Thông tin cần biết
Thứ 3, Ngày 10/02/2009, 00:00
Ông Trần Xuân Giá nói về giải pháp kích cầu
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/02/2009
Thưa ông, sau rất nhiều chờ đợi, quyết định về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để duy trì sản xuất - kinh doanh (một trong những giải pháp quan trọng trong gói giải pháp kích cầu của Chính phủ) cũng đã được ban hành ngày 23.1.2009...
- Tôi thấy đây là một quyết định rất đúng đắn. Đáng lẽ ra việc này chúng ta phải làm (và có thể làm sớm hơn). Từ tháng 9 năm 2008 đã có nhiều người kiến nghị thực hiện ngay chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tốt nhất là bắt đầu thực hiện từ 1.10.2008. Thủ tướng Chính phủ cũng nêu vấn đề này khá sớm.
Vì vậy, có thể nói Quyết định (131/QĐ-TTg, ngày 23.1) có tính chất chủ trương ban hành không sớm, nhưng cũng còn những điểm chưa rõ ràng, phải chờ có hướng dẫn mới thực hiện được. Quyết định cho phép bù lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất và tạo việc làm tối đa là 8 tháng, bắt đầu từ 1.2.2009 và kết thúc vào 31.12.2009, với doanh nghiệp (DN) họ phải tính từng ngày, vậy mà đến hôm nay (3.2.2009) vẫn chưa thấy có hướng dẫn thực hiện...
Đâu là "những điểm chưa rõ ràng..." mà ông vừa đề cập?
-  Có nhiều. Xin nêu vài ví dụ: Trong quyết định yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) trong 10 ngày đầu tháng 2.2009 phải gửi giấy đăng ký và kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thực hiện ngay việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay, nhưng lại không nêu rõ các nội dung đăng ký là gì, trong khi việc này chỉ cần một cái "mở ngoặc". Các NHTM có được phép cho vay đảo nợ hay không...? Các ngân hàng ngồi chờ hướng dẫn thì chí ít cũng mất vài ngày trôi qua, có thể cả tuần.
Tiếp đó là 13 lĩnh vực không thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất cũng chưa rõ. Ví dụ: Không bù lãi suất cho vay nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhưng nếu DN vay vốn nhập khẩu đường ăn không phải để bán trực tiếp cho tiêu dùng mà để sản xuất bánh kẹo, chế biến thuốc chẳng hạn thì có cho vay và được hưởng chế độ bù lãi suất hay không? Không cho vay kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất, nhưng nếu đơn vị, DN kinh doanh nhà ở (có liên quan đến đất đai) thì có thuộc đối tượng được bù không?...

Những vấn đề này đến nay vẫn chưa có "định nghĩa"... Thời gian, cuộc sống... không chờ chúng ta.
Ông Trần Xuân Giá nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, Quyết định 131/QĐ-TTg là rất cần thiết, là phải làm, nhưng đến giờ phút này chúng ta vẫn chưa thực hiện được là một sự chậm trễ không đáng có... Quyết định ấy không chỉ liên quan đến mấy chục NHTM, mà liên quan đến hàng triệu đơn vị, con người... thực hiện và thụ hưởng. Đáng lẽ ra chúng ta phải có thông tin để phổ biến cho họ sớm hơn thời điểm chính thức thực hiện... Ông cũng cho biết, ACB ngày 2.2 đã mất quá nhiều thời gian bàn về việc này, nhưng cũng chưa đi đến đâu...
Thưa ông, còn một điều nữa khiến không ít ngườin khoăn, đó là làm sao để việc cấp bù lãi suất được rót đúng đối tượng. Điều 3 của quyết định 131/QĐ-TTg nêu rõ: "Không được từ chối hỗ trợ lãi suất", nhưng điều 4 lại cho phép áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng...". Vậy thì với cơ chế thông thường, ngân hàng có quyền từ chối cho vay. Nếu DN đúng đối tượng, nhưng không được cho vay thì làm gì có cơ hội được cấp bù lãi suất...?
- Đúng là như vậy. Chống xin- cho là việc chúng ta phải làm ngay từ bây giờ. Trong quyết định 131/QĐ-TTg tôi chưa thấy nhắc đến chế tài. Đó là một khiếm khuyết. Tôi hy vọng khiếm khuyết này có thể được khắc phục ngay trong hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước.
Các NHTM là người đi buôn, họ rất mong bán được hàng của mình. Nhưng việc bán này lại có nhưng lợi ích rất thiết thân, rất cụ thể đối với người vay tiền do được cấp bù lãi suất nên rất dễ xảy ra tiêu cực. ACB cũng đã tính đến các giải pháp cho việc này, tìm mọi cách để ngăn ngừa, nhưng với thực tế, việc gì xảy ra vẫn cứ có thể xảy ra...

Ông Trần Xuân Giá nhấn mạnh: Các chính sách kích cầu của chúng ta phải triển khai trong bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2009 rất ảm đạm. Kinh tế mô của VN năm nay cũng phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tố không thuận của năm 2008 chuyển sang và các tác động tiêu cực rất mạnh từ bên ngoài, vì thế sẽ có rất nhiều khó khăn.

Trong bố
i cảnh như vậy, theo ông, chúng ta cần những "đối sách" gì?
- Chủ trương kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng là một yếu tố khác biệt nhất. Nước nào cũng làm việc này, nhưng thực hiện kích cầu ở nước ta có nhiều hạn chế so với các nước, nhất là so với nước láng giềng Trung Quốc.
Cụ thể: Ta áp dụng chủ trương kích cầu trong bối cảnh bội chi ngân sách cao (trong khi Trung Quốc là bội thu), nhập siêu lớn (trong khi Trung Quốc là xuất siêu), lạm phát cao (trong khi lạm phát ở Trung Quốc thấp)... Đây là những điều chúng ta phải tính tới khi xử lý các chính sách kích cầu, làm sao phù hợp cả về liều lượng và đối tượng để tránh được trước mắt mà mất lâu dài...
Trong số các giải pháp khắc phục suy giảm tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đã và đang thực hiện, lâu nay, dường như chính sách tiền tệ luôn "chạy" trước? Ý kiến ông thế nào?

- Tôi cho rằng, khi chống lạm phát, trong số những giải pháp trước mắt, thì giải pháp tiền tệ phải thực hiện trước, bởi nó có sức công phá rất lớn và rất nhanh, tiếp sau đó là giải pháp tài khoá (ví dụ như không cấp vốn, kể cả vốn lưu động cho DN nhà nước mà DN phải đi vay, nhà nước bù lãi suất...).

Nhưng đến giai đoạn xử lý kích cầu (giai đoạn của chúng ta hiện nay), thực chất là muốn ngăn ngừa thiểu phát thì yếu tố tài khoá phải đi trước chứ không thể, và không nên để yếu tố tiền tệ đi trước. Cũng không cần phải lấy bài học kinh nghiệm từ các nước mà kinh nghiệm của VN trong kiểm soát lạm phát cuối những năm 1980 và chống khủng hoảng tài chính-kinh tế khu vực 1997-1999 đã cho thấy rất rõ điều này.

Tôi có cảm giác rằng gần đây vẫn chưa thấy rõ là chính sách tài khoá đi trước mà có vẻ như chính sách tiền tệ vẫn đi trước và tôi cho là không nên vì dễ để lại hậu quả xấu thậm chí rất xấu.

Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã làm được rất nhiều việc nhằm tháo gỡ khó khăn để ngăn chặn tình trạng vốn chờ công trình, dự án, nhất là các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ (ví dụ như giảm thiểu các thủ tục liên quan đến đấu thầu chẳng hạn...). Dù tình trạng vốn chờ công trình cũng vẫn chưa phải đã hết, song điều quan trọng là chúng ta đã đụng tới việc này...

Trở lại vấn đề chậm trễ trong thực hiện các chính sách kích cầu. Theo ông, việc này có ảnh hưởng như thế nào đến những mục tiêu mà chúng ta đề ra?

