Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm sát với điều kiện thực tế của tỉnh (bao gồm cả kế hoạch kinh phí, nhân lực và vật tư phòng chống dịch); chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm; phối hợp với chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể của địa phương tăng cường công tác giám sát đến tận trại nuôi, hộ chăn nuôi gia cầm, tổ chức quản lý đàn vịt chạy đồng, lò ấp, cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn; chủ động phối hợp với cơ quan y tế các cấp kịp thời nắm bắt thông tin về các trường hợp bệnh nhân nghi mắc bệnh cúm để chủ động tổ chức lấy mẫu giám sát, điều tra dịch tễ bệnh cúm trên đàn gia cầm tại các địa bàn có liên quan; thực hiện nghiêm túc trực chống dịch, tiếp nhận thông tin, bố trí lực lượng sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh cúm gia cầm đến từng hộ gia đình, trại chăn nuôi nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để khi có dịch bệnh xảy ra; chỉ đạo chính quyền cơ sở tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
Sở Y tế chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cúm gia cầm của địa phương (bao gồm cả kế hoạch kinh phí, nhân lực và vật tư phòng chống dịch); theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến bệnh cúm gia cầm ở người.
Các cơ quan thông tin của địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm tăng cường cảnh giác với dịch cúm gia cầm, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm cho cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao ý thức tự giác phòng, chống dịch bệnh.
Mạnh Tiến