Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 10/01/2019, 16:00
Bình Dương xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/01/2019 | Đoan Trang

TTĐT - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là quy mô phát triển và sản lượng của vườn cây ăn quả, nông sản theo quy trình công nghệ cao. Thông qua thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ, Bình Dương mong muốn tìm được thị trường tiêu thụ ổn định làm cơ sở để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững, hướng đến một nền nông nghiệp sạch, cung cấp nông sản an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.​

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, tổng diện tích tự nhiên là 269.464 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 207.495,5 ha, với điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết khí hậu và chế độ thủy văn, nguồn nước,… ngành sản xuất Nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua có sự phát triển rõ nét. Việc tìm đầu ra và nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây đặc sản, hướng đến xuất khẩu luôn là mục tiêu quan trọng của tỉnh để thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp phát triển. Do đó, tỉnh luôn quan tâm đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho lĩnh vực này phát triển. Nhờ đó, tuy trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm 3,74% nhưng lại mang về giá trị kinh tế cao, đóng góp vào thành tựu chung của kinh tế - xã hội của địa phương.

NongnghiepBD 1.jpg

NongnghiepBD 2.jpg

Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái: Mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao (Ảnh: Báo Bình Dương)​

Ông Hồ Trúc Thanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ năm 2011, triển khai chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa gắn với công nghiệp chế biến, đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 04 khu nông nghiệp công nghệ cao (Khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng, huyện Bắc Tân Uyên; Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang, huyện Phú Giáo; Khu công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên; Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái, huyện Phú Giáo) và nhiều trang trại sản xuất theo mô hình nông nghiệp đô thị. Bên cạnh đó, Bình Dương còn có 3.415,4 ha trồng cây có múi và cây ăn quả chủ lực. Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khoảng 2.754,4 ha với các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh. Diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị khoảng 131,6 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: Rau thủy canh, rau mầm, nấm, hoa lan, cây cảnh và hoa Tết các loại. Trong đó có Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái do Công ty Cổ phần xây dựng U&I làm chủ đầu tư với diện tích 411,7 ha. Các sản phẩm của Khu nông nghiệp này, đặc biệt là chuối, đã xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Ngoài ra, công ty còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị lớn như Saigon Co.op, Big C, Aeon, Lotte...

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa quả đã được nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh áp dụng rộng rãi, chủ yếu là các loại cây trồng có giá trị như: Dưa lưới, cây có múi, chuối. Trong số này, có nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư thâm canh, thiết kế hệ thống tưới phun tự động, nhỏ giọt, trồng cây theo phương pháp thủy canh, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất. Tính tới nay, toàn tỉnh có 95 trang trại, cơ sở sản xuất nông nghiệp chứng nhận VietGAP; đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô diện tích 60ha trồng chuối. Cùng với đó, Công ty TNHH Đức Tiến (huyện Bắc Tân Uyên) và Công ty Vinamit Việt Nam tại Bình Dương (huyện Phú Giáo) đạt chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành Nông nghiệp 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, ngành Nông nghiệp phải khơi gợi được khát vọng của dân tộc, phấn đấu trong 10 năm nữa, Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất; riêng lĩnh vực chế biến nông sản, phải vào top 10 của thế giới.

Năm 2019, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cả nước phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3%; kim ngạch xuất khẩu đạt 42 - 43 tỷ đô la Mỹ…

Xác định rõ mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp trong tương lai, Bình Dương đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm đẩy mạnh kết nối cung cầu trong chuỗi liên kết nông sản, tạo ra bước tiến mới cho thị trường nông sản và trái cây tại Bình Dương.

Ngày 28/12/2018, Bình Dương đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu mặt hàng nông sản và trái cây trên địa bản tỉnh năm 2018 với sự tham gia của 150 doanh nghiệp, nhà phân phối trong và ngoài tỉnh; các Hiệp hội ngành hàng, chủ trang trại, hợp tác xã trong tỉnh.

NongnghiepBD 3.jpg

NongnghiepBD 4.jpg

NongnghiepBD 5.jpg

Đẩy mạnh kết nối cung cầu mặt hàng nông sản và trái cây trên địa bản tỉnh

Ông Hồ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Hội nghị kết nối cung - cầu mặt hàng nông sản, trái cây tỉnh Bình Dương năm 2018 nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản, trái cây sản xuất trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các đơn vị trồng trọt, cung ứng nông sản, trái cây trên địa bàn gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hội nghị cũng giúp các đơn vị, doanh nghiệp trồng trọt, cung ứng nông sản tiếp cận các cơ quan, đơn vị phân phối trong và ngoài nước để hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản ổn định, lâu dài.

Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp Bình Dương tỷ lệ lớn vẫn còn ở các hộ nhỏ lẻ; kiến thức và kỹ năng của các chủ hộ sản xuất có lợi thế trong kỹ thuật sản xuất nhưng còn rất lúng túng trong việc tiếp cận thị trường, nắm bắt, dự báo nhu cầu thị trường và khả năng tổ chức sản xuất theo nhu cầu thị trường. Đối với công tác xúc tiến thương mại thời gian qua, chỉ tập trung ở một số sự kiện như hội chợ, triển lãm… với chính sách hỗ trợ cho các đối tượng tham gia chưa cao nên phần nào chưa thu hút các doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất; cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại còn thiếu…

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bình Dương cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức sản xuất trên từng cơ sở sản xuất, từng hộ nông dân; đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, giá thành cạnh tranh đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Cùng với đó, việc tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết hợp tác trong sản xuất theo chuỗi liên kết ngang giữa các hộ sản xuất tạo thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tạo ra lợi thế sản phẩm, chủ động trong quá trình tham gia thị trường tiến tới hình thành chuỗi liên kết dọc, xúc tiến ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất, hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất với chế biến, tiêu thụ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

NongnghiepBD 6.jpg

Tăng cường để các nhà phân phối gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất

Là một doanh nghiệp chuyên ngành thực phẩm trứng gia cầm và sản phẩm từ gia cầm, ông Phạm Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ba Huân chia sẻ, công ty luôn hướng đến việc liên kết, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp thông qua việc liên kết với nông dân sản xuất hàng hóa theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, nhằm hướng đến sự khép kín, tiến bộ trong sản xuất, tạo nên giá trị kép cho từng sản phẩm nông nghiệp. Trong tất cả chiến lược kinh doanh, công ty đều hướng tới hình thành chuỗi giá trị, phục vụ việc liên kết chặt chẽ giữa nông dân – hợp tác xã; từ đó hình thành kênh phân phối hàng nông sản, tạo lập thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

Ông Hồ Văn Bình - Phó Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh, khâu tiêu thụ sản phẩm luôn là một khâu quan trọng quyết định kết quả, hiệu quả và quá trình tổ chức sản xuất. Để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Bỉnh Dương đạt kết quả và hiệu quả cao, Sở Công Thương sẽ cùng các sở, ngành liên quan hỗ trợ tích cực ngành Nông nghiệp với các chương trình, kế hoạch dự án triển khai đồng bộ, huy động sự cuộc của các ngành, các cấp và sự tích cực, chủ động của các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp. Song song đó, tiếp tục hỗ trợ khai thác các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hội chợ triển lãm để quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.​

Lượt người xem:  Views:   5323
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện