Thông tin cần biết
Thứ 6, Ngày 30/01/2009, 00:00
Hướng đột phá cho kinh tế Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/01/2009
Trải qua một năm khó khăn bộn bề, có những thất bát, có những bươn chải và cũng có những thành công. Đón một năm mới dự báo sẽ còn nhiều khó khăn hơn, nhiều thách thức hơn. Bức tranh kinh tế Việt Nam sắp tới sẽ ra sao? Và cần chuẩn bị gì?
Ý kiến từ các chuyên gia kinh tế và các doanh nhân.
Hướng đột phá cho kinh tế Việt Nam
TTXuân - Năm 2008 quả là một năm sóng gió đối với kinh tế Việt Nam. Tính bình quân cả năm lạm phát tăng đến gần 23% (năm 2007 là 8,3%), mức thâm hụt của cán cân mậu dịch lên tới 17 tỉ USD, so với năm 2007 là 14 tỉ USD. Bất ổn kinh tế vĩ mô đặc biệt tác động mạnh đến đời sống người lao động.
Những tháng cuối năm, tình trạng bất cân đối vĩ mô tương đối được cải thiện nhưng kinh tế Việt Nam lại đối diện với nguy cơ suy thoái trước cuộc khủng hoảng toàn cầu. Bước qua năm mới, đâu là mũi đột phá để kinh tế Việt Nam phát triển ổn định?
Mũi đột phá
Theo tôi, mũi đột phá này là tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mà cụ thể và trước mắt là các ngành công nghiệp máy móc và chế biến nông thủy sản. Tăng năng lực cạnh tranh sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nhiều mặt hàng đang nhập khẩu, qua đó tạo thêm công ăn việc làm, ổn định xã hội và thu hẹp thâm hụt trong cán cân mậu dịch, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong quá khứ có một số chuyên gia, cơ quan nhà nước bàn về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, nhưng lại đề cập quá nhiều vấn đề nên cuối cùng không chuyển các ý tưởng thành những chính sách và hành động hiệu quả. Ta thử phân tích tình hình hiện nay và nêu ra vài điểm quan trọng nhất.
Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2009 và có thể cả 2010, Việt Nam sẽ gặp khó khăn vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Xuất khẩu của nước ta sang Mỹ và châu Âu đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Việt Nam còn nhiều dư địa để thâm nhập thị trường Trung Quốc, và có một số khả năng mới mở ra đối với thị trường các nước Âu Mỹ và Nhật. Thứ nhất, kinh tế các nước châu Á giảm tốc vì ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng vẫn phát triển cao hơn nhiều vùng khác, đặc biệt Trung Quốc đang thực hiện chính sách kích cầu để giữ nhịp độ phát triển khoảng 7%.
Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc nên trước mắt phải xem đây là thị trường trọng điểm cần nỗ lực điều tra và tiếp thị, song song với nỗ lực tăng khả năng cung ứng ngày càng nhiều các mặt hàng cạnh tranh được ở đây. Thứ hai, thế giới đang lo ngại về sự an toàn của thực phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc và một số nước, điển hình là Nhật Bản, ngày càng thiên về việc nhập khẩu những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển nhanh về công nghiệp chế biến thực phẩm với hàm lượng giá trị cao.
Trong thời gian qua, công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và xuất khẩu của Việt Nam nhưng nhìn chung cơ cấu trong nội bộ công nghiệp chuyển dịch chậm, nhất là cơ cấu xuất khẩu. Hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là may mặc, giày dép và gần đây thêm linh kiện điện tử. Hàm lượng nhập khẩu của hàng xuất khẩu cũng cao. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ta, các loại máy móc, kể cả linh kiện, bộ phận điện và điện tử, chỉ chiếm 10% (trong khi Thái Lan và Trung Quốc đã trên 40%, Hàn Quốc và Nhật Bản trên 60%). Các loại máy móc như xe máy, ôtô, đồng hồ, máy điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy tính, máy in, điện thoại...  là những mặt hàng trên thế giới có nhu cầu ngày càng cao nên nếu có năng lực cạnh tranh sẽ dễ đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong các ngành máy móc còn yếu vì ngành công nghiệp phụ trợ còn quá mỏng, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển nhanh và mạnh mới tạo được sức cạnh tranh cho các ngành, các loại máy móc. Việt Nam nhập siêu nhiều với Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước châu Á khác vì nhiều hàng công nghiệp thuộc các loại máy móc của ta chưa phát triển hoặc không cạnh tranh được với các nước này.
Để tăng năng lực cạnh tranh cần những điều kiện gì?
Thứ nhất, xây dựng một cơ chế hữu hiệu, một quan hệ có hiệu quả giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Điều này cần thiết cho việc đưa ra các biện pháp tăng năng lực cạnh tranh của từng ngành; cho việc rà soát, kiểm điểm để phát hiện các rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Qua việc đối thoại và hành động chung này, Chính phủ sẽ phát hiện những vướng mắc phải tháo gỡ và thấy được những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp cần ưu tiên yểm trợ về tín dụng, ngoại tệ...  Những ưu đãi về tín dụng, về sử dụng ngoại tệ này cần có điều kiện ràng buộc doanh nghiệp vào thành quả hoạt động (chẳng hạn thành quả xuất khẩu); nếu sau một hoặc hai năm không đạt được thành quả mong muốn thì không được nhận tiếp các ưu đãi.
Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm đến việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận dễ dàng các nguồn cung cấp vốn, đặc biệt trong những ngành công nghiệp phụ trợ. Thông thường để sản xuất bộ phận linh kiện có chất lượng, doanh nghiệp phải mua các máy móc, thiết bị tối tân với giá rất đắt so với khả năng về vốn của doanh nghiệp. Nếu không được cung cấp tín dụng dài hạn, doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tham gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp phụ trợ. Tín dụng xuất khẩu và thông tin về thị trường, về công nghệ nước ngoài cũng cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, đã đến lúc nên chọn lựa các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nên ưu tiên khuyến khích các dự án đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nhập khẩu hàng công nghiệp, các dự án đầu tư dùng nguyên liệu nông sản và thủy sản chế biến thực phẩm hợp với chất lượng đòi hỏi ở các thị trường có thu nhập cao. Việc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm, cao cấp hóa hàng công nghiệp thực phẩm cũng như tiếp thị vào các thị trường Nhật, Mỹ và Tây Âu đòi hỏi công nghệ cao, năng lực quản lý, tiếp thị nên việc kêu gọi, khuyến khích FDI vào lĩnh vực này rất cần thiết.
Mũi đột phá cho kinh tế Việt Nam năm 2009 là tăng năng lực cạnh tranh trong những mặt hàng nhất định tại những thị trường nhất định.
"Mũi đột phá cho kinh tế Việt Nam năm 2009 là tăng năng lực cạnh tranh trong những mặt hàng nhất định tại những thị trường nhất định." 
Giáo sư TRẦN VĂN THỌ  (Đại học Waseda, Nhật Bản)
Vẫn thấy ánh sáng cuối đường hầm
Tôi nghĩ bức tranh của ngành bán lẻ năm 2009 sẽ không còn gam màu sáng như trước. Khi kinh tế đi xuống, ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Đúng là chúng ta sẽ mở cửa thị trường bán lẻ từ năm 2009, nhưng có nhiều yếu tố trong bối cảnh mới khiến nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi bước vào một thị trường mới như VN. Sức mua giảm, mặt bằng tốt khó tìm ở thành phố lớn, quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chưa hẳn đã thông thoáng…
Về phía mình, chúng tôi sẽ phải xem xét lại để tổ chức cho doanh nghiệp tinh gọn, hiệu quả hơn, nhưng những gì đã nằm trong kế hoạch thì vẫn tiếp tục làm. Khi xây dựng kế hoạch, chúng tôi đã đưa ra tình huống xấu nhất và giải pháp ứng phó cho nó. Vì thế dù khó khăn hay thuận lợi chúng tôi vẫn làm, hệ thống siêu thị Best Carings vẫn tiếp tục mở rộng dù chúng tôi dự đoán doanh số của cả ngành trong năm 2009 sẽ giảm khoảng 10%. Thời điểm khó khăn của nền kinh tế rồi sẽ qua. Đồng tiền bỏ ra đầu tư trong lúc khó khăn mới đem lại lợi nhuận lớn hơn lúc bình thường. Tôi nghĩ năm 2009 là thời điểm tốt để doanh nghiệp củng cố thương hiệu theo chiều sâu, củng cố nền tảng, xây dựng hệ thống của mình vững chãi hơn. Chúng tôi vẫn thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Nguyễn Hồng Xuân (tổng giám đốc Công ty tiếp thị Bến Thành)
Những con số nỗ lực và thách thức
* GDP 6,23%
GDP năm 2008 tăng 6,23%. Trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII, Chính phủ dự kiến tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6,5-7%. Tuy nhiên do suy giảm kinh tế toàn cầu, mức tăng GDP của VN chỉ đạt 6,23%, vẫn là mức cao trong khu vực.
* FDI đạt kỷ lục
Dù suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra nhưng tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN vẫn đạt 64 tỉ USD - mức kỷ lục suốt hơn 20 năm đổi mới - tăng 199,9% so với năm 2007, trong đó vốn thực hiện khoảng 11,5 tỉ USD.
* Giá tiêu dùng biến động
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2008 dừng chân ở mức 22,97%. Sau đợt tăng mạnh trong ba tháng đầu năm (trong đó “nóng” nhất là tháng năm tăng tới 3,91%), đến tháng sáu chỉ số CPI đã tăng chậm lại do các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ. Đến tháng 10-2008, CPI quay ngược, tăng âm liền trong ba tháng, kéo chỉ số CPI cả năm xuống - trái với các dự báo đầu năm cho rằng CPI 2008 có thể lên đến 25-30%.
* Giá xăng dầu nhiều “tâm trạng”
Năm qua cũng là năm giá xăng dầu được điều chỉnh nhiều nhất, có biên độ dao động cao nhất từ trước đến nay. Giá dầu thế giới cao điểm lên đến gần 150 USD/thùng, khiến giá xăng trong nước được đẩy lên tới 19.000đ/lít. Nay giá thế giới chỉ còn khoảng 40 USD/thùng, giá xăng dầu trong nước tiếp tục gây nhiều “tâm trạng” khi mới giảm xuống mức 11.000đ/lít xăng, dầu chỉ thấp hơn một chút ở mức 12.000đ/lít khi giá dầu thế giới dao động ở mức 60-90 USD/thùng.
* Cuộc đua tăng lãi suất
Các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, có thời điểm lãi suất trong nước lên đến 19%/năm. Lãi suất tăng cao do Chính phủ tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất cơ bản chống lạm phát. Từ đầu tháng 10-2008 lãi suất đã giảm mạnh, đến cuối năm giảm gần 60% so với mức cao nhất trong năm.
* Nhập siêu tăng mạnh
Năm 2008 mức nhập siêu tăng mạnh, riêng quý 1 là 8,3 tỉ USD, chiếm hơn nửa kim ngạch xuất khẩu, đe dọa nghiêm trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là cung cầu ngoại tệ và tỉ giá. Chính phủ buộc phải đưa ra các biện pháp kiềm chế. Kết quả, ước kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 khoảng 63 tỉ USD, nhập khẩu khoảng 80 tỉ USD. Như vậy nhập siêu năm 2008 khoảng 17 tỉ USD. Năm 2009, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của VN theo Bộ Công thương là 72 tỉ USD.
* Thất nghiệp tăng nhanh
Số người thất nghiệp tăng nhanh do nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất. Theo tính toán của ông Nguyễn Đại Đồng - cục trưởng Cục Việc làm Bộ Lao động - thương binh & xã hội, nếu GDP giảm 1%, có khoảng 0,3% lao động mất việc. Như vậy, nếu tăng trưởng GDP 2009 còn 6,5% sẽ có 0,65% (gần 300.000 người) lao động mất hoàn toàn hoặc một phần việc.
* Tám nhóm giải pháp chống lạm phát
Chính phủ đã đưa ra tám giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó quan trọng nhất là đình hoãn các công trình chưa thật cần thiết, cắt giảm 10% chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, thắt chặt chính sách tiền tệ… Kết quả, trên 3.100 công trình dự án với khoảng 37.000 tỉ đồng được đình hoãn, giãn tiến độ 2.700 tỉ đồng chi thường xuyên của các cơ quan đơn vị được cắt giảm.
* 6 tỉ USD kích cầu
Tháng 12-2008, Chính phủ đưa ra năm nhóm giải pháp chống suy giảm kinh tế, đồng thời dự tính chi 1 tỉ USD kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, làm sống động nền kinh tế. Bên cạnh gói giải pháp này sẽ có một loạt biện pháp khác như giảm, giãn nộp thuế, tổng trị giá gói giải pháp có thể lên tới trên 6 tỉ USD.
Cầm Văn Kình tổng hợp
(Theo báo Tuổi trẻ)
Lượt người xem:  Views:   1162
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
    Manage PermissionsManage Permissions
    |
    Version HistoryVersion History

    Tiêu đề

    Hình ảnh

    Hình ảnh mô tả

    Tóm tắt

    Nội dung

    Link thay thế nội dung

    Ngày xuất bản

    Tin nổi bật

    Phân loại

    Số Trang

    Số Ảnh

    Số tiền

    Trạng thái

    Lịch sử

    Số lượt người đọc

    Loại bài viết

    Audio

    Tin liên quan

    Từ khóa

    FriendlyName

    Email

    Tác giả

    Hệ số ảnh

    Hệ số lương cơ sở

    Hệ số tin

    LuongCoSo

    Tiền nhuận bút

    Approval Status

    Attachments

    Content Type: Tin Tức Mở Rộng
    Version:
    Created at by
    Last modified at by
    Thông tin cần biết