Tin hoạt động sở ngành
Thứ 6, Ngày 29/11/2019, 17:00
Hội nghị triển khai công tác phối hợp giữa Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II với các Sở Thông tin và Truyền thông
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
29/11/2019 | Đoan Trang

TTĐT - ​Sáng 29-11, tại TP. Thủ Dầu Một, ông Phạm Hồng Hải – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Hội nghị triển khai công tác phối hợp giữa Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II (Trung tâm II) với các Sở Thông tin và Truyền thông khu vực Đông Nam bộ.

Tham dự có ông Lê Văn Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) thuộc khu vực cùng các phòng, ban.

Theo báo cáo, năm 2019, Trung tâm II và các Sở Thông tin và Truyền thông khu vực Đông Nam bộ đã tích cực phối hợp trong công tác quản lý tần số trên địa bàn. Mối liên hệ giữa các lãnh đạo, chuyên viên trong các bộ phận liên quan ngày càng gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để công tác chuyên môn ngày càng chuyên nghiệp từ đó thực hiện tốt công tác đề ra. Các sở đã làm cầu nối giữa Cục tần số vô tuyến điện và khách hàng, giúp công tác quản lý được thuận lợi.

TansoVTĐ 2.jpg

Toàn cảnh hội nghị 

Trên địa bàn Trung tâm II, Cục đã giải quyết cấp phép được hơn 4.700 giấy phép (ngoài 255 giấy phép trung tâm kinh doanh và 52 giấy phép tàu cá do trung tâm II cấp). Trong đó đặc biệt mảng dùng riêng tăng cao so với năm 2018 (2019: 1.210 giấy phép; 2018: 954 giấy phép, tăng gần 25%). Vì vậy, xu hướng sử dụng kênh tần số mảng dùng riêng, đặc biệt các mạng bộ đàm công suất thấp sẽ tăng do phát triển nhiều khu công nghiệp, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… Theo Thông tư số 46/2016/TT-BTTT, từ ngày 01/01/2020, đoạn băng tần 446-446,2MHz sẽ được sử dụng miễn cấp giấy phép cho thiết bị liên lạc bộ đàm công suất thấp (<=500mW). Vì vậy, đề nghị các sở tuyên truyền sử dụng các thiết bị miễn cấp phép thuộc đoạn băng tần này để giảm áp lực cho mạng bộ đàm nội bộ và dùng riêng phải cấp phép.

Trước đây, công tác kiểm soát tần số vô tuyến điện chủ yếu theo phương pháp kiểm thính, tập trung kiểm soát đối với các mạng đài vô tuyến điện thoại. Hiện nay, công tác kiểm soát đã được chuyển sang phương thức kiểm soát phân tích tham số kỹ thuật tín hiệu và chủ động kiểm soát phát hiện nguồn nhiễu. Kiểm soát thường xuyên trên tất cả các đoạn băng tần để kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm .

Trung tâm II đã phối hợp với các Sở TTTT Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Long An thực hiện 04 cuộc thanh tra theo kế hoạch đối với Viettel Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre và Viễn thông Long An; Trung tâm II thực hiện 32 cuộc kiểm tra định kỳ và đã xử lý 02 vụ vi phạm hành chính phát hiện trong kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, Trung tâm II trực tiếp phối hợp với các Sở TTTT thực hiện 21 cuộc kiểm tra đột xuất và xử lý nhắc nhở, cảnh cáo 19 vụ vi phạm. Trung tâm II đã tiến hành giải quyết 30 vụ can nhiễu có hại, trong đó 21 vụ nhiễu mạng thông tin di động (do người dân tự ý lắp đặt trạm lặp thông tin di động), 06 nhiễu dẫn đường hàng không (do phát xạ không mong muốn của đài phát thanh), 03 nhiễu lưu động dùng riêng (do thiết bị gây nhiễu sử dụng không có giấy phép). Đặc biệt, đang triển khai các giải pháp phối hợp sử dụng tần số giữa hệ thống dẫn đường hàng không quân sự tại sân bay Biên Hòa với các hệ thống thông tin di động. ​

Riêng Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, vừa qua, đã tổ chức công bố vận hành Hệ thống đường dây nóng 1022 tỉnh Bình Dương. Theo đó, Hệ thống đường dây nóng tỉnh Bình Dương là Trung tâm liên lạc  (Contact Center) hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày trong tuần (kể cả ngày lễ, Tết), để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức bằng nhiều phương thức khác nhau như: Điện thoại (cố định, di động), tin nhắn, thư điện tử, các ứng dụng trên Internet (Zalo, Viber, Facebook…). Hệ thống sẽ tiếp nhận, xử lý, trả lời tự động hoặc thông qua nhân viên trực hệ thống Contact Center hoặc chuyển tiếp cho các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý để có kết quả trả lời. 


​​​

Hệ thống Contact Center sẽ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến các lĩnh vực: Hướng dẫn thủ tục hành chính; hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Những cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp với thực tế, không đồng bộ, không thống nhất (nhóm 1). Hỗ trợ tiếp nhận các thông tin về tình hình an ninh, trật tự 113; cứu nạn, cứu hộ 114 và tiếp nhận thông tin cấp cứu ngoài bệnh viện 115 (nhóm 2). Tiếp nhận thông tin phản ánh hiện trường về các tồn tại, hạn chế, bất cập đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương (nhóm 3).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải lưu ý, năm 2020 là năm cực kì quan trọng đánh dấu thành quả thực hiện các kế hoạch và chiến lược đề ra, do đó, trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện giữa Trung tâm II và các Sở TTTT về các mặt : Tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt các công tác tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, giấy phép; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, xử lý can nhiễu, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tần số ở các địa phương; đảm bảo việc sử dụng tần số vô tuyến điện đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là quy chuẩn các thiết bị được lưu hành; đảm bảo chất lượng, an toàn thông tin, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.


Lượt người xem:  Views:   783
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Audio

Tin liên quan

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Friendly Name

Email

Từ khóa

Từ khóa

Tin nổi bật

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin hoạt động sở ngành