Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có
văn bản đề nghị Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH Một thành
viên (Becamex IDC) phối hợp trả lời ý kiến của doanh nghiệp và tổ chức cuộc họp
với sự tham dự của Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Tổng
Công ty Becamex. Thông qua cuộc họp, ý
kiến của Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng kỹ thuật tại văn bản số 204/CV-UC
ngày 25/9/2017 và ý kiến thống nhất của UBND tỉnh tại văn bản số 5001/UBND-KTTH
ngày 3/11/2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến trả lời như sau:
Quốc lộ 13 là con đường huyết
mạch kết nối tỉnh Bình Dương với các tỉnh Tây Nguyên, TP. Hồ Chí Minh - trung
tâm phát triển kinh tế năng động của Miền Nam và của cả nước; việc nâng cấp và
mở rộng Quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo
giao thông thông suốt, thuận tiện cho vận vận chuyển hàng hóa, tăng sự kết nối
giữa Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong điều kiện ngân sách của
tỉnh hạn hẹp việc kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương chung và rất
đúng đắn của tỉnh, thực tế việc đầu tư tuyến Quốc lộ 13 đã góp phần rất lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.
Theo hợp đồng UBND tỉnh Bình
Dương đã ký với nhà đầu tư - Công ty Thương mại Đầu tư và Phát triển (nay là Tổng
Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH một thành viên (Becamex IDC)):
Hợp đồng số 819/HĐ.BOT.UB
ngày 14/03/2002 về nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 từ Km 1+248 (cầu Vĩnh Bình) đến
Km28+178 (Đài Hoa Sen).
Hợp đồng số 221/HĐ.BOT.UB
ngày 15/01/2004 về nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ Km28 (Đài Hoa Sen) đến
Km65+355 (Cầu Tham Rớt).
- Thời hạn thu phí của hợp đồng
số 819/HĐ.BOT.UB là 35 năm (kể từ năm 2002 đến năm 2037).
- Thời hạn thu phí của hợp đồng
số 221/HĐ.BOT.UB là 33 năm (kể từ năm 2004 đến năm 2037).