Tin tức sự kiện
Chủ Nhật, Ngày 23/06/2019, 18:00
Bình Dương: Hỗ trợ công nhân vay vốn, hạn chế “tín dụng đen”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/06/2019 | Phương Chi

TTĐT - ​Tại Bình Dương, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" diễn biến phức tạp, đối tượng có nguy cơ cao vướng vào "tín ​​dụng đen" chủ yếu là công nhân lao động. Tỉnh đã triển khai những giải pháp thiết thực hỗ trợ công nhân tránh xa "tín dụng đen".​

​​Nhiều hình thức "tín dụng đen"

"Tín dụng đen" là hoạt động vay và cho vay không thông qua hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng được pháp luật công nhận. Hoạt động "tín dụng đen" khá đa dạng về hình thức. Các đối tượng này thường quảng cáo việc cho vay bằng cách phát tờ rơi tại các nơi công cộng, dán trên cột điện, cây xanh, tường rào hoặc thông qua các trang mạng xã hội, ứng dụng trên điện thoại, với các nội dung: "Cho vay tiền góp", "Cho vay không cần thế chấp", "Alô là có tiền",… Việc vay tiền thực hiện rất nhanh chóng, thủ tục vay rất đơn giản, chỉ cần photo hoặc thế chấp chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe…, nhiều trường hợp vay tiền không cần thế chấp. Người vay và người cho vay có thể giao dịch bằng miệng, không cần hợp đồng hoặc lập hợp đồng nhưng rất đơn giản, không ghi mức lãi suất cho vay vào hợp đồng hoặc ghi lãi suất mập mờ, chung chung để lừa người vay. Mức lãi mà người vay phải chịu khi vay tiền khoảng từ 3.000 - 10.000/1 triệu đồng/ngày (tương đương 9% - 30%/tháng). Khi đến hạn mà người vay không thể trả tiền, các đối tượng cho vay sẽ đến nơi ở, nơi làm việc để đe dọa, uy hiếp tinh thần, buộc người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản, hoặc đồng ý cho người vay khất nợ nhưng ép phải ký kết thêm một hợp đồng vay nợ là số tiền gốc, lãi từ hợp đồng vay nợ trước chưa trả hết sau đó tiếp tục tính lãi.

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh còn tồn tại khoảng 3 công ty hoạt động "tín dụng đen", trên 400 cơ sở kinh doanh cầm đồ có biểu hiện cho vay, 300 đối tượng hoạt động cho vay đơn lẻ và 10 băng nhóm hoạt động cho vay, đòi nợ thuê. Thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động (CNLĐ), nhất là tại các khu công nghiệp, nạn cho vay nặng lãi hoạt động rất phức tạp và tinh vi.

Sở dĩ nạn "tín dụng đen" nở rộ tại nhiều khu công nghiệp do nhiều gia đình công nhân gặp khó khăn đột xuất như con đau ốm, cần tiền đóng học cho con, trả tiền thuê nhà... nên họ buộc phải vay dù lãi suất cao. Ngoài ra, nhiều công nhân trẻ chưa có kế hoạch chi tiêu hợp lý, thậm chí sa vào tệ nạn lô đề, cờ bạc. Bà Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đã có nhiều CNLĐ vay với lãi suất cao, không có khả năng thanh toán, bị đe doạ, đánh đập phải nghỉ việc bỏ về quê gây mất cân bằng trong cán cân lao động.  


Một trong những hình thức quảng cáo của "tín dụng đen"

Theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh (BCĐ 138 tỉnh), Bình Dương quyết tâm vận động, tuyên truyền mạnh mẽ trong nhân dân nhằm phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm liên quan đến hoạt động "tín dụng đen"… BCĐ 138 tỉnh đã phát tờ rơi tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là CNLĐ, đoàn viên thanh niên những nội dung liên quan đến tình hình tội phạm, các phương thức, thủ đoạn hoạt động cho vay lãi nặng trái quy định pháp luật dẫn đến nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân.

BCĐ 138 tỉnh cũng phát động sâu rộng đến quần chúng nhân dân trong việc cung cấp thông tin tố giác tội phạm đến công an địa phương để tiến hành điều tra, xử lý… Thời gian qua, cơ quan chức năng đã điều tra và xử lý hàng chục vụ việc liên quan đến "tín dụng đen".

Hỗ trợ công nhân vay vốn

Để công nhân ổn định cuộc sống, tránh xa "tín dụng đen", Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai các hoạt động như: Nắm chắc tình hình "tín dụng đen" trên địa bàn và tuyên truyền cho CNLĐ hiểu về tác hại, phương thức, thủ đoạn của "tín dụng đen" để cảnh giác và tránh xa; hỗ trợ lao động khó khăn; xây nhà tình thương tặng công nhân; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ thông qua việc tăng lương, thưởng, bữa ăn hàng ngày, xây nhà ở, nhà trẻ...

Liên đoàn Lao động tỉnh cũng yêu cầu các cấp công đoàn chủ động, tích cực làm việc với các ngân hàng, quỹ tín dụng, tự tạo nguồn quỹ cơ sở… để tìm ra các giải pháp giúp người lao động dễ dàng hơn trong việc tiếp cận được với các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ kịp thời người lao động trong lúc khó khăn, hoạn nạn… Thiết thực nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có Tổ chức tài chính vi mô CEP, luôn đồng hành với người lao động ở 34 chi nhánh tại phía Nam. Cách làm của CEP là chủ động tiếp cận đến từng công nhân, người lao động thông qua tổ chức công đoàn, các đoàn thể xã hội và chính quyền địa phương để tìm hiểu nhu cầu vay vốn và tư vấn vay với mức lãi suất thấp, bình quân 0,6% - 0,65%/tháng. Tại Bình Dương, hoạt động của CEP đã được triển khai trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát…

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng quỹ hỗ trợ CNLĐ tại doanh nghiệp và đã có nhiều doanh nghiệp hưởng ứng, thành lập Quỹ để người lao động được vay không tính lãi, vừa tháo gỡ khó khăn, vừa giúp cho người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp.

Ông Võ Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương cho biết, để góp phần hạn chế "tín dụng đen", Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích mở rộng mạng lưới của các tổ chức cho vay tín dụng, bao gồm cả ngân hàng lưu động đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa để người dân được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng; đẩy mạnh các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi với các hộ nghèo, đối tượng chính sách, CNLĐ...; phối hợp với địa phương đẩy mạnh truyền thông với người dân về các chương trình, chính sách tín dụng, cách thức vay vốn...

Mặc dù đã đạt được một số kết quả, nhưng nhìn chung đời sống của người lao động vẫn còn rất nhiều khó khăn và mối nguy cơ tiềm ẩn rơi vào bẫy "tín dụng đen" vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa ngăn chặn hoạt động "tín dụng đen" trong CNLĐ. Một trong những giải pháp được Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng là hình thành "Quỹ hỗ trợ đoàn viên công đoàn, CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn", dự kiến sẽ ra mắt Quỹ trong thời gian tới. Khi đó, những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn theo các tiêu chí cụ thể sẽ được hỗ trợ với mức tối đa lên đến 10 triệu đồng/người. Đây là một trong số những nội dung cơ bản của Đề án "Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn tỉnh Bình Dương trong tình hình mới" đã được Tỉnh ủy Bình Dương phê duyệt.

Cùng với việc ra mắt Quỹ thì nhiều nội dung, phương thức hoạt động cũng được các cấp công đoàn xây dựng với phương châm ngày càng đổi mới hiệu quả, thiết thực như việc xây dựng Đề án "Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên", Đề án đổi mới hình thức, nội dung hoạt động Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Bình Dương thành Trung tâm tư vấn và hỗ trợ công nhân lao động cùng nhiều kế hoạch, mô hình khác… Qua đó sẽ góp phần không chỉ chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần mà còn nâng cao nhận thức và hiểu biết của người lao động.

Lượt người xem:  Views:   1879
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện