Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 20/05/2019, 10:00
Bình Dương: Không chủ quan trước dịch tả lợn châu Phi
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/05/2019 | Phương Chi

TTĐT - ​Trước việc hai tỉnh lân cận là Đồng Nai, Bình Phước đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), Bình Dương đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.​

​Kiểm soát chặt việc vận chuyển, buôn bán thịt lợn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhờ tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, thiệt hại do DTLCP trên địa bàn cả nước được giảm thiểu. Một số địa phương đã qua 30 ngày kể từ ngày công bố dịch không phát sinh thêm lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, mới đây lại xuất hiện các ổ dịch mới tại các tỉnh phía Nam như Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai và Bình Phước.

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Bình Dương, trong thời điểm này nguy cơ lây nhiễm bệnh DTLCP vào Bình Dương rất cao. Nguyên nhân do Bình Dương là địa phương có chăn nuôi lợn với số lượng tương đối lớn trong vùng Đông Nam bộ; có tuyến đường Quốc lộ 13 đi ngang qua với nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa, động vật từ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước; đồng thời giáp ranh tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hoạt động thương mại, chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn.

Đồng Nai - tỉnh có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước đã xuất hiện bệnh DTLCP. Lợn từ Đồng Nai xuất đi các tỉnh khá cao, vì thế nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn cho các tỉnh, thành lân cận, nhất là trong điều kiện tại các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ còn nhiều, ý thức của một bộ phận người chăn nuôi, thương lái chưa cao. Theo thống kê, hàng ngày có hơn 500 con lợn từ tỉnh Đồng Nai được vận chuyển vào địa bàn tỉnh Bình Dương để giết mổ. Đồng thời, nơi vừa phát hiện xảy ra bệnh DTLCP ở tỉnh Bình Phước là địa bàn giáp ranh với huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, tại một số địa phương trong tỉnh Bình Dương vẫn còn người dân chăn nuôi lợn trong khu vực không được quy hoạch, sử dụng thức ăn thừa từ các bếp ăn công nghiệp, các quán ăn để chăn nuôi lợn; đây là một trong những nguồn lây nhiễm mầm bệnh lớn nhất đã được khảo sát.


Lực lượng chức năng xử lý một trường hợp vận chuyển thịt lợn trái phép tại điểm kiểm dịch ở phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên. Ảnh: Tiểu My

Trước nguy cơ lây lan DTLCP, Bình Dương đã và đang thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp nhằm phòng, chống bệnh dịch này xâm nhập vào địa bàn. UBND tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, nhất là đối với lợn, thịt lợn… từ các tỉnh, thành đang có dịch bệnh vào địa phương. Đến nay, Bình Dương đã thành lập 01 đội kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và 09 đội tại 09 huyện, thị, thành phố nhằm giám sát chặt chẽ, nắm bắt kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình sức khỏe đàn lợn, thông tin dịch bệnh đồng thời hướng dẫn người chăn nuôi các giải pháp phòng, chống và xử lý dịch bệnh… Đặc biệt, tỉnh cũng đã thành lập 02 chốt kiểm dịch tạm thời hoạt động 24/24 giờ tại xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên và xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, nhằm kiểm soát động vật và sản phẩm động vật từ Đồng Nai và Bình Phước vào Bình Dương.

Riêng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh đã tăng cường kiểm tra tình hình dịch bệnh tại các trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt việc tiêm phòng định kỳ cho đàn lợn; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu và nhân lực cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm và khống chế dịch khi dịch bệnh xảy ra. Đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan truyền thông ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về bệnh DTLCP; khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; tuyên truyền để người tiêu dùng không tẩy chay thịt lợn.

Không hoang mang, tẩy chay thịt lợn

Ông Trần Phú Cường - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y​ và Thủy sản tỉnh khuyến cáo, người chăn nuôi trên địa bàn không nên hoang mang, bán chạy lợn, vì như thế sẽ bị ép giá không đáng có. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần tăng cường phòng dịch cho chuồng trại, cụ thể: Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất; hạn chế người ra vào chuồng trại; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch; kiểm soát tốt côn trùng, động vật hoang dã, không để các vật nuôi khác tiếp xúc với lợn, không chăn nuôi lợn thả rông, không sử dụng thức ăn thừa để chăn nuôi lợn. Người chăn nuôi cũng cần theo dõi, giám sát đàn lợn thường xuyên; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân phải báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương.


Hộ chăn nuôi vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại để phòng ngừa DTLCP. Ảnh: Hoài Phương

Đối với người dân, không nên quá lo lắng vì bệnh DTLCP chỉ lây nhiễm và gây bệnh trên lợn, không lây sang người và các động vật khác. Dịch bệnh này đã xảy ra ở một số địa phương nhưng đã và đang được các cơ quan chức năng kiểm soát tốt. Người dân không nên tẩy chay thịt lợn, nên chọn mua thịt lợn ở các quầy sạp uy tín, bán thịt sạch, an toàn có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Đồng thời nên nấu chín thức ăn, tuyệt đối không sử dụng tiết canh, thịt hun khói… Khi phát hiện thực phẩm kém chất lượng, người dân cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời theo quy định.

Theo thống kê, hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Bình Dương khoảng 822.107 con. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhưng một khi DTLCP xảy ra không những sẽ gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của địa phương. Do đó, người chăn nuôi cũng như các cơ sở kinh doanh, giết mổ cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, không được lơ là, chủ quan đối với DTLCP, khi phát hiện lợn có dấu hiệu bệnh hoặc lợn chết phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để có biện pháp kiểm tra, xử lý kịp thời, tuyệt đối không được tự ý xử lý, vận chuyển nơi khác hay bán chạy lợn, nhằm không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

Lượt người xem:  Views:   1491
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền