Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 29/07/2019, 15:00
Bình Dương quan tâm phát triển du lịch đường sông Sài Gòn
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/07/2019 | Mai Xuân

TTĐT - Bình Dương là tỉnh có điều kiện để phát triển du lịch đường sông nhờ có 2 dòng sông lớn chảy qua, sông  Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông, tạo nên một vùng ven sông trù phú với tên gọi thân thương “miệt vườn” có cây trái xum xuê trĩu quả, các khu, điểm du lịch chuyên đề, các di tích lịch sử cách mạng, các công trình nhà cổ và làng nghề thủ công truyền thống.

Sông Sài Gòn - tuyến chiến lược trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh

Nằm ở khu vực Đông Nam bộ, Bình Dương có điều kiện tự nhiên, khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, hệ thống mặt nước, những yếu tố quan trọng làm giảm thiểu những ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm cũng như tạo cảnh quan cho môi trường du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch ven sông.

Sông Sài Gòn có chiều dài 256km, bắt nguồn từ huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh rồi đổ ra biển Đông. Đoạn sông Sài Gòn chảy qua tỉnh Bình Dương từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An dài khoảng 143km gắn liền với các địa danh lịch sử văn hóa và du lịch nổi tiếng như: Địa đạo Củ Chi, Tam Giác Sắt, làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, đình Phú Long, Vườn cây ăn trái Lái Thiêu, du lịch xanh Dìn Ký hay khu vui chơi giải trí ẩm thực Tiamo Phú Thịnh, An Lâm Sài Gòn River... Sông Sài Gòn chảy trên địa phận tỉnh Bình Dương là khúc sông quanh co, kết hợp với hệ thống bãi bồi ven sông, các "miệt vườn" cây ăn quả xanh tươi, đa dạng và cây xanh hoang dã mọc thành cụm có tính chất tự nhiên tạo thành nhiều khung cảnh đẹp, hữu tình, thuận lợi cho phát triển du lịch,  là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu nghỉ dưỡng cuối tuần, chèo thuyền ngắm cảnh trên sông, khu du lịch sinh thái và các tour du lịch sông nước miệt vườn hấp dẫn du khách.

Tuy nhiên, thời gian qua, Bình Dương chưa khai thác có hiệu quả tuyến du lịch này vì các sản phẩm du lịch, điểm đến ven sông chưa phong phú, đa dạng. Hạn chế nhất là các luồng tuyến chưa bảo đảm độ tĩnh không, độ thông thuyền và hệ thống giao thông thủy chưa gắn kết với hệ thống đường bộ… Cùng với đó, cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách tuyến du lịch đường sông như: Bến đỗ, nhà chờ, phương tiện trung chuyển phục vụ khách du lịch tham quan các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh... chưa đồng bộ.

 

Một góc sông Sài Gòn, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Quốc Chiến

Để giải quyết những khó khăn làm hạn chế sự phát triển của du lịch đường sông Sài Gòn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xây dựng cầu cảng, nhà chờ, phương tiện trung chuyển đón khách tại khu vực Cầu Ngang (thị xã Thuận An), Bến Bạch Đằng (TP.Thủ Dầu Một) để thuận tiện trong việc đưa đón du khách tham quan. Ngành du lịch tỉnh Bình Dương xác định tuyến du lịch đường sông là sản phẩm chiến lược trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới. Sở đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng "Kế hoạch phát triển tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" nhằm khai thác và phát triển hiệu quả tiềm năng du lịch sông nước phục vụ du khách đến địa phương bằng phương tiện đường thủy trên hai tuyến sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, để triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển du lịch, Đề án phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, trong đó có du lịch tuyến đường sông, tháng 6/2018, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 1733/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Bình Dương có 14 bến hành khách phục vụ du khách đi lại trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và tham quan các điểm du lịch ven sông như: Du lịch sinh thái, tham quan vườn cây ăn trái; làng tre Phú An tại Trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An; Khu du lịch Đại Nam; du lịch nghỉ dưỡng; tham quan di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài… Trước đó, UBND tỉnh đã có chủ trương giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương lập Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu cảng Bà Lụa là cảng hành khách phục vụ phát triển du lịch trên sông Sài Gòn ở TP.Thủ Dầu Một để mời gọi đầu tư khu cảng du lịch phục vụ phát triển tuyến du lịch trên sông Sài Gòn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Bình Dương đang xúc tiến xây dựng các bến đỗ du lịch dọc các con sông lớn chạy qua địa bàn tỉnh. Trong bán kính 10km từ bến đỗ sẽ phát triển đồng bộ các khu du lịch sinh thái để tạo sản phẩm hấp dẫn níu chân du khách ở lại với Bình Dương. Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Dương liên kết với các địa phương trong vùng như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai phát triển tuyến du lịch đường sông.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác du lịch đường sông Sài Gòn

Để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững cho du lịch Bình Dương, nhất là phát triển du lịch ven sông Sài Gòn, theo các chuyên gia, ngoài việc chú trọng đến công tác quy hoạch địa bàn thành điểm du lịch sinh thái đặc thù như du lịch sông nước kết hợp tham quan làng nghề, thưởng thức ẩm thực đặc trưng của địa phương và tham quan miệt vườn, Bình Dương cần khuyến khích xã hội hóa du lịch, đồng thời xây dựng các chính sách khuyến khích nhằm kêu gọi các nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch tại vùng ven sông Sài Gòn.

Khởi động cho phát triển du lịch đường sông, năm 2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp với Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist lập tour du lịch đường sông kết nối TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương và khai trương tuyến du lịch đường sông đầu tiên đi từ Tân Cảng (TP.Hồ Chí Minh) đến Bến Bạch Đằng (TP.Thủ Dầu Một) để khách du lịch tham quan những ngôi nhà cổ, chợ Thủ Dầu Một, Chùa Bà Thiên Hậu và Chùa Hội Khánh. 

 

Công viên Bạch Đằng dọc ven sông Sài Gòn, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: Quốc Chiến

Nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch đường sông Sài Gòn, cuối năm 2018, Công ty TNHH Phát triển Du lịch Sông Thủ (gọi tắt là Công ty Sông Thủ) đã có văn bản gửi ngành chức năng xem xét, giải quyết cấp phép xây dựng và khai thác bến thủy nội địa (BTNĐ) trên sông Sài Gòn, khu vực phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một. Ngày 17/01/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm đã ký công văn giao Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết việc cấp phép bến thủy nội địa tạo điều kiện cho Công ty Sông Thủ phục vụ hành khách du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ Thủ Dầu Một, cơ sở tôn giáo…

Trao đổi với Cổng thông tin điện tử Bình Dương về tình hình cấp phép xây dựng và khai thác BTNĐ cho Công ty Sông Thủ, ông Trần Bá Luận - Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, Sở Giao thông vận tải đã rất tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan và địa phương có liên quan để giải quyết đề nghị của Công ty Sông Thủ về đầu tư xây dựng BTNĐ. Do Công ty Sông Thủ chưa nắm vững quy định pháp luật hiện hành như địa điểm đề xuất BTNĐ chưa đúng vị trí quy hoạch, đầu tư chia thành nhiều giai đoạn,… nên Sở phải mất nhiều thời gian, gửi nhiều văn bản giải thích, hướng dẫn để Công ty Sông Thủ thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng quy hoạch. Sở cũng đề nghị, sau khi đã được chấp thuận địa điểm và vị trí cho thuê đất (hoặc mượn đất), Công ty Sông Thủ phải đầu tư một lần, đầy đủ Khu nhà chờ cho hành khách, diện tích bến đỗ phương tiện công cộng và cá nhân đường bộ và kết cấu bến theo quy định tại Quyết định số 1733/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của UBND tỉnh Bình Dương.

Hoan nghênh sự đầu tư của các doanh nghiệp đối với phát triển du lịch đường sông nói riêng và vận tải hành khách bằng đường sông nói chung trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ông Luận nói: "Trên tinh thần cầu thị, Sở Giao thông vận tải luôn lắng nghe những ý kiến phản ánh, thắc mắc, nguyện vọng của doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đồng hành cùng tỉnh xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp".

Đánh giá về tiềm năng du lịch của Bình Dương, ông Phùng Quang Thắng  - Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist cho rằng, khách du lịch mới chỉ biết tới Bình Dương như điểm đến trong ngày. Trong khi đó, Bình Dương đang đi đầu trong cả nước xây dựng thành phố thông minh. Đây có thể là đòn bẩy giúp Bình Dương tận dụng tạo lợi thế so sánh với các địa phương khác, đưa thành phố thông minh trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt đi cùng các lợi thế về các sản phẩm nghỉ dưỡng, văn hóa hiện có. Lợi thế cần phải cụ thể về các sản phẩm, ví dụ như vườn cây ăn trái Lái Thiêu, các sông hồ nổi tiếng, xây dựng, trải nghiệm toilet thông minh. Như vậy mới đánh thức được tiềm năng du lịch đường sông của Bình Dương. 

Với sự đồng thuận, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, cùng tâm huyết của các doanh nghiệp, chúng ta tin rằng, sẽ không phải đợi lâu, người dân Bình Dương nói riêng và du khách nói chung sẽ được trải nghiệm nhiều tour du lịch đường sông đầy thú vị và ý nghĩa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Lượt người xem:  Views:   3544
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện