Trả lời phản ánh kiến nghị
Thứ 4, Ngày 22/09/2021, 17:00
Trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ hai - HĐND tỉnh khóa X: Đơn vị huyện Phú Giáo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/09/2021 | Phương Chi

STTKIẾN NGHỊ CỬ TRIXÃ, PHƯỜNG, T.TRẤN​ĐƠN VỊ TRẢ LỜINỘI DUNG TRẢ LỜI
1       Cử tri Võ Diệm và cử tri Nguyễn Văn Úy, ấp 5, xã Tân Hiệp: đề nghị ngành chức năng có kế hoạch duy tu, bê tông hóa kênh chính Suối Giai để khắc phục tình trạng thấm nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất cho nhân dân.Tân HiệpSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hệ thống công trình thủy lợi Suối Giai xây dựng năm 1978 - 1980 với diện tích thiết kế tưới cho 2.200 ha. Qua 02 lần điều tra rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, năng lực phục vụ tưới của công trình được điều chỉnh chỉ còn 190 ha do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên nhu cầu giảm (Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 V/v Phê duyệt Báo cáo kết quả điều tra, rà soát đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương).

Năm 2021, tổng diện tích có nhu cầu tưới là 137,27 ha, 

Về tình trạng tổn thất do thấm trên kênh chính Suối Giai: Theo hồ sơ thiết kế sửa chữa năm 1990 thì đoạn 3 km đầu kênh đi qua vùng đá ong Laterít có hệ số thấm rất cao, mất nước nhiều, do vậy đoạn này được gia cố lòng kênh bằng bê tông dày 10cm, đoạn còn lại là kênh đất. 

Hiện trạng đoạn kênh gia cố bê tông sau thời gian sử dụng (30 năm) đang bị hư hỏng nên không còn khả năng chống thấm như ban đầu.

Công trình Hệ thống thủy lợi Suối Giai là công trình liên tỉnh. Tỉnh Bình Phước quản lý hồ chứa, công trình đầu mối và 1,8 km đầu kênh chính. Tỉnh Bình Dương quản lý toàn bộ kênh tưới còn lại. Hiện nay tỉnh Bình Phước đang lập kế hoạch trình Bộ Nông nghiệp-PTNT xin chủ trương đầu tư sửa chữa công trình đầu mối và bê tông hóa chống thấm 3 km tuyến kênh chính từ K0 đến K3 (đoạn thấm nhiều nhất).

Đối với 6 km kênh chính còn lại lượng thấm không quá lớn, trong khi đó diện tích tưới ít (137 ha). Nếu gia cố chống thấm toàn bộ rất tốn kém kinh phí (Khoảng 13 tỷ đồng), không hiệu quả. Khi nào địa phương có quy hoạch mở rộng sản xuất, nhu cầu sử dụng nước tăng cao, Sở Nông nghiệp-PTNT sẽ trình cấp thẩm quyền chủ trương đầu tư.

2       Cử tri Đoàn Thị Lai, ấp 4, xã Tân Hiệp: đề nghị ngành giáo dục xem xét tăng cường các tiết học thể dục thể thao, giảm các tiết học lý thuyết, đưa môn dạy bơi lội vào chương trình học phổ thông của 3 cấp.Tân Hiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

Sở GDĐT trong những năm qua luôn quan tâm, chỉ đạo các trường phối hợp các tổ chức xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự phát triển mạnh mẽ công tác giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học trên địa bàn tỉnh; xác định GDTC, thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền tảng của thể dục, thể thao (TDTT) nước nhà, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ em, học sinh trong các trường học, trong đó:

- Về công tác tổ chức dạy, học môn GDTC (giờ học chính khóa): Sở GDĐT chỉ đạo tất cả các trường phổ thông trong tỉnh kể cả các trường ngoài công lập tổ chức dạy đầy đủ và có chất lượng 2 tiết GDTC/ tuần theo Chương trình quy định của Bộ GDĐT, thực hiện nghiêm Nghị định số 11/2015/NĐ-TTg ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về GDTC và thể thao trường học.

- Cho phép các trường xếp thời khóa biểu, bố trí giờ học GDTC trái buổi với giờ học chính khóa để đảm bảo thời gian, chất lượng giờ GDTC và không ảnh hưởng tới các môn học khác. 

- Đối với việc tổ chức dạy học, tập luyện môn thể thao tự chọn: Ngoài 4 môn thể thao (THCS) và 5 môn thể thao (THPT) được biên soạn trong chương trình và sách giáo viên, các trường học tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và khả năng chuyên sâu của giáo viên chọn các môn thể thao khác để tổ chức giảng dạy, như: Bơi lội, Võ Vovinam, Võ Cổ truyền, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ...

- Về hoạt động thể thao trường học trong năm học: Sở GDĐT chỉ đạo các trường phổ thông trong tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động TDTT cho học sinh, giáo viên, nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.

- 100% các trường TH, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh có thành lập các câu lạc bộ TDTT và duy trì tập luyện thường xuyên các đội tuyển thể thao trong nhà trường.

- 100% các trường phổ thông trong tỉnhvào tất cả các ngày học chính khóa  đảm bảo duy trì nề nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ và hô khẩu ngữ tập thể sau các buổi tập.

- 100% các trường phổ thông trong tỉnh đảm bảo tối thiểu một tuần có 2 tiết ngoại khoá (tập luyện, sinh hoạt các câu lạc bộ TDTT) có hướng dẫn của giáo viên TDTT.

- Sở GDĐT khuyến khích các trường phổ thông tổ chức tập luyện, giảng dạy các môn võ thuật đặc biệt là Vovinam, Võ Cổ truyền cho học sinh trong giờ học chính khóa hoặc ngoại khóa với mục đích dùng các môn võ thuật để học sinh làm phương tiện để rèn luyện sức khỏe, giáo dục đạo đức, lối sống; có trên 60% các trường học đưa môn Võ Vovinam, Võ cổ truyền vào giảng dạy cho học sinh.

- Về công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em, học sinh; đưa môn bơi lội vào chương trình học phổ thông của 3 cấp:

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em, học sinh; ban hành Kế hoạch số 901/KH-SGDĐT ngày 24/5/2021 của Sở GDĐT về triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh năm 2021 và năm học 2021-2022.

- Hằng năm các trường học xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh theo chức năng nhiệm vụ, trong đó:

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến học sinh, cán bộ giáo viên về tác hại của tai nạn đuối nước, các vụ tai nạn đuối nước điển hình, giáo dục kỹ năng và biện pháp phòng, tránh.

+ Tổ chức các lớp dạy bơi trong và ngoài nhà trường; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh khuyến khích gia đình, phụ huynh tạo điều kiện cho con em tham gia học bơi; tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa cho học sinh sử dụng giờ dạy học môn thể thao tự chọn ở cấp THCS và THPT, riêng các trường tiểu học dạy học 02 buổi/ngày tổ chức dạy bơi trong buổi hai (giờ học linh hoạt).

3       Cử tri Phan Xuân Thảo, ấp 3, xã Tân Hiệp: đề nghị ngành chức năng có giải pháp ổn định bậc lương cho giáo viên các cấp học để đảm bảo cuộc sống.Tân Hiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

Hiện nay, chế độ tiền lương của giáo viên các cấp học đang hưởng theo Thang bảng lương được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT  ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông).

Chế độ tiền lương của giáo viên nói riêng và của công chức, viên chức, người lao động trên cả nước nói chung là do Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ để ban hành Nghị định quy định về chế độ tiền lương đối với từng đối tượng cụ thể, do đó, việc ổn định lương cho giáo viên các cấp học không thuộc chức năng của cơ quan cấp tỉnh.

4       Cử tri La Văn Bình, Tổ 4 ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập: phản ánh tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Bàu Bàng - Phú Giáo khi giải quyết đền bù cho nhân dân, giá đền bù còn thấp nhân dân chưa đồng tình (khu cầu Tam Lập đến ngã 3 giáp đường ĐH502 qua ấp Cây Khô) do đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công của tuyến đường này. Đề nghị ngành chức năng xem xét giải quyết.Tam Lập

Sở Giáo thông - Vận tải

 

Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh là cơ quan đo đạc, kiểm kê, áp giá đền bù, UBND huyện là cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án đền bù giải tỏa (bao gồm giá đền bù), việc áp giá đền bù dự án này là thực hiện theo đúng quy định. Đề nghị bà con cử tri đồng tình với phương án trên.
5       Cử tri Nguyễn Ngọc Nghiệp, ấp 9, xã An Linh: phản ánh giá điện quá cao so với thu nhập của người lao động. Đề nghị ngành chức năng xem xét, giải quyết.An LinhSở Công Thương

- Giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt được Công ty Điện lực Bình Dương thực hiện áp dụng đúng theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019 đến nay).

- Giá bán lẻ điện sinh hoạt được xây dựng 6 bậc ứng với mỗi bậc có mức giá khác nhau, giá bán lẻ điện sinh hoạt đã được Nhà nước hỗ trợ nhằm khuyến khích các hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, nếu hộ gia đình nào sử dụng điện nhiều thì phải trả giá cao, tương ứng với từng khung bậc thang.

- Thực hiện Công văn số 4748/BCT-ĐTĐL ngày 06/8/2021 của Bộ Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đợt 4. Công ty Điện lực Bình Dương tiếp tục thực hiện giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt do ảnh hưởng dịch Covid – 19 (đợt 4), mức hỗ trợ giảm tiền điện cụ thể như sau: 

+ Giảm 15% tiền điện (trước thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện đến 200kWh/tháng.

+ Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện trên 200kWh/tháng.

+ Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là hai (02) tháng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 8 và tháng 9 năm 2021.​

Lượt người xem:  Views:   326
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Trả lời phản ánh kiến nghị