Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 25/09/2020, 19:00
Những thành tựu vượt bậc trong công tác giảm nghèo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/09/2020 | Yến Nhi

TTĐT - Hiện tại, Bình Dương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của tỉnh đến cuối năm 2019 chỉ còn 1,3%. Những thành quả của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tạo ra bước tiến mới trong công tác giảm nghèo, góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bài toán về công tác giảm nghèo của Bình Dương đã tìm ra lời giải khi địa phương có quyết tâm, người nghèo có động lực để phấn đấu.​

Chú trọng đến chất lượng

Nét mới trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của Bình Dương là chuyển đổi phương thức hỗ trợ không đầu tư dàn trải, mà có trọng tâm, trọng điểm và dồn lực theo phương châm "làm đến đâu chắc đến đó", hỗ trợ đúng với nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo, khơi dậy được ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi hộ nghèo. Các địa phương chú trọng ngay từ khâu khảo sát lựa chọn, sàng lọc ra từng đối tượng cụ thể: Nghèo do thiếu vốn làm ăn, nghèo do bệnh tật, nghèo do thiếu đất sản xuất… từ đó có hướng hỗ trợ sát thực với từng hoàn cảnh.

Bộ tiêu chí điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều được tỉnh xây dựng năm 2018 được xem là bước tiến vượt bậc trong công tác giảm nghèo ở Bình Dương. Đây là nền tảng quan trọng hướng đến chất lượng, tính bền vững trong công tác giảm nghèo, đồng thời rút dần khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa người nghèo với mặt bằng chung của cộng đồng, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Cùng với đó, hàng loạt những chính sách hỗ trợ của nhà nước là "bệ đỡ" để người nghèo vươn lên. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 là hơn 1.286 tỷ đồng, trong đó, hơn 122 tỷ từ nguồn xã hội hóa. Theo đó, các dự án, chính sách, chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở các địa phương. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã giải ngân 4.449 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, sinh viên vay vốn; miễn, giảm học phí cho trên 54.000 lượt học sinh, sinh viên là con hộ nghèo; hỗ trợ xây và sửa chữa 537 căn nhà cho hộ nghèo (từ 50 đến 80 triệu đồng/căn). Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp vận động hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo, hội viên với số tiền trên 19 tỷ đồng. Đồng thời các tổ chức thành viên đã mở trên 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 10.600 nông dân, hộ nghèo tham gia.

trao thuong ctac giam ngheo 2020.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh (thứ 5 từ trái qua) - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Nguyễn Thanh Trúc (thứ 3 từ phải qua) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

Với xuất phát điểm là hộ thuộc diện khó khăn nhưng được chính quyền xã Tam Lập, huyện Phú Giáo hỗ trợ cho vay vốn, tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, anh Trần Phương Nhi ở ấp Gia Biện đã mạnh dạn là người tiên phong trong việc thử nghiệm trồng cây có múi. Bên cạnh việc dồn sức cho 02ha mô hình cây sầu riêng, bưởi da xanh, quýt đường, anh còn thực hiện "lấy ngắn nuôi dài" bằng các cây hoa màu. Sau 5 năm kiên trì chăm sóc 02ha cây ăn quả, anh Nhi thu nhập 800 triệu/năm. Từ hộ có hoàn cảnh khó khăn nhưng bằng sự giúp đỡ tận tình của địa phương và ý chí khát vọng vươn lên thoát nghèo, anh Nhi được địa phương công nhận là nông dân sản xuất giỏi 03 năm liên tiếp.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo luôn được được các địa phương quan tâm, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã cấp phát trên 113.000 lượt thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Đặc biệt chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh hiểm nghèo theo Quyết định 3393/QĐ-UBND của UBND tỉnh trở thành điểm tựa giúp người nghèo có động lực chiến đấu với bệnh tật, vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Song song đó, tỉnh còn thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo.

giam ngheo giai doan 5 năm.jpg​​

Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay cho hộ nghèo​

Xây dựng mô hình sinh kế lâu dài, khơi gợi được ý thức tự lực tự cường vươn lên của hộ nghèo là hai yếu tố then chốt quyết định đến thắng lợi của công tác giảm nghèo ở Bình Dương. Để mở được hai nút thắt căn bản đó, các địa phương đã kết hợp đa dạng hình thức hỗ trợ như "dạy nghề - tạo việc làm dựa vào cộng đồng cho người nghèo". Với mô hình này, người nghèo được tự do lựa chọn nghề và nơi học phù hợp với nhu cầu gắn với tạo việc làm sau khi đào tạo. Trong gần 05 năm qua, các huyện, thị xã, thành phố đã mở 114 lớp dạy nghề cho trên 2.200 học viên là lao động phổ thông, tổ chức 76 đợt tuyển sinh đào tạo nghề với sự tham gia của 35.000 học viên, giới thiệu việc làm cho 12.000 lao động. Các địa phương còn chú trọng khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tập thể với việc hình thành và phát triển những mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới áp dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cùng tư duy đột phá trong tổ chức, điều hành, thu hút đông đảo nông dân tham gia, góp phần giảm nghèo bền vững. Đến nay toàn tỉnh có 94 HTX, tổ hợp tác...

Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" là phương châm trong công tác giảm nghèo, cũng là phương châm hành động của các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở. Công tác giảm nghèo trở thành mối quan tâm, nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, không một đơn vị nào đứng ngoài cuộc. Từ những chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nhập cuộc tích cực của các cơ ban ngành, đoàn thể đến sự hưởng ứng nhiệt tình trong cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm.


ho tro nha cho ho ngheo 2020.jpg

UBND phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một trao nhà đại đoàn kết cho người nghèo

Các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Thuận An xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu gắn với chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Do đó, giai đoạn 2016-2020 thành phố tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt các chính sách giúp đỡ, đầu tư cho hộ nghèo, đa dạng hóa các mô hình huy động sức mạnh cộng đồng dân cư thực hiện công tác giảm nghèo, Mặt trận cấp cơ sở và các đoàn thể đã tổ chức đối thoại với người nghèo, phân công cán bộ, đảng viên đỡ đầu hộ nghèo; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tự vươn lên của hộ nghèo… Bà Nguyễn Thị Thu Vân – Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Thuận An cho biết: "Công tác giảm nghèo của thành phố đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo tỉnh, Thành ủy, UBND thành phố, cùng với đó là sự nhập cuộc tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, chính quyền cơ sở để thành phố đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững. Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ngày càng nhiều và thiết thực giúp cho người dân tin tưởng hơn vào chính sách của Đảng và Nhà nước, hộ nghèo an tâm để sản xuất phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nhờ sự kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, tỷ lệ hộ nghèo của Thuận An đã giảm xuống dưới 01% trong năm 2020 ".

Công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 còn có dấu ấn đậm nét của các đơn vị khối đoàn thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai sôi nổi phong trào "100% hộ nghèo là phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ"; phấn đấu mỗi cơ sở Hội giúp đỡ 03 đến 05 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo; phụ nữ khởi nghiệp, giúp nhau làm kinh tế. Cũng trong giai đoạn 2016-2020, Hội Nông dân các cấp thực hiện đỡ đầu giúp đỡ cho trên 1.000 hội viên là hộ nghèo thoát nghèo bền vững…

thoat ngheo nho nuoi de.jpg

​​Mô hình nuôi dê đã giúp ông Nguyễn Văn Thiệp ở xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, qua hơn 04 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh còn 3.806 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của tỉnh, chiếm tỷ lệ 1,31%. Như vậy, từ năm 2016 đến cuối năm 2019, toàn tỉnh giảm được 3.102 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh giảm 4.556 hộ nghèo, đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo theo mục tiêu của giai đoạn đề ra, cơ bản không có hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương, không có hộ tái nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo thuộc chỉ tiêu giảm nghèo còn dưới 2,5% theo chuẩn đa chiều mới của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Thanh Trúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tỉnh luôn quan tâm bố trí, dành nguồn lực tương xứng cho công tác giảm nghèo. Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, các ngành, các cấp, tổ chức chính trị trên địa bàn tỉnh cần đổi mới nhận thức, cách làm, vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo. Đồng thời tập trung rà soát các mô hình sinh kế hiệu quả, triển khai nhân rộng, chuyển giao cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tăng cường xã hội hóa trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo… Đặc biệt, vấn đề mấu chốt là khơi dậy được ý chí, tinh thần tự lực vươn lên trong mỗi hộ nghèo.

Lượt người xem:  Views:   990
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền