-cuu-dau-tu-linh-vuc-cong-nghe-ban-dan-tai-binh-duonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Tetra Pak tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy tại Bình Dương Tetra Pak tiếp tục đầu tư mở rộng nhà máy tại Bình Dương

TTĐT - ​Tetra Pak công bố sẽ đầu tư thêm 97 triệu Euro vào nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống tại tỉnh Bình Dương, nâng tổng mức đầu tư kể từ năm 2019 đến nay lên hơn 217 triệu Euro. 

​​Khoản đầu tư này nằm trong lộ trình dài hạn mở rộng sản xuất của Công ty tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường khu vực.

Theo đó, Tetra Pak sẽ đầu tư bổ sung một dây chuyền sản xuất dự kiến đi vào hoạt động hoàn toàn vào quý III/2025. Việc mở rộng này giúp nhà máy có khả năng sản xuất các loại hộp giấy đựng đồ uống mới và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hộp giấy đựng đồ uống tại thị trường trong nước và khu vực.

Để đạt được công suất mới, nhà máy Bình Dương cũng sẽ tăng cường lực lượng lao động, tạo thêm cơ hội cho cả nhân viên hiện tại và người dân ở khu vực lân cận.

Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà máy sản xuất của Tetra Pak tại Bình Dương đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà máy tiên tiến nhất trong khu vực, đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Tetra Pak. Việc mở rộng này là một phần trong kế hoạch của Công ty nhằm khẳng định đây chính là thị trường thúc đẩy sự phát triển chiến lược cho cả khu vực.

Việc triển khai sắp tới sẽ được thực hiện phù hợp với cam kết của Tetra Pak về trách nhiệm bảo vệ môi trường và quản lý doanh nghiệp, giữ vững các tiêu chuẩn bền vững trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Công ty đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan ban ngành của Chính phủ và địa phương nhằm đảm bảo việc mở rộng sản xuất luôn tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam.

tetrapakdautu2.jpg

Tetra Pak sẽ đầu tư thêm 97 triệu Euro vào Nhà máy sản xuất hộp giấy đựng đồ uống tại tỉnh Bình Dương

Ông Eliseo Barcas - Tổng Giám đốc Tetra Pak Việt Nam cho biết: "Việc mở rộng quy mô nhà máy tại Bình Dương là minh chứng cho cam kết lâu dài của Tetra Pak tại thị trường Việt Nam kể từ khi chúng tôi bắt đầu hoạt động tại đây từ 30 năm trước. Chúng tôi tin tưởng rằng những bước tiến này sẽ cho phép chúng tôi không chỉ phục vụ các khách hàng của mình tốt hơn mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực."

Tetra Pak là công ty cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu thế giới với hơn 24.000 nhân viên. Nhà máy Tetra Pak tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II-A, tỉnh Bình Dương đi vào hoạt động từ giữa năm 2019, áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe nhất cho việc sản xuất vỏ hộp giấy tiệt trùng phục vụ thị trường nội địa, khu vực ASEAN, Úc và New Zealand.

5/7/2024 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động doanh nghiệpTinXem chi tiếtTetra Pak Bình Dương, mở rộng nhà máy275-tetra-pak-tiep-tuc-dau-tu-mo-rong-nha-may-tai-binh-duongTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến quy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hộiNewLấy ý kiến quy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội

TTĐT - ​UBND tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Quyết định quy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ CSXH trên địa bàn tỉnh có một số nội dung không còn phù hợp. Do đó, UBND tỉnh xây dựng dự thảo Quyết định mới quy định về hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ tiền điện là: Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận; hộ CSXH có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới; hộ CSXH có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới; hộ CSXH đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới.

Mỗi hộ được hỗ trợ tiền điện sử dụng tương đương 30KWh mỗi tháng, tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 được quy định bởi cấp có thẩm quyền.

Trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp hiện hành và chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ CSXH.

Thời gian lấy ý kiến đóng góp từ ngày 07/5/2024 đến ngày 06/6/2024.

Đóng góp ý kiến tại: https://www.binhduong.gov.vn/chinhquyen/Pages/Chi-tiet-Van-ban-Du-thao.aspx?ItemID=553&InitialTabId=Ribbon.Read​

5/9/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết777-lay-y-kien-quy-dinh-ho-tro-tien-dien-cho-ho-ngheo-ho-moi-thoat-ngheo-va-ho-chinh-sach-xa-hoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1
1
Khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lậpKhắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 13 - HĐND tỉnh khóa X, sáng 08-12, ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế đã trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh xoay quanh các nội dung: Thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập để phục vụ công tác khám, chữa bệnh; tiến độ Bệnh viện 1.500 giường.

Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế

Đại biểu Đỗ Ngọc Huy – Tổ đại biểu TP.Tân Uyên đặt câu hỏi: "Qua tiếp xúc cử tri và giám sát của HĐND tỉnh cho thấy, tình trạng thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế tại một số cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được khắc phục. Đề nghị Giám đốc Sở Y tế cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian tới nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân".

z4953663313146_4660bf965fa891f716e9ba5f7aa161cd.jpg

Đại biểu Đỗ Ngọc Huy – Tổ đại biểu TP.Tân Uyên đặt câu hỏ

Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế thừa nhận trong thời gian qua đã xảy ra trường hợp thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập để phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Nguyên nhân do đặc thù của đấu thầu mua thuốc tập trung được thực hiện theo pháp luật chuyên ngành riêng, không có nhà tư vấn, thẩm định lựa chọn nhà thầu, không có thẩm định giá, không có tư vấn đấu thầu... Tất cả mọi công việc đấu thầu đều do nhân viên y tế đảm nhiệm. Từ sau dịch Covid-19, ngành Y tế tỉnh Bình Dương đã phải chịu những tổn thất lớn về mặt nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như tinh thần của đội ngũ cán bộ nhân viên ngành Y tế.

Bình Dương là một trong các tỉnh đấu thầu được thuốc sớm nhất theo thông tư mới. Việc thiếu một vài thuốc cục bộ có thể xảy ra do các đơn vị đã mua hết số lượng thuốc trúng thầu, hoặc do đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu nên nhà thầu không cung cấp đủ thuốc. Việc này thường xảy ra nhiều vào cuối của kỳ thầu. Bên cạnh đó, các thuốc cung ứng cho công tác điều trị được mua sắm thông qua đấu thầu nên các thuốc trúng thầu của năm trước có cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, dạng bào chế, nhóm kỹ thuật nhưng khác tên thương mại, khác nhà sản xuất của năm sau, do đó người bệnh nhất là người bệnh mãn tính có tâm lý quen sử dụng thuốc có tên thương mại theo kết quả trúng thầu của năm trước không muốn sử dụng thuốc có tên thương mại mới gây nên tình trạng thiếu thuốc ảo, đòi hỏi nhân viên y tế phải giải thích, tư vấn cho người bệnh. 

Riêng thuốc y học cổ truyền thiếu đã lâu. Nguyên nhân do việc thực hiện gói thầu mua thuốc y học cổ truyền rất phức tạp, khó xác định giá kế hoạch do không đủ nguồn để tham khảo, cũng như các quy định của Bộ Y tế thường xuyên thay đổi, các cơ sở y tế rất khó thực hiện đấu thầu.

Tình trạng thiếu hóa chất xét nghiệm và thiếu vật tư y tế chủ yếu xảy ra ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh, khiến người bệnh phải tự mua vật tư hay làm xét nghiệm dịch vụ, ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh BHYT. Nói về nguyên nhân, ông Nguyễn Hồng Chương cho biết: Hàng năm các cơ sở y tế phải tổ chức đấu thầu vật tư – sinh phẩm y tế để sử dụng cho người bệnh, thời gian tổ chức và lựa chọn nhà thầu thường mất khoảng 4 – 6 tháng. Tuy nhiên các Thông tư, Nghị định thường xuyên thay đổi và cơ chế đấu thầu mua sắm vật tư - sinh phẩm y tế cần thời gian để thực hiện từng bước theo quy định gồm nhiều thủ tục, dẫn đến chậm mua được vật tư – sinh phẩm y tế.

Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/6/2023 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2023/TT-BYT về việc: Quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, từng bước tạo cơ sở pháp lý giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế.

z4953598163799_c71cf980b520c0223d90c00d069e9101.jpg

Ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế trả lời chất vấn

Sở Y tế đã hướng dẫn lập kế hoạch, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức các buổi tập huấn về công tác mua sắm đấu thầu cho các nhân viên làm công tác mua sắm của các đơn vị. Kết quả, tình trạng thiếu một vài thuốc genigic (thuốc tây) cục bộ có thể xảy ra do các đơn vị đã mua hết số lượng thuốc trúng thầu, hoặc nhà thầu không cung cấp đủ thuốc. Việc này thường xảy ra nhiều vào cuối của kỳ thầu. Do vậy trong thời gian sau Tết Nguyên đán có thể thiếu cục bộ một số thuốc. Sở Y tế sẽ tiến hành điều tiết thuốc giữa các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, cũng như xin điều tiết thuốc từ các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc thông qua Trung tâm mua sắm thuốc Quốc gia. Chỉ đạo các cơ sở tự tổ chức đấu thầu mua sắm các thuốc bị thiếu trong giai đoạn Sở Y tế chuẩn bị đấu thầu tập trung cấp địa phương. Ngoài ra, Sở Y tế đang khẩn trương xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu mua thuốc generic năm 2024-2026, để đến tháng 4/2024 triển khai đấu thầu mua sắm thuốc.

Về thuốc Y học cổ truyền, gói thuốc thành phẩm đang tiến hành chấm thầu, dự kiến cuối tháng 12/2023 sẽ có kết quả thầu.  

Về vật tư sinh phẩm, sau khi có Thông tư số 14/2023/TT-BYT ngày 30/6/2023 của Bộ Y tế, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế khẩn trương thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp tài chính, giao giám đốc các đơn vị chủ động trong công tác mua sắm (Thẩm quyền quyết định mua sắm của các đơn vị sự nghiệp y tế từ 2-5 tỷ, vượt trên mốc này thì thẩm quyền thuộc Sở Y tế). Đến quý III năm 2023, về cơ bản các đơn vị y tế đã xây dựng được gói thầu hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, đang giai đoạn mời thầu.

Sở Y tế đã chỉ đạo BVĐK tỉnh tích cực tập trung xây dựng gói thầu vật tư y tế thông thường năm 2023-2024. Hiện tại gói thầu mua hóa chất xét nghiệm tổng giá trị 56 tỷ sắp xong, dự kiến đầu tháng 12/2023 sẽ có hóa chất và mua sắm vật tư y tế với tổng giá trị trên 40 tỷ đồng sẽ mời thầu trong quý IV năm 2023.

Các cơ sở khám chữa bệnh thống kê, tổng hợp tình hình tồn kho vật tư, hóa chất, sinh phẩm từ hoạt động chống dịch Covid-19 để thuận lợi cho việc triển khai, điều chuyển, sử dụng các vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế này sang phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người bệnh hiện nay nhằm tránh lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.

Nỗ lực đưa Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động

Bệnh viện đa khoa 1.500 giường là công trình trọng điểm của tỉnh, người dân hiện rất mong chờ Bệnh viện sớm đi vào hoạt động. Đại biểu Huỳnh Thị Tuyết Hạnh – Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt vấn đề khi nào Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động và có giải pháp gì để đảm bảo tiến độ thực hiện.

Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết, để đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa 1.500 giường, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo, theo dõi việc triển khai thực hiện Cụm dự án Bệnh viện đa khoa 1.500 giường do ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng; thành lập các Tổ kiểm tra, giám sát và Tổ giúp việc cho Tổ công tác chỉ đạo, theo dõi việc triển khai thực hiện Cụm dự án Bệnh viện đa khoa 1.500 giường.

z4953598119055_6f2a1a06ea79573281b49c014f8c9fad.jpg

Đại biểu Huỳnh Thị Tuyết Hạnh – Tổ đại biểu TP.Thuận An đặt vấn đề khi nào Bệnh viện đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động và có giải pháp gì để đảm bảo tiến độ thực hiện

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án xây dựng tỉnh, công trình Bệnh viện 1.500 giường có thể hoàn thành vào đầu năm 2024. Hiện Dự án mua sắm trang thiết bị y tế đang triển khai. Dự án được UBND phê duyệt năm 2018 với tổng dự toán khoảng 790 tỷ đồng, bao gồm các trang thiết bị y tế, nội thất (giường bệnh, tủ cho bệnh nhân, trang thiết bị văn phòng...) và công nghệ thông tin. Sở Y tế đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng khoa học tư vấn dự toán gói thầu trang thiết bị y tế Bệnh viện 1.500 giường. Trong quá trình thực hiện, do có một số vướng mắc về thủ tục, Sở Y tế đã có văn bản gửi Bộ Y tế để được hướng dẫn thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. Ngày 04/8/2023, UBND tỉnh đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức và phương pháp xác định dự toán, tổng mức đầu tư đối với dự án mua sắm trang thiết bị thuộc lĩnh vực y tế để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo của gói thầu nhưng chưa nhận được hướng dẫn, dẫn đến các gói thầu mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện 1.500 giường chưa tiếp tục triển khai như tiến độ.

Hiện tại, chỉ có 02 đơn vị tiếp cận báo giá lập dự toán 2 gói thầu tư vấn nhưng Bộ Y tế cũng chưa có hướng dẫn các gói thầu tư vấn không có cấu phần xây dựng).

"Ngoài ra, việc đưa vào vận hành Bệnh viện 1.500 giường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tiến độ thực hiện các gói thầu xây lắp và trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa 1.500 giường (liên quan đến hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện dự kiến hoàn thành vào quý I năm 2024). Do vậy, việc vận hành Bện​h viện đa khoa tỉnh chỉ được thực hiện khi các gói thầu liên quan đến xây lắp, trang thiết bị, hệ thống xử lý nước thải được hoàn thành và bàn giao cho ngành Y tế" - Ông Nguyễn Hồng Chương cho biết thêm.

12/8/2023 12:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài thời sự, kýXem chi tiếtKhắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, cơ sở y tế công lập657-khac-phuc-tinh-trang-thieu-thuoc-vat-tu-y-te-tai-cac-co-so-y-te-cong-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.333333
3
Hơn 1 triệu máy tính ủng hộ học sinh học trực tuyếnHơn 1 triệu máy tính ủng hộ học sinh học trực tuyến

​TTĐT - Tối 12-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và chủ trì buổi lễ.

​Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành, doanh nghiệp viễn thông.

Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau

Chương trình "Sóng và máy tính cho em" hướng tới phủ sóng 100% toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến. Đồng thời, Chương trình cũng sẽ phủ sóng toàn bộ 1.910 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc.

Trong giai đoạn 1, năm 2021, Chương trình dự kiến huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc; trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.

 

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương

Giai đoạn 2, từ năm 2022 - 2023: Tiếp tục phát động Chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để thực hiện học trực tuyến.

Chương trình sẽ có các hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và tổ chức dạy, học trực tuyến. Cụ thể, sẽ miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; miễn phí 100% cước Internet di động khi sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: Máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet đảm bảo việc dạy, học trực tuyến.  

Chương trình sẽ huy động nguồn lực tổng thể của các Bộ, ngành và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên cả nước đủ điều kiện học học trực tuyến, bảo đảm không để học sinh nào "bị bỏ lại phía sau", không hoàn thành chương trình học tập do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phát biểu phát động tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, ngành Giáo dục cần nỗ lực khắc phục khó khăn trong dạy và học trực tuyến, đồng thời có giải pháp ngăn ngừa những thông tin xấu độc trên mạng. Thủ tướng Chính phủ nhiệt liệt biểu dương các tổ chức xã hội, doanh nghiệp đã sẵn sàng hỗ trợ cho Chương trình "Sóng và máy tính cho em" trong thời điểm khó khăn do dịch Covid 19. Bên cạnh đó, mong muốn các địa phương phối hợp phát động chương trình này để các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận bình đẳng với cơ hội học tập, truyền đi thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này. Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Bộ Y tế sớm nghiên cứu kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên để tạo miễn dịch cộng đồng.

Ngay sau lễ phát động, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và UBND các tỉnh, thành phố đã trao tặng, ủng hộ cho Chương trình "Sóng và máy tính cho em" hơn 1 triệu máy tính với giá trị lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

 

Các đơn vị ủng hộ Chương trình "Sóng và máy tính cho em" tại buổi lễ

Khoảng 70.000 học sinh ở Bình Dương chưa có máy tính để học trực tuyến

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm này, cả nước có 26/63 tỉnh, thành phố đang cho học sinh học trực tuyến. Trong đó, có một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến. Ước khoảng 7,35 triệu học sinh ở tất cả các cấp đang học trực tuyến. Số chưa có máy tính để học trực tuyến và cần được hỗ trợ tại 26 tỉnh, thành phố nói trên ước khoảng 1,5 triệu học sinh.

Tại Bình Dương, theo kế hoạch của tỉnh, năm học 2021-2022, các trường trên địa bàn tỉnh sẽ dạy học trực tuyến trong tháng 9 và tháng 10 để phòng, chống dịch. Ngày 15/9/2021 sẽ khai giảng năm học bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 70.000 học sinh không có máy tính để học trực tuyến.

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, dịch bệnh khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, vào năm học mới phụ huynh là công nhân lao động vừa lo lắng về lương thực vừa lo lắng về học tập của con. Nhiều gia đình không thể mua máy tính, điện thoại thông minh cho con học trực tuyến.

 

Khoảng 70.000 học sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có máy tính để học trực tuyến

Để khắc phục khó khăn trên, ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát động cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành ủng hộ 1 ngày lương để hỗ trợ mua máy tính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Sở cũng đã có thư kêu gọi các cơ quan, tổ chức và mạnh thường quân chung tay quyên góp hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh. Hiện đã có sự hỗ trợ ban đầu từ các đơn vị. Sau lễ khai giảng, Sở tiếp tục kêu gọi một đợt nữa để có thêm thiết bị cho học sinh.

Bên cạnh đó, Sở cũng làm việc với các đơn vị cung cấp Internet để nâng cấp đường truyền ở các khu vực nhiều nhà trọ, đông công nhân lao động.

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ chương trình để các em học sinh sớm có máy tính học trực tuyến. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo đường truyền phục vụ công tác dạy và học, nhất là đối với các em học sinh đang ở trong các vùng cách ly, phong tỏa, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; triển khai các gói hỗ trợ về giá cước, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên trong thời gian học trực tuyến.

Được biết, VNPT Bình Dương đã tài trợ 50 bộ máy tính bảng kèm SIM data sử dụng 01 năm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị khoảng 200 triệu đồng.

9/12/2021 11:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtmáy tính, học sinh, học trực tuyến883-hon-1-trieu-may-tinh-ung-ho-hoc-sinh-hoc-truc-tuyeTrue121000
1.00
121,000
3.00
0
False
1.5
6
Rà soát, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các công trình, dự án trọng điểmNewRà soát, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm

TTĐT - ​Chiều 08-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông​ vận tải. 

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp.

Theo báo cáo, sau Phiên họp lần thứ 10, Ban Chỉ đạo đã rà soát, đưa ra 53 nhiệm vụ, trong đó 15 nhiệm vụ có thời hạn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có 21 văn bản chỉ đạo liên quan nhằm thúc đẩy triển khai các dự án. Các Bộ, ngành, địa phương đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ, trình Quốc hội xem xét việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa; khai thác mỏ vật liệu, thí nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp; giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy thi công với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên Tết", "bàn làm không bàn lùi" và đạt kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, đã đưa vào khai thác và thông xe 02 tuyến đường bộ cao tốc là Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt, nâng tổng số tuyến đường cao tốc trên trục Bắc - Nam là 1.187 km và tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước trên 2.000 km.

tructuyencongtrinhtrongdiem.jpg

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Tại Phiên họp lần thứ 11, Ban Chỉ đạo đã tập trung lắng nghe một số vấn đề còn tồn tại, khó khăn và kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn vật liệu xây dựng đắp nền, thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Bình Dương hiện nằm trong nhóm các địa phương đảm bảo tiến độ triển khai thi công, bám sát yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thúc đẩy các dự án giao thông góp phần quan trọng giải ngân vốn đầu tư công - một trong 3 động lực phát triển; đồng thời tạo ra không gian phát triển mới, khu đô thị mới, khu du lịch mới...

Thủ tướng đánh giá cao tinh thần chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các địa phương trong thực hiện các công trình, dự án trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, một số dự án vẫn còn chậm. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, rà soát công việc, chỉ rõ vướng mắc ở đâu, khâu nào, trách nhiệm của ai và đề xuất biện pháp giải quyết. Tinh thần chung là công tâm, đặt lợi ích của Quốc gia, của người dân lên trên hết để hoàn thành công việc hiệu quả.

5/8/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtrà soát, tháo gỡ khó khăn, triển khai, công trình, dự án trọng điểm154-ra-soat-thao-go-kho-khan-trong-trien-khai-cac-cong-trinh-du-an-trong-dieFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến quy định quản lý hoạt động xe ô tô vận tải trung chuyển hành kháchNewLấy ý kiến quy định quản lý hoạt động xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách

TTĐT - ​UBND tỉnh lấy ý kiến về dự thảo Quy định quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, quy định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, đơn vị khai thác bến xe khách và hành khách đi xe trung chuyển trên địa bàn tỉnh.

Các đơn vị vận tải tuyến cố định chỉ được sử dụng xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh. Xe trung chuyển (gọi tắt là xe) chỉ được hoạt động trong phạm vi phương án do các đơn vị vận tải tuyến cố định đăng ký với Sở Giao thông vận tải (GTVT).

Xe được phép hoạt động đón, trả khách trên địa bàn tỉnh trước và sau 02 giờ xuất bến của tuyến cố định theo biểu đồ đã được Sở GTVT phê duyệt. Trước khi đưa xe vào phục vụ hành khách tại bến xe, các đơn vị vận tải phải đăng ký với bến xe để quản lý thời gian xe phục vụ đón, trả khách.

Xe phải dán decal màu xanh chữ in "XE TRUNG CHUYỂN" niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe, kích thước chiều cao của chữ 150 mm. Bên trong xe phải niêm yết thông tin: Biển số xe, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị vận tải.

Xe có sức chứa từ 10 chỗ ngồi đến 16 chỗ ngồi (kể cả người lái); có niên hạn sử dụng không quá 15 năm tính từ năm sản xuất.

Xe phải gắn thiết bị giám sát hành trình.

Xe không được dán kính gương mờ, không dán các hình thức quảng cáo bên trong và bên ngoài của xe.

Lái xe phải có đủ điều kiện của người lái xe cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông; phải cho xe dừng lại để khách lên, hoặc xuống xe tại những điểm đón, trả khách được phép dừng, thời gian đón trả khách tại mỗi thời điểm là theo phương án của doanh nghiệp đăng ký với Sở GTVT; chỉ được phép trung chuyển hành khách đến bến và đưa hành khách từ bến về địa điểm theo đề nghị của hành khách đi trên xe tuyến cố định của đơn vị vận tải được Sở GTVT chấp thuận khai thác tuyến.

Hành khách đi xe trung chuyển phải có mặt đúng giờ tại điểm đón theo quy định của đơn vị vận tải; tuân thủ sự hướng dẫn của lái xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe.

Đơn vị vận tải, chủ phương tiện chịu trách nhiệm trước Sở GTVT về hoạt động của xe đã được Sở GTVT chấp thuận hoạt động thực hiện đón, trả hành khách đi trên các tuyến cố định của đơn vị.

Giao GTVT triển khai đến các cơ quan, đơn vị có liên quan biết.

Thời gian lấy ý kiến: từ ngày 7/5 đến hết ngày 6/6/2024.

Tham gia đóng góp ý kiến tại: https://www.binhduong.gov.vn/chinhquyen/Pages/Chi-tiet-Van-ban-Du-thao.aspx?ItemID=552&InitialTabId=Ribbon.Read​

5/9/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết101-lay-y-kien-quy-dinh-quan-ly-hoat-dong-xe-o-to-van-tai-trung-chuyen-hanh-khacTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân cho 14.208 lượt hộ vay vốn6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân cho 14.208 lượt hộ vay vốn

TTĐT - Chiều 02-8, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân  hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 và thông qua dự thảo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội. Ông Đặng Minh Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Dương đang thực hiện 11 chương trình tín dụng về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với tổng dư nợ đến cuối tháng 6/2019 đạt 2.416 tỷ 910 triệu đồng; trong đó tập trung chủ yếu là chương trình cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm …

Toàn cảnh hội nghị

Trong 6 tháng đầu năm 2019, đã giải ngân cho 14.208 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để sản xuất kinh doanh, chi phí học tập, tạo việc làm, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, với tổng doanh số cho vay 503 tỷ 905 triệu đồng; với mức dư nợ bình quân đạt 35 triệu đồng/hộ, tăng 2,1 triệu đồng/hộ so với đầu năm. Qua đó đã giúp cho 3.648 hộ thoát nghèo, thu hút và tạo việc làm mới cho 6.237 lao động; hơn 200 học sinh, sinh viên  có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; cải tạo, xây dựng mới hơn 5.572 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn quốc gia.

Đến nay, toàn tỉnh có 88/91 xã, phường, thị trấn có điểm giao dịch tại xã. Các chính sách tín dụng ưu đãi, chương trình cho vay, thủ tục giải quyết công việc được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch được kịp thời, đúng quy định. Các tổ chức hội, đoàn thể đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách trên địa bàn tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn về nghiệp vụ quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách được 51 lớp, có 1.802 người tham dự. Công tác kiểm tra, giám sát được duy trì thường xuyên theo quy định.

Từ nay đến cuối năm, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị  số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 936-CV/TU của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Tham mưu UBND cấp huyện ủy thác nguồn vốn địa phương qua Phòng giao dịch các huyện, thị hoàn thành kế hoạch được giao. Thường xuyên theo dõi đôn đốc, có giải pháp xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; tăng cường kiểm tra giám sát của Hội cấp trên đối với các tổ chức Hội cấp dưới, củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; tăng cường  công tác kiểm tra  giám sát hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn đối với hộ vay vốn; đôn đốc hộ vay tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng và thực hiện trả nợ, trả lãi tiền vay đúng hạn.

Hội nghị cũng đã tham gia đóng góp và cho ý kiến vào dự thảo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội.

 

8/2/2019 10:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2019-08/Tin 4 - NHCSXH giai ngan.mp3Xem chi tiếtgiải ngân vốn900-6-thang-dau-nam-2019-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-tinh-giai-ngan-cho-14-208-luot-ho-vay-voTrue121000
0.30
121,000
0.80
133,100
False
Lãnh đạo tỉnh khảo sát tiến độ dự án đường Vành đai 3 và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13Lãnh đạo tỉnh khảo sát tiến độ dự án đường Vành đai 3 và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13

TTĐT - Sáng 19-01, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, khảo sát tiến độ thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương.

Cùng đi có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, TP.Thuận An.

Tại buổi khảo sát, lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, các gói thầu xây lắp dự án xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương được triển khai đúng tiến độ. Đến nay giải ngân đền bù giải phóng mặt bằng dự án đạt gần 90%. Tuy nhiên hiện còn vướng một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, do đó Ban mong muốn TP.Thuận An đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai dự án.

ksvd32.JPG

Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh báo cáo tiến độ dự án đường Vành đai 3

Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương có điểm đầu tại nút giao Tân Vạn, điểm cuối tại cầu Bình Gởi với tổng chiều dài tuyến đường khoảng 26,6 km, gồm hai dự án: Dự án thành phần 5 (xây lắp) và Dự án thành phần 6 (bồi thường, hỗ trợ và tái định cư).

Tổng mức đầu tư dự án là 19.280 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 129,32hecta, với khoảng 1.496 trường hợp người dân bị ảnh hưởng.

ksvd33.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP.Thuận An và chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ trong triển khai dự án đường Vành đai 3

ksvd34.JPG

ksvd35.JPG

ksvd36.JPG

Lãnh đạo tỉnh tặng quà cho các đơn vị thi công dự án đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương

ksvd37.JPG

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương chụp ảnh lưu niệm cùng các đơn vị thi công tại công trường dự án đường Vành đai 3

Đoàn lãnh đạo tỉnh cũng đã đến khảo sát tiến độ dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13. Báo cáo tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án, ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 có tổng chiều dài 12,7km gồm 3 đoạn. Trong đó đoạn từ đường Lê Hồng Phong (TP.Thủ Dầu Một) hướng về Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore 1 (nút giao Tự Do) dài 4,9km, đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; đoạn từ Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore đến cầu Ông Bố (dài 2,9km) đã bàn giao mặt bằng khoảng 80% và đoạn từ cầu Ông Bố đến Vĩnh Phú dài 4,9km, đã bàn giao mặt bằng khoảng 50%. Hiện nay UBND TP.Thuận An đang tiến hành phê duyệt chi trả đối với các trường hợp còn lại và vận động người dân nhận tiền,bàn giao mặt bằng đối với các trường hợp đã được phê duyệt song song với công tác bố trí tái định cư cho người dân.

ksql131.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh nghe báo cáo tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13​​

ksql132.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13​​

Qua khảo sát các dự án trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh hoan nghênh các chủ đầu tư và các đơn vị thi công đã nỗ lực đảm bảo tiến độ dự án. Ông đề nghị UBND TP.Thuận An đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, nhanh chóng chi trả bồi thường các trường hợp bị ảnh hưởng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cùng các nhà thầu thi công tiếp tục phát huy kết quả thời gian qua, triển khai hiệu quả các gói thầu thi công dự án đường Vành đai 3.

Cũng tại buổi khảo sát, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đã tặng quà cho hộ ông Nguyễn Văn Hữu (khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, TP.Thuận An) và cảm ơn sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong việc bàn giao mặt bằng triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13.

ksql133.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho hộ ông Nguyễn Văn Hữu (khu phố Hòa Lân 2, phường Thuận Giao, TP.Thuận An)

1/19/2024 10:00 AMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtlãnh đạo tỉnh, khảo sát, tiến độ, công trình giao thông trọng điểm632-lanh-dao-tinh-khao-sat-tien-do-du-an-duong-vanh-dai-3-va-nang-cap-mo-rong-quoc-lo-1True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.916667
6
Bình Dương: Thành lập các Tổ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểmBình Dương: Thành lập các Tổ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

TTĐT - ​Chiều 14-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trư​​ởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có các PChủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và các huyện, thị, thành phố.

Cuộc họp đã thông qua các Quyết định thành lập 06 Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747b, ĐT.743 do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Tổ trưởng; Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh do ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Tổ trưởng; Tổ chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đường Vành đai 4 và Dự án nút giao Sóng Thần với đường Phạm Văn Đồng, TP.Hồ Chí Minh do ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng.


 thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho rằng, hạ tầng giao thông là một trong những động lực quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua. Nếu không tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thì Bình Dương sẽ mất đi lợi thế so sánh với các địa phương khác trong thu hút đầu tư. Do đó, các ngành, các cấp phải tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng hình thành các trục đường quan trọng, tạo bứt phá vì sự phát triển chung của Bình Dương. Bí thư yêu cầu các Tổ chỉ đạo phải sâu sát, kiểm tra, đôn đốc toàn diện việc triển khai dự án đảm bảo đúng quy định pháp luật. Nhất là tập trung chỉ đạo công tác mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp; phải chia sẻ, vận động thuyết phục để nhân dân đồng tình, đồng thuận, tất cả vì mục tiêu phát triển, chăm lo đời sống nhân dân. Mỗi một dự án phải có một tổ nhận đơn và giải quyết khiếu nại của người dân ngay tại hiện trường dự án đó. Khi có khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất tỉnh đề ra các chủ trương, chính sách mới để tháo gỡ.

Về tiến độ các dự án cụ thể, Bí thư yêu cầu, đối với đường Vành đai 3 triển khai công tác đền bù giải toả trong tháng 6/2022 ngay khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư và các cơ chế đặc thù. Tuyến Quốc lộ 13 phải hoàn tất các thủ tục hợp đồng với Becamex IDC, tập trung giải phóng mặt bằng tại TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, đến 30/4/2022 phải khởi công, đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành trong thời gian 01 năm. Đồng thời hoàn tất các thủ tục hợp đồng đối với Becamex IDC đối với các dự án O&M. Đối với đường Vành đai 4, khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục pháp lý liên quan, phấn đấu đến ngày 02/9/2022 khởi công. Đối với cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, bắt tay hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để triển khai giải phóng mặt bằng trong năm 2023.


Hạ tầng giao thông tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh​

Trao đổi thêm tại cuộc họp, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương đang tích cực phối hợp với TP.Hồ Chí Minh triển khai tuyến Vành đai 3, Vành đai 4. Tại kỳ họp sắp tới, HĐND tỉnh sẽ thông qua Nghị quyết bố trí vốn cho tuyến đường Vành đai 3. Các địa phương chủ động tính toán khu vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ để kêu gọi các nhà đầu tư phát triển khu vực dọc tuyến đường Vành đai 4. Đối với dự án mở rộng Quốc lộ 13, ông yêu cầu TP.Thuận An xúc tiến hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đoạn từ cầu Ông Bố đến nút giao Hữu Nghị và đoạn từ cổng chào Vĩnh Phú đến cầu Ông Bố…

Đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 92km, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 25,92km có tổng mức đầu tư khoảng 19.280 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công; trong đó đầu tư xây dựng là 5.752 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng là 13.528 tỷ đồng. Đến nay, đoạn đi trùng với đường Mỹ Phước - Tân Vạn dài 15,3km đã được xây dựng với quy mô 6 làn xe ô tô.

Tuyến Vành đai 4 có tổng chiều dài 199km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 27.670 tỷ đồng; trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 48,3km, quy mô quy hoạch 8 làn xe cao tốc. Tỉnh Bình Dương đã chủ động đầu tư được khoảng 26,64km với quy mô từ 4 đến 10 làn xe, nhằm từng bước hoàn thành, tạo cung kết nối Đông - Tây của tỉnh.

Dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 thêm 2 làn xe, nâng tổng số làn xe lên 8 làn, có tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng. Hiện nay các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan đang khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như các công tác chuẩn bị về mặt hồ sơ, pháp lý để đến 30/4/2022 khởi công đoạn từ nút giao Tự Do đến ngã tư Lê Hồng Phong.

Dự án Tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT.746, ĐT.747b, ĐT.743 theo hình thức PPP có tổng mức đầu tư trên 7.258 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư theo hình thức BOT trên tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn gồm có 8 hầm chui hoặc cầu vượt tuyến chính; 9 hầm chui dân sinh; 8 cầu vượt bộ hành; 11,7km đường gom; xây dựng trạm thu phí An Phú có tổng mức đầu tư trên 6.619 tỷ đồng; tổng mức đầu tư theo hình thức Hợp đồng Kinh doanh - quản lý (O&M) trên 639 tỷ đồng, bao gồm các hạng mục như: Sửa chữa tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đoạn từ Km0+0.00 đến Km26+170; thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng sửa chữa hàng năm; trùng tu, đại tu cho hạng mục giao thông, cây xanh, chiếu sáng, vệ sinh…

Dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng mức đầu tư trên 23.189 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức PPP. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai dự án này.

Dự án nút giao Sóng Thần với đường Phạm Văn Đồng, TP.Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn thiết kế.


4/15/2022 12:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtBình Dương, thành lập tổ công tác, đẩy nhanh tiến độ, các dự án giao thông trọng điểm446-binh-duong-thanh-lap-cac-to-chi-dao-day-nhanh-tien-do-cac-du-an-giao-thong-trong-dieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh năm 2023Triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh năm 2023

TTĐT - ​​Hội đồng tuyển dụng viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023 thông báo triệu tập các thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn (Vòng 2) kỳ xét tuyển viên chức ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2023.

Theo đó, thời gian phỏng vấn từ ngày 05/01/2024 đến ngày 07/01/2024. Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút.  Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút.

Các thí sinh kiểm tra thời gian phỏng vấn theo danh sách và có mặt trước giờ phỏng vấn 15 phút.

Địa điểm phỏng vấn: Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương. Địa chỉ: 529 Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Thí sinh xuất trình Thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy Chứng minh nhân dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.

Thí sinh chỉ được mang bút theo quy định. Hội đồng sẽ phát giấy nháp để thí sinh chuẩn bị nội dung trả lời. Thí sinh không được mang theo điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu thiết bị chứa đựng thông tin khác vào phòng thi.

Thông báo ​

12/30/2023 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết871-trieu-tap-thi-sinh-du-dieu-kien-tieu-chuan-tham-du-phong-van-ky-xet-tuyen-vien-chuc-nganh-y-te-tinh-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.9
5
Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng, tín dụng đenĐẩy mạnh phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng, tín dụng đen

TTĐT - Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh, thu hút đông đảo người lao động trong cả nước tới sinh sống, làm việc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều đối tượng lợi dụng địa bàn Bình Dương làm nơi hoạt động, thực hiện các hành vi phạm pháp gây mất an ninh trật tự. Nổi lên gần đây là tộ​i phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và tội phạm hoạt động liên quan đến tín dụng đen. Trước tình hình trên, Công an tỉnh đã chủ động xây dựng nhiều kế hoạch, giải pháp để đấu tranh, phòng ngừa.​

Theo báo cáo, tình hình tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn tỉnh có diễn biến tương đối phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi tiếp cận người vay tiền như gửi danh thiếp, tờ rơi quảng cáo với nội dung "cho vay trả góp", "hỗ trợ tài chính", "cho vay tiêu dùng"…

Các đối tượng thường hoạt động theo nhóm nhỏ, lưu động, núp bóng dưới vỏ bọc các công ty cho thuê tài chính, cơ sở cầm cố thế chấp tài sản vay… Khi người dân có nhu cầu vay vốn, các đối tượng này dùng các loại hợp đồng như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, cho thuê ô tô, xe máy… Trong trường hợp người nợ mất khả năng thanh toán thì chúng sẽ sử dụng các biện pháp đòi nợ như: Cho các đối tượng lưu manh, xăm trổ đến gây sức ép, dọa dẫm, dùng vũ lực, ném sơn, chất bẩn vào nhà người nợ hay kéo đông người đến nhà riêng, gọi điện thoại đe dọa, chửi bới, khủng bố tinh thần. Nhiều trường hợp các đối tượng đòi nợ thuê thực hiện hành vi cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản…

IMG_5600.jpg 

Lực lượng chức năng làm việc với đối tượng cho vay lãi nặng, tín dụng đen

​​Theo Đại tá Trần Văn Chính - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, trong giai đoạn 2018-2020, Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 44 vụ, 90 đối tượng có liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Qua đó khởi tố 37 vụ, 75 đối tượng, xử phạt hành chính 02 vụ, 05 đối tượng. Đối với tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã tiếp nhận 38 vụ, 65 đối tượng, trong đó đã khởi tố 29 vụ, 50 đối tượng.

Trong thời gian tới, Công an tỉnh Bình Dương sẽ có nhiều giải pháp mới trong công tác phòng, chống tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tín dụng đen, góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn, mang lại bình yên cuộc sống cho người dân.

Bên cạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa đối với tội phạm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và các tội phạm khác liên quan đến hoạt động tín dụng đen, Công an tỉnh cũng sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác với tội phạm này như: Tổ chức các buổi tuyên truyền cho người dân ngay tại cộng đồng dân cư, công nhân lao động, nhà trọ, phát tờ rơi…​​

11/16/2020 4:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin/CMSImageNew/2020-11/tin ctv ANTT.mp3Xem chi tiếtĐẩy mạnh, phòng, chống tội phạm, cho vay, lãi nặng, tín dụng đen966-day-manh-phong-chong-toi-pham-cho-vay-lai-nang-tin-dung-deFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
4
1
Cục Thuế tỉnh Bình Dương có tân Phó Cục trưởngCục Thuế tỉnh Bình Dương có tân Phó Cục trưởng

TTĐT - ​​Chiều 25-01, tại TP.Thủ Dầu Một, Tổng cục Thuế đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Ng​uyễn Văn Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương. ​

Ông Mai Sơn - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chủ trì hội nghị. Tham dự có bà Nguyễn Minh Thủy –Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương.

Hội nghị đã thông qua Quyết định số 93/QĐ-TCT ngày 24/01/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Tân Uyên giữ chức Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương, kể từ ngày 01/02/2024.

traoqdbonhiemnganhThue.jpg

Ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trao quyết và tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Thành - tân Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương

Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Sơn tin tưởng, với với năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng và thời gian công tác trên 31 năm trong ngành Thuế, ông Nguyễn Văn Thành sẽ tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Thuế, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Bình Dương để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng mong muốn lãnh đạo và toàn thể công chức, người lao động Cục Thuế tỉnh Bình Dương đồng tâm, nhất trí, ủng hộ và tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Cục Thuế nói chung và ông Nguyễn Văn Thành nói riêng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.​

1/26/2024 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtCục Thuế tỉnh Bình Dương, có tân Phó cục trưởng100-cuc-thue-tinh-binh-duong-co-tan-pho-cuc-truonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
1.5
3
1 - 30Next