Tin tức sự kiện
Thứ 3, Ngày 07/12/2021, 19:00
Bình Dương: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/12/2021 | Mai Xuân - Quốc Chiến

TTĐT - Chiều 07-12, tại Kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương và ông Bùi Minh Trí - Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã "đăng đàn" trả lời chất vấn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất.

Triển khai đồng thời các nhóm giải pháp

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Ngọc Văn - Tổ đại biểu TX.Tân Uyên về những giải pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, ông Nguyễn Thanh Toàn cho biết, giai đoạn dịch bệnh thời gian qua là một khó khăn rất lớn với cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Đến nay, cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện phương châm “sống chung an toàn với Covid-19”. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn tồn tại và chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn.

Zalo
Ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Công Thương trả lời chất vấn tại Kỳ họp

Để hỗ trợ doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, ngành Công Thương sẽ triển khai đồng thời các nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, những giải pháp ngắn hạn, cấp bách cho giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội như tổ chức thực hiện tốt các quy định về thích ứng và ứng phó dịch bệnh trong tình hình mới đối với các lĩnh vực do ngành quản lý. Phối hợp cùng ngành Y tế nâng cao năng lực của hệ thống y tế thông qua việc doanh nghiệp cùng cộng đồng trách nhiệm trong xét nghiệm, điều trị F0, hình thành Trạm y tế lưu động... Đảm bảo hoạt động an toàn phòng, chống dịch khi mở cửa trở lại toàn bộ hệ thống phân phối gồm: Các chợ truyền thống, cửa hàng, trung tâm thương mại; đảm bảo chuẩn bị nguồn hàng và đáp ứng nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Ngành cũng sẽ chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó với nguy cơ dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, gắn với các phương án điều tiết lưu thông hàng hóa, tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch bệnh đối với doanh nghiệp, đơn vị thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, kịp thời phát hiện, hướng dẫn những thiếu sót, khó khăn của doanh nghiệp để kiến nghị các cấp, các ngành liên quan tháo gỡ, giải quyết.

Đối với nhóm giải pháp dài hạn, theo ông Toàn, tỉnh quan tâm phục hồi chuỗi cung ứng từ lưu thông đến sản xuất, phân phối. Đảm bảo lưu thông trên địa bàn tỉnh và giữa Bình Dương với các địa phương khác thông suốt, kể cả có phương án cho các tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại bằng việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thông suốt giữa các địa phương và sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương. Định kỳ tham mưu lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, trong đó phát huy vai trò cầu nối của các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp.

Cải thiện, hình thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, ưu tiên thu hút ngành nghề sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng.

Tham mưu phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, nổi bật là hoạt động logistics, thương mại điện tử góp phần giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Bình Dương trên nền tảng hỗ trợ các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp; phát triển hệ thống cảng bến thủy nội địa, xây dựng hệ thống kho vận hiện đại cảng cạn ICD; tiếp tục tham mưu tỉnh thực hiện lộ trình di dời, chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp phía Nam.

Tập trung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; rà soát, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; góp phần thực hiện thành công Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh Bình Dương, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số hướng tới mục tiêu hoàn chỉnh nền hành chính hiện đại và nền kinh tế số, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Công Thương, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng trong tương lai.

Kích cầu thị trường lao động

Trả lời chất vấn của đại biểu về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục nguồn lao động sau khi hoạt động sản xuất trở lại trong thái bình thường mới, ông Bùi Minh Trí - Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, đến nay có 422.499 lao động trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, đạt 87% tổng số lao động trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19. Như vậy, số lao động trong các khu công nghiệp chưa trở lại làm việc so với trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 63.000 (chiếm 13% số lao động trước dịch Covid-19).

Trước tình hình các doanh nghiệp trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới, lãnh đạo tỉnh đã đến các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và tỉnh Quảng Nam để trao đổi về việc phối hợp với tỉnh Bình Dương hỗ trợ người lao động quay lại Bình Dương làm việc. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và các doanh nghiệp để triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để có kế hoạch phối hợp các ngành hỗ trợ doanh nghiệp.

Zalo
Bình Dương có nhiều chính sách thu hút lao động quay trở lại tỉnh làm việc

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cũng đã chỉ đạo chủ đầu tư các khu công nghiệp thành lập và vận hành các Trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp để chăm sóc sức khỏe cho người lao động nói chung và tham gia phối hợp điều trị người lao động bị nhiễm Covid-19 nói riêng. Đến nay, hầu hết các khu công nghiệp đã có Trạm y tế lưu động. Ban Quản lý sẽ tiếp tục đề nghị các chủ đầu tư quan tâm chỉ đạo các Trạm y tế trong khu công nghiệp phát huy vai trò trong công tác điều trị Covid-19 trong các khu công nghiệp.

Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp trong khu công nghiệp quan tâm củng cố bộ phận y tế tại doanh nghiệp theo quy định, tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đặc biệt chăm lo điều kiện về chỗ ở cho người lao động, tích cực phối hợp với Ban Quản lý, cơ quan y tế địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo 100% người lao động, kể cả lao động từ các địa phương trở lại làm việc trong doanh nghiệp được tiêm vắc xin đầy đủ, các trường hợp bị nhiễm Covid-19 đều được hỗ trợ điều trị đúng quy định.

Về lâu dài, tỉnh đã khởi động chương trình nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nâng cấp nhà trọ với chủ trương xây dựng 1 triệu căn nhà ở cho người lao động với giá phù hợp để tạo điều kiện cho người lao động có chỗ ở ổn định.

Lượt người xem:  Views:   646
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện