Tin chỉ đạo điều hành
Thứ 6, Ngày 21/11/2014, 09:54
Triển khai phòng, chống bệnh Nhiệt thán trên gia súc
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/11/2014
  
TTĐT - Nhằm triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh Nhiệt thán theo Công điện khẩn số 8552/CĐ-BNN-TY ngày 22/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 27/CT-UBND ngày 12/11/2014 về việc “Triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Nhiệt thán trên gia súc”.

   

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch 07/KH-BCĐ ngày 05/3/2014 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014. Tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống bệnh Nhiệt thán. Chỉ đạo chi cục Thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

   

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hệ thống thông tin, báo chí thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến người dân về cách phòng, chống bệnh Nhiệt thán. Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, thị xã, thành phố và lực lượng Cảnh sát giao thông  phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành tích cực kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm (giết mổ trái phép, chống đối người thi hành công vụ, vận chuyển gia súc mắc bệnh).  

 

 

   

Bệnh Nhiệt thán lây từ gia súc sang người

 

UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một rà soát kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện, thị xã, thành phố và Ban chỉ đạo cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã đội kiểm tra liên ngành, lực lượng liên quan tổ chức quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn, tham gia tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về những nguy cơ, tác hại của bệnh Nhiệt thán, nguy cơ lây bệnh từ gia súc sang người để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

    

Bệnh Nhiệt thán còn gọi là bệnh than (Anthrax) là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở thể cấp tính chung cho nhiều loài gia súc (trâu, bò, ngựa, heo…) và người do trực khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Đây là trực khuẩn Gram dương hiếu khí có khả năng sinh bào tử, bào tử có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh. Đặc điểm của dịch bệnh thường thấy là sốt nặng, tổ chức liên kết thường bị thấm máu và tương dịch, máu đen sẫm đặc và khó đông, lá lách sưng to mềm nhũn, máu đen chảy ra từ các lỗ tự nhiên trên cơ thể

 

Phan Hằng 

Lượt người xem:  Views:   567
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin chỉ đạo điều hành