Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 19/04/2019, 17:00
Để “đánh thức” tiềm năng du lịch Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/04/2019 | Nguyễn Việt

TTĐT -  Trong những năm qua, dù được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, song du lịch Bình Dương vẫn khá mờ nhạt. Cần có những giải pháp đồng bộ,​​ căn​​ cơ để ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển bền vững của tỉnh. ​

​Phát triển chưa tương xứng tiềm năng 

Trong không gian du lịch Việt Nam, Bình Dương nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Nam bộ, có khả năng kết nối với nhiều trung tâm du lịch quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai hoặc các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí các địa phương khu vực Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ…

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương Nguyễn Khoa Hải, Bình Dương không phải là địa phương được thiên nhiên ưu đãi, không có các vùng tự nhiên có giá trị cao phục vụ phát triển du lịch như các bãi biển hay các vùng khí hậu đặc trưng. Song các hồ chứa trên địa bàn tỉnh như: Hồ Dầu Tiếng, hồ Than Thở, hồ Đá Bàn, hồ Phước Hòa… đều có thể  đầu tư để trở thành các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí trên mặt nước. Bên cạnh đó, các sông Sài Gòn, sông Bé, sông Đồng Nai, sông Thị Tính cũng như các kênh rạch góp phần tạo nên tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương nhờ hệ thống cảnh quan sông nước cùng miệt vườn cây trái xanh tốt. Khu du lịch Đại Nam là điểm tham quan, vui chơi giải trí cuối tuần khá hấp dẫn, có thể đáp ứng hàng ngàn lượt khách cùng lúc. Trên địa bàn tỉnh có các vườn cây ăn trái nổi tiếng như: Vườn cây ăn trái Lái Thiêu (thị xã Thuận An), vườn cây ăn trái Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng), vườn bưởi Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên). Các vườn cây ăn trái  này đều có khả năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc các tour du lịch sông nước. Trong đó, Lái Thiêu là địa danh được biết đến với vùng trồng cây ăn trái lâu đời, được đánh giá là ngon nhất vùng miền Đông Nam bộ. ​

Một điểm nổi bật, Bình Dương có vị trí tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp cao. Đây chính là lợi thế để địa phương khai thác các nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, du lịch mua sắm. Một lợi thế nữa không thể không nhắc tới, Bình Dương là điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư. Đây chính là đối tượng du khách quan trọng, là điều kiện thuận lợi để Bình Dương khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp hoặc du lịch gắn với hội họp…


Du khách tham gia tour du lịch kết hợp tham quan Làng tre Phú An, xã Phú An, thị xã Bến Cát

Trong những năm gần đây, lượng du khách và doanh thu từ du lịch của Bình Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2017, du lịch Bình Dương đón gần 4,6 triệu lượt du khách, đạt doanh thu 1.280 tỷ đồng. Năm 2018, Bình Dương đón trên 4,7 triệu lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 1.360 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 đơn vị hoạt động lữ hành quốc tế và 3 văn phòng đại diện. Toàn tỉnh có trên 550 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số trên 10.500 phòng, trong đó có khoảng 40 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao… Hệ thống nhà hàng, cơ sở ăn uống có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân và du khách với một số đặc sản địa phương như: Gỏi gà măng cụt, gà nướng sầu riêng, bánh bèo bì… Tuy nhiên, cũng qua những số liệu này có thể nhận thấy, lượng du khách đến Bình Dương còn khiêm tốn. Chưa kể, với điều kiện cơ sở vật chất, các sản phẩm du lịch hiện có của Bình Dương chưa đủ tiềm lực để đón các đoàn khách lớn, đặc biệt là khách du lịch cao cấp và quốc tế.

Có một thực tế, với nhiều du khách, Bình Dương chưa phải là điểm đến hấp dẫn để họ có thể lựa chọn cho chuyến du lịch của mình bởi họ chưa hiểu nhiều về sức hấp dẫn của các điểm đến ở vùng đất này. Chị Nguyễn Thị Minh Tâm, giáo viên một trường Trung học cơ sở ở Hà Nội cho biết: Khi nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi du lịch một số địa phương phía Nam, sau khi đến thành phố Hồ Chí Minh, được giới thiệu đến Bình Dương, bản thân chị và nhiều thành viên trong đoàn thoạt tiên đều có cảm giác không hào hứng. Chị Minh Tâm lý giải, từ trước đến nay, nhắc đến du lịch Bình Dương, chị mới chỉ biết đến Khu du lịch Đại Nam, song theo chị khu du lịch này phù hợp đối với đối tượng du khách là trẻ em đi cùng gia đình.

Nhiều người cũng cho rằng, hệ thống sản phẩm du lịch của Bình Dương chưa có giá trị thực sự nổi trội, chưa tạo thành chuỗi dịch vụ liên hoàn để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch. Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, trong một cuộc hội thảo về du lịch Bình Dương từng cho rằng, một trong những điểm yếu của du lịch Bình Dương là các điểm đến còn nhỏ lẻ, phân tán, du khách sẽ phải di chuyển nhiều. Nhiều khu du lịch sinh thái, công viên, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, chưa tạo được sự liên kết giữa các điểm di tích với các dịch vụ khác dẫn đến gây trở ngại trong việc "giữ chân" du khách.

Quy hoạch các không gian du lịch, đẩy mạnh liên kết

Nhằm nâng cao vị thế của du lịch Bình Dương trong vùng Đông Nam bộ, đồng thời đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thu hút ngày càng nhiều du khách, tỉnh Bình Dương đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, căn cơ.

Một trong những giải pháp quan trọng mà Bình Dương chú trọng thực hiện để phát triển du lịch trong thời gian tới, đó là, tỉnh phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của ba không gian theo Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo ông Nguyễn Khoa Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Dương, ba không gian phát triển du lịch mà tỉnh quy hoạch là: Không gian phía Nam, gồm khu vực thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần thị xã Bến Cát. Tại đây sẽ có các sản phẩm du lịch chính như: Du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, tham quan di tích lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch thể thao… Không gian phía Tây Bắc gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn…, tỉnh tập trung phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa. Không gian phía Đông với khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc thị xã Tân Uyên và huyện Phú Giáo. Khu vực này được quy hoạch với các sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp với các điểm nhấn như: Công viên văn hóa nghỉ dưỡng Mắt Xanh, vườn bưởi Bạch Đằng, sân Golf Mê Kông…


Di tích lịch sử Nhà cổ Đốc Phủ, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một

Một số chuyên gia cũng cho rằng, tỉnh Bình Dương nên chú trọng phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần đặc thù của địa phương. Chẳng hạn, tỉnh có thể kết nối, tạo điểm nhấn từ điểm đến là vườn cây ăn trái Lái Thiêu và Khu du lịch Đại Nam… Hiện nay, vườn cây ăn trái Lái Thiêu ở thị xã Thuận An trải rộng 1.200 ha trên địa bàn 6 xã, phường ven sông Sài Gòn ​gồm: Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn đang là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến Bình Dương. Hằng năm, Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín" được tổ chức trùng với thời điểm Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, mua sắm.

Nhấn mạnh về các giải pháp thực hiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Ðặng Minh Hưng khẳng định, để phát triển du lịch, tỉnh Bình Dương đang tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển các tuyến, tour du lịch kết nối với các tỉnh, thành phố, các hoạt động du lịch để hình thành chuỗi sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ du khách. 

Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện việc liên kết để phát triển tour, tuyến du lịch với một số địa phương lân cận. Bà Nguyễn Thị Khánh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để thu hút du khách, Bình Dương cần tăng cường bổ sung các dịch vụ, sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến. Các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh rất mong muốn kết nối với các điểm đến ở Bình Dương để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, thời gian tới, tỉnh tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những tour du lịch phù hợp, hấp dẫn hơn đối với du khách, trước mắt là phục vụ du khách trong nước tới tham quan, du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đông, Tây Nam bộ. Tỉnh cũng tiếp tục hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịc​h vụ du lịch đối với tuyến du lịch đường sông phục vụ nhu cầu của du khách. Trước đó, vào tháng 9/2018, tuyến du lịch đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) đã được khai trương với hành trình bắt đầu từ Tân Cảng (thành phố Hồ Chí Minh) - Bến Bạch Đằng (thành phố Thủ Dầu Một) - Khu du lịch sinh thái cá Koi Hải Thanh (huyện Củ Chi, t​hành phố Hồ Chí Minh). Tại Bình Dương, du khách dừng chân tham quan chợ Thủ Dầu Một, chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, chùa Hội Khánh, nhà cổ của ông Trần Văn Hổ… Song song đó, tỉnh đang phối hợp với hai tỉnh Bình Phước, Tây Ninh xây dựng kế hoạch phát triển tuyến du lịch quốc tế bằng đường bộ qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) đến Campuchia, Lào, Thái Lan và ngược lại.


Du khách tham quan di tích lịch sử Địa đạo Tam Giác Sắt, thị xã Bến Cát

Để quảng bá, giới thiệu tới du khách về các điểm đến, các sản phẩm du lịch của Bình Dương, các đơn vị chức năng của tỉnh tăng cường tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu từng phân đoạn thị trường phù hợp với từng dòng sản phẩm du lịch, từ đó tổ chức xúc tiến, quảng bá được đúng đối tượng du khách. Tỉnh cũng liên kết website với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đông, Tây Nam bộ để tạo thuận lợi cho du khách tìm hiểu về du lịch Bình Dương. Theo ông Nguyễn Đức Minh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương, Trung tâm mở rộng liên kết quảng bá với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; cập nhật những thông tin, hình ảnh hoạt động du lịch nổi bật của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, qua đó kịp thời cung cấp các thông tin du lịch mới trên địa bàn tỉnh cho du khách.

Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương cũng sẽ thiết kế, thực hiện các sản phẩm quà lưu niệm ấn tượng về Bình Dương nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách; tích cực quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch Bình Dương tại các sự kiện du lịch lớn diễn ra hàng năm như: Lễ hội "Hương bưởi Bạch Đằng", Lễ hội "Lái Thiêu mùa trái chín", Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Festival biển Nha Trang… Đồng thời đẩy mạnh việc liên kết giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh, qua đó giới thiệu những sản phẩm dịch vụ, kết nối tour, tuyến với những đơn vị kinh doanh du lịch tại các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, các đơn vị liên quan sẽ xây dựng tour, tuyến phục vụ du khách đến Bình Dương và ngược lại.

Lượt người xem:  Views:   3431
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện