Tin tức sự kiện
 

TTĐT - Sáng 26-4, tại UBND thị trấn Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên, Hội Chữ thập đỏ huyện Bắc Tân Uyên phối hợp với UBND xã Tân Thành tổ chức Phiên chợ 0 đồng.

 
 

TTĐT - ​Sở Nội vụ thông báo điều chỉnh, bổ sung nhu cầu tuyển dụng ​công chức và người làm việc tại các Hội năm 2023.

 
 

TTĐT - Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Luật gia Việt Nam do ông Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam làm Trưởng đoàn về tình hình hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 25-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa UBND tỉnh Bình Dương và Hội Luật gia Việt Nam.

 
 

TTĐT - ​Đó là thông tin tại buổi tiếp và làm việc giữa ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh với bà Priyamvada Srivastava (tên gọi tắt là Priya) - Tổng giám đốc P&G Việt Nam vào sáng 25-4 tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​Chiều 24-4, tại TP.Thủ Dầu Một, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ.

 
 

TTĐT - ​Ban Dân vận Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thi "Dân vận khéo" các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương năm 2023 và một số hoạt động lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương - Sông Bé (31/5/1983 - 31/5/2023), 93 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2023).

 
 

TTĐT - ​Sáng 22-4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trị Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài.

 
 

​TTĐT - Sáng 21-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội đại biểu "Ngư​ời Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" tỉnh Bình Dương lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028.

 
 

TTĐT - ​Sáng 21-4, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 3 đã có buổi tiếp xúc với cử tri TP.Thuận An. 

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phân loại
  
  
  
Tin liên quan
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bình Dương: Từ ngày 21/5/2022, Công an xã đăng ký, cấp biển số xe môtô, xe gắn máy và xe máy điệnBình Dương: Từ ngày 21/5/2022, Công an xã đăng ký, cấp biển số xe môtô, xe gắn máy và xe máy điện

TTĐT - Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương vừa ký Quyết định phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 21/5/2022.

Theo đó, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh sẽ đăng ký, cấp biển số đối với xe ôtô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại thành phố Thủ Dầu Một, nơi phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.

Công an huyện, thị xã, thành phố (trừ thành phố Thủ Dầu Một, nơi phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở) đăng ký, cấp biển số xe ôtô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình. Đăng ký, cấp biển số xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình (trừ các xã, phường, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe môtô).

Công an thành phố Thủ Dầu Một thực hiện đăng ký xe môtô, gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.

Công an 51 xã, phường, thị trấn đăng ký, cấp biển số xe môtô (hay còn gọi là xe máy), xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình; tổ chức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.

Với việc phân quyền cho Công an xã đăng ký, cấp biển số xe máy sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, không bắt buộc phải lên cơ quan cấp huyện để thực hiện thủ tục như trước đây.

1/Danh sách Công an xã, phường, thị trấn được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện

1          Thành phố Thuận An

1.1        Công an phường An Phú

1.2        Công an phường An Thạnh

1.3        Công an phường Bình Chuẩn

1.4        Công an phường Bình Hòa

1.5        Công an phường Bình Nhâm

1.6        Công an phường Hưng Định

1.7        Công an phường Thuận Giao

1.8        Công an phường Vĩnh Phú

2          Thành phố Dĩ An

2.1        Công an phường An Bình

2.2        Công an phường Bình An

2.3        Công an phường Bình Thắng

2.4        Công an phường Đông Hòa

2.5        Công an phường Tân Bình

2.6        Công an phường Tân Đông Hiệp

3          Thị xã Tân Uyên

3.1        Công an phường Hội Nghĩa

3.2        Công an phường Phú Chánh

3.3        Công an phường Vĩnh Tân

3.4        Công an phường Tân Hiệp

3.5        Công an phường Tân Phước Khánh

3.6        Công an phường Thái Hòa

3.7        Công an phường Thạnh Phước

3.8        Công an phường Tân Vĩnh Hiệp

3.9        Công an phường Khánh Bình

4          Thị xã Bến Cát

4.1        Công an xã An Điền

4.2        Công an xã An Tây

4.3        Công an phường Chánh Phú Hòa

4.4        Công an phường Hòa Lợi

4.5        Công an xã Phú An

4.6        Công an phường Tân Định

4.7        Công an phường Thới Hòa

5          Huyện Phú Giáo

5.1        Công an xã An Bình

5.2        Công an xã Phước Hòa

5.3        Công an xã Tân Long

5.4        Công an xã Vĩnh Hòa

6          Huyện Bàu Bàng

6.1        Công an xã Hưng Hòa

6.2        Công an xã Lai Hưng

6.3        Công an xã Long Nguyên

6.4        Công an xã Tân Hưng

6.5        Công an xã Trừ Văn Thố

7          Huyện Dầu Tiếng

7.1        Công an xã An Lập

7.2        Công an xã Định An

7.3        Công an xã Định Hiệp

7.4        Công an xã Long Hòa

7.5        Công an xã Long Tân

7.6        Công an xã Minh Hòa

7.7        Công an xã Minh Tân

7.8        Công an xã Minh Thạnh

7.9        Công an xã Thanh An

7.10      Công an xã Thanh Tuyền

8          Huyện Bắc Tân Uyên

8.1        Công an thị trấn Tân Bình

8.2        Công an xã Bình Mỹ

2/ Khi đi làm đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện tại Công an xã có thông báo được phân quyền cấp biển số thì người dân thực hiện thủ tục như sau:

Nộp lệ phí trước bạ

Theo Nghị định 10/2022 của Chính phủ, xe máy là một trong những đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ.

Số tiền lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ

Xe máy có mức thu lệ phí trước bạ là 2%. Riêng xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 5%.

Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại các thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở thì nộp lệ phí trước bạ với mức thu là 5%.

Hồ sơ khai lệ phí trước bạ theo hướng dẫn tại Nghị định 126/2020 gồm các giấy tờ sau:

- Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 02/LPTB.

- Bản sao các giấy tờ về mua bán, chuyển giao tài sản hợp pháp (hợp đồng mua bán, tặng cho).

- Bản sao giấy đăng ký xe của chủ cũ hoặc bản sao giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe của cơ quan công an (áp dụng đối với khi đăng ký sang tên - mua xe cũ).

- Bản sao các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

Lưu ý, giá tính lệ phí trước bạ không phải là giá bán xe máy. Tùy từng loại xe sẽ có giá tính lệ phí trước bạ khác nhau do Bộ Tài chính quy định.

Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Công an cấp xã

Theo Điều 10 của Thông tư 58/2020/TT-BCA, hồ sơ đăng ký xe máy (xe mô tô, xe gắn máy) bao gồm:

- Tờ khai đăng ký xe.

- Giấy tờ nguồn gốc xe: Đối với xe gắn máy (kể cả xe máy điện) nhập khẩu thì nộp kèm tờ khai nguồn gốc xe. Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì nộp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Hoá đơn, chứng từ tài chính (biên lai, phiếu thu).

- Giấy tờ lệ phí trước bạ xe: Biên lai hoặc Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ hoặc giấy tờ nộp lệ phí trước bạ khác theo quy định của pháp luật hoặc giấy thông tin dữ liệu nộp lệ phí trước bạ được in từ hệ thống đăng ký quản lý xe (ghi đầy đủ nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung của xe).

Đối với xe được miễn lệ phí trước bạ: Tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.

- Xuất trình CMND hoặc thẻ CCCD của chủ xe hoặc Sổ hộ khẩu.

Nộp lệ phí đăng ký xe máy

Điều 5 Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định về mức lệ phí khi đăng ký xe như sau:

- Đối với các thành phố trực thuộc trung ương khác, các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã:

+ Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: 200 ngàn đồng;

+ Xe có giá trị từ 15 triệu đồng - 40 triệu đồng: 400 ngàn đồng;

+ Xe có giá trị từ trên 40 triệu đồng: 800 ngàn đồng;

- Đối với các địa phương khác: 50 ngàn đồng đối với tất cả các loại xe.

Sau khi hoàn thành bước này sẽ được bấm chọn biển và giao biển số cùng giấy hẹn lấy Giấy đăng ký xe.


5/17/2022 10:00 AMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtđăng ký xe, công an xã, xe môtô804-binh-duong-tu-ngay-21-5-2022-cong-an-xa-dang-ky-cap-bien-so-xe-moto-xe-gan-may-va-xe-may-dieTrue121000
0.50
121,000
1.50
0
False
1.945944
37
Lãnh đạo tỉnh tiếp Chủ tịch Tập đoàn EsquelLãnh đạo tỉnh tiếp Chủ tịch Tập đoàn Esquel

TTĐT - Chiều 28-3, tại Phòng khách Tỉnh ủy, ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã tiếp bà Marjorie Yang - Chủ tịch Tập đoàn Esquel (Hồng Kông).

Tại buổi tiếp, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam hoan nghênh chuyến thăm của bà Marjorie Yang và thông báo tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương năm 2015, định hướng phát triển trong thời gian tới. Theo đó, Bình Dương giữ vững chủ trương thu hút đầu tư các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ít sử dụng lao động, thân thiện với môi trường. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ nhằm đón đầu cơ hội khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Bí thư đánh giá cao hoạt động của Tập đoàn Esquel, đặc biệt là mô hình chuỗi giá trị khép kín trong ngành dệt may (từ trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may mặc tới bán lẻ và phân phối).


Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp bà Marjorie Yang - Chủ tịch Tập đoàn Esquel

Bà Marjorie Yang bày tỏ ấn tượng với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương. Đồng thời cho biết, thời gian qua, Tập đoàn Esquel không ngừng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động. Hiện Tập đoàn có 2 nhà máy tại Bình Dương. Sự thành công của Tập đoàn không chỉ thể hiện ở lợi nhuận mà còn qua việc luôn quan tâm nâng cao thu nhập, mức sống cho người lao động. Bà mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo và các sở, ban, ngành tỉnh.

Cũng trong chiều 28-3, tại Phòng khách UBND tỉnh, ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp bà Marjorie Yang. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, quá trình phát triển, định hướng đầu tư của Tập đoàn Esquel rất phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương. Lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện để các các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả tại Bình Dương.


Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà lưu niệm cho bà Marjorie Yang - Chủ tịch Tập đoàn Esquel


3/28/2016 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Esquel, dệt may, sản xuất kinh doanh, hoạt động hiệu quả8951-Lanh-dao-tinh-tiep-Chu-tich-Tap-doan-EsquelTrue
Dịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện: Tạo thuận lợi cho người dânDịch vụ nộp phạt vi phạm giao thông qua bưu điện: Tạo thuận lợi cho người dân

TTĐT - Từ ngày 05/8/2016, Bình Dương triển khai dịch vụ “thu nộp hộ tiền phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ về tại địa chỉ yêu cầu qua đường bưu điện”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Tín - Giám đốc Bưu điện tỉnh để biết thêm một số thông tin về dịch vụ này.

Xin ông cho biết một số thông tin về dịch vụ "thu nộp hộ tiền phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ về tại địa chỉ yêu cầu qua đường bưu điện"?

Căn cứ Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu, ngày 05/8/2016, Bưu điện tỉnh đã phối hợp cùng Công an tỉnh, Thanh tra Giao thông tỉnh Bình Dương ký kết triển khai dịch vụ thu nộp hộ phí phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu.

Dịch vụ được triển khai tại Phòng Cảnh sát giao thông (PC67), Thanh tra Giao thông vận tải, Công an 9 huyện, thị xã, thành phố và tất cả các bưu cục, các điểm Bưu điện Văn hóa xã (có cung cấp dịch vụ) trên toàn tỉnh.

Dịch vụ cung cấp gồm: Thu n​ộp hộ phí xử phạt vi phạm giao thông; thu nộp hộ phí xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ cho cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông nội tỉnh, liên tỉnh (trọn gói); chuyển phát giấy tờ bổ sung phục vụ cho việc ra quyết định xử phạt.

Các giấy tờ tạm giữ sẽ được chuyển phát trong vòng 2 ngày đối với địa chỉ nhận tại TP.Thủ Dầu Một, 3 ngày đối với những huyện, thị xã trong tỉnh Bình Dương và tối đa 5 ngày đối với hồ sơ gửi liên tỉnh.

Cước phí dịch vụ thu nộp phí xử phạt giao thông là 30.000 đồng/hồ sơ (không phân biệt số tiền nộp phạt); thu hộ phí xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ (trọn gói) là 70.000 đồng/hồ sơ đối với địa chỉ nhận trong tỉnh và 120.000 đồng/hồ sơ đối với các địa chỉ nhận ngoài tỉnh.

Ngoài ra, khi người vi phạm có nhu cầu bổ sung giấy tờ cho đơn vị xử phạt, Bưu điện sẽ cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh EMS để người vi phạm có thể bổ sung một cách nhanh nhất.

Dịch vụ này mang lại những tiện ích gì, thưa ông?

Đối với trường hợp trực tiếp nộp phạt tại PC67, thay vì trước đây khi nhận quyết định xử phạt, người dân phải mất thời gian, chi phí để đến Kho bạc/Ngân hàng được ủy nhiệm thu, nộp phạt, thậm chí phải nhờ người khác hỗ trợ đối với người dân ở các huyện xa trong tỉnh hay ở tỉnh khác do không biết vị trí nộp phạt ở đâu, thì nay không cần phải di chuyển đi xa, với quyết định xử phạt cầm trên tay chỉ cần liên hệ nhân viên Bưu điện ngay tại quầy tiếp nhận của PC67 để nộp phạt và nhận lại các giấy tờ tạm giữ.

Đặc biệt đối với các giấy tờ tạm giữ bị tước quyền sử dụng, nếu người dân có nhu cầu trả giấy tờ tạm giữ về địa chỉ theo yêu cầu, có thể đăng ký với nhân viên Bưu điện dịch vụ trọn gói (vừa thu nộp hộ phí phạt vừa chuyển trả giấy tờ tạm giữ).

Nếu người vi phạm ở xa hoặc không có thời gian có thể đến bất cứ điểm giao dịch (có cung cấp dịch vụ) trên toàn quốc để làm thủ tục đăng ký dịch vụ. Việc đăng ký dịch vụ qua Bưu điện sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức chờ đợi, đi lại, giảm thiểu được phương tiện lưu thông trên đường, giảm áp lực tại quầy tiếp nhận của cơ quan Công an, Thanh tra giao thông, góp phần cải cách thủ tục hành chính và tạo được hiệu quả kinh tế cho xã hội.

Người vi phạm giao thông nếu chọn nộp phạt qua Bưu điện thì cần thực hiện các bước cụ thể như thế nào, thưa ông?

Nếu người vi phạm đăng ký dịch vụ thu nộp hộ phí xử phạt, người vi phạm đến các điểm giao dịch của Bưu điện có cung cấp dịch vụ trong thời gian mở cửa, thực hiện cung cấp quyết định xử phạt cho nhân viên Bưu điện, nộp đúng số tiền trên quyết định và cước dịch vụ theo quy định, nhận biên lai và quay lại đơn vị xử phạt để nhận giấy tờ tạm giữ.

Nếu người vi phạm đăng ký dịch vụ trọn gói, người vi phạm đến các điểm giao dịch của bưu điện có cung cấp dịch vụ trong thời gian mở cửa, cung cấp biên bản nộp phạt và họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ cho nhân viên Bưu điện, thực hiện nộp đúng số tiền nộp phạt trên cơ sở dữ liệu do đơn vị xử phạt cung cấp và cước dịch vụ theo quy định. Bưu điện sẽ thay mặt người vi phạm nộp tiền phạt và làm thủ tục nhận lại giấy tờ với cơ quan Công an, Thanh tra giao thông, đồng thời chuyển trả giấy tờ tạm giữ về tại địa chỉ đã đăng ký theo thời gian phát đã cam kết.

Trường hợp người vi phạm phải bổ sung giấy tờ phục vụ cho việc ra quyết định xử phạt, người vi phạm phải cung cấp đầy đủ bản chính các giấy tờ bổ sung theo yêu cầu của đơn vị xử phạt bằng dịch vụ chuyển phát nhanh EMS của Bưu điện sau đó thực hiện các bước tương tự để đăng ký dịch vụ trọn gói.


Người dân nộp phạt vi phạm giao thông tại Bưu điện tỉnh Bình Dương

Xin ông cho biết, trong trường hợp giấy tờ của người dân bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng trong quá trình chuyển phát, Bưu điện có hướng xử lý như thế nào?

Trường hợp làm thất lạc, hỏng, mất mát giấy tờ trong quá trình chuyển phát, Bưu điện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, người vi phạm để làm lại các giấy tờ bị mất, thất lạc, hỏng, đồng thời chịu trách nhiệm về các chi phí cấp lại giấy tờ tạm giữ theo quy định và miễn cước dịch vụ của Bưu điện cho khách hàng.

Bưu điện có giải pháp gì để tránh tình trạng mất hoặc thất lạc giấy tờ của người dân, thưa ông?

Để tránh tình trạng mất hoặc thất lạc giấy tờ của người vi phạm, Bưu điện đã triển khai sẵn sàng các giải pháp sau:

- Khi nhận các giấy tờ tạm giữ từ cơ quan Công an và Thanh tra giao thông, nhân viên Bưu điện và cán bộ của đơn vị xử phạt cùng chứng kiến, kiểm đếm từng loại giấy tờ của từng người vi phạm để đảm bảo nhận đúng, đủ giấy tờ tạm giữ trước khi chuyển trả cho người dân;

- Sử dụng phong bì đặc thù riêng cho dịch vụ hành chính công, thực hiện đóng dấu dịch vụ dành riêng cho dịch vụ thu nộp hộ phí xử phạt giao thông và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trên phong bì để tất cả các khâu trong quá trình vận chuyển, phát phải lưu ý;

- Bố trí bộ phận chăm sóc khách hàng theo dõi, giám sát thường xuyên các hồ sơ này để đảm bảo thời gian phát đã cam kết và không để xảy ra tình trạng thất lạc, mất hồ sơ.

Xin cảm ơn ông!


8/15/2016 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhBài phỏng vấnXem chi tiếtnộp phạt, vi phạm giao thông, chuyển trả giấy tờ tạm giữ, qua đường bưu điện, Bưu điện tỉnh Bình Dương9240-Dich-vu-nop-phat-vi-pham-giao-thong-qua-buu-dien-Tao-thuan-loi-cho-nguoi-danFalse121000
0.50
121,000
6.00
786,500
1.25
4
Phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minhPhát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh

TTĐT - Chiều 01-3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe Sở Giao thông vận tải trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Chương trình số 42-CTr/TU ngày 02/8/2021 của Tỉnh ủy về tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo hướng đô thị hóa, xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ​​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành.

Kế hoạch nhằm xây dựng, phát triển hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương đồng bộ, hiện đại; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương – Vùng Đổi mới Sáng tạo Bình Dương. Đồng thời  đảm bảo nhu cầu vận tải, giải quyết các điểm ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trục đường giao thông huyết mạch; tiếp tục triển khai quy hoạch tổng thể hạ tầng giao thông theo hướng bền vững, liên kết ngành, gắn với phát triển đô thị.

Mục tiêu cụ thể là tập trung đầu tư các trục đường giao thông trọng điểm, huyết mạch của tỉnh và của vùng, tiếp tục đề xuất, kiến nghị Trung ương, phối hợp với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đẩy nhanh đầu tư, kết nối các tuyến đường vành đai, cao tốc... theo quy hoạch vùng nhằm giảm tải cho các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, nhất là các tuyến kết nối Bình Phước, vùng Tây Nguyên, các khu công nghiệp phía Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh... đến cảng biển, sân bay quốc tế.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông huyết mạch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các tuyến đường kết nối vùng, đồng thời tiếp tục phát triển hạ tầng giao thông đô thị gắn với chỉnh trang đô thị.

Giai đoạn 2025-2030, hoàn thành cơ bản việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh, từng bước xây dựng các cầu vượt, giao lộ khác mức để nâng cao năng lực thông hành trên các tuyến đường huyết mạch.

IMG_4918.JPG

 Toàn cảnh cuộc họp

Sau năm 2030 và định hướng đến năm 2045, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông Bình Dương; nâng cao năng lực lập, triển khai và quản lý quy hoạch, đảm bảo phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó, tập trung đầu tư hệ thống đường trên cao, các nút giao khác mức liên thông trên các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; đa dạng hóa các phương thức, các loại hình giao thông trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đường bộ hoàn thành các dự án giao thông trục Bắc – Nam, Đông – Tây mang tính liên kết vùng theo quy hoạch của Trung ương đã được triển khai ở giai đoạn trước, tiếp tục đầu tư phát triển đường trên cao, nút giao khác mức liên thông trên các giao thông huyết mạch; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các trung tâm logistic, các cảng cạn (ICD), các bến bãi, điểm trung chuyển hàng hóa; xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống giao thông thông minh tỉnh Bình Dương, chuyển đổi số trong quản lý giao thông vận tải.

Đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện các đường giao thông kết nối với cảng thủy nội địa, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa đảm bảo quy mô theo quy hoạch.

Phấn đấu xây dựng và đưa vào vận hành dự án kéo dài tuyến Đường sắt đô thị số 1 từ ga Suối Tiên (TP.Hồ Chí Minh) đến phường Bình Thắng (TP.Dĩ An), tạo tiền đề xây dựng hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị của tỉnh theo quy hoạch, da dạng hóa phương thức vận tải hành khách công cộng; kêu gọi nhà đầu tư và xây dựng hoàn thành tuyến đường sắt công nghiệp từ Khu công nghiệp Bàu Bàng đến cảng Cái Mép – Thị Vải.

IMG_4920.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu chỉ đạo cuộc họp

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Hà đánh giá cao công tác xây dựng dự thảo Kế hoạch của Sở Giao thông vận tải. Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý thêm, Kế hoạch phải xác định được lộ trình cụ thể. Đối với các công trình giao thông, đầu tiên phải làm tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, đặc biệt cần ước lượng được nguồn vốn các dự án. Ngoài việc rà soát, bổ sung thêm những nội dung nêu trên, ông yêu cầu Sở Giao thông vận tải đưa ra giải pháp cụ thể, để Kế hoạch có tính khả thi hơn.

3/1/2022 10:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTin/CMSImageNew/2022-03/gtvt.mp3Xem chi tiếthạ tầng, giao thông vận tải, thành phố thông minh712-phat-trien-ha-tang-giao-thong-van-tai-theo-huong-do-thi-hoa-xay-dung-thanh-pho-thong-minTrue121000
4,755.00
121,000
0.00
0
False
0
1
Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, công nhân xa quê có hoàn cảnh khó khănLãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, công nhân xa quê có hoàn cảnh khó khăn

TTĐT - ​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), mừng Xuân Giáp Thìn 2024, sáng 31-01, Đoàn lãnh đạo tỉnh do ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho  trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, công nhân lao động (CNLĐ) xa quê trên địa bàn TP.Dĩ An.​

Đoàn đã thăm hỏi và tặng 20 phần quà cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc phường Bình An, 80 phần quà cho người nghèo, 50 phần quà cho CNLĐ xa quê có hoàn cảnh khó khăn; mỗi phần quà giá trị 1,4 triệu đồng, gồm tiền mặt và quà.

Đoàn cũng đã đến thăm và tặng quà cho gia đình ông Trịnh Văn Diêu, sinh năm 1946, ngụ tại khu phố Nội Hóa 1, phường Bình An, thương binh ¼; ông Nguyễn Đình Thọ, sinh năm 1933, đảng viên 70 năm tuổi Đảng, ngụ tại khu phố Bình Thung 2, phường Bình An; chị Trần Thị Tình, đoàn viên công đoàn, Công ty TNHH SX-TM Hân Á, công nhân xa quê, có hoàn cảnh khó khăn, bị giảm giờ làm, thu nhập thấp, chồng thất nghiệp nuôi hai con nhỏ; mỗi trường hợp được trao 5 triệu đồng tiền mặt và một phần quà.

 img_PBTTT0691.jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy​  trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

img_PBTTT0741 (1).jpg

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao quà cho CNLĐ


nguyendinhtho.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao quà cho ông Nguyễn Đình Thọ, sinh năm 1933, đảng viên 70 năm tuổi Đảng

trinhvandieu.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao quà cho thương binh Trịnh Văn Diêu

* Sáng cùng ngày, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng Đoàn công tác tỉnh đã đến thăm, tặng quà Tết cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.Tân Uyên.

Cùng đi với Đoàn có bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo TP.Tân Uyên, các ban, ngành địa phương.

Đoan ông MHDtraoqua.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng trao tặng quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP.Tân Uyên

Doan traqua tet của ông MHD.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng thăm hỏi, trao quà Tết cho các hộ nghèo trên địa bàn

Tại hội trường UBND TP.Tân Uyên, Đoàn đã trao tặng quà Tết cho 150 đối tượng, gồm: 20 phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 80 phần quà cho người nghèo, 50 phần quà cho CNLĐ xa quê có hoàn cảnh khó khăn. Tại buổi trao quà, ông Mai Hùng Dũng đã gửi lời thăm hỏi, chúc Tết, động viên đến các đối tượng. 

B TTBH tham hoi MVNAH.jpg 

Bà Trương Thị Bích Hạnh – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm hỏi, tặng quà Tết cho Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Bê, phường Vĩnh Tân

Tiếp đó, ông Mai Hùng Dũng cùng Đoàn công tác cũng đến các phường Khánh Bình, Tân Phước Khánh thăm hỏi đời sống CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đi thăm, tặng quà và chúc Tết tại Tiểu đoàn tên lửa 45.

BaTTBH tăng qua GĐCS.jpg
Bà Trương Thị Bích Hạnh – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng lãnh đạo TP.Tân Uyên thăm và trao tặng quà Tết cho các gia đình chính sách trên địa bàn phường Vĩnh Tân

Đoàn cũng đến phường Vĩnh Tân thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà cho 05 gia đình có công với cách mạng. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, bà Trương Thị Bích Hạnh đã ân cần thăm hỏi sức khỏe từng gia đình, đời sống, thu nhập. Đồng thời, lưu ý địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, tạo việc làm cũng như tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế cho từng hộ gia đình. Bà Trương Thị Bích Hạnh mong muốn các gia đình tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nuôi dạy con cháu, tiếp tục có nhiều đóng góp cho địa phương.

1/31/2024 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, thăm, tặng quà,đối tượng chính sách, công nhân xa quê130-lanh-dao-tinh-tham-tang-qua-cac-doi-tuong-chinh-sach-cong-nhan-xa-que-co-hoan-canh-kho-khaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023

TTĐT - ​Chiều 22-8, Trường Đại học Thủ Dầu Một công bố điểm trúng tuyển đại học chính quy theo phương thức xét kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. 

Theo đó, phổ điểm trúng tuyển chung cho các tổ hợp dao động từ 15.5 - 23.75 điểm. Hai ngành Giáo dục tiểu học và  Sư phạm Ngữ văn có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (23.75).

So với năm trước, điểm chuẩn trúng tuyển năm nay ở nhiều ngành của trường có xu hướng tăng trung bình từ 1 đến 3 điểm. Tăng nhiều nhất là ngành Tâm lý học, từ 15.5 lên 22.5, tăng 7 điểm; ngành Luật từ 18.5 lên 23.25, tăng 4.75 điểm. Trường có 14/37 ngành có điểm trúng tuyển từ 20 điểm trở lên. Các ngành có điểm trúng tuyển thấp 15.5 điểm là nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật công nghệ như Toán học, Hóa học, Công nghệ sinh học, Quản lý đất đai, Kỹ thuật môi trường…

Từ ngày 23/8/2023, Trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển đến số điện thoại của thí sinh. Hoặc thí sinh có thể tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Từ ngày 24/8 đến ngày 12/9/2023, các thí sinh trúng tuyển sẽ tiến hành làm thủ tục nhập học trực tuyến (online) và chính thức đến trường từ ngày 9/9 đến ngày 12/9/2023 để làm hồ sơ nhập học cho tân sinh viên.  

Điểm chuẩn Trường Đại học Thủ Dầu Một năm 2023​:

Diemchuantdm2023.png

Diemchuantdm20231.png

8/23/2023 7:00 AMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, công bố, điểm chuẩn, 2023761-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-cong-bo-diem-chuan-trung-tuyen-nam-202True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.253424
146
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầuDoanh nghiệp tận dụng cơ hội từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu

TTĐT - ​Chiều 15-9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh Bình Dương, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức Hội thảo "Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam".

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; bà Nguyễn Thị Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương; ông Lê Thế Chữ - Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ cùng hơn 250 khách mời là lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực phía Nam, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước.

Chương trình Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện của Diễn đàn "Xây dựng nền công nghiệp tự chủ" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ tháng 7/2022. Diễn đàn tập trung vào việc tìm giải pháp cho vấn đề thực trạng và gỡ khó để phát triển ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, câu chuyện liên kết các doanh nghiệp, liên kết vùng, cụm công nghiệp để phát triển nội lực, thúc đẩy Việt Nam xây dựng nền công nghiệp tự chủ. "Làm sao để có thể chớp lấy thời cơ, giúp các doanh nghiệp nước ta tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu?" chính là nội dung được tập trung thảo luận để tìm ra câu trả lời tại Hội thảo.


Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương và Báo Tuổi Trẻ​ chủ trì Hội thảo

Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt

Thời gian qua, sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng trên toàn cầu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, góp phần hình thành nên "bức tranh" toàn cảnh với rất nhiều cơ hội lớn và thách thức cho doanh nghiệp Việt. Theo các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cũng như chính các doanh nghiệp, bức tranh sự chuyển dịch đã cho thấy cơ hội để doanh nghiệp Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu chưa bao giờ lớn như hiện nay.

Cụ thể, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan thuộc chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương, với dự án quy mô đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ. 

Tập đoàn đa quốc gia Techonic Industries (TTI), chuyên về các sản phẩm thiết bị điện và gia dụng, với 12 nhà máy trên toàn cầu, 76% sản phẩm cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ, Bắc Âu, cũng đang triển khai dự án đầu tư 650 triệu đô la Mỹ vào Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh. Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng quy mô sẵn có tại Việt Nam. 

Khảo sát năm 2021 của Jetro cho thấy, 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tỷ lệ cao nhất khu vực ASEAN. 

Nói về lý do chọn đầu tư xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam, cụ thể là tỉnh Bình Dương, ông Preben Elnef - Tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghệ LEGO Việt Nam cho biết, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi, thị trường tiềm năng. Đặc biệt, với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, Bình Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với mục tiêu phát triển xanh, bền vững của Tập đoàn LEGO.

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách từ Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ đã đạt được những hiệu quả rõ nét. Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, như: Là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng; có môi trường kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng; môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện… Đó là thuận lợi lớn để Việt Nam nắm bắt được các cơ hội, thu hút được các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ cao có nhu cầu dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.


Ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Tổng công ty THACO Industries chia sẻ tại Hội thảo

Ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ (THACO Industries, thuộc Tập đoàn THACO) cho biết, tham gia chuỗi cung ứng THACO Industries đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều hãng ô tô nổi tiếng như Kia, Mazda, Peugeot... Hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, trong đó xuất khẩu đạt 500 triệu đô la Mỹ, THACO Industries sẽ tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất, tập trung phát triển nhanh và đa dạng các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước. Tập đoàn sẽ đầu tư 02 khu công nghiệp phía Bắc và phía Nam theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành thế hệ mới nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất trên toàn chuỗi giá trị, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tạo nên cơ hội kinh doanh mới.

Tuy vậy, thực tế mặt bằng chung các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đa số còn nhỏ, lẻ chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị, bị đứt gãy chuỗi cung ứng do phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều biến động, từ những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến chiến tranh thương mại giữa các nước… Việt Nam hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.

Bình Dương đón "sóng" dịch chuyển chuỗi cung ứng

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, mặc dù ngành công nghiệp phát triển khá tốt, tuy nhiên cũng như thực trạng chung cả nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn phụ thuộc nhiều vào sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm. Việc ngành công nghiệp hỗ trợ, chuỗi cung ứng chưa phát triển mạnh đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp, biểu hiện rõ nhất qua đợt dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất nhất là ngành điện tử, dệt may, da giày… 


Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tại Hội thảo

Theo thống kê mới nhất, Bình Dương có 2.277 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ, cụ thể: Dệt may có 442 doanh nghiệp, da giày có 172 doanh nghiệp, chế biến gỗ có 953 doanh nghiệp, cơ khí có 710 doanh nghiệp… Có thể nói không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. 

Để ngành công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nhanh và bền vững, đặc biệt trước làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, xu thế mở rộng sản xuất của các nhà đầu tư đang gia tăng và sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Bình Dương đã xác định: "Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ; ưu tiên mời gọi, thu hút hoặc mở rộng đầu tư những ngành nghề đang có tiềm năng lớn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao; nâng cao trình độ sản xuất, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu". 

Do đó, Bình Dương đang tập trung rất mạnh mẽ thực hiện Đề án Thành phố thông minh với các định hướng phát triển chủ yếu là thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghệ cao, thể hiện ở việc ban hành và áp dụng nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, tập trung phát triển các dự án khu công nghiệp theo hướng chú trọng vào khoa học công nghệ, nghiên cứu hình thành khu công nghiệp - đô thị khoa học công nghệ, để thu hút tất cả doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động; đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp song song những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ để phục vụ sản xuất, từ đó tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành chuỗi cung ứng đa dạng, chặt chẽ.



Các đại biểu thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Hội thảo, các diễn giả cũng dự báo về thị trường sắp tới, việc quy hoạch vùng, khai thác quỹ đất, chuẩn bị về hạ tầng, nguyên liệu, logistic, khơi thông liên kết để tạo điều kiện cho việc hình thành các cụm công nghiệp, cụm liên kết ngành trong và giữa các địa phương; các chính sách, cải cách hành chính để thu hút đầu tư vào các địa phương; cơ chế phối hợp, thống nhất giữa các địa phương trong vùng tứ giác kinh tế: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và các địa phương lân cận để liên kết, khai thác hết những tiềm năng, lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đặc biệt sôi nổi là phần hỏi - đáp giữa các doanh nghiệp và các đại biểu khách mời, chuyên gia xoay quanh vấn đề: Các doanh nghiệp được gì khi liên kết với nhau; chính sách hỗ trợ, tiêu chí, điều kiện để liên kết giữa các doanh nghiệp; vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, chia sẻ về công nghệ, đơn hàng… để tham gia vào được chuỗi cung ứng toàn cầu.


Các doanh nghiệp trao đổi bên lề Hội thảo

Theo ý kiến thảo luận tại Hội thảo, các doanh nghiệp cần chủ động lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, linh hoạt thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh vĩ mô và vi mô; tích cực, chủ động hội nhập, tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, bản thân doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tăng cường tính liên kết và minh bạch thông tin giữa các thành phần tham gia trong chuỗi nhằm thu thập thông tin, đánh giá rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch ứng phó. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trong bối cảnh các địa phương đang khẩn trương đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế thì doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng kịch bản, căn cứ thực tế để có kế hoạch sản xuất linh hoạt, phù hợp.

9/15/2022 8:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài viếtXem chi tiếtdoanh nghiệp, tận dụng, cơ hội, từ sự chuyển dịch, chuỗi cung ứng, toàn cầu669-doanh-nghiep-tan-dung-co-hoi-tu-su-chuyen-dich-chuoi-cung-ung-toan-caTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3.5
2
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050NewKhẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​Chiều 0​​8-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh tổ chức ​Phiên họp lần thứ 60 xem xét cho ý kiến dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Ủy viên UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành.

"Kim chỉ nam" định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đi tới gần cuối chặng đường. Hội đồng thẩm định Trung ương đã có những nhận xét, đánh giá, góp ý cho dự thảo Đồ án Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng và Quốc gia. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các bước tiếp theo và thông qua HĐND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xem là công cụ quan trọng, "kim chỉ nam" để tỉnh định hướng, điều hành và quản lý mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn tỉnh hướng tới phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ tới. 

Dự thảo Đồ án Quy hoạch xây dựng tầm nhìn đến năm 2050, Bình Dương trở thành vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế Quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng, phát triển Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, thúc đẩy và lan tỏa phát triển với các địa phương trong vùng; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; khu vực vững chắc về quốc phòng - an ninh và hợp tác, cạnh tranh quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 8,2%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt khoảng 12%/năm. Dân số đến năm 2030 đạt 4,04 triệu người.

IMG_2430.jpg

Quy hoạch hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Dương cùng với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam bộ thành vùng động lực tăng trưởng quan trọng của quốc gia, một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại, đô thị phát triển bền vững

Tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương theo mô hình Vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo gồm Trục đổi mới sáng tạo Bắc - Nam theo mô hình TOD: Thành phố mới, Bàu Bàng, Thủ Dầu Một, Dĩ An - Thuận An; phát triển vành đai đô thị - công nghiệp dịch vụ theo đường Vành đai 4; phát triển hai hành lang sinh thái dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; tái phát triển khu vực đô thị - công nghiệp - dịch vụ phía Nam; hướng tới mô hình cấu trúc phát triển gồm: 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 Vành đai liên kết; 04 Trung tâm động lực; 05 vùng phát triển.

Phát triển không gian đô thị Bình Dương gắn với vùng đô thị trung tâm TP.Hồ Chí Minh, theo mô hình vùng đô thị lớn, với khung cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trở thành vùng đổi mới sáng tạo của Quốc gia, đô thị sinh thái, năng động của vùng TP.Hồ Chí Minh.

Khu vực phía Nam gồm Dĩ An, Thuận An chuyển đổi thành các trung tâm dịch vụ cấp vùng về thương mại và dịch vụ logictics; khu vực Thủ Dầu Một phát triển hoàn thiện thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ và đổi mới sáng tạo; khu vực Bến Cát - Tân Uyên phát triển hoàn thiện mô hình đô thị công nghiệp dịch vụ hiện đại. 

Khu vực phía Bắc (Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên) phát triển theo mô hình đô thị công nghiệp sinh thái có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Xây dựng và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, văn minh và có tính tiên phong dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

ph602.jpg

Ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch báo cáo tại Phiên họp

Báo cáo về tiến độ Quy hoạch, ông Lê Hoàng Phương - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho biết, đơn vị tư vấn đã tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý để điều chỉnh kết cấu bố cục Đồ án Quy hoạch theo các quy hoạch đã được phê duyệt, nhưng vẫn giữ chiến lược tích hợp để làm rõ đặc điểm riêng của Bình Dương. Đồng thời, đơn vị tư vấn cũng đã làm việc, trao đổi với các ngành, địa phương cập nhật các phương án quy hoạch ngành, địa phương phát sinh trong giai đoạn vừa qua liên quan tới định hướng tổng thể, từ đó chỉnh sửa các thông tin cụ thể về tên, địa danh, đơn vị hành chính, các thông tin về quy mô, nội dung liên quan đến giải pháp quy hoạch được thể hiện trong thuyết minh, dự thảo Quyết định và bản vẽ. Dựa trên khung định hướng chung, chiến lược phát triển dài hạn để lựa chọn giải pháp tối ưu cho định hướng các ngành liên quan đến các địa phương, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong phát triển chung. 

Trình phê duyệt Quy hoạch trong tháng 6/2024

Tại Phiên họp, lãnh đạo các sở ngành đã đánh giá cao một số nội dung được bổ sung, điều chỉnh trong Quy hoạch, đồng thời tiếp tục thảo luận góp ý hoàn chỉnh đồ án Quy hoạch trước khi thực hiện các quy trình thủ tục tiếp theo để tháng 6/2024 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

ph603.jpg

Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải phát biểu tại Phiên họp

Liên quan đến việc quy hoạch hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung Quốc lộ 1K, Quốc lộ 13 vào danh mục phương án phát triển đường bộ của tỉnh. Ông cũng cho biết, các công trình cầu, đường kết nối với các tỉnh, thành trong vùng mang tính chất quy mô, liên kết vùng, do đó cần bổ sung các công trình vào quy hoạch để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, cần bổ sung danh mục một số Trung tâm đăng kiểm, bến xe, cảng, bến thủy nội địa… vào Quy hoạch. 

ph604.jpg

Ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại Phiên họp

Trong khi đó, ông Võ Hoàng Ngân - Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, giai đoạn tới Bình Dương sẽ quy hoạch thêm nhiều khu, cụm công nghiệp tại khu vực phía Bắc của tỉnh, do đó cần nghiên cứu phương án để có thể bổ sung thêm vào Quy hoạch các nhà máy cấp nước, hệ thống xử lý nước thải, khu xử lý chất thải rắn đáp ứng nhu cầu cho các khu, cụm công nghiệp trong tương lai. 

Ông Ngô Quang Sự - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị tiếp tục rà soát các loại quy hoạch của ngành, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của từng địa phương đối với từng loại đất như đất khu công nghiệp, đất ở… để điều chỉnh, lý giải phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế. 

ph605.jpg

Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Phiên họp​

Qua ý kiến của đơn vị tư vấn và các sở ngành, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian để hoàn chỉnh Quy hoạch không còn nhiều, các sở ngành, địa phương và đơn vị tư vấn phải phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, gấp rút hoàn chỉnh Đồ án Quy hoạch. Đặc biệt các sở ngành cần rà soát kỹ nội dung thuộc lĩnh vực quản lý đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện song song các bước để đẩy nhanh tiến độ trình phê duyệt Quy hoạch. 

Phiên họp cũng đã xem xét thông qua các nội dung: Phương án đấu giá đất cụ thể tính tiền thuê đất thực hiện dự án Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng (giai đoạn II); dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đề nghị xây dựng Nghị quyết quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 do các cơ sở giáo dục lựa chọn sử dụng từ năm học 2024-2025; tổ chức lại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP.Thuận An


5/8/2024 11:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhBài thời sự, kýXem chi tiếtQuy hoạch tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025542-khan-truong-hoan-chinh-quy-hoach-tinh-binh-duong-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205True121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
5
Bình Dương họp mặt kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nướcBình Dương họp mặt kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

TTĐT - ​Sáng 26-4, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), Ngày Quốc tế Lao động 01/5 và 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019).

Đến dự có ông Trần Văn Nam - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Võ Văn Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh.

Kyniem 44nam 2.jpgl

Các đại biểu tham dự buổi họp mặt​

Tại buổi họp mặt, ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh tự hào, nhìn lại chặng đường 44 năm sau ngày giải phóng và sau 22 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Bình Dương đã và đang vươn mình phát triển mạnh mẽ từ một địa phương có xuất phát điểm thấp về kinh tế, nay đã trở thành một tỉnh phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo nên nhiều kỳ tích trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mọi người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Trong những tháng đầu năm 2019, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển và chuyển biến theo hướng tích cực. Các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được tăng cường, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và trong triển khai xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương. Công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội được tập trung thực hiện tốt. Chỉ số về năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) năm 2018 đứng thứ 6/63 tỉnh, thành cả nước và đứng đầu trong khu vực Đông Nam bộ (tăng 8 bậc so với năm 2017); Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) đứng thứ 39/63 tỉnh, thành (tăng 23 bậc so với năm 2017). Bình Dương tiếp tục được đánh giá là một trong những địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất cả nước. Đây là nền tảng quan trọng để Bình Dương tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Kyniem 44nam 1.jpg

Ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đọc diễn văn tại buổi họp mặt​

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho ông Phan Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Sông Bé; trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho ông Võ Hồng Thanh - nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh; trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho ông Trần Quốc Bình - nguyên Bí thư Thị ủy Dĩ An và ông Nguyễn Xuân Dũng - nguyên Chánh Thanh tra tỉnh. ​

Kyniem 44nam 4.jpg

Ông Trần Văn Nam (bìa trái) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao Huy hiệu Đảng và ông Trần Thanh Liêm (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa cho các đồng chí​

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Phạm Văn Cành - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Thanh Liêm - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh. Trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho bà Nguyễn Thị Nhung - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Đỗ Khắc Điệp - nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; ông Huỳnh Ngọc Đáng - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Phạm Văn Hảo - nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Đỗ Văn Trung - nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; ông Trần Quốc Bình - nguyên Bí thư Thị ủy Dĩ An; ông Phan Minh Hùng - nguyên Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo. Đồng thời, trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Huỳnh Thành Long - nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Từ Xuân Sơn - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Kyniem 44nam 3.jpg

Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho các đồng chí ​

Kyniem 44nam 5.jpg

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Trần Văn Nam (giữa) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao Huân chương Lao động và ông Trần Thanh Liêm (thứ 3 từ phải qua)  - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa cho các đồng chí

4/26/2019 5:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTin/CMSImageNew/2019-05/Tin 4 - Hop mat 30-4.mp3Xem chi tiếtkỷ niệm, 44 năm, Giải phóng, hoàn toàn, miền Nam, thống nhất, đất nước461-binh-duong-hop-mat-ky-niem-44-nam-ngay-giai-phong-hoan-toan-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quảBình Dương: Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

TTĐT - ​Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 25 - khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 03-7 đã thông qua dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và các chế độ chính sách trong thời gian tới.

Theo đó, đối với cấp tỉnh, tiếp tục thực hiện mô hình Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh. Dừng thực hiện kiêm nhim chức danh Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Thực hiện chia tách Đảng bộ khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh để thành lập lại Đảng bộ khối các Cơ quan tỉnh và Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đối với cấp huyện, tiếp tục thực hiện mô hình Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm chính trị. Nơi nào có đủ điều kiện không thực hiện kiêm nhiệm thì Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Dừng thực hiện kiêm nhiệm các chức danh ở cấp huyện: Bí thư kiêm Chủ tịch UBND; Trưởng Ban Tổ chức cấp ủy kiêm Trưởng phòng Nội vụ; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra; Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ. Trường hợp đặc biệt, nơi nào có khó khăn về nhân sự phải bố trí Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ thì Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, thực hiện mô hình Trưởng các Ban HĐND chuyên trách.

Đối với cấp xã, dừng thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND; Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ; Phó Chủ tịch HĐND kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cấp xã. Trường hợp có bố trí khác do Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định.

Thực hiện Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, khu phố, ấp, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến trước khi trình HĐND tỉnh giao cho cấp huyện. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện sẽ thực hiện thẩm quyền của mình theo phân cấp.

Phân công 01 công chức cấp xã thực hiện công việc của thư ký Đảng ủy.

IMG_3052 2.JPG

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao trình bày dự thảo Nghị quyết

Đối với khu phố, ấp, bố trí đủ các chức danh theo quy định của Trung ương và của tỉnh theo hướng không kiêm nhiệm. Trường hợp có bố trí khác do Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định. Thành lập mới và đưa vào hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ quản lý đô thị - môi trường khu phố, ấp.

Đối với các mô hình tổ chức bộ máy theo Đề án 711 chưa triển khai thực hiện sẽ  không thực hiện trong thời gian tới.

Mô hình tổ chức bộ máy trong Nghị quyết này được thực hiện hoàn thành chậm nhất trong tháng 8/2023. Riêng đối với các chức danh liên quan đến công tác bầu cử của HĐND các cấp thực hiện hoàn thành chậm nhất trong tháng 9/2023. Tiếp tục xây dựng và thực hiện Kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện nay không còn phù hợp và cân đối ngân sách để trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND, ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh và các chính sách hỗ trợ đặc thù của địa phương để nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Cụ thể, tiếp tục xem xét, nâng định mức phân bổ dự toán thường xuyên đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện.

Đối với cấp xã, nâng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho cán bộ, công chức; vận dụng chi hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đảm bảo thu nhập tương đương như công chức cấp xã.

Nâng mức khoán kinh phí hoạt động đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi bằng 70% mức khoán kinh phí hoạt động đối với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, giao UBND cấp xã đặt hàng, giao nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm cho Hội Chữ thập đỏ và Hội Người cao tuổi cấp xã. Hỗ trợ chế độ thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách.

238c4a0e9a1a4a44130b.jpg

Triển khai các chính sách hỗ trợ đặc thù của địa phương để nâng cao hoạt động ​hệ thống chính trị ở cơ sở

Đối với cấp ủy và người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, ấp, ban hành chính sách hỗ trợ đảng ủy viên Đảng bộ bộ phận và chi ủy viên Chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, Đảng bộ bộ phận... Nâng mức khoán kinh phí hoạt động đối với khu phố, ấp; nâng mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, ấp. Nâng mức khoán bồi dưỡng và hỗ trợ 100% Bảo hiểm y tế đối với người trực tiếp tham gia công việc ở khu phố, ấp. Nâng mức hỗ trợ đối với Tổ nhân dân tự quản. Hỗ trợ chế độ thôi việc cho người hoạt động không chuyên trách khu phố, ấp. Ban hành chính sách đảm bảo hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ quản lý đô thị - môi trường khu phố, ấp.

Các Nghị quyết về chính sách trên phải được HĐND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện trong trong quý III/2023.​

7/3/2023 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtBình Dương, tiếp tục, sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả596-binh-duong-tiep-tuc-sap-xep-to-chuc-bo-may-tinh-gon-hoat-dong-hieu-luc-hieu-quTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.733333
15
Xây dựng tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn phát triển đảng viênXây dựng tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn phát triển đảng viên

TTĐT - ​Sáng 08-6, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên khu vực miền Nam. 

Chủ trì Hội thảo có ông Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

IMG_2505.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, sau 26 năm, từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, đến nay Bình Dương đã chuyển mình, vươn lên trở thành tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao. Quy mô dân số tăng gấp 5 lần; quy mô nền kinh tế tăng gấp 104 lần; thu ngân sách tăng gấp 75 lần. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 40 tỷ đô la Mỹ...

IMG_2516.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu chào mừng Hội thảo

Bên cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế, tỉnh tập trung cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; chú trọng đến công tác chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, đảng viên tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao; quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và phát triển đảng viên. Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình đột phá về phát triển đảng viên trong công nhân lao động và Đề án hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước để thúc đẩy công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên và công nhân lao động. Đến nay, Đảng bộ tỉnh có 14 Đảng bộ trực thuộc với 568 tổ chức Đảng và 53.200 đảng viên, trong đó có 2.450 đảng viên công nhân lao động, chiếm 0,15% lực lượng công nhân lao động của tỉnh và 11.000 đảng viên là đoàn viên thanh niên, chiếm 5% học sinh, sinh viên của tỉnh. Hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các địa phương, trong đó có tỉnh Bình Dương tiếp tục có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên và doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong thời gian tới.

IMG_2511.JPG 

Ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Phan Thăng An - Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, số lượng trường đại học, cao đẳng, trung học tập trung nhiều ở khu vực miền Nam là dư địa tốt để tạo nguồn phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để các địa phương cùng trao đổi, học tập; đồng thời, chỉ rõ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, bất cập và nguyên nhân của kết quả cũng như khó khăn, tồn tại. Từ thực tiễn, kinh nghiệm của địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên, nhất là công tác tạo nguồn kết nạp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ông yêu cầu đại biểu tham gia Hội thảo thẳng thắn, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương, cấp ủy các cấp các nội dung liên quan đến công tác phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi, hiệu quả Nghị quyết của Đảng trong thời gian tới.

IMG_2538.JPG

Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương ​phát biểu tại Hội thảo​

Tại Hội thảo, các đại biểu trình bày những thuận lợi, khó khăn và đề xuất kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, đồng thời chia sẻ những cách làm hay, bài học kinh nghiệm thực tiễn để phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên như: Cơ chế thu hút đảng viên trẻ; xây dựng cơ sở Đảng, tổ chức Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên vững mạnh để tạo nguồn phát triển Đảng; biểu dương cá nhân quần chúng ưu tú tiêu biểu; tổ chức gặp gỡ đối thoại người đứng đầu tổ chức với học sinh, sinh viên; tạo môi trường rèn luyện cho học sinh, sinh viên phấn đấu trở thành đảng viên; công tác tạo nguồn từ các trường đại học…

IMG_2523.JPG 

IMG_2525.JPG

Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại Hội thảo

IMG_2532.JPG

Ông Nguyễn Quốc Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác xây dựng Đảng, trong​ đó cần coi trọng phát triển nguồn đảng viên trẻ với lực lượng tinh tuý là học sinh, sinh viên. Việc kết nạp đảng viên là học sinh, sinh viên sẽ góp phần trẻ hoá đội ngũ đảng viên, bổ sung nguồn lực trí tuệ cho Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên có ý nghĩa trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường nguồn nhân lực đảng viên tạo môi trường cho học sinh, sinh viên thi đua, rèn luyện phấn đấu; góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng; đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng.

IMG_2540.JPG

Ông Mai Văn Chính - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương kết luận Hội thảo

Để tạo nguồn phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng cần quán triệt nâng cao nhận thức về Điều lệ Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về phát triển đảng viên và cụ thể hóa bằng chương trình kế hoạch hành động. Xây dựng củng cố tổ chức Đảng, Đoàn trong các trường đại học, cơ sở đào tạo vững mạnh để tạo nguồn; đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc tháo gỡ khó khăn vướng mắc, động viên khen thưởng các cơ sở Đảng làm tốt…

Hội thảo đã ghi nhận các ý kiến tâm huyết trách nhiệm từ các địa phương, Ban Tổ chức Trung ương sẽ tiếp thu đầy đủ và báo cáo Trung ương để có hướng dẫn giải quyết, tháo gỡ.

Theo báo cáo, từ năm 2020 đến năm 2022, khu vực miền Nam bao gồm 22 tỉnh, thành đã có 5.414 đảng viên được kết nạp là học sinh, sinh viên (chiếm 31,6% tổng số đảng viên được kết nạp là học sinh, sinh viên trên cả nước); trong đó: 37,8% đảng viên được kết nạp là học sinh; 62,2% đảng viên được kết nạp là sinh viên. Cấp ủy, tổ chức Đảng ở các, tỉnh, thành phố khu vực miền Nam luôn chú trọng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm đối với công tác phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên. Các Tỉnh, Thành ủy và các cấp trực thuộc, cấp ủy các trường THPT, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã quan tâm hơn trong việc xây dựng các chuyên đề; đề ra kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, cụ thể thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển đảng viên trong sinh viên, học sinh… 

​​

 

6/8/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtXây dựng tổ chức Đảng, Đoàn, tạo nguồn phát triển đảng viên268-xay-dung-to-chuc-dang-doan-trong-cac-truong-dai-hoc-co-so-dao-tao-vung-manh-de-tao-nguon-phat-trien-dang-vieTrue
0.00
0
0.00
False
Rà soát, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các công trình, dự án trọng điểmNewRà soát, tháo gỡ khó khăn trong triển khai các công trình, dự án trọng điểm

TTĐT - ​Chiều 08-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông​ vận tải. 

Phiên họp được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu Bình Dương, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp.

Theo báo cáo, sau Phiên họp lần thứ 10, Ban Chỉ đạo đã rà soát, đưa ra 53 nhiệm vụ, trong đó 15 nhiệm vụ có thời hạn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có 21 văn bản chỉ đạo liên quan nhằm thúc đẩy triển khai các dự án. Các Bộ, ngành, địa phương đã bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ, trình Quốc hội xem xét việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa; khai thác mỏ vật liệu, thí nghiệm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp; giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy thi công với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "làm việc 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, xuyên Tết", "bàn làm không bàn lùi" và đạt kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, đã đưa vào khai thác và thông xe 02 tuyến đường bộ cao tốc là Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt, nâng tổng số tuyến đường cao tốc trên trục Bắc - Nam là 1.187 km và tổng chiều dài các tuyến cao tốc trên cả nước trên 2.000 km.

tructuyencongtrinhtrongdiem.jpg

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Tại Phiên họp lần thứ 11, Ban Chỉ đạo đã tập trung lắng nghe một số vấn đề còn tồn tại, khó khăn và kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, thiếu nguồn vật liệu xây dựng đắp nền, thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Bình Dương hiện nằm trong nhóm các địa phương đảm bảo tiến độ triển khai thi công, bám sát yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc thúc đẩy các dự án giao thông góp phần quan trọng giải ngân vốn đầu tư công - một trong 3 động lực phát triển; đồng thời tạo ra không gian phát triển mới, khu đô thị mới, khu du lịch mới...

Thủ tướng đánh giá cao tinh thần chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các địa phương trong thực hiện các công trình, dự án trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, một số dự án vẫn còn chậm. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, rà soát công việc, chỉ rõ vướng mắc ở đâu, khâu nào, trách nhiệm của ai và đề xuất biện pháp giải quyết. Tinh thần chung là công tâm, đặt lợi ích của Quốc gia, của người dân lên trên hết để hoàn thành công việc hiệu quả.

5/8/2024 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtrà soát, tháo gỡ khó khăn, triển khai, công trình, dự án trọng điểm154-ra-soat-thao-go-kho-khan-trong-trien-khai-cac-cong-trinh-du-an-trong-dieFalse121000
0.00
121,000
0.00
False
Tuyển dụng 1.230 viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khácTuyển dụng 1.230 viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác

TTĐT - ​Sở Nội vụ thông báo xét tuyển viên chức sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác năm 2022.​

Theo đó, người có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức; có đơn đăng ký dự tuyển, lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Nhu cầu tuyển dụng: Sự nghiệp y tế 804 chỉ tiêu; sự nghiệp khác 426 chỉ tiêu.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm: Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu); sơ yếu lý lịch (theo mẫu); bản sao giấy khai sinh; bản sao Hộ khẩu thường trú; bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển (nộp bản sao có chứng thực và người dự tuyển phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ); giấy xác nhận quá trình công tác (theo mẫu), áp dụng đối với các vị trí việc làm có yêu cầu kinh nghiệm công tác; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký 01 bộ hồ sơ vào 01 vị trí việc làm.

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 02 vòng. Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2; vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Điểm phỏng vấn được tính dựa trên thang điểm 100. Thời gian phỏng vấn của một thí sinh tối đa là 30 phút; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả phỏng vấn.

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau: Có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên; có số điểm phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 cộng với điểm ưu tiên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm phỏng vấn vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì Hội đồng tuyển dụng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định người trúng tuyển.​

Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.

Địa điểm thông báo, phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển: Bộ phận một cửa Trung tâm Hành chính công, tháp B, Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Thời gian phát hành và nhận hồ sơ: Từ ngày 22/07/2022 đến hết ngày 22/08/2022. Buổi sáng: từ 08h30 đến 10h30; buổi chiều: từ 14h00 đến 16h00.

Hội đồng xét tuyển dụng sẽ thông báo cụ thể danh sách thí sinh đủ điều kiện tham gia Vòng 2, thời gian, địa điểm tổ chức phỏng vấn trên website Sở Nội vụ.

Thông báo 

Tuyển viên chức y tế 

Tuyển viên chức sự nghiệp khác 

7/27/2022 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtTuyển dụng, 1.230 viên chức, sự nghiệp y tế và sự nghiệp khác892-tuyen-dung-1-230-vien-chuc-su-nghiep-y-te-va-su-nghiep-khaTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.916667
12
Giới thiệu các công trình khoa học và công nghệ tiêu biểu đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023 Giới thiệu các công trình khoa học và công nghệ tiêu biểu đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

TTĐT - ​Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đề nghị các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyển chọn các công trình sáng tạo KH&CN tiêu b​iểu thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương giới thiệu đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.

Theo đó, đối tượng tuyển chọn là các công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN trên lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đoạt giải tại các cuộc thi do Bộ, ngành, một số tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam và tỉnh tổ chức từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/7/2023 (không xét các công trình, giải pháp đã công bố trên Sách vàng Sáng tạo Việt Nam).

Các công trình, giải pháp sáng tạo KH&CN đề nghị tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023 phải có đủ hồ sơ theo yêu cầu (Xem chi tiết văn bản đính kèm) và gửi về địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ  - Tầng 11, Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường  Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chậm nhất ngày 21/7/2023 (theo dấu bưu điện).

Bản mềm gửi qua Email: quanlykhoahoc.skhcn@binhduong.gov.vn.

Công văn​    ​

Tiêu chí      

Công văn UBND​    ​

7/18/2023 3:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết150-gioi-thieu-cac-cong-trinh-khoa-hoc-va-cong-nghe-tieu-bieu-dua-vao-sach-vang-sang-tao-viet-nam-nam-2023False121000
0.00
121,000
0.00
False
Lấy ý kiến góp ý về chính sách hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thônLấy ý kiến góp ý về chính sách hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thôn

TTĐT - UBND tỉnh xây dựng tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban h​ành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thôn.​

Áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước sạch vào mục đích sinh hoạt.

Các đối tượng không áp dụng chính sách gồm: Nước sạch dùng cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; nước sạch dùng cho sản xuất vật chất; nước sạch dùng cho kinh doanh, dịch vụ.

Mức hỗ trợ: Đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách mức hỗ trợ là 4.000 đồng/m3. Đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định không thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách mức hỗ trợ là 2.000 đồng/m3.

Phương thức hỗ trợ: Giảm trực tiếp trên giá bán đã được UBND tỉnh quyết định ban hành. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh. Thời gian thực hiện từ năm 2023-2025.

Hàng năm, đầu năm căn cứ theo kế hoạch sản xuất nước sạch của Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và Nước sạch nông thôn, Ngân sách Nhà nước sẽ tạm ứng cho Trung tâm 50% kinh phí hỗ trợ cho người dân sử dụng nước sạch sinh hoạt, đến quý III cấp tiếp 50% kinh phí còn lại cho Trung tâm.

Đến cuối năm, căn cứ theo sản lượng nước sạch sinh hoạt thực tế cung cấp cho người dân, Trung tâm lập hồ sơ quyết toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp kinh phí hỗ trợ cấp trong năm cao hơn so với sản lượng nước cung cấp cho người dân sử dụng thì phần kinh phí hỗ trợ cao hơn sẽ chuyển sang kinh phí tạm ứng 50% đầu năm tiếp theo, trường hợp thấp hơn thì Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung cho Trung tâm.

Đóng góp ý kiến tại đây.

9/14/2022 3:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtLấy ý kiến, chính sách hỗ trợ, giá nước sạch sinh hoạt nông thôn124-lay-y-kien-gop-y-ve-chinh-sach-ho-tro-gia-nuoc-sach-sinh-hoat-nong-thoTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
5
1
Thi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIIThi trực tuyến Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

TTĐT - ​​Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024), Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII" (gọi tắt NQ) trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

​Cuộc thi diễn ra từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 17/3/2024 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn), tương ứng 3 tuần thi. Tuần thứ nhất: Từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 03/3/2024. Tuần thứ hai: Từ ngày 04/3/2024 đến hết ngày 10/3/2024. Tuần thứ ba: Từ ngày 11/3/2024 đến hết ngày 17/3/2024.

Nội dung thi: NQ số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; NQ số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; NQ số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Cuộc thi nhằm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyên viên của Đảng nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi, những điểm mới trong các NQ, từ đó góp phần thực hiện thắng lợi NQ Đại hội XIII của Đảng. Thông qua cuộc thi nhằm tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của NQ trong các tầng lớp nhân dân; góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những nhận thức lệch lạc xung quanh nội dung các NQ.

Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000 đồng; 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng: 03 giải Ba, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng: 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng.

Kết thúc mỗi tuần thi, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ công bố kết quả của các cá nhân đạt giải trên Trang Thông tin điện tử tổng hợp Báo cáo viên (baocaovien.vn).

Kế hoạch​    

3/1/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTin tổng hợpXem chi tiết476-thi-truc-tuyen-tim-hieu-nghi-quyet-hoi-nghi-trung-uong-8-khoa-xiiTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0.8
5
Thanh niên Bình Dương phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XIThanh niên Bình Dương phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XI

​TTĐT - Sáng 12-10, tại TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Đoàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày Thanh niên Bình Dương cùng hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027 và chào mừng Kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10/1956-15/10/2022).​

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp với nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đề ra, định hướng cho hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh nhà trong 05 năm tới.

phatdongtn 1.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng buổi lễ

Tiếp nối thành công của Đại hội, đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ và động viên cán bộ, đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh phát huy tinh thần xung kích, năng động, sáng tạo và khí thế quyết tâm của đoàn viên, thanh niên Bình Dương thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ XI, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội đi vào thực tiễn cuộc sống, gắn bó mật thiết với đoàn viên, thanh thiếu nhi, Tỉnh Đoàn phát động toàn Đoàn triển khai đồng loạt "Ngày Thanh niên Bình Dương cùng hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022-2027". 

phatdongtn.jpg

Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Diễm Trinh - Bí thư Tỉnh Đoàn nhấn mạnh, với khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ "Tuổi trẻ Bình Dương đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, phát triển", công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, xây dựng Thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi mỗi cán bộ Đoàn – Hội phải luôn quyết tâm, khẩn trương triển khai chương trình hành động, những nội dung đã được Đại hội thông qua, tạo tâm thế vững chắc cho một nhiệm kỳ mới với những kết quả cụ thể ngay từ những hoạt động chào mừng thành công Đại hội tại địa phương, đơn vị của mình. Mỗi đoàn viên, thanh niên hãy phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ thanh niên Việt Nam, ra sức trong học tập, rèn luyện, công tác, thi đua lập nhiều thành tích, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

phatdongtn 8.jpg

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt bánh Kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Tỉnh Đoàn kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên thanh niên tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện các phong trào, cuộc vận động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã đề ra, không ngừng phấn đấu vươn lên với tinh thần tự giác trong học tập rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; tăng cường mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, đặc biệt tích cực tham gia thực hiện các công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa.

Ngay sau Lễ phát động, Tỉnh Đoàn đã trao tặng 100 suất học bổng với tổng trị giá 100 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

phatdongtn 2.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các đại biểu trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Đồng thời, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức như triển khai công trình của nhiệm kỳ mới; tổ chức thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng, khởi công công trình thắp sáng đường quê, tổ chức diễn đàn kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong đoàn viên thanh niên; tổ chức hội thi nhảy dân vũ, flashmob và nhảy hiện đại…

phatdongtn 3.jpg

Trao Giải thưởng “Tỏa sáng Nghị lực Việt” cấp Trung ương và cấp tỉnh năm 2022 cho các cá nhân tiêu biểu

Nhằm kịp thời tôn vinh các tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh và tích cực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dịp này, có 01 cá nhân tiêu biểu được vinh dự nhận Giải thưởng "Tỏa sáng Nghị lực Việt" cấp Trung ương năm 2022 và 01 cá nhân là gương thanh niên xuất sắc nhận Giải thưởng "Tỏa sáng Nghị lực Việt" cấp tỉnh năm 2022.

phatdongtn 4.jpg

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và ông Trần Bảo Lâm - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Trao Giải thưởng "15 tháng 10" cấp Trung ương cho các cá nhân

phatdongtn 5.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các cá nhân tiêu biểu được nhận các Giải thưởng

Đặc biệt, có 02 cá nhân xuất sắc nhận Giải thưởng "15 tháng 10" cấp Trung ương; 03 cá nhân nhận Giải thưởng Doanh nhân trẻ tiêu biểu tỉnh Bình Dương; 03 cá nhân nhận Giải thưởng Thanh niên sống đẹp tỉnh Bình Dương năm 2022. Đồng thời, 16 tập thể Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp tiêu biểu và 11 gương Thủ lĩnh Thanh niên tiêu biểu tỉnh Bình Dương năm 2022 được tuyên dương.

phatdongtn 6.jpg

Tuyên dương tập thể Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp tiêu biểu 

phatdongtn 7.jpg

Tuyên dương gương Thủ lĩnh Thanh niên tiêu biểu tỉnh Bình Dương năm 2022

10/12/2022 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiếtThanh niên, Bình Dương, phát huy, tinh thần, xung kích, sáng tạo, quyết tâm, thực hiện, thắng lợi, Nghị quyết, Đại hội, Đoàn, lần thứ XI492-thanh-nien-binh-duong-phat-huy-tinh-than-xung-kich-sang-tao-quyet-tam-thuc-hien-thang-loi-nghi-quyet-dai-hoi-doan-lan-thu-xTrue
0.00
0
0.00
False
Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương tiếp nhận phản ánh 24/7 về dịch bệnh Covid-19Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương tiếp nhận phản ánh 24/7 về dịch bệnh Covid-19

TTĐT - ​Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, hiện tại, Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương (Tổng đài 1022) thực hiện việc tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương cho biết, Tổng đài 1022 sẵn sàng tiếp nhận phản ánh 24/7 từ người dân để hỗ trợ, xử lý nhanh nhất những thông tin trong công tác phòng, chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Việc tiếp nhận thông tin qua Tổng đài 1022 sẽ giúp giảm tải hệ thống tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh của các địa phương. Tất cả những thông tin cá nhân của người phản ánh đều được bảo mật nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cung cấp thông tin.

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông, từ khi bùng phát dịch lần thứ 4, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 8.755 cuộc gọi; 502 lượt tin nhắn qua ứng dụng Zalo, trang Fanpage và 70 lượt phản ánh qua hệ thống Email, Trang thông tin điện tử 1022 liên quan đến tình hình, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh. Tổng đài 1022 đã giải đáp trực tiếp các thông tin, đồng thời chuyển ngành chức năng trả lời cho người dân, doanh nghiệp các nội dung thuộc thẩm quyền của cơ quan, tỷ lệ giải quyết các phản ánh, kiến nghị đạt gần 90%.

Để gửi phản ánh về Tổng đài 1022, người dân có thể thực hiện qua 07 phương thức:​

1.   Gọi điện thoại đến Tổng đài 1022 (điện thoại bàn bấm 1022, điện thoại di động bấm 0274.1022);

2.   Gửi tin nhắn qua Zalo Binh Duong SmartCity;

3.   Phản ánh trên App di động "1022 – Bình Dương";

4.   Truy cập Fanpage: Cổng Thông Tin Điện Tử Bình Dương (https://www.facebook.com/websitetinhBinhDuong/);

5.   Tương tác trên Viber của Bình Dương là: viber://pa/info?uri=binhduongsmartcity;

6.   Truy cập Trang Thông tin điện tử theo địa chỉ: https://1022.binhduong.gov.vn;

7.   Gửi thư đến hộp thư điện tử 1022@binhduong.gov.vn

7/22/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiết1022, covid-19, tiếp nhận, phản ánh193-he-thong-duong-day-nong-1022-tinh-binh-duong-tiep-nhan-phan-anh-24-7-ve-dich-benh-covid-1True121000
0.00
121,000
0.00
False
1.894738
95
Cam kết đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểmCam kết đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

TTĐT - ​Sáng 19-01, tại TP.Thuận An, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, Tỉnh ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Giải ngân đầu tư công cao nhất trong những năm gần đây

Hội nghị đã tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

hndaynhanhtiendo1.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2023, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện. Các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương đã ban hành các kế hoạch, chương trình cụ thể gắn với phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc cốt lõi ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công đã kéo dài trong nhiều năm qua đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đến nay đã cơ bản được tháo gỡ. Kết quả giải ngân vốn năm 2023 (xét về giá trị tuyệt đối) là mức giải ngân hàng năm cao nhất từ đầu nhiệm kỳ (tăng hơn 9.600 tỷ đồng so với năm 2022) và là lần đầu tiên tỉnh giải ngân hết số vốn được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ trong hơn 10 tháng thực hiện.

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2023, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh là 21.817 tỷ đồng. Tính đến ngày 18/01/2024, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 17.258 tỷ đồng, đạt 79,1% kế hoạch của tỉnh giao và 141,7% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao từ đầu năm. Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư, ước giải ngân đến ngày 31/01/2024 có thể đạt khoảng 86% kế hoạch. Đây là mức cao trong các năm gần đây.

Tiến độ các công trình trọng điểm được đẩy nhanh thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Bình Dương đã khởi công được một số hạng mục thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh, bố trí đủ vốn và đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 13, đường ĐT.746,… Đồng thời chuẩn bị đầy đủ thủ tục đầu tư và nguồn vốn để thực hiện các công trình như đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh, cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Trường Chính trị chuẩn tỉnh Bình Dương…

hndaynhanhtiendo7.jpg

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương đang được triển khai thi công

Báo cáo tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm, ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương đang được đẩy nhanh tiến độ các gói thầu xây lắp đã triển khai thi công, các gói thầu còn lại dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 01/2024. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ hoàn thành trong quý I/2024.

Dự án đường Vành đai 4 đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn  theo phương thức đối tác công tư (PPP) có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 18.247 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Sở Giao thông vận tải đang tiếp tục triển khai các bước tiếp theo, phấn đấu khởi công dự án đường Vành đai 4 trong dịp 30/4/2024.

Dự án đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng vốn đầu tư khoảng 17.408 tỷ đồng. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan ban hành kế hoạch thực hiện dự án và giao nhà đầu tư đề xuất khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để triển khai các bước tiếp theo đúng quy định, phấn đấu khởi công công trình dịp 02/9/2024.

Các dự án: BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (cầu Bạch Đằng 2) đang được triển khai thi công, phấn đấu hoàn thành trong năm 2024. Bên cạnh đó, nhiều dự án quan trọng khác đang được triển khai các bước đầu tư như: Dự án đường ven sông Sài Gòn, nút giao Sóng Thần, nâng cấp mở rộng đường An Bình và kết nối cầu vượt Sóng Thần, xây dựng hầm chui tại nút giao Ngã 5 Phước Kiến, cảng An Tây, cảng An Sơn…

Ưu tiên các dự án cấp thiết, có tính kết nối, tạo động lực phát triển

Năm 2024 là thời điểm các công trình trọng điểm của tỉnh bước vào giai đoạn cao điểm triển khai thi công, đồng thời cũng là năm thứ tư của kỳ kế hoạch 2021-2025. Do đó cần tập trung cho nhiều công trình dự án chuyển tiếp từ đầu nhiệm kỳ chuẩn bị hoàn tất, năm 2024 cũng là năm bắt đầu chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2026-2030.

Việc đảm bảo tiến độ của các công trình, dự án có sự đóng góp quan trọng của các địa phương, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bà Huỳnh Thị Thanh Phương - Bí thư Thành ủy Thuận An cam kết cấp ủy sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền thực hiện đạt mục tiêu đề ra trong công tác giải phóng mặt bằng. TP.Thuận An cũng mong muốn tỉnh xem xét sớm giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương để đảm tiến độ các công trình, dự án.

hndaynhanhtiendo3.jpg

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, tập trung cho hạ tầng là chủ trương lớn của cả nước nói chung và của Bình Dương nói riêng. Ông đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành xây dựng đề án đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trình HĐND tỉnh xem xét thông qua để có cơ sở triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay liên quan đến các công trình cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, vai trò của MTTQ và đoàn thể, Chi đảng bộ cơ sở trong vận động, nêu gương cũng rất quan trọng. Về phía HĐND tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với UBND tỉnh xem xét thông qua các nội dung liên quan đến các công trình, dự án nhằm đảm bảo về mặt pháp lý trong triển khai thực hiện.

Qua ý kiến của các ngành, địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá cao và hoan nghênh những kết quả đạt được trong công tác đầu tư công và triển khai các công trình trọng điểm trong năm 2023. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2024, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đồng thời kiện toàn Ban Chỉ đạo triển khai các công trình trọng điểm; cấp ủy tiếp tục sát cánh cùng chính quyền đôn đốc tiến độ các dự án, công trình.

hndaynhanhtiendo2.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tại hội nghị

Tiếp tục xây dựng danh mục thứ tự ưu tiên đầu tư của các ngành, lĩnh vực, rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án chậm tiến độ, các dự án chưa thật sự cấp thiết, cấp bách, phát huy hiệu quả không cao, không tạo ra dư địa phát triển để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân và nhu cầu bổ sung vốn, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình trọng điểm, dự án cấp thiết, bức xúc, có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển.

Các cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện từng dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm với các đầu mục công việc và mốc thời gian, phân công trách nhiệm phối hợp cụ thể với các cơ quan, đơn vị có liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở đôn đốc và giám sát thực hiện.

Đặc biệt, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho các sở, ban, ngành, các địa phương, các chủ đầu tư trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phát động phong trào thi đua "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh" năm 2024, kịp thời khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

​Tại hội nghị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án thuộc tỉnh đã ký cam kết giải ngân vốn đầu tư công và cam kết đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 05 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2023.

hndaynhanhtiendo6.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng Bằng khen của UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Lộc tặng hoa cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2023

hndaynhanhtiendo4.jpg

hndaynhanhtiendo5.jpg

Các địa phương, đơn vị ký cam kết giải ngân vốn đầu tư công và cam kết đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

1/19/2024 6:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếBài thời sự, kýXem chi tiếtcam kết, đẩy nhanh tiến độ, dự án, trọng điểm191-cam-ket-day-nhanh-tien-do-cac-du-an-trong-dieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Trường Đại học Thủ Dầu Một có thêm 07 Phó Giáo sưTrường Đại học Thủ Dầu Một có thêm 07 Phó Giáo sư

TTĐT - ​​Sáng 08-01, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ ​nhiệm chức danh Phó Giáo sư.

Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành.

Năm 2023 là năm Trường Đại học Thủ Dầu Một có số lượng Phó Giáo sư nhiều nhất từ trước đến nay, với 07 thầy, cô giáo được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư.

Tại buổi lễ, Nhà trường đã công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư cho các cá nhân. Cụ thể: Tiến sĩ Ngô Đại Hùng – Giám đốc Chương trình Hóa học thuộc Viện Phát triển ứng dụng được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Sinh học, chuyên ngành Hóa sinh học; Tiến sĩ Đào Minh Trung – Giám đốc Chương trình Kỹ thuật môi trường thuộc Khoa Khoa học quản lý được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Hóa học, chuyên ngành Hóa môi trường; Tiến sĩ Trần Văn Trung – Trưởng Ban đề án Trung tâm Giáo dục thể chất – Quốc phòng an ninh được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Giáo dục học; Tiến sĩ Nguyễn Hán Khanh – Giám đốc Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thuộc Khoa Kinh tế được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Kinh tế; Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương – Giám đốc Viện Phát triển ứng dụng được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Sinh học; Tiến sĩ Đinh Thanh Sang – Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam bộ được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Lâm nghiệp; Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc Chương trình cao học ngành Quản trị kinh doanh thuộc Viện Đào tạo sau đại học được bổ nhiệm Phó Giáo sư ngành Kinh tế.

phogiaosu1.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chúc mừng các Phó Giáo sư

phogiaosu.jpg

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Thủ Dầu Một trao Quyết định, tặng quà và hoa chúc mừng các Phó Giáo sư

Dịp này, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã trao tặng mỗi tân Phó Giáo sư 50 triệu đồng nhằm động viên, ghi nhận và thể hiện sự trân trọng của tỉnh đối với những nỗ lực cố gắng của các Phó Giáo sư.

phogiaosu3.jpg

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Thương – Giám đốc Viện Phát triển ứng dụng, nữ Phó Giáo sư duy nhất được công nhận đợt này, phát biểu cảm ơn sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và Nhà trường đối với các Phó Giáo sư

1/8/2024 4:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtTrường Đại học Thủ Dầu Một, Phó Giáo sư139-truong-dai-hoc-thu-dau-mot-co-them-07-pho-giao-sTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.5
39
Bình Dương kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng năm mới Kỷ Hợi 2019Bình Dương kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào mừng năm mới Kỷ Hợi 2019

TTĐT - ​Sáng 30-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức Họp mặt kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2019), chào mừng năm mới Kỷ Hợi 2019.​

Đến dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Thanh Liêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các Phó Chủ tịch HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo một số tỉnh, thành, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.


Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đọc diễn văn tại buổi lễ

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam đã đọc diễn văn ôn lại chặng đường quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết hợp đúng đắn mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc, thực sự là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Vượt qua nhiều thách thức, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử và mang tầm vóc thời đại.

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng anh hùng, 22 năm qua kể từ ngày tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã luôn quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện sáng tạo, quyết liệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo tỉnh nhà vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên. Với sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết tận dụng, nắm bắt thời cơ, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huy động tốt mọi nguồn lực và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, Bình Dương đã tạo nên những thành quả đột phá về phát triển kinh tế - xã hội; từ một tỉnh nghèo với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đến nay Bình Dương đã trở thành một tỉnh phát triển, có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.


Các cán bộ lão thành tham dự buổi họp mặt

Tiếp bước truyền thống hào hùng 89 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, cũng như của Đảng bộ tỉnh Bình Dương qua 83 năm phát triển; tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu sau 33 năm thực hiện đường lối đổi mới của đất nước và qua 22 năm Bình Dương phát triển, Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng, toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh sẽ tiếp tục đoàn kết một lòng, cùng quyết tâm, chung vai góp sức, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, đồng thời tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn, đưa Bình Dương phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn và bền vững hơn.

Dịp này, lãnh đạo tỉnh đã trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho 02 đồng chí, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho 01 đồng chí, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho 01 đồng chí, Huy hiệu  55 năm tuổi Đảng cho 04 đồng chí, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho 03 đồng chí, Huy hiệu 45 tuổi Đảng cho 01 đồng chí. Ban Tổ chức Tỉnh ủy vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng.



Ông Trần Văn Nam (bìa trái) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Trần Thanh Liêm (bìa phải) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao Huy hiệu Đảng và tặng hoa cho các đảng viên


Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Trần Văn Nam (bìa phải) - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy

1/30/2019 4:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtBình Dương, kỷ niệm, 89 năm Ngày thành lập Đảng, mừng Xuân Kỷ Hợi 2019265-binh-duong-ky-niem-89-nam-ngay-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-va-chao-mung-nam-moi-ky-hoi-201True121000
1.00
121,000
1.00
242,000
False
Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023Khai mạc Triển lãm Xây dựng Thông minh Việt Nam 2023

​TTĐT - Sáng 14-12, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC (WTC Expo) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 (Smart Build Vietnam 2023).

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương, Tổng công ty Becamex IDC và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh.

 


Đại biểu tham dự buổi lễ

Triển lãm diễn ra từ ngày 14 đến 16/12/2023 với quy mô 80 gian hàng, thu hút sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp về các lĩnh vực: Thi công xây dựng (công trình công nghiệp, giao thông, dân dụng…), máy móc thiết bị cơ giới, vật liệu xây dựng (kính, nhôm, xi măng, sắt thép, gạch, ngói, sơn, hóa chất và vật liệu xây dựng khác…), trang trí nội – ngoại thất, bất động sản công nghiệp – đô thị.

Nhiều hoạt động sôi nổi sẽ diễn ra tại Triển lãm, bao gồm chuỗi hội thảo chuyên ngành xây dựng – bất động sản sẽ diễn ra liên tục với các chủ đề: Xây dựng trong thời đại 4.0, vật liệu xây dựng thông minh – bền vững, công nghệ B.I.M, phát triển thị trường nhà ở, thiết bị nhà ở thông minh…

 

Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, hiện nay, xây dựng thông minh và sử dụng vật liệu thông minh đã trở thành xu hướng phát triển và là chuẩn mực đánh giá chất lượng công trình tại các thành phố lớn trên thế giới. Triển vọng tăng trưởng ngành Xây dựng chủ yếu tập trung tại thị trường của các nước đang phát triển. Với tốc độ tăng trưởng được duy trì ổn định, Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản.


Đại biểu thực hiện nghị thức khai mạc Triển lãm

Bình Dương đã có nhiều đóng góp mạnh mẽ tạo động lực phát tiển kinh tế - xã hội cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nhằm tiếp tục đáp ứng nhu cầu phát triển mô hình Thành phố thông minh trong tương lai, đồng thời góp phần thể hiện trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, với mong muốn thiết lập một nền tảng kết nối các đơn vị trong lĩnh vực xây dựng – bất động sản, Triển lãm là dịp để doanh nghiệp và các chuyên gia cùng nhau nghiên cứu, thảo luận về những kiến thức chuyên ngành và cập nhật xu hướng xây dựng trong thời đại mới, chia sẻ thông tin thị trường. Đồng thời là cơ hội để giới thiệu các giải pháp công nghệ xây dựng hàng đầu, cũng như những sản phẩm vật liệu xây dựng tiên tiến, xanh – sạch – thân thiện với môi trường đến các nhà đầu tư tiềm năng.

Năm nay, Triển lãm Xây dựng chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 còn vinh dự được đồng hành tài trợ bởi các thương hiệu uy tín và đơn vị tiêu biểu ở Việt Nam lẫn quốc tế. Cụ thể, các nhà tài trợ Kim cương: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BCONS, Tập đoàn Lê Phong, Công ty Cổ phần Gạch ngói Đồng Nai – TUILDONAI, Công ty Kính nổi Viglacera, Cheil Electric; các nhà tài trợ Vàng: Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB); đồng tài trợ: Công ty Cổ phần Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương – Biconsi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á.

 

 


Đại biểu tham quan các gian hàng Triển lãm

Dưới đây là một số hình ảnh Cổng Thông tin điện tử ghi nhận tại lễ khai mạc Triển lãm:





Các sản phẩm thân thiện với môi trường phục vụ ngành xây dựng như gạch không nung, gạch tái chế từ chất thải được giới thiệu tại Triển lãm




Các sản phẩm thông minh như khóa điện tử, cửa chống tiếng ồn đang là xu thế phát triển trong tương lai



Cá loại kính 3D, kính tiết kiệm năng lượng phục vụ cho các công trình được giới thiệu tại Triển lãm



Công nghệ sơn hiện đại có tính năng bền, đẹp được xác định sẽ thay thế các loại sơn PU trong tương lai



Triển lãm có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lĩnh vực xây dựng

12/14/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếPhóng sựXem chi tiết789-khai-mac-trien-lam-xay-dung-thong-minh-viet-nam-202True121000
20.00
121,000
6.00
0
False
Sớm đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào đời sốngSớm đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào đời sống

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết), sáng 5-12, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức thảo luận dự thảo các kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết. Ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày các dự thảo Kế hoạch: Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

IMG_ông NLH1248.jpg

Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nguyễn Đình Chuẩn trình bày dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

z4944112667950_e4773acdd42df0c8136928d1a447f0c2.jpg

Bà Trương Thị Bích Hạnh - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị cũng đã triển khai Kế hoạch tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trong đó đã đưa ra mục đích, yêu cầu, các nội dung, đối tượng, hình thức nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền và quá trình tổ chức thực hiện.

IMG_tchn7043.jpg

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao phát biểu kết luận tại hội nghị

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao đánh giá cao nội dung các ý kiến thảo luận, trao đổi và đóng góp vào 4 dự thảo, thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XIII của tỉnh. Đồng thời cho rằng các dự thảo này có tầm quan trọng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Do đó yêu cầu các cấp ủy Đảng và từng đảng viên, phải tập trung quán triệt, nghiên cứu học tập một cách nghiêm túc và thực chất để các nội dung của Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Các chi, Đảng bộ phải xây dựng chương trình, kế hoạch sát với Nghị quyết và tình hình ở từng cơ quan, đơn vị và có lộ trình cụ thể. UBND tỉnh và HĐND tỉnh phải sớm soạn thảo, ban hành thể chế, dành nguồn lực để thực hiện Nghị quyết. Đồng thời đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền thông qua báo cáo viên, các phương tiện truyền thông để đưa Nghị quyết thấm nhuần đến từng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.​

12/5/2023 5:00 PMĐã ban hànhTin nội chínhTinXem chi tiết đưa Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành, Trung ương Đảng khóa XIII,vào đời sống243-som-dua-nghi-quyet-hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-vao-doi-sonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
UBND tỉnh thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục mầm nonUBND tỉnh thông qua dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục mầm non

​TTĐT - Chiều 01-7, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo, đề xuất về việc xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh. 

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Theo nội dung dự thảo, có 03 nhóm đối tượng được hỗ trợ. Cụ thể, đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp, nơi có nhiều lao động được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 01 lần. Cơ sở vật chất bao gồm trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ là 20 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bao gồm nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

​​​Trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp theo quy định được hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng. Bao gồm trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

IMG_9502.JPG

Toàn cảnh cuộc họp

​​​​Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định ở địa bàn có khu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện đạt trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non theo quy định; có hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhóm trẻ/lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; giáo viên mầm non bảo đảm các điều kiện quy định nêu trên được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng.

Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định đối với các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế trong năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục với giáo viên và không dùng tính đóng hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp.

IMG_9488.JPG

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Thao phát biểu tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Thao thống nhất đối tượng thụ hưởng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo như Nghị định 105/2020/CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ. Về mức thụ hưởng, đối với cơ sở giáo dục mầm non n​âng lên mức dao động từ 30 - 40 triệu đồng/cơ sở; đối với trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp thống nhất mức hỗ trợ 160.000 đồng/tháng.

7/1/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtUBND tỉnh, dự thảo, quy định, mức hỗ trợ chính sách phát triển giáo dục mầm non736-ubnd-tinh-thong-qua-du-thao-nghi-quyet-quy-dinh-muc-ho-tro-chinh-sach-phat-trien-giao-duc-mam-noTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
3
2
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chính sách hỗ trợ giáo viênTăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chính sách hỗ trợ giáo viên

TTĐT - ​Đó là những nội dung được các ​tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ thảo luận tại Hội nghị phát triển Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ GDĐT tổ chức tại tỉnh Bình Dương sáng 18-4.

Tham dự có ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ; đại diện các đơn vị của Bộ GDĐT và một số trường đại học trên địa bàn.

hoinghigiaoduc2.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các đại biểu tham dự hội nghị

Thiếu cơ sở vật chất, giáo viên

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, với tiềm năng, lợi thế vượt trội, vùng Đông Nam bộ luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu cả nước, đầu tàu kinh tế, có đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Cùng với TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh trong Vùng cũng là trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước.

Hội nghị là dịp để các Bộ, ngành cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện "bức tranh" giáo dục vùng Đông Nam bộ hiện nay. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045 xứng tầm với phát triển kinh tế.

hoinghigiaoduc3.jpg

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Theo báo cáo của Bộ GDĐT, về cơ bản, 100% đơn vị cấp xã trong vùng Đông Nam bộ đều có trường mầm non, tiểu học. Hầu hết các xã đều có trường trung học cơ sở, các huyện đều có trường trung học phổ thông. Tính đến năm học 2020-2021, toàn vùng có 7.871 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, tăng hơn 1.000 cơ sở giáo dục so với giai đoạn năm học 2010-2011.

Tuy nhiên, GDĐT vùng Đông Nam bộ còn một số khó khăn, bất cập. Quy hoạch mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ nhu cầu; số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo của Đông Nam bộ hiện vẫn thấp hơn so với bình quân cả nước…

Nguyên nhân của những hạn chế này, Bộ GDĐT nhận định, do áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao nên kết cấu hạ tầng ngành Giáo dục chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng số lượng học sinh hằng năm. Các địa phương chưa quan tâm thỏa đáng đến việc quy hoạch mạng lưới trường lớp đáp ứng đủ về diện tích đất đai và cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

hoinghigiaoduc.jpg

Áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao nên kết cấu hạ tầng GDĐT vùng Đông Nam bộ chưa đáp ứng kịp với tốc độ tăng số lượng học sinh​

Thiếu chính sách đãi ngộ đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất (do giáo viên phải làm việc theo thời gian ca, kíp, đón trẻ sớm, trả trẻ muộn,… để phù hợp với giờ làm việc của cha mẹ trẻ).

Việc phân cấp tại địa phương trong công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. 

Đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa tương xứng với các yêu cầu, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới. 

Quan tâm đầu tư cho giáo dục

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành vùng Đông Nam bộ đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất các giải pháp để phát triển GDĐT trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cho biết, ngân sách dành cho giáo dục của TP.Hồ Chí Minh luôn tăng theo từng năm, hiện chiếm 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố. Thời gian tới, thành phố chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ quốc tế, xây dựng TP.Hồ Chí Minh thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục, đảm bảo người học có đủ kiến thức và kỹ năng, trở thành nguồn nhân lực xây dựng thành phố thông minh, để thành phố sẽ là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến học tập, sinh sống và làm việc. 

Thành phố cũng tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐT, phấn đấu đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) ở mỗi cấp học, bậc học; phát huy hiệu quả trường chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế"; 100% trường học trên địa bàn thành phố phấn đấu xây dựng theo mô hình trường học thông minh.

hoinghigiaoduc5.jpg

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh phát biểu tham luận tại hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh chia sẻ một số khó khăn, áp lực của tỉnh trong công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho lĩnh vực giáo dục khi tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm của tỉnh cao. 

Ông cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, thống kê nhu cầu trường, lớp theo từng cấp học gắn với dự báo quy mô dân số ở từng địa bàn, địa phương. Đối chiếu tiêu chuẩn, định mức, quy mô xây dựng trường lớp theo quy định của Trung ương, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và tình hình, điều kiện thực tiễn của tỉnh để bố trí quỹ đất, kinh phí đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới trường lớp cho các cấp học theo từng năm, trung hạn, dài hạn nhằm đảm bảo cho học sinh có đủ chỗ học, nhất là con công nhân lao động.

Tiếp tục quan tâm, ưu tiên phát triển toàn diện lĩnh vực GDĐT ở nhiều cấp độ từ mầm non đến đại học, từ giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn cho đến giáo dục thường xuyên, hướng tới xây dựng xã hội học tập để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên nhằm duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo đã đạt được trong thời gian qua trước áp lực tăng dân số cơ học hàng năm khoảng 20.000 học sinh, chủ yếu là trẻ mầm non và tiểu học.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục thông qua việc xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, mời gọi các cá nhân, tổ chức tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục nhằm giảm tải áp lực cho Nhà nước về ngân sách và biên chế sự nghiệp. Song song đó, chú trọng thực hiện kiểm soát, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Tỉnh cũng tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các trường đại học trên địa bàn theo hướng trọng tâm, trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, nhất là Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh và Trường Đại học Việt - Đức. Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo đủ hấp dẫn về làm việc, sinh sống tại Bình Dương.

hoinghigiaoduc1.jpg

Toàn cảnh hội nghị​

Bà Trần Tuyết Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước kiến nghị việc tinh giản biên chế ngành GDĐT không nên thực hiện theo hướng bình quân, cào bằng, mà thực hiện theo thực tế từng địa phương. Cần có chế độ chính sách, đãi ngộ cho giáo viên yên tâm công tác lâu dài. Đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, cần có chế độ chính sách giảm giá thành hoặc hỗ trợ miễn phí sách giáo khoa mới để đảm bảo điều kiện học tập cho các em.

hoinghigiaoduc4.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Đông Nam bộ là vùng trung tâm, đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Kết quả đó có đóng góp quan trọng của GDĐT với nhiều "điểm sáng". Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những hạn chế đã được chỉ ra tại hội nghị. 
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần dựa vào giáo dục để tạo ra nguồn lực con người giúp vùng Đông Nam bộ vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được kỳ vọng. Trước tiên cần thay đổi nhận thức và hành động, xác định đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển lâu dài, từ đó ưu tiên nguồn lực đầu tư cho giáo dục một cách thiết thực, phù hợp; có chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở Nghị quyết số 24, các địa phương quy hoạch GDĐT gắn với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng; đầu tư các thiết chế văn hoá, thể thao trong trường học phục vụ mục tiêu đào tạo tri thức kết hợp giáo dục nhân cách, văn hoá thẩm mỹ. Các cơ sở giáo dục đổi mới mô hình tổ chức hoạt động, nhân sự, phương pháp dạy và học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; phát huy vai trò tự chủ của các trường đại học…

Mục tiêu phát triển GDĐT vùng Đông Nam bộ:

Đối với giáo dục mầm non: Đến năm 2025, huy động được ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường. Tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 30% trở lên. 

Đến năm 2030, huy động được 40% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường.

Đảm bảo đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, 100% giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ khá trở lên. Có ít nhất 40% số trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục phổ thông: Đến năm 2030, 50% số tỉnh, thành phố trong Vùng đạt phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở mức độ 3. Tỷ lệ lên lớp cấp tiểu học, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99%. Tỷ lệ lên lớp đến cấp trung học cơ sở đạt 98,93%, và cấp trung học phổ thông đạt 98,91%. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp trung học cơ sở đạt 99,02% và cấp trung học phổ thông đạt 99,01%.

Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục tiểu học đạt khoảng 65%, trung học cơ sở là 76% và trung học phổ thông đạt khoảng 60%.

Phấn đấu đến năm 2030, giáo dục phổ thông trong vùng Đông Nam bộ đứng đầu cả nước.​

4/18/2023 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiBài viếtXem chi tiếttăng cường, đầu tư, cơ sở vật chất, xây dựng, chính sách, hỗ trợ, giáo viên410-tang-cuong-dau-tu-co-so-vat-chat-xay-dung-chinh-sach-ho-tro-giao-vieTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
0
1
Lãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần LanNewLãnh đạo tỉnh tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan

TTĐT - ​​Chiều 08-5, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp Ngài Keijo Norvanto - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan tại Việt Nam đến thăm Bình Dương.

​Tại buổi tiếp, Ngài Keijo Norvanto nhấn mạnh, Việt Nam và Phần Lan đã có 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Mối quan hệ đối tác truyền thống lâu đời giữa hai nước được củng cố và phát triển thông qua nhiều dự án thiết thực về xử lý nước thải, sản xuất nước uống và ngành gỗ. Những thế mạnh về kinh tế - xã hội của hai nước đã bổ sung cho nhau và giúp cả hai phát triển ổn định, bền vững, thịnh vượng hơn. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Phần Lan ở Đông Nam Á. Trong đó, Bình Dương là một trong những địa phương phát triển năng động và tiềm năng bậc nhất tại Việt Nam; từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư lĩnh vực khoa học - công nghệ, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

DSPL.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tiếp Ngài Keijo Norvanto - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan tại Việt Nam

Trong chuyến thăm lần này, Ngài Đại sứ đã kết nối nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Phần Lan đến Bình Dương tìm hiểu và trao đổi về cơ hội đầu tư ngành gỗ và các sản phẩm nội thất, giải pháp số, công nghệ mạng, phát triển công nghiệp, thiết bị thang máy, giáo dục - đào tạo. 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng cảm ơn những tình cảm của Ngài Đại sứ dành cho Bình Dương trong suốt thời gian qua; đồng thời hoan nghênh các doanh nghiệp Phần Lan đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Bình Dương.  

DSPL 2.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng tặng quà lưu niệm cho Ngài Keijo Norvanto - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Phần Lan tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh mong muốn thời gian tới, với vai trò của mình, Ngài Đại sứ sẽ là cầu nối xúc tiến, đưa các doanh nghiệp hàng đầu của Phần Lan đến hợp tác, hỗ trợ Bình Dương triển khai các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển Thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo, lấy khoa học - công nghệ làm yếu tố cốt lõi, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng.

Song song đó, tăng cường hợp tác phát triển lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là lĩnh vực mà tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

DSPL 3.jpg

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

5/8/2024 10:00 PMĐã ban hànhHoạt động của lãnh đạo tỉnhTinXem chi tiếtLãnh đạo tỉnh, Đại sứ, đặc mệnh, toàn quyền, Phần Lan230-lanh-dao-tinh-tiep-dai-su-dac-menh-toan-quyen-phan-laTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Doanh nghiệp - Doanh nhân đóng góp tích cực vào sự phát triển của Bình DươngDoanh nghiệp - Doanh nhân đóng góp tích cực vào sự phát triển của Bình Dương
 
TTĐT - Sau gần 30 năm thực hiện đuờng lối đổi mới của Đảng, nhất là sau gần 19 năm kể từ ngày Bình Dương tái lập tỉnh, các doanh nghiệp - doanh nhân Bình Dương không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Bình Dương - đất lành đối với nhà đầu tư

Theo thống kê, đến đầu tháng 10/2015, Bình Dương có 22.335 doanh nghiệp, trong đó có 19.810 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nuớc với tổng vốn đăng ký hơn 145.000 tỷ đồng, 2.525 doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài với số vốn gần 22 tỷ đô la Mỹ. So với tổng số doanh nghiệp trên cả nuớc, số luợng doanh nghiệp tại Bình Dương chiếm khoảng 4,75%, luợng vốn đầu tư cả 2 khu vực tính chung chiếm khoảng 10%. Điều này cho thấy, số lượng doanh nghiệp ở Bình Dương có qui mô khá lớn so với qui mô doanh nghiệp chung trên cả nuớc.

Thực tế cho thấy, trong một thời gian ngắn, số lượng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân ở Bình Dương đã phát triển rất mạnh. Cụ thể, năm 1986 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ khoảng vài trăm đơn vị. Qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, đến nay, số luợng doanh nghiệp đã tăng gấp 111 lần. Riêng trong giai đọan từ 1997 đến nay, mỗi năm Bình Dương có từ 1.000-2.000 doanh nghiệp mới đuợc thành lập, trong đó giai đọan 2011-2015 Bình Dương có thêm hơn 9.400 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 40% số doanh nghiệp đuợc thành lập từ trước tới nay. Điều này khẳng định Bình Dương luôn là đất lành đối với các nhà đầu tư.

 Nhiều nhà đầu tư lớn từ các quốc gia đến đầu tư tại Bình Dương (Ảnh: Nhà máy Công ty điện tử Foster (Nhật Bản) tại KCN VSIP I)

Có thể nói, quá trình phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp và doanh nhân Bình Dương do nhiều yếu tố tạo thành. Trong đó yếu tố khách quan chính là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội thuận lợi so với nhiều địa phương khác. Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với những trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật lớn của cả nước và đầu mối giao lưu quốc tế như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương luôn chủ động tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn với phương châm xuyên suốt là “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư, trải thảm đỏ thu hút nhân tài”. Hơn nữa, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Đó là, khi các nhà đầu tư có ý định lựa chọn Bình Dương là địa điểm đặt dự án, việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan thẩm quyền và cơ quan chuyên môn được dễ dàng và minh bạch, không bị bất cứ một rào cản nào. Các cơ quan chức năng ở địa phương cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong việc tham mưu, đề xuất Trung ương cho tỉnh cấp phép đầu tư theo thẩm quyền rất nhanh chóng, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư. Trong quá trình triển khai dự án nếu có khó khăn phát sinh, các ngành hữu quan sẽ phối hợp với nhà đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm giúp các doanh nghiệp triển khai dự án.

 Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam (thứ hai từ phải qua) cùng lãnh đạo các sở, ngành thăm Công ty Cổ phần gỗ Kaiser

Đối với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, động viên doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những cuộc tọa đàm, hội thảo, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp… được xem là hoạt động thực tế rất hiệu quả được thực hiện thường xuyên ở các cơ quan hữu quan cấp tỉnh và UBND tỉnh Bình Dương. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các cơ quan hữu quan để đề xuất, kiến nghị những nguyện vọng của mình cũng như trình bày những khó khăn, vướng mắc để UBND tỉnh có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Cùng với đó Bình Dương luôn quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trong đó hạ tầng về điện, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nuớc, hạ tầng viễn thông, hạ tầng xã hội, các thiết chế y tế, giáo dục, văn hóa… ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu phát triển.

 Hiện tại, Bình Dương có 28 KCN

Một yếu tố rất thuận lợi nữa là Bình Dương đã có hệ thống các khu, cụm công nghiệp hoàn chỉnh đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất của các nhà đầu tư. Từ KCN Sóng Thần 1 với diện tích hơn 180ha được thành lập vào tháng 9/1995, chỉ sau 20 năm, đến nay trên địa bàn Bình Dương đã hình thành 28 KCN với tổng diện tích trên 9.500 ha, (chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN cả nước), có 26 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 12,3% so với cả nước). Đây quả là một thành tích ấn tượng và là một đẳng cấp phát triển mà rất ít địa phương đạt được, đồng thời còn là yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngòai nước.

Ông Marcus IP - Tổng giám đốc Công ty liên doanh Nam Phương Textile cho biết: “Chúng tôi lựa chọn Bình Dương để triển khai dự án vì nơi đây có hạ tầng đồng bộ, có vị trí giao thương thuận lợi và môi trường đầu tư thông thoáng. Tôi tin tưởng rằng dự án của chúng tôi sẽ đạt đuợc thành công như mong muốn”.

 Góp phần phát triển KT-XH địa phương 

Trong quá trình phát triển của Bình Dương, đóng góp lớn nhất của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trước hết là góp phần đưa Bình Dương chuyển dịch thành công nền kinh tế nông nghiệp năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ, có tốc độ tăng trưởng cao, qui mô lớn chiếm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Trong nhiều năm, Bình Dương luôn có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hơn 13%/năm, cao gấp 2 lần mức tăng trưởng chung của cả nước và gấp 1,5 lần so với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo đúng định hướng là công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đã chiếm đến 97% trong GDP của tỉnh. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo đuợc giá trị kim ngạch chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu của cả nuớc, đặc biệt đã tạo ra xuất siêu lớn cho tỉnh trong hoạt động ngoại thương. Riêng 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương đạt giá trị gần 14 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,6 % so với cùng kỳ và chiếm 12% giá trị xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý là Bình Dương đã đạt giá trị xuất siêu hơn 2,2 tỷ đô la Mỹ chỉ trong 8 tháng năm 2015. Điều này khẳng định hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Bình Dương đã cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới và tăng đuợc tỷ trọng sử dụng nguyên phụ liệu trong nuớc để gia tăng giá trị xuất khẩu.

 

 Doanh nghiệp - Doanh nhân đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế-xã hội Bình Dương (Ảnh: Công nhân Công ty Giày Đông Hưng trong giờ làm việc)

Doanh nghiệp Bình Dương không chỉ tạo dựng nên diện mạo của một tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, mà còn tạo ra sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Riêng trong 4 năm gần đây, trong điều kiện nền kinh tế đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, song giá trị thương mại dịch vụ của Bình Dương liên tục tăng trưởng ở mức cao. Giá trị thương mại dịch vụ của tỉnh đã tăng từ 59.400 tỷ đồng vào năm 2011 lên hơn 75.000 tỷ đồng vào năm 2012, hơn 89.500 tỷ đồng trong năm 2013. Năm 2014, giá trị thương mại dịch vụ của Bình Dương đạt gần 103.500 tỷ đồng.

Riêng 9 tháng đầu năm 2015, giá trị thương mại - dịch vụ của Bình Dương đạt gần 83.500 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ. Hiện tại giá trị thương mại - dịch vụ của Bình Dương đã chiếm khoảng 5% tổng mức bán bán lẻ và doanh thu dịch vụ của cả nước. Nếu phân theo khu vực thì khu vực kinh tế trong nước chiếm đến 97,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2,9%. Điều này cho thấy lĩnh vực thương mại- dịch vụ của Bình Dương đang thu hút mạnh các doanh nghiệp trong nuớc tham gia và ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, hướng đến các lọai hình dịch vụ chất lượng cao.

Không chỉ thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp – doanh nhân Bình Dương luôn đồng hành với chính quyền giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Đó là quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, giải quyết những vấn đề về chăm sóc y tế, giáo dục, nhà ở. Bên cạnh đó, nhiều doanh nhân tích cực tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa, chương trình giảm nghèo, công tác xã hội, từ thiện vì cộng đồng, xây dựng nông thôn mới... Đó là nghĩa cử cao đẹp và trách nhiệm của các doanh nghiệp – doanh nhân Bình Dương trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đánh giá vai trò to lớn của đội ngũ doanh nhân, ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chính sự nhạy bén, năng động, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp tục trụ vững và ngày càng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện xã hội... Đó là những nỗ lực và đóng góp rất đáng trân trọng của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân tỉnh Bình Dương. 

Đồng hành cùng doanh nghiệp-doanh nhân 

Những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà đã được khẳng định. Tuy nhiên các doanh nghiệp - doanh nhân trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn một số hạn chế. Đó là, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư trong nước thuộc loại vừa và nhỏ, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm chưa đủ mạnh, số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh chưa nhiều. Đội ngũ doanh nhân chủ yếu là trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, một số doanh nghiệp, doanh nhân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nâng tầm doanh nghiệp, khả năng ứng phó với biến động của thị trường, năng lực hội nhập.

 UBND tỉnh tuyên dương khen thưởng các doanh nhân tiêu biểu

Phát biểu tại lễ tôn vinh khen thưởng các doanh nhân tiêu biểu vừa qua, ông Trần Văn Nam - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, đất nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, với việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương, chuẩn bị tham gia Cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay. Đặc biệt là việc các nước thành viên vừa hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây được xem là Hiệp định mang tính lịch sử, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, trong nước, các cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân được Đảng ta ngày càng quan tâm. Cùng với đó là chính sách vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Nhà nước. Đây chính là cơ hội lớn cho các doanh nhân, doanh nghiệp, tuy nhiên cũng tạo ra những khó khăn, thách thức và môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đứng trước những thời cơ lẫn thách thức mới, để cùng hòa vào biển lớn, đòi hỏi các doanh nhân, doanh nghiệp phải thật sự năng động, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt thời cơ, quyết tâm vươn lên và phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ để thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh chung của đất nước, của khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần triển khai ngay các hoạt động tìm hiểu, nắm bắt thông tin hội nhập cũng như những chính sách hiện hành và sắp tới của Chính phủ. Tăng cường nghiên cứu thị trường, đánh giá tác động của cơ chế hội nhập đối với các lĩnh vực hàng hóa, đầu tư, dịch vụ… để có cơ sở xây dựng và điều chỉnh, chủ động tái cơ cấu trên các lĩnh vực vốn, thị trường, lao động.... Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, điều hành. Chú trọng đổi mới công nghệ và rà soát cải tiến quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất hoạt động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hết sức chú trọng việc hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo sức mạnh trong phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là phát huy hơn nữa vai trò của Liên đoàn doanh nghiệp, của các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp - một vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành trong tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tình hình an ninh trật tự…, tạo môi trường an toàn, thông thoáng, thuận lợi nhất để các doanh nghiệp an tâm hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sẽ quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ doanh nhân phát huy khả năng nhạy bén, năng động, sáng tạo để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi hơn nữa.

Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp to lớn của doanh nhân, doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kể từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày truyền thống Doanh nhân Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh những doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, mà còn là dịp để các cấp ủy Đảng, Chính quyền và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Mai Xuân

10/13/2015 6:37 AMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiết8371-Doanh-nghiep-Doanh-nhan-dong-gop-tich-cuc-vao-su-phat-trien-cua-Binh-Duong
Tăng cường quản lý và phát triển hạ tầng viễn thôngTăng cường quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông

TTĐT - ​​Chiều 18-10, tại TP. Thủ Dầu Một, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước về viễn thông quý III/2022.

Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành, địa phương cùng các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo, hiện nay, mạng cáp quang đã kết nối 100% địa bàn cấp xã trên toàn tỉnh, đảm bảo cung cấp dịch vụ băng rộng cố định cho mọi người dân, doanh nghiệp.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, công tác hạ ngầm cáp viễn thông được chú trọng thực hiện. Cụ thể đã hạ ngầm 01 tuyến cáp dài 2,8 km tại TP. Dĩ An, 03 tuyến cáp dài 10 km tại TP. Thuận An và 21 tuyến cáp dài 21 km tại TP. Thủ Dầu Một. Dự kiến sẽ tiếp tục hạ ngầm 08 tuyến cáp dài 6 km trong tháng 11 và 12/2022.

Qua 02 năm triển khai thực hiện Quy chế tiếp nhận thông tin sự cố, phản ánh hiện trường bất cập của mạng cáp viễn thông qua Hệ thống đường dây nóng 1022 và công tác xử lý khắc phục; nhiều sự cố cáp viễn thông, những bất cập về hạ tầng cáp được người dân phản ánh qua Hệ thống 1022 đã được giải quyết.

Trong năm 2022, UBND tỉnh triển khai lập Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là một nội dung được tích hợp vào quy hoạch tỉnh và sẽ thay thế cho quy hoạch cũ. Nội dung Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động này sẽ là cơ sở để các loại quy hoạch khác (quy hoạch cấp huyện, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…) phải tuân theo. Vì vậy, đây là cơ hội để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện tại trong phát triển hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp.

hopgiaoban.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị đã thảo luận về dự thảo Quy chế phối hợp thực hiện chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông treo chung trên cột điện lực. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý hệ thống cột dùng chung và các đơn vị sử dụng chung cột để treo cáp viễn thông, thông tin trong công tác chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông treo trên hệ thống cột dùng chung. Qua đó, đảm bảo sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉnh trang, làm gọn mạng cáp viễn thông, thông tin treo trên hệ thống cột dùng chung; góp phần tích cực đảm bảo an toàn cho lưới điện, an toàn cho mạng lưới cáp viễn thông, thông tin và cải tạo mỹ quan mạng cáp trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng hệ thống cột dùng chung công tác phối hợp chỉnh trang, làm gọn mạng cáp treo trên cột điện lực.

Dự kiến quy chế sẽ được ban hành trong quý IV/2022.

hopgiaoban 1.jpg

Đại biểu thảo luận tại hội nghị

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung xoay quanh định hướng phát triển hạ tầng viễn thông (hạ tầng ngầm, cột ăng - ten…); công tác phối hợp chỉnh trang, xử lý sự cố cáp; lộ trình tắt sóng 2G và phát sóng 5G cũng như những khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp và triển khai quy hoạch, phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị, trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp viễn thông cần tích cực phối hợp để tiếp tục thực hiện công tác hạ ngầm và thu hồi cáp treo tại 8 tuyến đường (6km) trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một; hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ​ Quy hoạch tỉnh Bình Dương (Hợp phần Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động) cũng như hướng dẫn cho các phòng chuyên môn lập kế hoạch chỉnh trang, làm gọn cáp.

Sở Tài nguyên và Môi Trường nghiên cứu, hướng dẫn nội dung đưa các vị trí xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông vào quy hoạch sử dụng đất. Sở Xây dựng hướng dẫn chuyên môn về cấp phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là công trình cột ăng-ten). Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Bình Dương và các địa phương hỗ trợ việc giám sát an toàn trong sử dụng chung hạ tầng cột điện, ngầm hóa lưới điện…

10/18/2022 11:00 PMĐã ban hànhTin kinh tếTinXem chi tiếtTăng cường, quản lý, phát triển, hạ tầng, viễn thông757-tang-cuong-quan-ly-va-phat-trien-ha-tang-vien-thonTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
Bình Dương: Tổ chức dạy học trực tiếp tùy thuộc vào cấp độ dịch và tiến độ tiêm vắc xin cho học sinhBình Dương: Tổ chức dạy học trực tiếp tùy thuộc vào cấp độ dịch và tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh

TTĐT - ​Sáng 20-10, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì cuộc họp nghe Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2021-2022 trong trạng thái bình thường mới.

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban, ngành. Cuộc họp được trực tuyến đến 09 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố.

Đề xuất phương án dạy và học theo cấp độ dịch

Tại cuộc họp, Sở GDĐT đã báo cáo đề xuất phương án triển khai hoạt động dạy và học năm học 2021-2022 theo từng cấp độ dịch quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Theo đó, đối với các địa phương thuộc cấp độ 1, dự kiến học sinh THPT sẽ trở lại trường học từ đầu tháng 11/2021. Cụ thể, từ ngày 01/11/2021, khối 12 sẽ bắt đầu bước vào học trực tiếp; từ ngày 15/11 học sinh khối 10 và 11 trở lại học trực tiếp. Riêng học sinh THCS (khối 6,7,8,9) học trực tiếp từ ngày 29/11. Đối với các địa phương cấp độ 2, dự kiến học sinh khối 12 sẽ trở lại trường học từ ngày 29/11/2021; khối 10, 11 từ ngày 13/12 và học sinh khối 6, 7, 8, 9 từ ngày 03/01/2021. Học sinh tiểu học sẽ tiếp tục học trực tuyến và học trên truyền hình. Riêng trẻ mầm non, nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ.

Đối với các địa phương thuộc cấp độ 3 và cấp độ 4, tổ chức dạy học trực tuyến và học trên truyền hình cho học sinh phổ thông. Nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc trẻ mầm non. Việc tổ chức dạy học trực tiếp sẽ thay đổi tùy thuộc vào tiến độ tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-17 tuổi và cấp độ dịch.


Toàn cảnh cuộc họp

Nghị quyết số 128/NQ-CP phân loại 4 cấp độ dịch: Cấp độ 1 (nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh), cấp độ 2 (nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng), cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam) và cấp độ 4 (nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ). Tuy nhiên hiện nay Bình Dương chưa phân cấp độ dịch. Theo ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế, tỉnh không phân loại cấp độ dịch theo đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện mà phân cấp nguy cơ tới tận cấp xã, phường và khu phố, ấp. Dự kiến thứ 5 (ngày 21/10) các huyện, thị xã, thành phố sẽ phân cấp cụ thể cho các đơn vị xã, phường, khu phố, ấp trên địa bàn và vào ngày thứ 5 hàng tuần sẽ liên tục cập nhật cấp độ dịch theo tình hình thực tế. Ông Chương cho biết, việc tiêm vắc xin cho học sinh trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch UBND TP.Dĩ An cho biết, thành phố đang thống nhất việc phân loại cấp độ dịch trên địa bàn. Để chuẩn bị cho năm học mới, thành phố đã bàn giao 32 trường học được trưng dụng làm cơ sở cách ly, đồng thời tiến hành vệ sinh, khử khuẩn và sửa chữa cơ sở vật chất, phấn đấu đến ngày 15/11 hoàn thành để học sinh THPT trở lại học trực tiếp. Theo ông Bảy, TP.Dĩ An giáp ranh với Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh nên nguy cơ lây lan dịch bệnh cao khi học sinh quay trở lại trường học, do đó kiến nghị tỉnh tiếp tục trao đổi với Bộ Y tế sớm có vắc xin để tiêm cho học sinh an tâm trở lại trường học.

Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Theo báo cáo của Sở GDĐT, đầu năm học 2021-2022 toàn tỉnh có 728 trường học (gồm 392 trường công lập và 336 trường ngoài công lập, tăng 9 trường so với năm học trước) với tổng số 464.251 học sinh. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành triển khai hình thức dạy và học trực tuyến từ tháng 9/2021 đến nay.

Để đảm bảo an toàn, an tâm cho học sinh trở lại trường, Phó Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Văn Phong cho biết, ngành GDĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương nắm tình hình dịch bệnh trên địa bàn và thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch khi học sinh trở lại trường học như: Khử khuẩn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ mỗi tuần 1 lần; đeo khẩu trang khi đến trường và trong giờ học, đo thân nhiệt; chuẩn bị nước sát khuẩn và nơi rửa tay cho giáo viên, học sinh; nâng cao chất lượng công tác y tế học đường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời rà soát nắm chắc tình hình học sinh, cha mẹ học sinh trong các vấn đề có liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như: Khai báo y tế, lịch sử tiếp xúc, di chuyển, tình trạng sức khỏe, phương tiện đi học…


Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi học sinh trở lại trường học

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà, hiện nay Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm vắc xin cho học sinh, tuy nhiên, ngành Y tế phải phối hợp với ngành GDĐT chuẩn bị sẵn sàng phương án để triển khai tiêm vắc xin cho học sinh ngay khi có chủ trương. Trong công tác sửa chữa cơ sở vật chất, trước mắt phải đảm bảo tiêu chí an toàn phòng, chống dịch, sau đó sẽ từng bước chỉnh trang trường lớp xanh - sạch - đẹp. Song song đó, Trạm y tế lưu động, y tế địa phương phải phối hợp với các trường học chuẩn bị phương án xử lý nhanh khi phát hiện F0 trong trường học.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh ghi nhận sự đóng góp của ngành Giáo dục trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh; các trường học được trưng dụng làm khu cách ly tập trung, giáo viên, nhân viên ngành GDĐT đã tình nguyện tham gia chống dịch. Chủ tịch yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố đánh giá được cấp độ dịch, xác định được vùng nguy cơ để cập nhật bản đồ Covid-19, từ đó làm cơ sở để tổ chức dạy và học. Rà soát chuẩn bị sẵn kế hoạch tiêm vắc xin cho học sinh, tiêm mũi 2 cho giáo viên. Chủ động sửa chữa, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, gắn với đó từng bước chỉnh trang xanh, sạch, đẹp. Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với phương án đề xuất của Sở GDĐT về kế hoạch giảng dạy và học tập năm học 2021-2022 và sẽ tiếp tục điều chỉnh theo tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý, tỉnh đang từng bước khôi phục kinh tế, các nhà máy hoạt động trở lại, do đó công nhân lao động có nhu cầu gửi con để đi làm. Ngành GDĐT cần quan tâm đến thực tế này, chủ động xây dựng kế hoạch dạy và học bậc mầm non để tạo điều kiện cho công nhân lao động an tâm trở lại làm việc. 

10/20/2021 5:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTinXem chi tiếtBình Dương, dự kiến, 766-binh-duong-to-chuc-day-hoc-truc-tiep-tuy-thuoc-vao-cap-do-dich-va-tien-do-tiem-vac-xin-cho-hoc-sinTrue121000
0.00
121,000
0.00
False
2.833333
6
Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

TTĐT - Sáng 19-3, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đoàn tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2021).​

Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương, nguyên lãnh đạo, cán bộ Đoàn tỉnh Sông Bé - Bình Dương qua các thời kỳ.

bdebaa66a5da56840fcb.jpg

Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước tặng lẵng hoa cho Tỉnh Đoàn

b2491af51649e517bc58.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam tặng hoa tri ân những đóng góp của ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước đối với phong trào Đoàn và sự phát triển của tỉnh Bình Dương

Tại Lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Bình Dương đã ôn lại truyền thống của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trải qua 90 năm rèn luyện và trưởng thành, kế thừa truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, thật sự là tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng, lực lượng xung kích cách mạng; đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.

80bda378afc45c9a05d5.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa cho Tỉnh Đoàn

Kế thừa và phát huy truyền thống đó, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bình Dương ngày nay luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của địa phương, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, văn hóa cho thanh thiếu nhi; phát huy tính chủ động, sáng tạo, xung kích của đoàn viên thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tình nguyện vì cộng đồng, tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Công tác xây dựng Đoàn-Hội-Đội có nhiều chuyển biến tích cực từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao chất lượng đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn dân cư, trong doanh nghiệp, cơ quan, trường học, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp, huy động và kết nối các nguồn lực của xã hội trong chăm lo cho thanh thiếu nhi… Nhiều năm liền, công tác Đoàn-Hội-Đội của tỉnh nhà luôn đươc nhận Cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Đoàn; đồng thời được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và nhiều Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ, ngành Trung ương.

9c61ad98a224517a0835.jpg

Thường trực Tỉnh ủy trao tặng Bức trướng "Tuổi trẻ Bình Dương đoàn kết hành động, dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn, góp phần xây dựng Bình Dương phát triển bền vững"​ cho​ Tỉnh Đoàn 

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam biểu dương những thành tích Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương đã đạt được. Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, thời gian tới, Tỉnh Đoàn cần tập trung một số vấn đề trọng tâm. Cụ thể, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, là đội dự bị tin cậy của Đảng; nêu cao lòng tự hào dân tộc, biến khó khăn thành hành động, khơi dậy tinh thần khát vọng, bản lĩnh của thanh niên, xung kích đi đầu các phong trào. Đặc biệt, tổ chức Đoàn phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng văn hóa cho thanh niên, chăm bồi thế hệ trẻ có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và đất nước trong tình hình mới. Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên nhất là tri thức trẻ và công nhân, sâu sát cơ sở. Xây dựng các mô hình thiết thực, hiệu quả mang đặc trưng riêng của Bình Dương; giải quyết tốt các nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên…

Dịp này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng Bức trướng "Tuổi trẻ Bình Dương đoàn kết hành động, dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn, góp phần xây dựng Bình Dương phát triển bền vững" ​cho Tỉnh Đoàn Bình Dương; Trung ương Đoàn trao tặng Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ cho 75 cá nhân và Bằng khen cho 18 tập thể, 82 cá nhân; 20 tập thể và 40 cá nhân vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh.

513760b76c0b9f55c61a.jpg

Trung ương Đoàn đã trao tặng Kỷ niệm chương Vì thế hệ trẻ cho cho 75 cá nhân

a4202fcd2071d32f8a60.jpg

Trung ương Đoàn tặng Bằng khen cho các  tập thể

41330e4402f8f1a6a8e9.jpg

Lãnh đạo tỉnh tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể​

3/19/2021 6:00 PMĐã ban hànhTin văn hóa - xã hộiTin/CMSImageNew/2021-03/tinh doan.mp3Xem chi tiếtKỷ niệm 90 năm,  Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 218-ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-doan-tncs-ho-chi-minhTrue121000
3,908.00
121,000
0.00
0
False
1 - 30Next