- Thứ nhất, chúng ta muốn chặn đứng đà suy giảm kinh tế hay thiểu phát phải hết sức lưu ý đến độ trễ trong suy giảm kinh tế, vì thế muốn ngăn chặn thì phải ngăn chặn sớm. Nếu không nhanh, tôi cho rằng trong quý I/2009 nền kinh tế vẫn chưa được thụ hưởng gì từ chủ trương kích cầu. Mỗi ngày trôi qua là một ngày chúng ta mất cơ hội, và điều đó là quá lớn, mát mát có thể nhìn thấy được...

Thứ hai, trong điều kiện tình hình và cơ hội cho phép, nếu chúng ta không đưa ra đối sách kịp thời, thì khi tình hình có thể đảo chiều, chủ trương mới lại không còn ý nghĩa. Tôi sinh ra ở vùng cát biển, nên lấy một ví dụ rất dân giã: "Không ai đào giếng chống hạn vào giữa mùa mưa". Chủ trương đào giếng là rất đúng, nhưng triển khai chậm sẽ gặp 2 cái thiệt: Thiệt thứ nhất là giếng đào đến đâu cát sụt đến đấy, và thiệt thứ 2 là mùa mưa thì cần gì đào giếng?

Tôi cho rằng, kích cầu là chủ trương tình thế để đón cơ hội, vì thế phải làm thật nhanh, không thì cơ hội sẽ qua đi và khó lặp lại trong tương lai gần...

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Giá cũng nhấn mạnh rằng, vấn đề lãi suất đối với DN hiện nay không còn nóng bỏng như trước nữa bởi mặt bằng lãi suất đã giảm thấp. Vấn đề hiện nay là phải làm sao tăng nhu cầu, tăng quy mô của thị trường. Có người mua hàng, DN mới sản xuất hàng để bán, còn không có người mua, DN không vay vốn làm gì cả. Điều này lý giải vì sao có lúc lãi suất lên đến 18-20%/năm, người ta vẫn tranh thủ đi vay... Có một thực tế là hiện nay vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Còn vay đầu tư phát triển sản xuất, DN lại muốn vay trung, dài hạn - điều mà các NHTM không đủ khả năng đáp ứng. Ông nhấn mạnh:

"Tôi cho rằng phải tăng sức mạnh cho các NHTM. Nếu các NHTM không có vốn để cho vay trung, dài hạn, thì việc để lãi suất thấp cũng sẽ là vô nghĩa...".

Xin cảm ơn ông đã dành cho Lao Động Cuối tuần cuộc phỏng vấn đầu năm này!
Rời các vị trí điều hành vĩ mô sau 27 năm gắn bó (Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng...), để rồi nhận vị trí Chủ tịch của Ngân hàng Á Châu (ACB), nhưng dường như việc theo sát các chính sách vĩ mô đã trở thành cái nghiệp của ông. Chưa kịp hết tuần "lễ lạt" đầu tiên sau Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, ông Trần Xuân Giá đã lại đau đáu với trăn trở về những việc chưa thể làm được, những việc mà chúng ta đã có thể phải làm... để vực dậy nền kinh tế đang ít nhiều chao đảo trong cơn suy thoái toàn cầu...

Bích Hằng thực hiện
(Theo báo Lao động)
Lượt người xem:  Views:   1555
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
    Manage PermissionsManage Permissions
    |
    Version HistoryVersion History

    Tiêu đề

    Hình ảnh

    Hình ảnh mô tả

    Tóm tắt

    Nội dung

    Link thay thế nội dung

    Ngày xuất bản

    Tin nổi bật

    Phân loại

    Số Trang

    Số Ảnh

    Số tiền

    Trạng thái

    Lịch sử

    Số lượt người đọc

    Loại bài viết

    Audio

    Tin liên quan

    Từ khóa

    FriendlyName

    Email

    Tác giả

    Hệ số ảnh

    Hệ số lương cơ sở

    Hệ số tin

    LuongCoSo

    Tiền nhuận bút

    Approval Status

    Attachments

    Content Type: Tin Tức Mở Rộng
    Version:
    Created at by
    Last modified at by
    Thông tin cần biết