Trả lời phản ánh kiến nghị
Thứ 4, Ngày 08/09/2021, 15:00
Trả lời kiến nghị của cử tri tại các Hội nghị người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri (đã thực hiện)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/09/2021 | Phương Chi

SttĐơn vịNỘI DUNGKẾT QUẢ GIẢI QUYẾT 
1

Công an tỉnh

(01 kiến nghị)

 

1. Cử tri Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Kiến nghị địa phương quan tâm tạo điều kiện tốt hơn nữa cho các bộ, chiến sĩ trong việc đảm bảo đời sống vật chất cũng như trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho  lực lượng vũ trang.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 29 khu và 12 cụm công nghiệp, thu hút trên 48.000 doanh nghiệp trong nước và trên 3.900 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh đã thu hút số lượng lớn dân nhập cư sinh sống, học tập và làm việc (tính đến nay, dân tạm trú chiếm hơn 48,5% dân số toàn tỉnh) cùng với hơn 23.000 người nước ngoài đăng ký lưu trú trên địa bàn; đặt ra nhiều áp lực về cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Trong khi đó, biên chế lực lượng Công an nhân dân còn hạn chế, nhất là lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và lực lượng quản lý hành chính. Do đó, việc đảm bảo đời sống vật chất cũng như trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho lực lượng Công an nhân dân mang tầm ý nghĩa quan trọng và thiết thực, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

1. Quan tâm điều kiện tốt hơn cho cán bộ chiến sĩ trong việc đảm bảo đời sống vật chất

Công tác xây dựng lực lượng của Công an tỉnh là một trong những động lực cốt yếu, trực tiếp thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và ngành giao phó. Trong những năm gần đây, chế độ chính sách đối với cán bộ chiến sĩ ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều chế độ chính sách ưu đãi hơn, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Trong thời gian qua, ngoài chế độ lương cũng như các chế độ đặc thù UBND tỉnh đã hỗ trợ các chế độ, chính sách cho CBCS như:

- Hỗ trợ 100.000 đồng/người/ca tuần tra thực hiện theo Công văn 188/UBND-NC ngày 15/01/2019 đối với CBCS tham gia tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Thực hiện từ tháng 01/2019 đến nay.

- Trình HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 về việc đồng ý hỗ trợ đối với những người tham gia trực tiếp công tác giải quyết nguồn tin về tội phạm; điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự trên địa bàn.

- Hỗ trợ lực lượng làm công tác giám định tư pháp theo công văn số 597/UBND-NC ngày 12/02/2019. Mức chi 50% chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo thông tư số 01/2014/QĐ-TTg ngày 11/01/2014 cho lực lượng giám định tư pháp.

- Bồi dưỡng CBCS tham gia chiến dịch cấp căn cước công dân. Kết quả đã bồi dưỡng cho CBCS tổng số tiền 726, 839 triệu đồng.

- Bồi dưỡng lực lượng Công an tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ (thực hiện theo Điều 2, Nghị quyết số 16/NQ-CP, ngày 08/02/2021).

- Ngoài ra lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu cách, điều trị bệnh Covid-19 và cách ly tập trung (F1); CBCS bị nhiễm Covid-19 được hỗ trợ thêm tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày. Cán bộ y tế 40.000 đồng/người/ngày (Nghị quyết số 05/HĐND tỉnh ngày 6/8/2021).

Bên cạnh đó phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân. Đồng thời thực hiện các chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác giữ gìn an ninh, trật tự và phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 16/NQ-CP, ngày 08/02/2021 của Chính phủ.

2. Quan tâm trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho lực lượng vũ trang

Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm công nghệ cao ngày càng phát triển, đòi hỏi các phương tiện, trang thiết bị ngày càng hiện đại mới có thể đáp ứng được công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

- Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, Công an các đơn vị, địa phương tiến hành rà soát các phương tiện, trang thiết bị hiện có để lập dự toán đề xuất mua sắm trang bị đáp ứng yêu cầu công tác. Tuy nhiên nguồn kinh phí Bộ Công an cấp hàng năm chỉ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị. Từ đó Ban Giám đốc Công an tỉnh vận dụng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ để mua sắm trang cấp, hiện nay nhu cầu trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho lực lượng Công an tỉnh nhiều, trong khi đó nguồn kinh phí được Bộ Công an phân bổ còn hạn hẹp, Công an tỉnh tham mưu đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ nguồn kinh phí để đầu tư cho các dự án trọng điểm, nhất là các dự án trang bị cho các nhiệm vụ cấp bách để giải quyết các tình huống đột xuất về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điển hình như năm 2021, Công an tỉnh tham mưu đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao với tổng số tiền khoảng 31 tỷ đồng, vào thời điểm này tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguồn kinh phí ưu tiên để mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; do đó, các gói thầu mua sắm đều bị cắt giảm ưu tiên cho nhiệm vụ phòng chống dịch, việc mua sắm phục vụ thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đến nay vẫn chưa triển khai mua sắm các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác. Vì vậy, đề xuất trong thời gian tới địa phương tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về kinh phí thực hiện chế độ chính sách cũng như kinh phí mua sắm các trang thiết bị để lực lượng Công an tỉnh hoàn thành xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ được giao.

 
2

Sở Nội vụ

(01 kiến nghị)

2. Cử tri thành phố Thuận An: Kiến nghị có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho các sinh viên đại học để thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao trong thời gian tới để phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương, trẻ hóa đội ngũ lao động có trình độ cao trong sản xuất, kinh doanh.            Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 19-CTr/TU ngày 31/5/2021 về Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện Chương trình này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện. Theo đó, các sở, ngành có liên quan tùy theo chức năng, niệm vụ được giao sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách có liên quan về nguồn nhân lực; theo dõi, phát hiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về học sinh, sinh viên xuất sắc để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình triển khai thực hiện, xuất phát từ nhu cầu về nhân lực, các sở, ngành tiếp tục sẽ có tham mưu cho tỉnh ban hành các chế độ, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh.     
​​3​ ​ ​ ​

Sở Tài nguyên và Môi trường

(04 kiến nghị)

 

3. Cử tri các địa phương Dĩ An, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên: kiến nghị hiện nay công tác bảo vệ môi trường có lúc có nơi vẫn chưa đảm bảo, còn tình trạng xả rác bừa bãi, nhiều nơi xe rác chưa đi lấy thường xuyên; một số dòng sông, suối bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhà máy chế biến mủ thải ra môi trường rất hôi thối, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị tỉnh có giải pháp xử lý rác thải, ô nhiễm trên sông, suối, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nghiễm môi trường bụi đá, tăng cường các nhà máy xử lý rác thải.

"a) Việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm kênh, rạch, sông, suối trên địa bàn Tỉnh 

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản[1] quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật của trung ương đồng thời hạn chế các dự án đầu tư không đảm bảo về mặt môi trường trong quá trình thu hút đầu tư; tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, người dân và cán bộ môi trường các cấp[2]; đầu tư xây dựng các công trình thoát nước, xử lý nước thải và chất thải rắn cho các đô thị lớn như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên; mở rộng hệ thống quan trắc tự động nhằm kiểm soát các nguồn thải trước khi thải ra môi trường[3]; kiện toàn lại hệ thống thu gom chất thải rắn, thực hiện thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại 04 đô thị Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và Bến Cát; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời kiện toàn lại Đội kiểm tra liên ngành đột xuất về tài nguyên và môi trường (cả cấp tỉnh lẫn cấp huyện) theo hướng tăng cường số đội viên và mở rộng phạm vi hoạt động sang lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản[4]; phân cấp cho cấp huyện, cấp xã trong kiểm tra xử lý vi phạm môi trường, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nhằm tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát …

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường như trên đã góp phần khống chế gia tăng ô nhiễm, các nguồn thải công nghiệp cơ bản đã được kiểm soát, chất lượng một số thành phần môi trường đã được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì đôi lúc đôi nơi vẫn còn một số doanh nghiệp nhất là các cơ sở nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư chưa xử lý đạt quy chuẩn môi trường, kết hợp cùng với nước thải đô thị chưa được thu gom về hệ thống xử lý tập trung góp phần gây ô nhiễm môi trường các kênh rạch phía Nam của tỉnh… đúng theo như phản ánh của cử tri. 

Để kiểm soát việc xả thải của các doanh nghiệp và hạn chế ô nhiễm trên các kênh rạch phía Nam của tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau:

- Yêu cầu chủ đầu tư các khu, cụm công nghiệp rà soát, tiến hành nạo vét, vệ sinh các công trình từ cửa thu, các điểm đấu nối, hố ga, các tuyến cống dẫn, các điểm xả thải ra môi trường; kiểm ra độ kín, cao độ mực nước, các tuyến cống thoát nước mưa và thu gom nước thải, đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh phải được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có nhiệm vụ điều tra, khảo sát, phân loại nguồn thải và lên kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nguồn thải là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nguồn thải có lưu lượng nước thải lớn thông qua hệ thống quan trắc tự động, camera quan sát và thiết bị lấy mẫu tự động…, lên kế hoạch và tập trung kiểm tra, xử lý các nguồn thải đổ vào kênh rạch phía Nam của tỉnh chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân khu vực không xả rác thải, nước thải chưa qua xử lý xuống kênh rạch, đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải đô thị để xử lý.

- Ngoài ra, hiện nay, Sở Công thương đang triển khai đề án "Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương" nhằm di dời các doanh nghiệp sản xuất ra khỏi khu dân cư, đô thị theo Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Với việc đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp như đã nêu trên thì trong thời gian tới tình trạng các cơ sở sản xuất xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường sẽ được kiểm soát và chất lượng nước của các kênh rạch sẽ được cải thiện.

b) Xử lý ô nhiễm tiếng ồn

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành văn bản số 3587/UBND-KT ngày ngày 29 tháng 7 năm 2021 về việc tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và người dân ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan, thời gian thực hiện tập trung: từ 01 tháng 8 năm 2021 đến ngày 30 tháng 10 năm 2021 với chủ đề "Vấn nạn tiếng ồn và hành động của chúng ta".

- Giai đoạn 2: Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tiếng ồn (Tập trung kiểm tra cao điểm từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 để chấn chỉnh tình trạng gây ồn trong khu dân cư).

Các trường hợp vi phạm quy định về tiếng ồn có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, trật tự, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, chống bạo lực gia đình (với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng và vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (với mức phạt tiền thấp nhất từ 1.000.000 đồng, lên đến 160.000.000 đồng và các hình thức bổ sung như đình chỉ hoạt động, bắt buộc khắc phục hậu quả, công khai thông tin…), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 28/3/2021 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự).

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 3061/STNMT-CCBVMT ngày 19 tháng 8 năm 2021 gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để triển khai thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại văn bản số 3587/UBND-KT ngày 29/7/2021 về việc tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn tỉnh nêu trên.

Với những giải pháp cũng như sự quan tâm của các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp sẽ kiểm soát ô nhiễm về tiếng ồn, giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo sự bình yên cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

c) Giải quyết vấn đề dân cư vứt bỏ rác không đúng quy định và hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt chưa đúng tần suất

Tính đến năm 2020 tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 98% và dự kiến trong năm 2021 tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 99%.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa ý thức và còn tình trạng vứt bỏ rác xuống sông suối, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường đúng như phản ánh của cử tri.

Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong đó đã cụ thể hóa quy định quản lý chất thải rắn để giúp cho công tác quản lý nhà nước được thuận lợi, chặt chẽ.

- Địa phương tiếp tục kiện toàn hệ thống thu gom chất thải rắn và tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ thu gom, giảm hiện tượng thải rác thải ra môi trường như hiện nay.

- Ngoài ra, Sở cũng xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, nhằm mục tiêu phân loại, giảm thiểu và tận dụng chất thải sinh hoạt để sản xuất phân compost từ rác thải hữu cơ dễ phân hủy.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các hội đoàn thể trong công tác giám sát việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn.

- Bên cạnh công tác tuyên truyền, ban hành văn bản pháp luật, trong kế hoạch kiểm tra hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đều chú trọng và xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường, quản lý chải rắn đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có), để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nói chung.

 Hy vọng bằng nhiều biện pháp quản lý nêu trên, công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp và có chiều sâu, qua đó góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng Xanh – Sạch – Đẹp".

 
4. Cử tri thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng: kiến nghị cấp có thẩm quyền quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để người dân được cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng đơn vị hành chính hiện nay.

- Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, quy định đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi địa chỉ thửa đất (đơn vị hành chính) thì thời gian thực hiện không quá 10 ngày làm việc, thành phần hồ sơ được quy định tại Quyết định số 3335/QĐ-UBND ngày 06/11/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Bình Dương (thủ tục 21 mục III lĩnh vực đất đai).

- Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận thì phải thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 76, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013:

"1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng."

Thời gian thực hiện không quá 07 ngày làm việc; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thành phần hồ sơ được quy định tại Quyết định số 3335/QĐ-UBND ngày 06/11/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Bình Dương (thủ tục 24 mục III lĩnh vực đất đai).

Các thủ tục hành chính, cách thức thực hiện, trình tự thực hiện, thời gian thực hiện, mẫu đơn, mẫu tờ khai... đã được công bố công khai tại tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp tỉnh và được đăng tải trên trang thông tin điện tử https://dichvucong.binhduong.gov.vn/Bo-thu-tuc-hanh-chinh/. Từ đó người dân dễ dàng tra cứu, thực hiện thủ tục theo hình thức trực tuyến trên trang thông tin điện tử https://dichvucong.binhduong.gov.vn/Bo-thu-tuc-hanh-chinh/ hoặc trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

Toàn bộ hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để người dân được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có nhu cầu, thực hiện giải quyết hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định, tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ trước hạn, đúng hạn. Vấn đề trên đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường không còn nhận được ý kiến của cử tri liên quan nội dung trên.

 
5. Cử tri xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên: phản ánh quy định diện tích canh tác hạn điền cho người dân là 3 héc-ta, nếu vượt quá phải thuê gây khó khăn cho người dân. Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ cho người dân.

- Vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp theo kiến nghị của cử tri đã được quy định cụ thể tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 và hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 130 Luật Đất đai năm 2013. 

- Tại Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 thì thuộc trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Như vậy, hạn mức giao đất nông nghiệp đã được quy định cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013, đề nghị cử tri căn cứ theo quy định nêu trên để thực hiện. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Đất đai, trong quá trình góp ý dự thảo Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ góp ý đối với nội dung theo kiến nghị của cử tri nêu trên.

 
6. Cử tri huyện Dầu Tiếng: kiến nghị tỉnh nên có quy hoạch rõ ràng những địa phương, khu vực chuyên sâu về đất nông nghiệp; khu vực nào về công nghiệp, phải dành đất nông nghiệp cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện cho người dân tập trung phát triển kinh tế theo lĩnh vực đã quy hoạch. Đồng thời tránh việc để các công ty, xí nghiệp nằm lẫn vào các khu dân cư, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân; có hình thức định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để tránh việc người dân phải đi nơi khác làm ăn. Bên cạnh đó, chính quyền cần thông tin rộng rãi đến người dân những khu đất không cho chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và có biện pháp để kiểm soát tình trạng các cơn sốt đất như vừa qua. 

- Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nội dung liên quan đến việc lập Quy hoạch tỉnh và các nội dung tích hợp vào Quy hoạch tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các bước lập Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 – 2025) tỉnh Bình Dương song song với việc xây dựng Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh.

Ngoài ra, căn cứ theo Luật Quy hoạch năm 2017, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản hướng dẫn, cũng như tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện.

- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lưu ý đối với các nội dung kiến nghị của Cử tri huyện Dầu Tiếng, đảm bảo công tác lập quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh phù hợp và hiệu quả.

- Căn cứ theo Điều 38 Luật Quy hoạch năm 2017 thì chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, toàn bộ nội dung của quy hoạch được công bố công khai, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Do vậy, sau khi quy hoạch được phê duyệt, người dân và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận thông tin theo quy định.

- Liên quan đến công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai các giải pháp tại Văn bản số 3591/UBND-KTN ngày 24/7/2019, Văn bản số 1333/UBND-KT ngày 02/4/2021 về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản.

 
4

Sở Giáo dục và Đào tạo

(01 kiến nghị)

7. Cử tri huyện Bàu Bàng: Kiến nghị ngành chức năng quan tâm hỗ trợ cho các cháu học sinh có thành tích trong nghiên cứu khoa học - kỹ thuật nhằm động viên người tài có động lực để tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, cần đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Bàu Bàng vì hiện nay các em học sinh ở huyện Bàu Bàng phải đi học ở thị xã Bến Cát rất xa, gây khó khăn cho việc đi lại và học tập của các em.

1.1. Về việc ngành chức năng quan tâm hỗ trợ cho các cháu học sinh có thành tích trong nghiên cứu khoa học - kỹ thuật nhằm động viên người tài có động lực để tiếp tục phát triển.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã có chế độ, chính sách đối với học sinh có thành tích trong nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 31/7/2019 của HĐND tỉnh quy định chế độ, chính sách hỗ trợ đối với công chức, viên chức, nhân viên và học sinh, sinh viên ngành GDĐT, Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Dương. Cụ thể như sau:

"4. Chế độ khen thưởng học sinh, sinh viên đạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

a) Giải Nhất 07 lần mức lương cơ sở/giải.

b) Giải Nhì 05 lần mức lương cơ sở/giải.

c) Giải Ba 3,5 lần mức lương cơ sở/giải.

d) Giải Khuyến khích 02 lần mức lương cơ sở/giải."

Các năm học qua việc thực hiện các chế độ chính sách Trung ương, địa phương đối với học sinh, sinh viên luôn được ngành GDĐT thực hiện tốt. Đồng thời, hàng năm Sở GDĐT còn phối hợp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh, trình lên HĐND tỉnh việc điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách không còn phù hợp hoặc ban hành chế độ, chính sách mới.

1.2. Về việc đầu tư  xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Bàu Bàng

Hiện nay công tác đầu tư xây dựng các công trình trường học, trung tâm của các địa phương trong tỉnh đang thực hiện theo Công văn số 5449/UBND-KT ngày 04/11/2020 của UBND tỉnh về thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Tại Công văn số 5449/UBND-KT, huyện Bàu Bàng đã đưa công trình Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp vào danh mục ưu tiên đầu tư, với số thứ tự ưu tiên 17. Tuy nhiên, thứ tự này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên của huyện trong thời gian tới. 

 
5​

Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch

(01 kiến nghị)

8. Cử tri các địa phương Dĩ An, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên: đề nghị tỉnh có giải pháp xử lý ô nhiễm tiếng ồn (nhất là tiếng ồn của các quán Karaoke, loa di động tại các khu trọ công nhân) để đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

       Trong thời gian qua, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, việc cấp phép các cơ sở kinh doanh Karaoke đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn một số cơ sở kinh doanh, hộ gia đình trong các khu dân cư tổ chức các hoạt động văn hóa có sử dụng âm thanh công suất lớn làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực.

        Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm chấn chỉnh các hành vi vi phạm để các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh được tổ chức văn minh, lành mạnh, đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật Sở sẽ tập trung một số giải pháp sau:

      - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tổ chức xe tuyên truyền lưu động, trên các bảng điện tử nơi công cộng, lồng ghép các nội dung tuyên truyền thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiếng ồn.

       - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh dịch vụ và người dân chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh khi tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa; cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến tiếng ồn để hạn chế và tiến tới chấm dứt hoạt động gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị, thành phố cung cấp số điện thoại công khai để người dân liên hệ phản ánh thông tin và xử lý kịp thời.

       - Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa; phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiếng ồn thuộc lĩnh vực quản lý của ngành;                                             

       - Nghiên cứu xây dựng nội dung bổ sung trong quy ước tại cộng đồng dân cư để thực hiện việc bình xét Gia đình văn hóa chấp hành các quy định của pháp luật về tiếng ồn.

 


[1] Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2016 Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương; Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2017 ban hành danh mục các ngành nghề, vùng, địa điểm có nguy cơ xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; văn bản số 5015/UBND-KTN ngày 06 tháng 11 năm 2017 chỉ đạo các ngành, địa phương không thu hút dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có phát sinh nhiều nước thải (kể cả nước thải sinh hoạt) vào các khu vực chưa có hạ tầng thoát nước đồng bộ.

[2] Trong 3 năm 2018-2020 đã tổ chức được hơn 200 lớp tập huấn, hội nghị với khoảng trên 40.000 người tham dự.

[3] Đến nay đã lắp đặt được 104 trạm quan trắc nước thải tự động cho tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày trở lên, kiểm soát được 85% lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh; lắp đặt 17 trạm quan trắc khí thải tự động.

[4] Trong giai đoạn 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020, ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường hơn 2.500 đơn vị, xử phạt vi phạm 1.400 đơn vị với số tiền trên 70 tỉ đồng

Lượt người xem:  Views:   340
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Từ khóa

Email

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Trả lời phản ánh kiến nghị