Báo cáo thống kê
Thứ 4, Ngày 27/12/2017, 14:00
Báo cáo môi trường năm 2017
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/12/2017 | Mai Xuân

1.1. Thực trạng môi trường nước mặt

Bình Dương là một tỉnh nằm trong lưu vực hệ thống sống Đồng Nai nên có mạng lưới sông, suối khá phong phú. Tỉnh được bao bọc bởi 03 sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé, cùng với 01 sông nội tỉnh là sông Thị Tính. Mật độ sông suối khá dày đặc, tại thượng nguồn từ 0,7 km/km2 đến 0,9 km/km2, hạ nguồn là 0,4 km/km2 đến 0,5 km/km2. Tổng lưu lượng nước của các sông lớn trên địa bàn tỉnh trung bình năm khoảng 17.753,27 triệu m3.

Bên cạnh nguồn nước sông, trên địa bàn tỉnh còn có 07 hồ chứa với tổng dung tích hữu ích lên tới 1.138 triệu m3 nước và là nguồn trữ lượng dồi dào để khai thác, sử dụng. Chế độ dòng chảy của các sông trên địa bàn tỉnh Bình Dương bị chi phối bởi các công trình thượng nguồn như: đập Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, đập Trị An trên sông Đồng Nai, đập Phước Hòa trên sông Bé, đồng thời chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, nhất là khu vực Phía Nam của tỉnh. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một nguồn tài nguyên quý giá, vừa cung cấp nước phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa là hệ thống thoát nước tự nhiên cho cả khu vực.

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước các sông đoạn chảy qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt nhưng cần phải xử lý. Tuy nhiên, sông Sài Gòn có hàm lượng amoniac vượt 2-6 lần so với quy chuẩn và sông Đồng Nai có nơi, có lúc còn có hàm lượng amoniac vượt 1,1-2 lần so với quy chuẩn. Các kênh, rạch trên địa bàn phía Nam của tỉnh vẫn còn bị ô nhiễm hữu cơ.

1.2. Thực trạng môi trường nước dưới đất

Địa chất thủy văn tỉnh Bình Dương tương đối đơn giản, nước dưới đất chủ yếu là nước nhạt với 05 tầng chứa nước chính, gồm 04 tầng chứa nước lỗ hổng và 01 tầng chứa nước khe nứt. Các tầng chứa nước lỗ hổng gồm: tầng Pleistocen giữa trên, tầng Pleistocen dưới; tầng Pliocen giữa và tầng pliocen dưới; tầng chứa nước khe nứt là tầng chứa nước trong đá Mezozoi (MZ). Nhìn chung, độ sâu của các tầng chứa nước không lớn, phổ biến từ 20 đến 100m rất thuận lợi để khai thác để sử dụng. Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khoảng 2.180.000 m3/ngày.đêm, tương đương khoảng 797 triệu m3/năm.

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước dưới đất trong thời gian qua tại các vị trí quan trắc còn tương đối tốt, nước có vị nhạt, không màu, hàm lượng các nguyên tố thay đổi theo mùa, các chỉ tiêu phân tích đều đạt qui chuẩn cho phép. Tuy nhiên, một số khu vực như phường Vĩnh Phú, An Phú của thị xã Thuận An, khu vực xã Trừ Văn Thố của huyện Bàu Bàng, xã An Tây, Phú An của thị xã Bến Cát…, tầng chứa nước Pleistocen giữa trên đã bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ Amonia, COD vượt quy chuẩn cho phép. Một số khu vực nước dưới đất bị nhiễm mặn như khu vực An Tây thị xã Bến Cát, phường Vĩnh Phú của thị xã Thuận An, nước dưới đất còn bị nhiễm mặn (hàm lượng Clorua vượt quy chuẩn nhiều lần).

1.3. Thực trạng môi trường không khí

Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng CO, NO2, SO2, O3, bụi chì, bụi PM10 so với quy chuẩn là rất thấp, tại các vị trí quan trắc nồng độ các chất đều đạt quy chuẩn cho phép. Riêng bụi tổng và tiếng ồn tại một số vị trí cao hơn quy chuẩn. Vấn đề ô nhiễm không khí tỉnh Bình Dương chủ yếu là ô nhiễm bụi, tại khu vực nút giao thông do sự gia tăng các phương tiên giao thông cơ giới đường bộ cùng chất lượng các tuyến đường chưa đáp ứng nhu cầu. Hầu hết các điểm quan trắc hàm lượng bụi đều đạt quy chuẩn, riêng nút giao thông Ngã Tư Miếu Ông Cù có nồng độ bụi vượt từ khoảng 1,2-1,5 lần so với quy chuẩn cho phép,; Ngã tư cầu Ông Bố có nồng độ bụi vượt 1,4-1,5 lần so với quy chuẩn cho phép. Và bụi tại khu vực hoạt động công nghiệp – Khu vực Mỏ đá Thường Tân vượt 1,1-1,6 lần so với quy chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc tiếng ồn năm 2017 cho thấy hầu hết tại các điểm quan trắc ồn mức ở xấp xỉ ngưỡng quy chuẩn hoặc vượt quy chuẩn cho phép, trong đó vị trí ồn cao nhất là ở các nút giao thông.

1.4. Thực trạng môi trường đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 269.464 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 77,03%, đất phi nông nghiệp chiếm 21,21% và đất chưa sử dụng chiếm 1,85%.

Kết quả quan trắc chất lượng đất tại 14 điểm (gồm đất rừng 01 điểm, đất nông nghiệp 05 điểm, đất đô thị 4 điểm và đất công nghiệp 04 điểm) nhằm đánh giá chất lượng đất tại các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Kết quả quan trắc cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, đô thị chưa gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1.5. Thực trạng khai thác khoáng sản và đa dạng sinh học

Tổng số các dự án khai thác khoáng sản tính đến thời điểm hiện nay là 51 dự án, trong đó gồm 29 dự án khai thác đá xây dựng (diện tích cấp phép là 680,97ha, trữ lượng cấp phép khai thác là 293,728 triệu m3), 24 dự án khai thác sét gạch ngói (diện tích cấp phép là 238,18ha, trữ lượng cấp phép khai thác là 27,29 triệu m3) và 03 dự án khai thác cát xây dựng (diện tích cấp phép là 131,2ha, trữ lượng cấp phép khai thác là 1,704triệu m3).

Các hệ sinh thái đặc trưng gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái các thủy vực bao gồm ao, hồ, bàu, sông, suối, kênh, rạch. Vùng đất ngập nước của tỉnh Bình Dương chủ yếu ven hồ Dầu Tiếng với diện tích khoảng 351 ha, hệ sinh thái vùng đất này chủ yếu là rừng tràm nhân tạo.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là 10.289,03 ha, chiếm khoảng 3,82% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, giảm 4.848,97 ha so với năm 2010. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giảm là do chuyển đất rừng sản xuất là đất cây lâu năm sang đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là cao su.

Lượt người xem:  Views:   6174
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

FriendlyName

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Báo cáo thống kê